intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sử dụng Mindmap (Mind Manager) vào dạy học - Lê Văn Thoại

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:12

205
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và suy luận một cách logic và được áp dụng trong nhiều năm nay. Một trong những lĩnh vực ứng dụng bản đồ tư duy nhiều nhất đó chính và lĩnh vực dạy và học. Và để hiểu rõ hơn về phương pháp dạy học mới mẻ và hiệu quả này mời các bạn tham khảo bài giảng Sử dụng Mindmap (Mind Manager) vào dạy học sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sử dụng Mindmap (Mind Manager) vào dạy học - Lê Văn Thoại

  1. SỬ DỤNG MINDMAP (MIND MANAGER) VÀO DẠY HỌC Ứng dụng Mindjet MindManager Pro 7 Lê Văn Thoại Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế
  2. SỬ DỤNG MINDMAP Tony  Buzan  sinh  năm  1942,  Anh,  chuyên  gia  hàng  đầu  thế  giới  về  nghiên  cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
  3. TRÁI 50% PHẢI 50% Kích thích NGUYÊN LÝ: Hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não.
  4. Những ai nên sử dụng bản đồ tư duy? Mọi người đang làm công việc khác nhau khắp thế giới, từ trẻ 5 tuổi, Sinh viên đến Tổng Giám đốc. Dùng Thuyết trình, lập kế hoạch sự kiện gia đình, một dự án kinh doanh.... Dạy học: Huy động tiềm năng bộ não, HS học tập tích cực, hỗ trợ các PPDH. GV giúp HS thói quen tự ghi chép hay tổng kết vấn đề, chủ đề đã đọc theo cách hiểu của HS . Khi HS đã biết, GV cho chủ đề chính/đặt chủ đề ở bảng (vở, tờ giấy/ bìa), gợi ý HS vẽ nhánh cấp 1, cấp 2, ... Vẽ được kiến thức trọng tâm trên giấy giúp HS dễ ôn tập, xem lại kiến thức. Đối với học sinh: Phát triển khả năng thẩm mỹ (bố cục màu sắc, đường nét, nhánh sao cho đẹp); sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và để HS “Học cách học”: Cách tích lũy kiến thức, cách lĩnh hội kiến thức hiệu quả.
  5. Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key  word). Từ khóa có thể nắm bắt nội dung  điều cần ghi  nhớ. Vậy từ khóa là gì? Ví dụ “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ não của con người có thể được chia ra làm hai phần. Phần não trái và phần não phải. Người ta cũng biết rằng não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, trong khi đó ngược lại, não phải điều khiển phần bên trái cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc não trái bị hư tổn sẽ gây ra nửa phần cơ thể bên phải bị tê liệt. Tương tự, nếu như não phải bị hư tổn sẽ khiến nửa phần cơ thể bên trái bị tê liệt” ĐOẠN 1: “… não người chia hai phần … não trái não phải … não trái điều khiển bên phải cơ thể … não phải điều khiển bên trái cơ thể … não trái hư tổn, cơ thể bên phải tê liệt … não phải hư tổn, cơ thể bên trái tê liệt …” ĐOẠN 2: “Đã từ lâu, người ta biết rằng bộ … của con … có thể được … ra làm … Phần … và phần … Người ta cũng biết rằng … phần … của …, trong khi đó, ngược lại, … phần … Bên cạnh đó, người ta cũng phát hiện rằng việc … bị … sẽ gây ra nửa … bị … Tương tự, nếu như … bị … sẽ khiến nửa phần … bị …”
  6. LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY
  7. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Bước 1 : Xác định từ khóa. Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm. Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1) Bước 4 : Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, … Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa, file, chú thích,…
  8. LƯU Ý Dùng từ chính/hình ảnh rõ&“mạnh” miêu tả nội dung. Từ trung tâm và triển khai ra. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Nó diễn đạt thay ngàn từ, giúp HS sử dụng trí tưởng tượng, hưng phấn. Tạo nhánh/ chi tiết nhánh. Dùng từ trọng tâm, tăng kết cấu của các ghi chú. In ra giấy dễ đọc, dễ nhớ hơn. Màu sắc làm nổi bật vấn đề. Không có trong trình bày không đưa vào. Màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tư duy 2 chiều (phản biện). Dùng mũi tên/biểu tượng/hình ảnh chỉ ra liên kết. Nối nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến nhánh cấp 1, nối cấp 3 đến nhánh cấp 2,…. bằng đường kẻ. Gần trung tâm càng được tô đậm, dày hơn. Làm cho HS hiểu và nhớ nhiều thứ hơn do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
  9. LƯU Ý Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…) Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. Đừng để bị tắc ở một khu vực. Cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác. Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự. Phá vỡ ranh giới. Hết giấy thêm các tờ khác ghép vào.
  10. LƯU Ý Đừng suy nghĩ quá lâu viết liên tục. Việc dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo bị ngăn lại. Ta mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Không cần tẩy xóa, sửa chữa. Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà ta không ngờ được đó. Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)
  11. LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY Bài tập. - Làm việc cá nhân, mỗi GV 1 máy. - Thực hiện lập sơ đồ tư duy với nội dung GiỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH. - Làm xong nộp bài về email : tinhocthuathienhue@gmail.com - Mọi chia sẻ thông tin đều có ở email trên với pass: thuathienhue
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2