intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thống kê kinh doanh: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai

Chia sẻ: Nguyễn Tình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

54
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Thống kê kinh doanh: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai" trình bày dữ liệu thống kê; số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê; các mức độ trung tâm; các tham số đo độ biến thiên của tiêu thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thống kê kinh doanh: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai

  1. BÀI 2 MÔ TẢ DỮ LIỆU THỐNG KÊ ThS. Nguyễn Thị Xuân Mai Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0013112203 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Bạn muốn một sản phẩm dưỡng da như thế nào? Trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nhãn hàng Pond’s đã tổ chức thu thập ý kiến của các bạn nữ tuổi từ 15-25 về loại kem dưỡng da đang sử dụng, hiệu quả sử dụng cũng như mong muốn của các bạn về một sản phẩm mới. Tuy nhiên, những thông tin thu thập được mới chỉ ở dạng thô, mang tính chất rời rạc, chưa cho thấy đặc trưng chung của hiện tượng nghiên cứu. Vậy với những thông tin đó, làm thế nào để có thể phân tích và đưa ra một quyết định đúng đắn? 1. Dữ liệu trên phải được trình bày thế nào sao cho có hiệu quả nhất? 2. Làm thế nào để nêu lên được những đặc trưng cơ bản của hiện tượng? 3. Làm thế nào đánh giá được mức độ đại diện của các vấn đề nghiên cứu? 4. Liệu những ý kiến đưa ra có tập trung hay không? v1.0013112203 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: • Trình bày được khái niệm, tác dụng phân tổ thống kê. • Mô tả được các bước tiến hành phân tổ thống kê. • Trình bày được khái niệm và đặc điểm số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê. • Phân biệt được các loại số tuyệt đối và số tương đối khác nhau. • Nêu được khái niệm, công thức tính và so sánh các đặc điểm của số trung bình, số trung vị và mốt. • Nhận biết được các đặc trưng phân phối của dãy số. • Trình bày được khái niệm, công thức tính và đặc điểm các tham số đo độ biến thiên của tiêu thức. • Tính toán được các mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội dựa theo số liệu đã có. v1.0013112203 3
  4. NỘI DUNG Trình bày dữ liệu thống kê Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê Các mức độ trung tâm Các tham số đo độ biến thiên của tiêu thức v1.0013112203 4
  5. 1. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU THỐNG KÊ 1.1. Một số vấn đề chung về phân tổ thống kê 1.2. Trình bày dữ liệu định tính 1.3. Trình bày dữ liệu định lượng 1.4. Dãy số phân phối v1.0013112203 5
  6. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TỔ THỐNG KÊ • Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (hoặc tiểu tổ) có tính chất khác nhau. • Ý nghĩa của phân tổ thống kê:  Cho phép thực hiện được việc nghiên cứu một cách kết hợp giữa cái chung và cái riêng.  Được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê.  Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.  Là một trong các phương pháp phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác. v1.0013112203 6
  7. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TỔ THỐNG KÊ (tiếp theo) • Nhiệm vụ của phân tổ thống kê:  Phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu;  Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu;  Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. • Các loại phân tổ thống kê:  Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê:  Phân tổ phân loại;  Phân tổ kết cấu;  Phân tổ liên hệ.  Căn cứ vào số lượng tiêu thức được sử dụng để phân tổ:  Phân tổ đơn;  Phân tổ theo nhiều tiêu thức. v1.0013112203 7
  8. CÁC BƯỚC PHÂN TỔ THỐNG KÊ Phân phối các đơn vị vào từng tổ Bước 4 Xác định số tổ và khoảng cách tổ Bước 3 Lựa chọn tiêu thức phân tổ Bước 2 Xác định mục đích phân tổ Bước 1 v1.0013112203 8
  9. CÁC BƯỚC PHÂN TỔ THỐNG KÊ • Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê. • Căn cứ lựa chọn tiêu thức phân tổ:  Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất, phù hợp với mục đích nghiên cứu.  Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu.  Phải tùy theo mục đích nghiên cứu và điều kiện tài liệu thực tế mà quyết định phân tổ hiện tượng theo một hay nhiều tiêu thức. v1.0013112203 9
  10. 1.2. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính. • Các loại hình, biểu hiện tương đối ít: mỗi loại hình, biểu hiện có thể hình thành nên một tổ. • Các loại hình, biểu hiện thực tế nhiều: ghép nhiều tổ nhỏ lại thành một số tổ lớn, theo nguyên tắc các tổ nhỏ ghép lại với nhau phải giống nhau (hoặc gần giống nhau) về tính chất, về giá trị sử dụng, về loại hình... v1.0013112203 10
  11. 1.3. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG Thu nhập bình quân một tháng Số nhân viên (Triệu đồng) (Người) 3-5 3 5-7 5 7-9 6 9-11 3 11-13 2 13-15 1 Tổng 20 v1.0013112203 11
  12. 1.3. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) Tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng. • Lượng biến của tiêu thức thay đổi ít: mỗi lượng biến có thể hình thành nên một tổ, gọi là phân tổ không có khoảng cách tổ. Số công nhân Bậc thợ (Người) 1 10 2 20 3 45 4 60 5 35 6 25 7 5 Tổng 200 v1.0013112203 12
  13. 1.3. TRÌNH BÀY DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG (tiếp theo) • Lượng biến của tiêu thức biến thiên lớn: mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng biến, với hai giới hạn, gọi là phân tổ có khoảng cách tổ. Khoảng cách tổ (h) = giới hạn trên – giới hạn dưới  Phân tổ với khoảng cách tổ đều nhau: thực hiện với các hiện tượng tương đối đồng nhất về loại hình kinh tế xã hội và lượng biến trên các đơn vị thay đổi tương đối đều đặn hoặc khi ta không biết gì về quy luật thay đổi về lượng của các đơn vị. x max  x min h n  Phân tổ với khoảng cách tổ không đều nhau: thực hiện với các hiện tượng mà lượng biến trên các đơn vị thay đổi không đều. Khi đó, cần phải tuyệt đối tuân theo quy luật của mối quan hệ lượng - chất và dựa vào mục đích nghiên cứu, ý nghĩa kinh tế - xã hội của hiện tượng mà xác định nội dung và phạm vi của tổ cho phù hợp. v1.0013112203 13
  14. 1.4. DÃY SỐ PHÂN PHỐI Dãy số phân phối là kết quả của phân tổ thống kê. Gồm có: • Dãy số thuộc tính. • Dãy số lượng biến. Lượng biến Tần số Tần suất Tần số tích lũy Tần suất tích lũy xi fi di Si Si’ x1 f1 d1 S1 = f1 S1’= d1 x2 f2 d2 S2 = S1 + f2 S2’= S1’ + d2 … … … … … xn fn dn Sn = Sn-1 + fn Sn’= Sn-1’ + dn ∑fi ∑di=1 hoặc 100% v1.0013112203 14
  15. 2. SỐ TUYỆT ĐỐI VÀ SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ 2.1. Số tuyệt đối trong thống kê 2.2. Số tương đối trong thống kê 2.3. Điều kiện vận dụng số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê v1.0013112203 15
  16. 2.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ • Khái niệm: Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. • Đặc điểm:  Luôn bao hàm một nội dung kinh tế xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm nhất định.  Phần lớn các số tuyệt đối trong thống kê là do kết quả của điều tra thống kê và tổng hợp tài liệu.  Luôn có đơn vị tính cụ thể. v1.0013112203 16
  17. 2.1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo) • Tác dụng:  Số tuyệt đối cho ta nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.  Là cơ sở để phân tích thống kê và tiến hành tính toán các mức độ khác trong nghiên cứu thống kê. • Các loại số tuyệt đối trong thống kê:  Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định.  Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định. v1.0013112203 17
  18. 2.2. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ • Khái niệm: Số tương đối trong thống kê là mức độ biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng nghiên cứu. • Đặc điểm:  Số tương đối là kết quả so sánh hai số đã có (thường là hai số tuyệt đối), không trực tiếp thu thập được qua điều tra.  Tuỳ thuộc vào mức độ nghiên cứu cụ thể mà gốc so sánh khác nhau. Khi gốc so sánh khác nhau thì ý nghĩa của số tương đối khác nhau.  Đơn vị tính là lần, %, hay đơn vị kép. v1.0013112203 18
  19. 2.2. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo) • Tác dụng:  Số tương đối được sử dụng nhiều trong phân tích thống kê, giúp cho nghiên cứu hiện tượng một cách sâu sắc trong quan hệ so sánh.  Trong nhiều trường hợp cần phải giữ bí mật số tuyệt đối, người ta thường dùng số tương đối để biểu hiện sự khác biệt.  Số tương đối còn được sử dụng nhiều trong lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. • Các loại số tương đối trong thống kê:  Số tương đối động thái;  Số tương đối kế hoạch;  Số tương đối kết cấu;  Số tương đối không gian;  Số tương đối cường độ. v1.0013112203 19
  20. 2.2. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ (tiếp theo) • Số tương đối động thái (tốc độ phát triển): phản ánh sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. y1 t  y0 • Số tương đối kết cấu: biểu hiện tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong toàn bộ hiện tượng. y d  bp y tt • Số tương đối kế hoạch: dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Gồm có: yk  Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Kn  y0 y1  Số tương đối thực hiện (hoàn thành) kế hoạch: Kt  yk v1.0013112203 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2