YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Thanh tra đất đai - TS. Lê Ngọc Phương Quý
78
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Thanh tra đất đai cung cấp cho người học những kiến thức như: Thanh tra đất đai; Hoà giải, giải quyết tranh chấp đất đai-giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Xử lý vi phạm pháp luật đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thanh tra đất đai - TS. Lê Ngọc Phương Quý
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MTNN BÀI GIẢNG THANH TRA ĐẤT ĐAI Biên soạn: TS. Lê Ngọc Phương Quý, Th.S Dương Thị Thu Hà, Th.S Trần Thị Minh Châu HUẾ - 2020 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1 THANH TRA ĐẤT ĐAI ................................................................. 1 1.1. Những quy định chung về thanh tra ............................................................... 1 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 1 1.1.2. Mục đích ..................................................................................................... 1 1.1.3. Hoạt động và hình thức: .............................................................................. 2 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra .................................................................. 3 1.1.5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra ............................... 4 1.1.6. Hệ thống cơ quan thanh tra ......................................................................... 5 1.2. Thanh tra đất đai ............................................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 8 1.2.2. Mục đích ..................................................................................................... 8 1.2.3. Đối tượng: ................................................................................................... 8 1.2.4. Nội dung:..................................................................................................... 9 1.2.5. Quy trình: .................................................................................................. 21 1.3. Công dân giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai .......... 25 1.3.1. Khái niệm: ................................................................................................. 25 1.3.2. Ý nghĩa: ..................................................................................................... 25 1.3.3. Hình thức: ................................................................................................. 26 1.3.4. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai........... 26 CHƯƠNG 2 HOÀ GIẢI, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI- GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI ................................................. 27 2.1. Hoà giải, giải quyết tranh chấp về đất đai .................................................... 27 2.1.1. Tranh chấp đất đai ..................................................................................... 27 2.1.2. Hoà giải tranh chấp đất đai ....................................................................... 29 2.1.3. Giải quyết tranh chấp đất đai .................................................................... 33 2.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ......................................................... 39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2.2.1. Giải quyết khiếu nại về đất đai.................................................................. 39 2.2.2. Giải quyết tố cáo về đất đai ....................................................................... 48 2.3. Công tác tiếp dân.......................................................................................... 55 2.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 55 2.3.2. Nguyên tắc tiếp công dân .......................................................................... 55 2.3.3. Trách nhiệm tiếp công dân ........................................................................ 56 2.3.4. Các hành vi bị nghiêm cấm ....................................................................... 56 2.3.5. Trách nhiệm của người tiếp công dân ....................................................... 57 2.3.6. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân ......................................... 57 CHƯƠNG 3 XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ................................. 58 3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 58 3.2. Đối tượng và hình thức xử phạt ................................................................... 59 3.3. Hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai ................................................................................................................. 59 3.4. Hành vi vi phạm hành chính của chủ sử dụng đất ....................................... 61 3.5. Hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ sử dụng đất .... 63 3.5.1. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép: .................................................................................... 63 3.5.2. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ....... 64 3.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính .................................................... 65 3.6.1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ................................ 65 3.6.2. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai ...................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- CHƯƠNG 1 THANH TRA ĐẤT ĐAI 1.1. Những quy định chung về thanh tra 1.1.1. Khái niệm Thanh tra là từ ngữ có nguồn gốc La tinh, có ý nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Theo từ điển pháp luật Anh – Việt, thanh tra là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra. Theo từ điển tiếng Việt, thanh tra là sự kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp. Như vậy, có thể hiểu, thanh tra bao hàm việc xem xét và phát hiện, ngăn chặn các hành vi trái với quy định của pháp luật. Tóm lại, Thanh tra là hoạt động xem xét tại chỗ việc chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước; việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhằm mục đích tăng cường kỷ luật trong công tác quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực. 1.1.2. Mục đích - Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục: Hoạt động thanh tra giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá sự phù hợp của cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật các quyết định của quản lý, của mình phù hợp với thực tiễn cuộc sống, có khiếm khuyết, sai sót gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các khiếm khuyết đó. - Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật: Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo đảm cho các quyết định quản lý được chấp hành bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan tổ chức, cá nhân tuân thủ những quy định của pháp luật. Chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra đã có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật bởi vì các cuộc thanh tra thường chỉ rõ những sai phạm, lệch lạc cần phải chấn chỉnh trong hoạt động của các đối tượng thanh tra, kể cả những việc chưa xảy ra nhưng đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu của sự vi phạm. - Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, 1 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- tổ chức, cá nhân: Nhân tố tích cực ở đây được hiểu là những viêcj làm hay, mạnh dạn thể hiện một tư duy mới, một cách suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trương cải cách, đổi mới toàn diện đất nước. Hoạt động thanh tra là công cụ quan trọng của quản lý, phục vụ cho quản lý với mục đích là đạt hiệu quả của quản lý nhà nước. 1.1.3. Hoạt động và hình thức: Thanh tra có hai hoạt động cùng song song tồn tại là thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân. Sự phân định hoạt động này được thiết lập trên cơ sở chủ thể thực hiện thanh tra. 1.1.3.1. Thanh tra nhà nước: Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm 2 loại hình hoạt động là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành: - Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối tượng của thanh tra hành chính là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của cơ quan hành chính và đội ngũ công chức. - Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Mục tiêu của thanh tra chuyên ngành là đảm bảo cho các quy định của pháp luật nhất là các quy định chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý chuyên ngành được chấp hành nghiêm túc. Thanh tra nhà nước thực hiện hoạt động với 3 hình thức: - Thanh tra theo kế hoạch: là hình thức thanh tra được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đây là hoạt động thanh tra được tiến hành có tính chất chủ động để phục vụ yêu cầu quản lý. - Thanh tra thường xuyên: được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. - Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm phát luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Đây là hình thức thanh tra ngoài kế hoạch, cuộc thanh tra không được dự liệu trước. 2 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1.1.3.2. Thanh tra nhân dân: Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra Điều 7, Luật Thanh tra 2010 quy định như sau: - Hoạt động Thanh tra phải tuân theo pháp luật: Đây là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của cơ quan thanh tra. Thanh tra là một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước xã hội chủ nghĩa vì vậy hoạt động thanh tra phải tôn trọng vị trí tối cao của hiến pháp và các luật. Nói một cách khác hoạt động thanh tra phải căn cứ trên cơ sở hiến pháp, Luật thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo và các luật có liên quan khác. - Bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời: Thanh tra là xem xét một cách khách quan việc thực hiện các quy định của pháp luật trên cơ sở đó đề ra những biện pháp đảm bảo cho các quy định của pháp luật được tôn trọng và thực hiện. Mọi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều rất quan trọng bởi nó phải làm rõ tính đúng, sai, nêu rõ tình hình, tính chất và hậu quả của sự việc, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu họ có sai phạm và buộc các đối tượng này có những biện pháp tích cực loại trừ những sai phạm đó. Vì vậy, tính chính xác là một yêu cầu quan trọng và được coi là một nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ những căn cứ rõ rang, chính xác đã được quy định trong pháp luật. Khách quan cũnglaf một yêu cầu quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan thanh tra, mỗi cán bộ thanh tra. Các kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều phải xuất phát từ thực tiễn khách quan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan hay áp đặt. Muốn khách quan trong hoạt động thanh tra cán bộ thanh tra phải có trình độ hiểu biết chính trị, pháp luật am hiểu chuyên môn nghiệp vụ để có thể độc lập khách quan trong suy nghĩ và hoạt động của mình. Trung thực trong hoạt động thanh tra đòi hỏi người làm công tác thanh tra và đối tượng bị thanh tra phải phản ánh đúng, đầy đủ những nội dung có liên quan để qua đó có thể thấy được những khó khăn tồn tại hay những sơ hở của cơ chế quản lý hoặc nhân tố tích cực trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật hay nhiệm vụ của mình. Công khai, dân chủ trong hoạt động thanh tra đòi hỏi nội dung các công việc của hoạt động thanh tra phải được thông báo một cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối 3 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- tượng có liên quan biết để có thể cung cấp các tư liệu, bằng chứng chứng minh cho việc tuân thủ các quy định pháp luật của mình. Kịp thời là một yêu cầu mang tính đặc thù trong phương pháp hoạt động của thanh tra. Yêu cầu này nhằm hạn chế tối đa tác động, tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể và các cá nhân trong xã hội đồng thời đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện đúng. - Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra: Thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao cho hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước, có tổ chức theo hệ thống chặt chẽ theo thứ bậc hành chính kết hợp với theo ngành, lĩnh vực, nội dung thanh tra, quy trình thanh tra được thực hiện thống nhất. Hơn nữa, hoạt động thanh tra có chương trình kế hoạch thực hiện hoặc sẽ phát sinh theo yêu cầu quản lý trên thực tế, vì vậy khi tiến hành thanh tra không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. - Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra: 1.1.5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra Điều 13, Luật Thanh tra 2010 quy định: - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra. - Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao. - Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. - Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức. - Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra. - Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra. - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra. - Đưa, nhận, môi giới hối lộ. - Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. 4 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1.1.6. Hệ thống cơ quan thanh tra 1.1.6.1. Thanh tra nhà nước a. Thanh tra hành chính * Thanh tra Chính phủ Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên. Trong đó: - Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ. * Thanh tra Bộ: Thanh tra Bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Cụ thể: - Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. - Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. * Thanh tra tỉnh Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra tỉnh gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên: 5 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. - Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh. * Thanh tra sở: Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên: - Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. - Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở. * Thanh tra huyện Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên: - Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. - Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện. b. Thanh tra chuyên ngành Điều 3, Luật thanh tra năm 2010 quy định, Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. * Thanh tra Bộ Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà 6 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên: - Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. - Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. - Thanh tra viên giúp Phó Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Phó Chánh thanh tra bộ. * Thanh tra Sở Thanh tra Sở là cơ quan của Sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên: - Chánh Thanh tra sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. - Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở. - Thanh tra viên giúp Phó Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Phó Chánh thanh tra sở. 1.1.6.2. Thanh tra nhân dân Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. a. Ban thanh tra nhân dân cấp xã Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu. Căn cứ vào địa bàn và số lượng dân cư, mỗi Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 05 đến 11 thành viên. Thành viên Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, 7 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế. b. Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu. Ban thanh tra nhân dân có từ 03 đến 09 thành viên là người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế. 1.2. Thanh tra đất đai 1.2.1. Khái niệm Thanh tra đất đai là hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. 1.2.2. Mục đích - Phát hiện và kiến nghị với cơ quan quản lý đất đai sửa chữa những thiếu sót trong quá trình quản lý nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, hoàn thành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai. Thông qua quá trình thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên tham gia vào hoạt động kiểm tra việc thực hiện chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Qua đó đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách pháp luật đất đai, tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan quản lý và sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, duy trì trật tự, ổn định, đoàn kết trong nội bộ nhân dân. 1.2.3. Đối tượng: Đối tượng thanh tra đất đai bao gồm: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. 8 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên đất tại Việt Nam. 1.2.4. Nội dung: Thanh tra đất đai gồm 3 nội dung: - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan; - Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. 1.2.4.1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp và quy định về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND các cấp giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Chức năng đó được thể hiện bằng những nhiệm vụ quản lý đất đai trong từng giai đoạn cụ thể. Theo Luật Đất Đai năm 2013, nhiệm vụ quản lý đất được thể hiện bằng 15 nội dung quản lý được nêu tại điều 22. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp chính là thực hiện thanh tra việc thực hiện từng nội dung cụ thể tại địa phương theo thẩm quyền. a. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của UBND cấp Tỉnh: * Thanh tra kiểm tra việc ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các cơ quan trung ương, UBND tỉnh cụ thể hoá văn bản đó cho phù hợp với tình hình đặc điểm cụ thể của địa phương nhưng không được trái với quy định của Chỉnh phủ và các cơ quan trung ương. Thanh tra kiểm tra việc ban hành vả tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh tập trung vào những nội dung: - Thanh tra kết quả ban hành văn bản và rà soát các văn bản đã ban hành về: + Số lượng văn bản, nội dung văn bản, loại văn bản ban hành trong lĩnh vực quản lý và sử dụng dẩt đai, đo đạc bản đồ theo thời gian; + Rà soát văn bản về số loại bỏ, hết hiệu lực, phải điều chỉnh, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể; 9 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- + Đánh giá tính hợp pháp của các văn bản, tính phù hợp của văn bản ở địa phương; Đánh giá việc tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn bản, thủ tục trình tự ban hành văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản. - Thanh tra kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản: + Đánh giá công tác tuyên truyền phổ biến văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh; + Đánh giá công tác kiểm tra việc thực hiện từng văn bản trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất và đo đạc bản đồ; + Đánh giá hiệu quả và kết quả thực hiện từng văn bản và quá trình điều chỉnh các văn bản đã ban hành; + Việc tuân thủ quy định của văn bản của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình sử dụng đất đai. * Thanh tra việc xác dịnh địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính các cấp Thanh tra việc thực hiện nội dung này tại UBND cấp tỉnh nhằm xem xét tính pháp lý của việc xác định địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được pháp luật quy định. Trong việc xác định địa gỉớỉ hành chính ờ các cấp có những vấn đề tổn tại gì, vấn đề gì trái pháp luật dẫn đến hạn chế trong quản lý gắn với địa giới giữa các đơn vị để từ đó đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại này. Thanh tra việc thực hiện nội dung này cần: - Thanh tra việc tổ chức xác định địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp được lưu tại cấp tỉnh, thể hiện qua: + Tính đầy đủ của hồ sơ địa giới hành chính cấp đang thanh tra, hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện được lưu tại cấp tỉnh. Tính đầy đủ của hồ sơ địa giới hành chính được thể hiện qua mức độ đầy đủ về các loại tài liệu quy định trong hổ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; Mức độ đầy đủ về nội dung cũng như giá trị pháp lý của các tài được xác định theo quy định về từng tài liệu trong hồ sơ; Xác nhận của UBND cấp trên,... Theo quy định hiện hành hồ sơ địa giới hành chính các cấp gồm các tài liệu: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính; Bản đồ địa giới hành chính; Sơ đồ vị tri các mốc địa giới hành chính; Bảng toạ độ các mốc địa giới hành chính; 10 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Thống kê các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính; Biên bản bản giao mốc địa giới hành chính; Thống kê các tải liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới + Xem xét việc quản lý địa giới hành chính cấp tỉnh (bao gồm cả việc quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa) và xác định địa giới hành chính các đơn vị trực thuộc. - Thanh tra việc quản lý lập bản đồ hành chính các huyện của UBND cấp tỉnh theo quy định về lập bản đồ hành chính về địa giới hành chính được thể hiện, mức độ tuân thủ quy định của ngành về hình thức nội dung bản đồ hành chính. * Thanh tra việc khảo sát, đo đạc lập và quản lý bản đồ địa chính: Công tác khảo sát, đo dạc, lập bản đồ địa chính là một trong những nội dung quan trọng nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai. Đo đạc lập bản đồ địa chính nhằm xây dựng tài liệu thể hiện bề mặt của đất để cho nhà nước có cơ sở nắm chắc quản chặt đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, từng loại đất. Vì vậy, việc đo đạc bản đồ địa chính phải tuân thủ theo một qui trình qui phạm kỹ thuật thống nhất trong cả nước do bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình qui phạm của nhà nước ở địa phương mình. Thanh tra công tác đo đạc lập bản do địa chỉnh cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: - Thanh tra việc thực hiện kế hoạch đo đạc bản để do nhà nước giao của UBND cấp tỉnh, thể hiện qua: Phương hướng, biện pháp chỉ đạo giám sát thực hiện kế hoạch đo đạc lập bản đồ; Tổ chức triển khai theo dõi việc thực hiện kế hoạch; Các biện pháp quản lý công tác đo đạc; - Thanh tra việc lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, xác định định mức đo vẽ; định giá chất lượng thực hiện luận chứng kinh tế kỹ thuật. Thanh tra kiểm tra hồ sơ nghiệm thu cho từng công trình, từng luận chứng kinh tế - kỹ thuật gồm: Văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của cơ quan chuyên môn cấp trên; Hợp đồng kinh tế - kỹ thuật giữa hai bên; Các văn bản của cơ quan chuyên môn cấp trên có liên quan đến luận chứng kinh tế - kỹ thuật; Báo cáo kiểm tra nghiệm thu sản phẩm của hai bên; Báo cáo xác nhận công việc phát sinh; 11 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Bản xác nhận hoàn thành công trình theo hợp đồng. - Thanh tra chất lượng đo đạc bản đồ gồm những nội dung chính sau: Thanh tra việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm ngoại nghiệp. Chất lượng sản phẩm ngoại nghiệp phải được kiểm tra thường xuyên; Việc kiểm tra đến từng tổ, từng đơn vị sản xuất. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, trong biên bản thể hiện đầy đủ loại tài liệu, khối lượng công việc, chất lượng từng hạng mục; Thanh tra việc kiểm tra chất lượng sản phẩm nội nghiệp. - Thanh tra kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu giao nộp sản phẩm: Điều kiện nghiệm thu, chủng loại, chất lượng tài liệu; Kiểm tra bên B thực hiện qui chế kiểm tra nghiệm thu; Kiểm tra các biên bản kiểm tra nghiệm thu. - Thanh tra kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong công tác đo đạc bản đổ bao gồm các nội dung. Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giữa các bên bao gồm hợp đồng, biên bản nghiệm thu, bản xác nhận hoàn thành công việc công trình; Thanh tra kiểm tra việc quyết toán với nhà nước, với đơn vị thi công; Hồ sơ thanh quyết toán gồm toàn bộ văn bản có tính pháp lý liên quan cả quá trình quản lý, triển khai thực hiện luận chứng là các quyết định về chủ trương đầu tư, các quyết định về xử lý chính trong quá trình thực hiện các văn bản. - Thanh tra kiểm tra công tác lưu trữ sử dụng tài liệu đo đạc, bản đồ bao gồm: Kiểm tra đánh giá về tài liệu đo đạc, bản đồ ở địa phương; Đánh giá thực trạng quản lý lưu trữ tài liệu đo đạc, bản đồ theo chế độ lưu trữ của nhà nước; Hiệu quả quản lý sử dụng tài liệu đo đạc bản đồ ở địa phương. * Thanh tra kiểm tra công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng và được Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tác động trực tiếp đến sử dụng đất của các Bộ, ngành, vùng trọng điểm, các huyện và các dự án sử dụng đất khác. Đây cũng là căn cứ quan trọng cho việc thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất. Đây lả công cụ để nhà nước thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi ranh giới hành chính, đảm bảo sự phát triển của các ngành. Chính vì vậy thanh tra công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp tỉnh cần tập trung vào một số nội dung sau: 12 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Thanh tra việc chỉ đạo công tác quy hoạch của UBND cấp tỉnh gồm: Xác định phương hướng mục tiêu, nội dung chương trình kế hoạch để tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất; Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc lập quy hoạch; Chỉ đạo phối hợp với các ngành trong việc lập quy hoạch, phê duyệt các phương án lập quy hoạch. - Thanh tra việc điều hành của Ban chỉ đạo lập quy hoạch, thanh tra tư cách pháp nhân lập quy hoạch việc tuân thủ qui trình qui phạm kỹ thuật, tính pháp lý của việc lập quy hoạch. - Thanh tra việc tổ chức thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xem xét quá trình thực phương án quy hoạch đã được phê duyệt ở địa phương. Cụ thể: Xem xét việc cắm mốc chỉ giới quy hoạch, việc tổ chức cá nhân sử dụng đất có ảnh hưởng đến quy hoạch không; Xem xét việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Phát hiện các hành vi vi phạm quy hoạch sử dụng đất; Thanh tra việc thực hiện phương ản quy hoạch ở các cấp, các tổ chức; Việc lập phương án đầu tư trên từng khu đất và trình duyệt, xét duyệt việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đánh giá việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; Kết luận tính hợp lý, chưa hợp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Phân tích hiệu quả sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra việc quản lý lưu trữ tài liệu quy hoạch; Thanh tra, kiểm tra việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. * Thanh tra, kiểm tra công tác giao đất. cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất là nội dung quản lý nhà nước về đất đai quan trọng liên quan đến nhiều cấp, ngành, đến nhiều đối tượng sử dụng đất. Đây là công việc làm nhằm phân chia và điều chỉnh vốn đất đai của nhà nước, trong từng ranh giới hành chính đáp ứng các nhu cầu của các ngành và các đối tượng sử dụng đất. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải tuân theo quy định của pháp luật Thanh tra, kiểm tra công tác giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cần tập trung vào một số nội dung sau: - Tính hợp pháp cùa các quyết định giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất, chuyên mục đích sử dụng đất: 13 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Thanh tra, kiềm tra căn cứ, thẩm quyền ra quyết định giao đất, thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Thanh tra việc tuân thủ trình tự, thủ tục giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất; Kiểm tra hồ sơ xin giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Xem xét việc thực hiện quyết định thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: quá trình thực hiện thu hồi đất giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, giao đất ngoài thực địa, vấn đề tái định cự, ổn định đời sống nhân dân có đất bị thu hồi…; - Thanh tra, kiểm tra quản lý các đối tượng khi được giao đất cho thuê đấy, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất so với quyết định; Quản lý hồ sơ khi giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; - Kiểm tra xem xét việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của các đối tượng về quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích các nội dung như đối tượng, diện tích và các vấn đề có liên quan khác theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định. *Thanh tra kiểm tra công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập và quản lý hồ sơ địa chính Thanh tra việc thực hiện nội dung này là thanh tra việc chỉ đạo thực hiện các quy định của nhà nước về việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh cũng như việc chỉ đạo cấp dưới thực hiện, đôn đốc và trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác này của UBND cấp tỉnh. - Thanh tra kiểm tra công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận gồm: + Việc tuân thủ các quy định của pháp luật của ngành trong công tác đăng ký đất đai + Về nội dung đăng ký đất đai như: Hệ thống bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê các tài liệu liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất, các tài liệu bản đồ khác thể hiện thửa đất (nếu có); Việc thực hiện các quy định, trình tự tiến hành đăng ký ở các cấp. Khi thanh tra nội dung này cần thanh tra mang tính chọn lọc, đại diện; Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của các cấp với các loại đối tượng sử dụng và các loại đất khác nhau; Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ở các cấp; 14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- - Thanh tra, kiểm tra công tác lập hồ sơ địa chính và đăng ký biến động về quyền sử dụng đất về: Mức độ đầy đủ các tài liệu, thông tin về thửa đất, người sử dụng đất trong hồ sơ địa chính; việc cập nhật các biến động trên hồ sơ địa chính và việc cho phép thực hiện biến động theo thẩm quyền. * Thanh tra công tác thống kê, kiểm kê đất đai Thanh tra việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai gồm: Thanh tra, kiểm tra việc chỉ đạo của cấp tỉnh đối với cấp dưới trong thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ theo quy định của pháp luật; Trách nhiệm của lãnh đạo chỉ đạo các cấp, các ngành chuyên môn trong việc thống kê, kiểm kê đất đai; Kiểm tra cơ quan chuyên môn thực hiện đúng quy trình, quy phạm cũng như sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc: Xác định phương pháp kiểm kê, xây dựng phương án kế hoạch triển khai cụ thể giải pháp chuyên môn, tổ chức lực lượng triển khai, tổ chức lực lượng chuyên môn để chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các lực lượng thực hiện, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, thu thập, xử lý số liệu, phân tích việc lập hồ sơ của các cấp để báo cáo cấp trên; Tuân thủ các quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của nhà nước. * Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính về đất đai - Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính về đất đai cần thực hiện: - Thanh tra kiểm tra việc quyết định giá đất theo khung giá của Chính phủ ở địa phương xem có đúng quy trình, quy định và nguyên tắc không; - Thanh tra kiểm tra xem có thực hiện theo trình tự không, đúng và sát với giá thực tế và phù hợp không; - Thanh tra việc thực hiện các quy định về các khoản thu, chi, nooph vào ngân sách nhà nước và đối chiếu với quy định của ngành tài chính và ngành tài nguyên môi trường. Theo quy định hiện hành, các nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đất đai gồm: Tiền sử dụng đất khi được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất; Tiền thuê đất đối với đất cho thuê; Thuế sử dụng đất; Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; Tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất đai - Thanh tra việc thực hiện kiểm tra xác định vị trí, giá đất và các khoản thu ở địa phương có đúng quy định của pháp luật không. - Thanh tra kiểm tra việc xác định các trường hợp miễn giảm về đối tượng, thời điểm theo quy định của pháp luật. - Thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định về tài chính trong quá trình đền bù khi thu hồi giải phóng mặt bằng. * Thanh tra kiểm tra việc quản lý các dịch vụ về đất đai Chính phủ quy định một số cơ quan nhà nước có chức năng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai bao gồm: Văn phòng đăng ký đất đai và tổ chức phát triển quỹ đất. Ngoài văn phòng đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai còn có các tổ chức khác trong nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai. Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai bao gồm: Điều tra, đánh giá đất đai, cải tạo đất; Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Tư vấn xác định giá đất; Đấu giá quyền sử dụng đất; Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thanh tra việc thực hiện nội dung này cần cải tiến hành kiểm tra việc quản lý và thực hiện các dịch vụ công trong quản lý, sử dụng đất ở cấp tỉnh. Cụ thể là: Kiểm tra, xem xét các đơn vị dịch vụ công trong việc thực hiện các nội dung công việc của đơn vị theo chức năng; Việc tuân thủ các quy định về loại dịch vụ công, quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các dịch vụ công; Thẩm quyền, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, của các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện dịch vụ công. b. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của UBND cấp Huyện Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của UBND cấp huyện cần thực hiheenj thanh tra những nội dung cụ thể sau: 16 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Thanh tra việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất của UBND cấp huyện theo thẩm quyền mà pháp luật quy định; Thanh tra việc chỉ đạo của UBND cấp xã quản lý theo dõi biến động đất đai: biến động về diện tích, mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở,…; Thanh tra xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại cấp huyện; Thanh tra việc giao đất, cho thuê đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; Việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích trên địa bàn huyện; Thanh tra việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; Thanh tra việc chỉ đạo UBND cấp dưới tổ chức đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Thanh tra việc chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện thống kê kiểm kê đất đai tại phường; Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, thanh tra việc thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai theo thẩm quyền; Thanh tra việc lập, quản ký lưu trữ hồ sơ địa chính; lập và quản lý hồ sơ địa chính giới hành chính cấp huyện, hồ sơ địa giới hành chính cấp xã. c. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của UBND cấp Xã Thanh tra việc thực hieenh nhiệm vụ quản lý đất đai của UBND cấp xã gồm những nội dung thanh tra cụ thể sau: Thanh tra việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của UBND xã; Thanh tra việc thẩm định hồ sơ xin giao đất, xin thuê đất của các đối tượng; lập hồ sơ thu hồi đất của các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn để thực hiện quy hoạch sử đụng dất; quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn; Thanh tra việc giao đất trên thực địa cho các đối tượng của UBND cấp xã; Thanh tra việc thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất; Thanh tra việc lập hồ sơ, xác nhận về nguồn gốc sử dụng đất; việc tổ chức đăng lý đất đai, xét duyệt, công khai kết quả xét duyệt cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất tại cấp xã; Thanh tra việc thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo quy định của pháp luật; 17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn