Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 3 - ThS. Phan Thị Thanh Hoa
lượt xem 4
download
"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 3: Nhà quản trị" được biên soạn bởi ThS. Phan Thị Thanh Hoa cung cấp đến người học kiến thức kỹ năng quản trị, phong cách quản trị, nghệ thuật quản trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh: Bài 3 - ThS. Phan Thị Thanh Hoa
- Bài 3 NHÀ QUẢN TRỊ ThS. Phan Thị Thanh Hoa Trường đại học kinh tế quốc dân v1.0013104220 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: XÁC ĐỊNH THỨ TỰ ƯU TIÊN CÔNG VIỆC Ông Thắng là giám đốc công ty Ban Mai – một công ty chuyên về sản xuất bánh kẹo. Trong tuần đầu tháng 8 – 2013, ban thư ký trình tới ông Thắng những công việc sau cần giải quyết dứt điểm: 1. Tiêu thụ sản phẩm snack tăng đột ngột, tiêu thụ kem và và các sản phẩm từ sữa chững lại so với kế hoạch. 2. Thiếu nguyên liệu làm bánh làm cho 40 lao động không có việc. 3. Xuất hiện cơ hội kinh doanh mới nếu thử nghiệm thành công bánh bông lan công nghiệp. 4. Hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2020. 5. Họp chuẩn bị hội diễn văn nghệ . 6. Họp chuẩn bị hội thao hàng năm. 7. Các bộ phận yêu cầu tổ chức tham quan nhân ngày 2/9. 8. Lập kế hoạch dự phòng tài chính. 9. Nhận một số cuộc gọi do thư ký đã trình lên. Ông Thắng nên làm thế nào để giải quyết những công việc trên một cách hợp lý và có khoa học? v1.0013104220 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp các sinh viên khi học xong học phần này có các kiến thức cơ bản về: • Nhà quản trị; • Các kỹ năng quản trị; • Phong cách và nghệ thuật quản trị. v1.0013104220 3
- NỘI DUNG Kỹ năng quản trị Phong cách quản trị Nghệ thuật quản trị v1.0013104220 4
- 1. KỸ NĂNG QUẢN TRỊ 1.1. Nhà quản trị 1.2. Các kỹ năng quản trị v1.0013104220 5
- 1.1 NHÀ QUẢN TRỊ • Khái niệm: Nhà quản trị là người tổ chức, thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp. • Phân loại: Nhà quản trị cấp cao; Nhà quản trị cấp trung gian; Nhà quản trị cấp cơ sở. • Đặc điểm: Nhà quản trị phải hoàn thành nhiệm vụ được giao với hao phí nguồn lực thấp nhất • Các tiêu chỉ và tiêu chuẩn cần có của Nhà quản trị: Khả năng truyền thông Khả năng thương lượng Tư duy sáng tạo Linh hoạt, am hiểu các lĩnh vực, hành động lịch thiệp v1.0013104220 6
- 1.2. CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ 1.2.1. CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT • Kỹ năng kỹ thuật • Kỹ năng quan hệ với con người • Kỹ năng nhận thức chiến lược v1.0013104220 7
- KỸ NĂNG KỸ THUẬT • Là những hiểu biết và thực hành theo quy trình xác định ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. • Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể được hình thành thông qua học tập tại các trường QTKD và được phát triển trong quá trình thực hành nhiệm vụ quản trị cụ thể. • Ví dụ như: kĩ năng tổ chức hoạt động marketing, kỹ năng tổ chức lao động… • Cụ thể hơn: kỹ năng trả lương,… v1.0013104220 8
- KỸ NĂNG QUAN HỆ VỚI CON NGƯỜI • Là khả năng làm việc cùng, hiểu và khuyến khích người khác trong quá trình hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tốt giữa người với người trong quá trình thực hiện công việc. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. • Kỹ năng quan hệ với con người chứa đựng yếu tố bẩm sinh, chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của Nhà quản trị. • Ví dụ như: kỹ năng khen ngợi, kỹ năng khiển trách, kỹ năng làm việc với cấp dưới, kỹ năng điều khiển nhân sự,... v1.0013104220 9
- KỸ NĂNG NHẬN THỨC CHIẾN LƯỢC • Là kỹ năng phân tích, dự báo và hoạch định chiến lược với tính nhạy cảm cao. • Là tầm nhìn, tính nhạy cảm và bản lĩnh chiến lược của Nhà quản trị, chỉ có thể được hình thành từ tri thức, nghệ thuật và bản lĩnh được hun đúc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản trị của Nhà quản trị. • Ví dụ như: kĩ năng tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các vấn đề một cách logic... Kỹ năng này bao gồm khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể. v1.0013104220 10
- 1.2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC KỸ NĂNG • Nhà quản trị cấp cao cần được ưu tiên kĩ năng nhận thức chiến lược, nhà quản trị cấp trung gian cần được ưu tiên kĩ năng quan hệ với con người và nhà quản trị cấp cơ sở cần được ưu tiên kĩ năng kỹ thuật. • Những nhà quản trị thành công không nhất thiết phải là bẩm sinh, họ có thể được phát triển mà thành. v1.0013104220 11
- 2. PHONG CÁCH NHÀ QUẢN TRỊ 2.1. Khái niệm và thực chất 2.2. Các phong cách quản trị v1.0013104220 12
- 2.2. CÁC PHONG CÁCH QUẢN TRỊ 2.2.1. Phong cách dân chủ 2.2.2. Phong cách thực tế 2.2.3. Phong cách tổ chức 2.2.4. Phong cách mạnh dạn 2.2.5. Phong cách chủ nghĩa cực đại 2.2.6. Phong cách tập trung chỉ huy v1.0013104220 13
- 2. PHONG CÁCH NHÀ QUẢN TRỊ 2.1. KHÁI NIỆM VÀ THỰC CHẤT • Khái niệm: Phong cách quản trị là tổng thể các phương thức ứng xử như : Cử chỉ, lời nói, thái độ, hành động mang tính chất ổn định của chủ thể quản trị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản trị của mình. Thực chất phong cách quản trị biểu hiện cá tính của mỗi nhà quản trị trong một môi trường cụ thể. • Các yếu tố ảnh hưởng: Các chuẩn mực xã hội: đạo đức, lễ giáo, phong tục, tập quán... Trình độ học thức, kinh nghiệm sống Phẩm chất, nhân cách con người Giới tính, đặc điểm nghề nghiệp, lứa tuổi Trạng thái tâm lý cá nhân v1.0013104220 14
- 2.2. CÁC PHONG CÁCH QUẢN TRỊ 2.2.1. PHONG CÁCH DÂN CHỦ Quan hệ đối nội • Không có sự phân biệt rõ ràng trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới • Luôn có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới • Nhà quản trị thể hiện vai trò ở chỗ biết đưa ra lời khuyên và giúp đỡ mọi người khi cần thiết. • Nếu có bất hòa: Nhà quản trị thường tìm nguyên nhân gắn với môi trường bên ngoài Quan hệ đối ngoại • Nhà quản trị mang phong cách dân chủ tỏ ra bình đẳng, tôn trọng đối tác • Nhà quản trị có thiên hướng chủ động gặp gỡ đối tác về các biện pháp cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp v1.0013104220 15
- 2.2. CÁC PHONG CÁCH QUẢN TRỊ 2.2.1. PHONG CÁCH DÂN CHỦ CHÚ Ý: Nếu dân chủ thái quá sẽ dễ chuyển sang phong cách mị dân. Biểu hiện: • Nhà quản trị dễ có xu hướng thỏa mãn với ê kíp của mình, chủ quan với những nhận thức của mình và sẽ ít chú ý đến thực trạng diễn biến của thực tế • Nhà quản trị vừa không dám ảnh hưởng đến người khác, lại vừa sợ bị ảnh hưởng của nhân viên dưới quyền nên dễ bị một số người trong tập thể lợi dụng hoặc giật dây mà không biết v1.0013104220 16
- 2.2.2. PHONG CÁCH THỰC TẾ Quan hệ đối nội • Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới dựa trên cơ sở lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau. • Nhà quản trị thường xuyên có mối quan hệ chặt chẽ với cấp dưới và thường xuyên tìm cách tiếp cận với cấp dưới. • Nhà quản trị luôn tham khảo ý kiến của cấp dưới và tạo điều kiện để cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. • Khi có bất đồng xảy ra, Nhà quản trị sẽ chủ động thương lượng, tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách giải quyết. Quan hệ đối ngoại • Nhà quản trị thận trọng trong đánh giá khả năng và các điều kiện cụ thể của đối tác để có thái độ ứng xử đúng đắn. v1.0013104220 17
- 2.2.2. PHONG CÁCH THỰC TẾ CHÚ Ý: Nếu thực tế thái quá sẽ dẫn đến phong cách cơ hội Biểu hiện: • Nhà quản trị quá chú trọng đến địa vị, quyền lực. • Nhà quản trị mất quá nhiều thời gian, tâm trí vào việc tạo ra và chớp thời cơ, giành quyền lực nên không có thời gian, tâm trí để thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng của mình. v1.0013104220 18
- 2.2.3. PHONG CÁCH TỔ CHỨC Quan hệ đối nội • Có sự phân cấp rõ ràng giữa cấp trên và cấp dưới. Trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, cấp trên luôn thận trọng đối với cấp dưới. • Nhà quản trị chú trọng việc dự kiến các tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành. • Khi có bất đồng xảy ra, Nhà quản trị luôn tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách giải quyết triệt để. Quan hệ đối ngoại Nhà quản trị luôn tìm hiểu kỹ và dự kiến trước các tình huống để có cách ứng xử với đối tác. CHÚ Ý: Nếu thái quá dễ dẫn đến phong cách quan liêu. Biểu hiện • Nhà quản trị dễ xa rời nhân viên dưới quyền, xa rời các diễn biến cụ thể trong công tác QTKD. • Sự “ổn định” của tổ chức chỉ mang tính hình thức. v1.0013104220 19
- 2.2.4. PHONG CÁCH MẠNH DẠN Quan hệ đối nội • Nhà quản trị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhân viên dưới quyền; • Xác lập mối quan hệ cấp bậc, trên dưới rõ ràng; • Nhà quản trị theo phong cách này thường ham thích quyền lực, không sợ xung khắc, thích mọi sự phải rõ ràng. Quan hệ đối ngoại • Ít tin tưởng vào đối tác, muốn can thiệp sâu vào các biện pháp mà đối tác đưa ra; • Chú trọng đến việc kiểm tra các hoạt động của đối tác. CHÚ Ý: Phong cách này rất gần với phong cách độc đoán, chuyên quyền. Biểu hiện • Nhà quản trị quá cứng rắn trong việc thực hiện các quyết định, không tin tưởng vào khả năng giải quyết công việc của nhân viên dưới quyền, và do đó thường quá quan tâm đến ảnh hưởng của mình tới từng người dưới quyền. • Nhà quản trị sẵn sàng gạt bỏ những ai không nhất trí hoặc đi chệch khỏi đường lối của anh ta. • Ngoài quan hệ công việc, cấp trên và cấp dưới ít tiếp xúc với nhau. v1.0013104220 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - ThS. Nguyễn Thị Phương Linh
159 p | 544 | 28
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 90 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - TS. Nguyễn Thị Phương Linh
115 p | 105 | 14
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 6: Quản trị nhân lực quốc tế (TS. Nguyễn Thị Thu Hường)
27 p | 85 | 12
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh 1 - ThS. Nguyễn Phương Linh
161 p | 151 | 9
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
51 p | 71 | 7
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 1 - ThS. Lê Văn Hòa
15 p | 113 | 6
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 7 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
36 p | 64 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 8 - Nguyễn Thanh Hùng
34 p | 4 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 7 - Nguyễn Thanh Hùng
42 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 4 - Nguyễn Thanh Hùng
33 p | 6 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 3 - Nguyễn Thanh Hùng
47 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 2 - Nguyễn Thanh Hùng
62 p | 4 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 1 - Nguyễn Thanh Hùng
27 p | 10 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh cho Kỹ sư: Chương 9 - Nguyễn Thanh Hùng
37 p | 3 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 3: Quản trị nguồn nhân lực
24 p | 6 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Bài mở đầu: Khái quát về môn học
11 p | 10 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Chương 1: Đại cương của quản trị học
37 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn