intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý dự án phần mềm: Chương 2 - Lương Trần Hy Hiến

Chia sẻ: You You | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2 trình bày về các giai đoạn quản lý dự án công nghệ thông tin. Các giai đoạn này gồm có: Giai đoạn xác định yêu cầu, giai đoạn phân tích, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thực hiện, giai đoạn kiểm thử hệ thống, giai đoạn kiểm thử chấp nhận,, giai đoạn vận hành và khai thác hệ thống. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý dự án phần mềm: Chương 2 - Lương Trần Hy Hiến

  1. CHƯƠNG 2. CÁC GIAI ĐOẠN QUẢN LÝ DỰ ÁN CNTT I. GIAI ĐOẠN XÁC ĐỊNH YÊU CẦU 1. Mục đích Mục đích của giai đoạn này là có được một sự hiểu biết đầy đủ về các vấn đề, các yêu cầu của người dùng có thể hình dung được đầy đủ về các vấn đề của dự án, ước lượng được giá thành và thời gian thực hiện. 2. Các hoạt động chính – Tìm hiểu thấu đáo về các vấn đề của người dùng và những gì cần thiết để giải quyết vấn đề đó. – Cần phải quyết định có thực hiện hay không thực hiện dự án. Ta cần phải biết chắc rằng dự án là khả thi và có nhiều cơ hội để thành công. 1
  2. • Nếu dự án có thể thực hiện được, cần phân tích đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và chi tiết hoá tất cả các kết quả cần đạt được, khi nào và với giá thành bao nhiêu. • Cũng từ giai đoạn này, ta phải bắt đầu ngay các hoạt động về quản lý dự án, xem xét, báo cáo và tư liệu hoá; và tiếp tục tiến hành các hoạt động đó cho đến khi kết thúc dự án. 2
  3. 3. Các tài liệu cần phải viết • Đề cương dự án: khởi đầu của một dự án, để đề đạt lên cấp trên xem xét và ủng hộ cho thực hiện; • Nghiên cứu khả thi: để chứng minh rằng dự án có thể thực hiện được về mặt kỹ thuật với chi phí có thể chấp nhận được so với lợi ích kinh tế mà nó sẽ đem lại; tài liệu phải được nhà đầu tư thông qua; • Tài liệu yêu cầu: giúp cho nhóm dự án hiểu rõ về những yêu cầu của người dùng và trên cơ sở đó mới có thể đề ra giải pháp cụ thể thích hợp và ước tính giá thành của nó; (trong trường hợp cụ thể, đây chính là tài liệu gọi thầu). Tài liệu này phải được người dùng thông qua; 3
  4. • Danh sách rủi ro: dự đoán trước những trở ngại để chuẩn bị phương án đối phó; • Kế hoạch ban đầu: vạch ra các bước chính, làm cơ sở đầu tiên để ước lượng và lập lịch cho dự án. Kế hoạch đưa ra phải được cả nhóm dự án thống nhất; • Đề xuất: giải pháp cho người dùng: ước lượng ban đầu về giá thành và thời hạn cho dự án. Đối với các dự án bên ngoài, đây là tài liệu chính thức trình bày những ý định của nhóm dự án nhằm cung cấp các dịch vụ mà ngươì dùng yêu cầu (tài liệu dự thầu). Điểm mốc cần thiết là tài liệu này được chủ dự án chấp thuận hoặc chủ đầu tư quyết định trúng thầu. 4
  5. 4. Kết luận Các mốc chính của giai đoạn xác định là: - Quyết định đầu tư hay không đầu tư cho dự án. - Hoàn thành tài liệu yêu cầu được người dùng thông qua. - Lên kế hoạch ban đầu với sự nhất trí của các thành viên trong nhóm dự án. - Tài liệu đề xuất giải pháp được chủ dự án thông qua để thực hiện. 5
  6. II. GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH 1. Mục tiêu – Nhằm xác định chính xác hệ thống thông tin dự định xây dựng sẽ “làm gì" cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào môi trường của người sử dụng như thế nào, nói cách khác, trong giai đoạn này phải xác định mọi yêu cầu, mọi vấn đề đặt ra mà hệ thống thông tin phải đáp ứng. – Mặc dù theo lý thuyết thì trong giai đoạn phân tích chỉ cần xác định được xem hệ thống sẽ phải làm những gì. Tuy nhiên trên thực tế, kết thúc giai đoạn này người quản lý dự án phải hình dung ra được hệ thống sẽ thực hiện các chức năng chính đó như thế nào? 6
  7. 2. Các công việc phải thực hiện 2.1. Công việc chính là viết tài liệu xác định mọi chức năng, mọi hành vi của hệ thống. Tài liệu này được gọi là tài liệu Đặc tả chức năng (Functional Specifications - FS). 2.2. Sau khi viết xong Đặc tả chức năng, chúng ta đã có hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống thông tin cần phải xây dựng so với giai đoạn xác định, do đó cần xem xét lại kế hoạch dự án ban đầu. Trên cơ sở xem lại viết Kế hoạch dự án cuối cùng (Final Project Plan FPP). 7
  8. 2.3. Trong trường hợp dự án được thực hiện theo phương pháp hai bước thì kết thúc giai đoạn phân tích chính là kết thúc bước 1, ta cần đề xuất và đánh giá thực hiện bước hai. Đề xuất này được thể hiện qua việc viết Tài liệu đề xuất phát triển (Development Proposal - DP). 2.4. Trong giai đoạn phân tích, ta cũng thực hiện một phần công việc của giai đoạn thiết kế. Đó là Thiết kế tổng thể (thiết kế mức tổng quát - Top level design - TLD). Như vậy ở giai đoạn này chúng ta có thể hình dung hệ thống sẽ thực hiện các chức năng chính như thế nào. 8
  9. 3. Viết tài liệu "đặc tả chức năng” • Đặc tả chức năng là tài liệu mô tả toàn bộ hoạt động của hệ thống, các giao diện người sử dụng. Trong tài liệu này cần: – Mô tả chi tiết nhất có thể các thông tin vào, thông tin ra, các yêu cầu về thực hiện, các thủ tục, các quy trình.... – Giải thích các thay đổi môi trường của người sử dụng do đưa vào hệ thống mới. – Mô tả tất cả các sản phẩm chuyển giao bao gồm phần cứng, phần mềm, đào tạo, các tài liệu, các đảm bảo về bảo hành.... 9
  10. Đặc tả chức năng chính là tài liệu nói rõ "cái gì" hệ thống sẽ làm cho người sử dụng. Tài liệu này nếu làm nghiêm túc, cẩn thận sẽ giúp cho chúng ta: - Hệ thống hoá và ghi nhớ được đầy đủ các vấn đề, các yêu cầu, đặt ra đối với hệ thống, làm cơ sở pháp lý để giải quyết và triển khai các giai đoạn sau. - Giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của hệ thống trước khi thực hiện thiết kế kỹ thuật và lập trình, làm cho việc nghiên cứu các dữ liệu, các chức năng xử lý và mối quan hệ giữa chúng được rõ ràng mạch lạc. - Tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm chuyên gia khác nhau có thể kế thừa thực hiện hoặc hoàn thiện hệ thống trong những giai đoạn tiếp theo. 10
  11. • Tài liệu đặc tả chức năng chỉ có thể hoàn thành sau một quá trình khảo sát thực trạng, thu thập ý kiến từ nhiều người, nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau, sau nhiều buổi phân tích, trao đổi ý kiến của cán bộ chuyên môn và các chuyên gia tin học. • Đặc tả chức năng là kết quả đúc kết từ quá trình làm việc này và được trình bày như kết quả nhận thức của các nhà phân tích hệ thống về mọi khía cạnh của các vấn đề đặt ra qua các mức độ khái quát hoá khác nhau. 11
  12. 4. Xem xét lại kế hoạch • Làm kế hoạch là quá trình lặp. Do đó ngay sau khi tiến hành phân tích xong, cần xem xét lại kế hoạch dự án ban đầu. Cần nhớ rằng đã nhiều thời gian trôi qua kể từ khi chúng ta viết kế hoạch dự án ban đầu và rất nhiều hiểu biết đã được bổ sung trong thời gian đó. Do đó có điều kiện để đánh giá lại cơ cầu phân việc, các nhiệm vụ, bổ nhiệm người thực hiện, lên lịch và thực hiện. • Chú ý vấn đề nhân sự, các rủi ro 12
  13. 5. Kế hoạch dự án cuối cùng • Sau khi xem xét lại dự án ban đầu cần viết kế hoạch dự án cuối cùng. Về bố cục, kế hoạch dự án cuối cùng giống như kế hoạch dự án ban đầu, song từng khoản mục cần được xem xét, điều chỉnh, chi tiết hoá, chính xác hoá. Mức đánh giá tại thời điểm này là mức B (+/- 25%). Đồng thời trong báo cáo dự án cuối cùng cần bổ sung thêm các phần: – Quản lý sự thay đổi. – Đào tạo, huấn luyện đội dự án. 13
  14. 6. Thiết kế tổng thể • Thiết kế mức tổng thể là mô tả chung kiến trúc hệ thống. • Mô tả này được bắt đầu bằng việc nêu ra các thành phần chính của phần cứng và chúng được nối với nhau trên mạng như thế nào. • Tiếp theo là nêu ra các thành phần chính của phần mềm: Liệt kê các phần mềm trên các máy chủ (máy phục vụ), trên mỗi máy khách hàng. Đối với mỗi phần mềm cần đặt làm, phải có thiết kế riêng. Mức tổng quát chỉ kể ra các thành phần chính của phần mềm. 14
  15. Thiết kế tổng thể cần chú ý các yếu tố sau: • Chi phí hệ thống • Thời gian cần thiết để xây dựng hệ thống. • Tính thân thiện đối với người sử dụng • Thực hiện • Kích thước hệ thống • Độ tin cậy • Khả năng thay đổi. 15
  16. 7. Kết luận Các mốc chính của giai đoạn phân tích là: • Đặc tả chức năng được hoàn thành, thông qua và ký nhận. • Nếu dự án được thực hiện theo phương án hai bước, thì cần viết tài liệu đề xuất phát triển. • Kế hoạch dự án ban đầu được xem xét lại và từ đó hoàn thành kế hoạch dự án cuối cùng. • Hoàn thành thiết kế mức tổng thể. 16
  17. III. GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ 1. Mục tiêu Giai đoạn thiết kế nhằm xác định mục tiêu chính xác hệ thống sẽ làm việc "như thế nào". Nói một cách khác nó phải xác định các bộ phận, các chức năng và các mối liên kết giữa chúng của hệ thống. 2. Các công việc Viết thiết kế hệ thống thông tin được tiến hành lần lượt theo 3 mức: • Mức tổng thể: thiết kế mức tổng thể thường được thực hiện ở cuối giai đoạn phân tích. Nó cho thấy kiến trúc chung của hệ thống về cả phần cứng và phần mềm. Sử dụng các mô hình khái niệm để minh hoạ. 17
  18. • Mức giữa: Thiết kế ở mức giữa đơn giản là tiếp tục việc chia nhỏ bản thiết kế ở mức tổng thể thành các thành phần nhỏ hơn. Các thành phần của phần cứng được chi tiết đến mức các khối. Các thành phần phần mềm được chi tiết đến mức các chương trình trong mỗi môđun hoặc mỗi ứng dụng. Sử dụng đến các mô hình logic để minh hoạ. • Thiết kế Môđun: (được tiến hành trong giai đoạn thực hiện): đây là mức (thấp nhất) chi tiết nhất, nhằm thiết kế ra các thành phần cơ bản tạo ra phần cứng, các chương trình con tạo thành các chương trình phần mềm ứng dụng. Mức này thường do các chuyên gia phát triển làm trong giai đoạn thực hiện. Các sơ đồ ở đây chi tiết đến từng dữ liệu và thao tác. 18
  19. • Với quy trình thiết kế mô tả như trên, các công việc của giai đoạn thiết kế bao gồm: 2.1 Thiết kế hệ thống mức giữa và phối hợp với kết quả thiết kế hệ thống mức tổng thể để viết tài liệu Đặc tả thiết kế (Design Specification - DS) 2.2 Soạn thảo tài liệu "Kế hoạch kiểm thử để chấp nhận" (Acceptance Test Plan - ATP). Đây là tài liệu liệt kê tất cả các phép thử sẽ phải thực hiện để kiểm tra tất cả các chức năng của hệ thống cho người dùng thấy trong giai đoạn chấp nhận. • Mốc chính của giai đoạn này là tài liệu Đặc tả thiết kế được xem xét thông qua và được chứng tỏ là không sai sót. Cũng có thể trong giai đoạn này người sử dụng kiểm duyệt "Kế hoạch kiểm thử để chấp nhận”. 19
  20. 3. Đặc tả thiết kế Tài liệu đặc tả thiết kế là tài liệu mang tính chất kỹ thuật. Nó được viết để cho các lập trình viên đọc và hiểu để thực hiện. Những người sử dụng cũng có thể đọc song không nhất thiết phải hiểu tất cả. Khi viết tài liệu này cần chú ý đến các điều sau đây: • Phải sử dụng ngôn ngữ chặt chẽ, chính xác. Nguyên nhân lớn thứ hai gây ra sai sót trong hệ thống phần mềm là do lập trình viên hiểu sai thiết kế (Nguyên nhân lớn gây ra sai sót là do nhà phân tích hiểu sai nhu cầu của người dùng). • Sử dụng các sơ đồ, các hình vẽ, các mô hình thiết kế chuẩn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2