intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thiết lập giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm cho một số xét nghiệm đông máu cơ bản ở trẻ em

Chia sẻ: Cung Nguyệt Phỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng giúp bạn tìm hiểu và thiết lập giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm ở trẻ em cho một số xét nghiệm đông máu cơ bản (PT, APTT, INR, Fib) tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thiết lập giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm cho một số xét nghiệm đông máu cơ bản ở trẻ em

  1. THIẾT LẬP GIÁ TRỊ THAM CHIẾU PHÒNG XÉT NGHIỆM CHO MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU CƠ BẢN Ở TRẺ EM Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Duyên, Lương Thị Nghiêm,Nguyễn Thị Trang Bệnh Viện Nhi Trung Ương
  2. Đặt vấn đề ❖ Trẻ em là đối tượng phát triển liên tục, hằng số sinh học khác nhau giữa các thời kỳ và khác với người lớn ❖ Tại Việt Nam: - Năm 1975 xuất bản cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” –GS Tấn Gi Trọng - Năm 2003 xuất bản cuốn: Giá trị sinh học người Việt Nam bình thương thập niên 90 thế kỷ 20” – GS Lê Nam Trà và cs →Các NC này mới đưa ra tham chiếu về máu chảy- máu đông bằng phương pháp thủ công → Hiện nay XN máu chảy-máu đông đã không còn sử dụng rộng rãi mà thay bằng XN ĐMCB vòng đầu (PT, Fib, APTT)
  3. Đặt vấn đề ❖Từ 2003 đến nay chưa có thêm nghiên cứu nào về hằng số sinh học trong khi: - Đời sống xã hội từ năm 2003 đến nay đã có nhiều thay đổi, thể chất trẻ em đã khác rất nhiều so với hơn 20 năm về trước - Phương pháp xét nghiệm hiện đại tự động đã thay thế hầu hết các PPXN thủ công và bán thủ công ❖XN (PT, Fib, APTT): là những XN sàng lọc rối loạn đông máu cơ bản nhất, sử dụng bắt buộc trước phẫu thuật và định hướng chẩn đoán các rối loạn đông máu
  4. Đặt vấn đề ❖Hiện nay, các phòng xét nghiệm Nhi khoa và bác sỹ lâm sàng Nhi khoa thường phải sử dụng khoảng tham chiếu của trẻ em nước ngoài. ❖Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thiết lập giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm ở trẻ em cho một số xét nghiệm đông máu cơ bản (PT, APTT, INR, Fib) tại Bệnh viện Nhi Trung Ương”
  5. Giá trị tham chiếu ❖Khoảng tham chiếu sinh học: - Reference range, Interval range - Là khoảng giá trị xét nghiệm đo ở người bình thường, khỏe mạnh, theo giới và theo tuổi ❖Khoảng tham chiếu được xác định theo phương pháp bách phân vị không thông số (non parametric percentile method – CLSI C28-A3)
  6. Giá trị tham chiếu Tổng Tổng biến biến thiênthiên (giá trịtham (giá trị chiếu chiếu tham đo được) đo được) Biến thiên Biến thiên củacủa Biến thiên nội Biến thiên giữa các phépđođo phép cá thể cá thể SD-Độ lệch Bias –Sai số chuẩn Biến thiên sinh học
  7. Giá trị tham chiếu ✓ Dựa trên phân bố chuẩn ✓ Bách phân vị thứ 2,5 và 97,5 (phân bố chuẩn 95%, độ tin cậy 90%) ✓ Giới hạn dưới là tại đó có 2.5% dân số có kết quả thấp hơn giá trị này và giới hạn trên là giá trị mà tại đó 2,5% dân số có kết quả cao hơn giá trị này
  8. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu NC: 1620 trẻ em khỏe mạnh đến khám kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2016-2017. Phân chia theo nhóm tuổi và giới tính oNhóm 1: 0 - 1 tháng tuổi oNhóm 2: 1 - 6 tháng tuổi oNhóm 3: 6 – 12 tháng tuổi oNhóm 4: 1 - 2 tuổi oNhóm 5: 2 – 6 tuổi oNhóm 6: 6-12 tuổi oNhóm 7: 12-18 tuổi Thu thập dữ liệu: XN (PT, INR,APTT, Fib) trên máy ACL TOP 500 và 750 của hãng Instrument Laboratory, sinh phẩm tương ứng là PT-2G, APTT-SP liquid, CaCl2 và FibC. Phân tích dữ liệu: phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0
  9. Quy trình nghiên cứu - Chọn trẻ đến kiểm tra sức khỏe Lựa chọn đối - Lấy máu làm XN: 2ml máu toàn phần ống tượng NC Natri citrat 3,8% Trong vòng 4h Thực hiện Thực hiện XN ĐMCB trên máy ACL XN TOP 500 và 750 - Theo nhóm tuổi, giới tính Thu thập số liệu -Giá trị trung bình (x), độ lệch Phân tích kết quả chuẩn (SD), giá trị min, max cho từng thông số -Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0
  10. Kết quả nghiên cứu Phân bố tuổi, giới của đối tượng NC Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng 0 - 1th 90 90 180 1th – 6th 120 120 240 6th -12th 120 120 240 1t – 2t 120 120 240 2t – 6t 120 120 240 6t -12t 120 120 240 12t-18t 120 120 240 Tổng 810 810 1620 Có 7 nhóm tuổi được đưa vào nghiên cứu, 120 mẫu/ nhóm/ giới. Riêng trẻ sơ sinh cỡ mẫu ít hơn, do đối tượng NC ít hơn
  11. Kết quả nghiên cứu Khoảng tham chiếu xét nghiệm Prothrombin time Độ tuổi PT (%) PT (s) INR Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0 - 1th 87.7±12.9 86.1±12.2 12.6±1.2 12.5±1.3 1.11±0.11 1.06±0.10 1th – 6th 96.0±14.7 94.5±13.7 12.4±1.2 12.4±1.2 1.04±0.10 1.05±0.10 6th -12th 97.7±14.8 96.1±14.5 12.3±1.1 12.5±1.3 1.03±0.10 1.04±0.10 1t – 2t 97.7±14.2 94.5±11.6 12.4±1.2 12.4±1.1 1.02±0.09 1.05±0.09 2t – 6t 95.1±12.8 93.7±13.3 12.5±1.0 12.6±1.1 1.04±0.09 1.06±0.09 6t -12t 93.8±11.6 90.1±11.7 12.5±1.0 13.0±1.1 1.05±0.08 1.07±0.09 12t-18t 89.8±12.9 90.1±16.5 13.0±1.2 12.9±1.1 0.99±0.09 1.09±0.12
  12. Kết quả nghiên cứu Giá trị trung bình và giới hạn phân bố 95% dữ liệu của Prothrombin Kết quả: - Nhóm trẻ sơ sinh có tỷ lệ % PT thấp hơn các nhóm khác với (p=0.026) - Sau tuổi sơ sinh, các yếu tố phụ thuộc vitamin K (yếu tố II, VII, IX, X) tăng nên tỷ lệ % prothrombin tăng hơn.
  13. Kết quả nghiên cứu Khoảng tham chiếu xét nghiệm APTT và Fibrinogen Độ tuổi APTT (s) APTT (R) Fibrinogen (g/l) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 0 - 1th 35.8±3.3 35.1±3.1 1.04±0.11 1.09±0.11 3.0±0.9 3.2±0.9 1th – 6th 33.3±3.6 33.6±3.5 1.04±0.11 1.05±0.11 2.7±0.8 2.6±1.0 6th -12th 32.8±3.4 33.2±3.9 1.03±0.10 1.04±0.11 2.8±0.9 3.1±1.0 1t – 2t 32.6±3.4 32.6±3.7 1.04±0.11 1.04±0.11 2.9±0.8 3.1±1.0 2t – 6t 32.6±3.3 32.4±3.3 1.03±0.10 1.02±0.10 3.1±0.8 3.3±0.9 6t -12t 32.6±3.22 32.3±3.2 1.04±0.10 1.02±0.10 3.2±0.9 3.7±1.8 12t-18t 31.5±4.30 30.6±2.7 1.00±0.11 0.96±0.08 3.6±1.4 3.1±0.5
  14. Kết quả nghiên cứu Giá trị trung bình và giới hạn phân bố 95% dữ liệu của APTT oNhóm tuổi sơ sinh có APTT (s) dài hơn so với nhóm 1÷ 6th (p=0.016) oSau tuổi sơ sinh không có sự khác biệt giữa các nhóm oNhóm trẻ lớn, lứa tuối 12÷ 18T, APTT (s) có xu hướng ngắn hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
  15. Kết quả nghiên cứu Giá trị trung bình và giới hạn phân bố 95% dữ liệu của Fibrinogen Fibrinogen không có sự khác biệt giữa các nhóm
  16. BÀN LUẬN - Giá trị tham chiếu XN ĐMCB khác nhau ở rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên các NC gần đây với quy mô lớn như NC của Pháp (Monagle và cs-2006), Fatma và cs (2016) cho thấy hệ thống máy XN và thuốc thử khác nhau cho kết quả không tương đồng. - Đối với XN APTT, thuốc thử sử dụng cũng khác nhau về thành phần, có thuốc thử nhậy hơn với hội chứng kháng phospholipid và có những thuốc thử nhậy hơn trong thiếu hụt yếu tố đông máu bẩm sinh→ Phòng XN huyết học cũng như bác sỹ nhi khoa cho chỉ định XN và lựa chọn PPXN phù hợp
  17. KẾT LUẬN ✓ Kết quả XN ĐMCB bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: hệ thống máy XN, thuốc thử, đối tượng NC, cách lấy mẫu...→ Mỗi phòng XN cần xây dựng khoảng tham chiếu riêng trên đối tượng NC tại địa phương, trên hệ thống máy XN và thuốc thử đang sử dụng. ✓ Trong báo cáo kết quả XN, các phòng XN cần đưa khoảng tham chiếu ứng với từng lứa tuổi và dòng máy sử dụng. ✓ Trong NC của chúng tôi, kết quả PT, APTT có sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và trẻ sau 1 tháng tuổi. Fibrinogen không có khác biệt giữa các nhóm. XN (PT, APTT, INR, Fibrinogen) không khác biệt về giới
  18. Tài liệu tham khảo
  19. Thank you !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2