intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Rượu bia và HIV: Những điều bác sĩ lâm sàng cần biết

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

117
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Rượu bia và HIV: Những điều bác sĩ lâm sàng cần biết giúp học viên định nghĩa được các thuật ngữ cơ bản liên quan đến rượu và mức độ uống rượu nguy cơ; xem xét lại lại cơ chế sinh học thần kinh, các hậu quả sức khỏe và dịch tễ học của việc lạm dụng đồ uống có cồn; thảo luận về mối liên hệ giữa sử dụng đồ uống có cồn và HIV/AIDS, giải thích được các khái niệm chính của ít nhất ba can thiệp hành vi có hiệu quả đối với việc lạm dụng đồ uống có cồn; giải thích được các khái niệm chính của ít nhất ba can thiệp y tế hiệu quả cho nghiện đồ uống có cồn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Rượu bia và HIV: Những điều bác sĩ lâm sàng cần biết

  1. Rượu bia và HIV: Những điều bác sĩ lâm sàng cần biết Tên giảng viên Ngày đào tạo Địa điểm đào tạo
  2. Cơ quan hợp tác đào tạo • Trung tâm Giáo dục và Đào tạo AIDS Thái Bình Dương – Đại học Y tế và Khoa học Charles R. Drew – Đại học California, Los Angeles • Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Điều trị Nghiện chất Tây Nam Thái Bình Dương • Các chương trình liên kết lạm dụng chất, Đại học California tại Los Angeles (UCLA ISAP) 2
  3. Trắc nghiệm kiến thức 3
  4. Trắc nghiệm kiến thức 1. Uống rượu ở mức nguy cơ là như nhau ở tất cả các lứa tuổi và giới tính: A. Đúng B. Sai 4
  5. Trắc nghiệm kiến thức 2. Bốn chất dẫn truyền thần kinh chính có liên quan đến rượu là: A. Dopamine, serotonin, GABA, và glutamate B. Serotonin, GABA, endorphin, và norepinephrine C. Endogenous opioids, glutamate, GABA, và dopamine D. Endogenous opioids, glutamate, endorphin, và norepinephrine 5
  6. Trắc nghiệm kiến thức 3. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ “say xỉn” (binge drinking) ở nam giới cao hơn so với nữ giới: A. Đúng B. Sai 6
  7. Trắc nghiệm kiến thức 4. Giảm sử dụng rượu trên bệnh nhân HIV có thể giảm: A. Các hậu quả về y tế và tâm thần liên quan đến sử dụng rượu B. Sử dụng các loại ma túy khác C. Lây nhiễm HIV D. Tất cả các nội dung trên 7
  8. Trắc nghiệm kiến thức 5. Mục tiêu của điều trị sử dụng thuốc hỗ trợ hiệu quả trong cai nghiện rượu là: A. Giúp người bệnh ổn định trong thời gian ngắn và cắt cơn B. Là biện pháp điều trị cuối cùng C. Duy trì liên tục D. A và C E. Không có nội dung nào trong các nội dung trên 8
  9. Giới thiệu Nói ngắn gọn với chúng tôi về: • Tên bạn là gì? • Bạn đang làm việc ở đâu và công việc của bạn ở đó là gì? • Ai là ca sỹ hay nhạc sỹ yêu thích của bạn? • Lý do nào khiến bạn quyết định tham gia khóa học này? 9
  10. Mục tiêu Đào tạo Cuối khóa đào tạo này, học viên có thể: 1. Định nghĩa được các thuật ngữ cơ bản liên quan đến rượu và mức độ uống rượu nguy cơ 2. Xem xét lại lại cơ chế sinh học thần kinh, các hậu quả sức khỏe và dịch tễ học của việc lạm dụng đồ uống có cồn 3. Thảo luận về mối liên hệ giữa sử dụng đồ uống có cồn và HIV/AIDS 10
  11. Mục tiêu Đào tạo (tiếp) Cuối khóa đào tạo này, học viên có thể: 4. Giải thích được các khái niệm chính của ít nhất ba (3) can thiệp hành vi có hiệu quả đối với việc lạm dụng đồ uống có cồn 5. Giải thích được các khái niệm chính của ít nhất ba (3) can thiệp y tế hiệu quả cho nghiện đồ uống có cồn 11
  12. Đầu tiên, hãy định nghĩa một vài thuật ngữ chính • Uống rượu ở mức độ nguy cơ : sử dụng rượu vượt quá lượng được khuyên sử dụng hàng tuần hay mỗi lần: – Hơn 3 cốc rượu một lần (hay hơn 7 cốc rượu trên tuần) đối với phụ nữ và hơn 4 cốc rượu một lần uống (hoặc hơn 14 cốc rượu trên tuần) đối với nam giới. • Uống ở mức có hại: Sử dụng đồ uống có cồn ở mức khiến cho bệnh nhân có nguy cơ mắc phải các hậu quả về sức khỏe và xã hội. • Lạm dụng đồ uống có cồn: Tình trạng kém thích nghi trong việc sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến các hậu quả trường diễn về xã hội, nghề nghiệp, tâm lý hoặc các hậu quả về mặt cơ thể. 12
  13. Đầu tiên, hãy định nghĩa một vài thuật ngữ chính • Lệ thuộc rượu: Tình trạng kém thích nghi của việc sử dụng đồ uống có cồn liên quan đến tăng dung nạp (tăng lượng rượu để đạt được cùng tác động), hội chứng cai, và các hậu quả trường diễn về xã hội, nghề nghiệp, tâm lý hoặc các hậu quả về mặt cơ thể • Say xỉn: Tình trạng sử dụng rượu khiến cho nồng độ cồn trong máu (BAC) đạt từ 0.08 gram % trở lên. Đối với người trường thành, tình trạng này tương ứng với việc sử dụng 5 cốc trở lên (với nam) hoặc 4 cốc trở lên (với nữ) trong vòng hai giờ. 13
  14. Xác định nguy cơ như thế nào? Nguy cơ sử Người cao dụng đồ uống Nam Nữ tuổi có cồn (65 +) Trong 1 lần >4 cốc >3 cốc >1 cốc Trong tuần >14 cốc >7 cốc >7 cốc NGUỒN: NIAAA (n.d.). What’s “at-risk” or “heavy” drinking? Retrieved from 14 http://rethinkingdrinking.niaaa.nih.gov/IsYourDrinkingPatternRisky/WhatsAtRiskOrHeavyDrinking.asp
  15. Thế nào là một “cốc chuẩn”? NGUỒN: NIAAA. (n.d.) What’s a “standard” drink? Retrieved from 15 http://rethinkingdrinking.niaaa.nih.gov/WhatCountsDrink/WhatsAstandardDrink.asp
  16. Đồ uống có cồn: Cơ chế hoạt động và Các tác động cấp và mạn tính 16
  17. Phân loại theo mục đích, có bốn đường dẫn truyền thần kinh chính liên quan đến việc sử dụng đồ uống có cồn: Opioid nội sinh glutamate Giảm đau và tạo Đường dẫn tình trạng phấn truyền thần kinh khích kích thích…làm tăng tốc dopamine GABA khiến tâm Đường dẫn truyền trạng vui vẻ thần kinh ức chế….giúp bình tĩnh 17 17
  18. Tác động của đồ uống có cồn lên hệ thần kinh 1. Sử dụng rượu/đồ uống có cồn. 2. Opioid nội sinh được giải phóng vào trung khu khoái cảm của não bộ. 3. Dopamine được giải phóng để đáp lại hoạt động tăng lên của opioid nội sinh. 4. Dopamine khiến cho người uống cảm thấy phấn chấn. Điều này củng cố hành vi và tăng khả năng tái diễn lại việc sử dụng đồ uống có cồn. 18
  19. Hoạt động thần At the same time… kinh của rượu Khi GABA tăng, hoạt động của não chậm lại Theo thời gian, não bộ phản ứng lại với sự dư thừa quá độ của GABA, bằng việc sản sinh ra nhiều hơn thụ cảm thể cho Glutamate—tăng tác động của Glutamate, tăng hoạt động cho hệ thống và lấy lại sự cân bằng 19 19
  20. Như não bộ mong muốn, sự điều chỉnh tăng (up-regulation) sẽ hoạt động và sự mất cân bằng được hiệu chỉnh. Giờ đây, khi một người uống rượu, họ sẽ cần uống nhiều hơn trước kia để kích hoạt lại hệ thống glutamate và đạt được cảm giác tương tự của tình trạng say sưa (intoxication). Tác động này được biết đến như sự dung nạp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2