Bài giảng Tin học cơ sở: Bài 3 - Đào Kiến Quốc
lượt xem 13
download
Bài giảng Tin học cơ sở: Bài 3 của Đào Kiến Quốc trình bày về nguyên lý hoạt động của máy tính điện tử với những nội dung chính như bộ xử lý và hoạt động của bộ xử lý; pipeline và kiến trúc siêu vô hướng; nguyên lý Von Neumann. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Tin học và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tin học cơ sở: Bài 3 - Đào Kiến Quốc
- BÀI GIẢNG TIN HỌC CƠ SỞ BÀI 3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
- NỘI DUNG Bộ xử lý và hoạt động của bộ xử lý Pipeline và kiến trúc siêu vô hướng Nguyên lý Von Neumann
- BỘ XỬ LÝ (CPU) CPU là bộ não của máy tính. CPU có chức năng phối hợp các thiết bị của máy để điều khiển máy tính thực hiện các lệnh theo chương trình đã định. Ngoài bộ số học và logic và bộ điều khiển, CPU còn có các thanh ghi (register) với tư cách là những bộ nhớ chuyên dụng cho hoạt động xử lý lệnh.
- KIẾN TRÚC MÁY TÍNH xxxxx ALU Thanh ghi lệnh PC xxxxx xxxxx Thanh ghi dữ liệu CPU CU Thanh ghi lệnh IR Bus địa chỉ Bus điều khiển [1064] 5 Bus dữ liệu [1068] 7 BỘ NHỚ ……… [2B00] ……… Thiết bị ngoại vi [A001] A1 64 10 68 10 [A006] A2 70 10 [A009] A3 74 10
- CẤU TRÚC LỆNH Lệnh 2 địa chỉ (ít được sử MÃ LỆNH ĐỊA CHỈ ĐỊA CHỈ dụng) MÃ LỆNH ĐỊA CHỈ Lệnh 1 địa chỉ MÃ LỆNH THANH GHI Lệnh 0 có thành phần địa chỉ, dữ MÃ LỆNH ĐỊA CHỈ THANH GHI liệu ở thanh ghi, được thể hiện từ mã lệnh MÃ LỆNH THANH GHI THANH GHI Lệnh có 1 thành MÃ LỆNH phần địa chỉ, 1 thành phần khác Lệnh có 2 thành phần ở thanh ghi, Lệnh không có ở thanh ghi, được thể được thể hiện từ thành phần địa chỉ hiện từ mã lệnh mã lệnh
- CHU TRÌNH LỆNH Đọc một lệnh từ bộ nhớ (Instruction Fetch) Thực hiện lệnh (Execute) Giải mã lênh (Decode) Đọc các dữ liệu (Data Fetch)
- VÍ DỤ VỀ CHU TRÌNH LỆNH ĐỐI VỚI MÁY HAI ĐỊA CHỈ GIẢ ĐỊNH [1064] .......... b x = (b+ c).d [1068] .......... c [106C].......... a [1070] .......... d R1 ← b + c [1074] .......... x R1 ← R1 x d x ← R1 [A001] A1 64 10 68 10 Cộng 2 số ở bộ nhớ, ghi kết quả vào thanh ghi R1 [A006] A2 70 10 Nhân thanh ghi R1 với một số ở bộ nhớ, ghi vào thanh ghi R1 [A009] A3 74 10 Lưu thanh ghi R1 vào ô nhớ
- A2 70 10 [1064] 5 7 12 A1 64 10 68 10 [1068] VÍ DỤ VỀ CHU TRÌNH LỆNH [A001] ALU Thanh ghi lệnh PC [A006] [A001] ADD Thanh ghi dữ liệu Thanh ghi lệnh IR CU Bus địa chỉ Bus điều khiển [1064] 5 Bus dữ liệu [1068] 7 MEMORY ……… Fetch (Instruction) [2B00] ……… Decode [A001] A1 64 10 68 10 [A006] A2 70 10 [A009] A3 74 10 Fetch (Data) Execute
- NGUYÊN LÝ VON NEUMANN Nguyên lý điều khiển bằng chương trình: máy tính thực hiện một công việc theo chương trình được đưa vào bộ nhớ. Nguyên lý này đảm bảo khả năng thực hiện tự động để giải quyết một bài toán của máy tính điện tử Nguyên lý truy cập qua địa chỉ: dữ liệu trong chương trình không chỉ định bằng giá trị mà thông qua địa chỉ trong bộ nhớ. Nguyên lý đảm bảo tính mềm dẻo của chương trình, có thể thể hiện thuật toán không phụ thuộc vào các giá trị phát sinh trong chương trình Kiến trúc Von-Neumann nói trên chính là kiến trúc máy tính thực hiện phù hợp với nguyên lý Von Neumann
- PIPELINE Trong các máy tính hiện đại, CPU được tổ chức để song song hoá nhiều công đoạn trong một chu kỳ xử lý lệnh. Khối thanh ghi được tổ chức phân cấp và có khối lượng lớn (gọi là cache). CPU không chỉ lấy từng lệnh ở bộ nhớ mà lấy cả khối lệnh đặt sẵn trên cache để giảm thiểu thời gian do truy cập bộ nhớ nhiều lần Khi nhiều lệnh đã được đưa lên cache thì trong khi đang thực hiện một lệnh, có thể đồng thời đọc dữ liệu cho một lệnh thứ hai và giải mã một lệnh thứ 3 theo thứ tự. Cơ chế này gọi là pipeline (đường ống)
- CƠ CHẾ ĐOÁN TRƯỚC RẼ NHÁNH Một lệnh rẽ nhánh bao giờ cũng liên quan tới một điều kiện được kiểm tra. Nếu kết quả là đúng thì thực hiện một khối lệnh này, sai thì thực hiện khối lệnh kia. Điều không may là, đoạn lệnh được nạp vào trong cache lại không phải đoạn lệnh sẽ phải thực hiện gây ra phải thay thế cache Cơ chế dự đoán rẽ nhánh được phát triển gần đây cho phép dự báo rẽ nhánh với xác xuất đúng trên 90% cho phép giảm thiểu việc truy xuất từ bộ nhớ lên cache.
- KIẾN TRÚC SIÊU VÔ HƯỚNG Trong kiến trúc siêu vô hướng (superscala), việc xử lý một lệnh được cắt ra rất nhỏ và nhiều lệnh được xử lý đồng thời miễn là không gây ra tranh chấp dữ liệu. Hai lệnh có tranh chấp dữ liệu là lệnh này có sử dụng kết quả do lệnh kia tạo ra. Trong trường hợp đó bắt buộc phải tôn trọng thứ tự. Sau đó bộ xử lý sẽ liên kết kết quả các xử lý các thành phần. Điều phức tạp nhất trong xử lý cả một dãy lệnh còn liên quan tới việc “gọi nhầm” một dãy lệnh từ bộ nhớ lên cache theo thứ tự bình thường do hiện tượng rẽ nhánh
- TỔNG KẾT CPU là đầu não của máy tính, có khả năng thực hiện lệnh và phối hợp sự hoạt động của các thiết bị trong máy tính để xử lý đúng theo chương trình đã định Một số các cải tiến như pipeline, kiến trúc siêu hướng và dự đoán rẽ nhánh đã giúp cho việc xử lý lệnh trong CPU được song song hoá Nguyên lý Von Neumann đảm bảo cho máy tính có thể xử lý thông tin tự động
- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Chức năng của CPU và các thành phần trong CPU. 2. Nêu cấu trúc lệnh và tại sao có thể dùng các lệnh có 1 thành phần địa chỉ trong khi nhiều phép toán thông thường có nhiều đối tượng tham gia tính toán. 3. Mô tả hoạt động xử lý lệnh của CPU. 4. Pipeline là gì. 5. Thế nào là cơ chế siêu vô hướng. 6. Nêu ý nghĩa của nguyên lý điều khiển theo chương trình. 7. Nêy ý nghĩa của nguyên lý truy nhập theo địa chỉ.
- CẢM ƠN ĐÃ THEO DÕI
- HẾT BÀI 3. HỎI VÀ ĐÁP
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tin học cơ sở 1 - Phan Thị Hà (chủ biên)
193 p | 194 | 22
-
Bài giảng Tin học cơ sở: Bài 16 - Đào Kiến Quốc
16 p | 143 | 13
-
Bài giảng Tin học cơ sở: Bài 1 - Thông tin và xử lý thông tin
19 p | 143 | 8
-
Bài giảng Tin học cơ sở 1: Phần 2
87 p | 52 | 8
-
Bài giảng Tin học cơ sở 1: Phần 1
110 p | 39 | 7
-
Bài giảng Tin học cơ sở 1 - Chương 0: Giới thiệu môn học
8 p | 151 | 5
-
Bài giảng Tin học cơ sở: Chương 4 - Các thành phần nhập liệu
39 p | 69 | 5
-
Bài giảng Tin học cơ sở 3 bài 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ
11 p | 25 | 5
-
Bài giảng Tin học cơ sở (Basics of Informatics) - Chương 1: Thông tin và biểu diễn thông tin
18 p | 40 | 5
-
Bài giảng Tin học cơ sở (Basics of Informatics) - Chương 5: Các vấn đề xã hội của công nghệ thông tin
13 p | 37 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ sở 3 bài 3: Table and relation
43 p | 12 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ sở 2: Chương 0 - ThS. Nguyễn Mạnh Sơn
7 p | 120 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ sở: Chương 6 - An toàn thông tin, các hướng phát triển mới trong công nghệ thông tin
15 p | 93 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ sở: Chương 4 - Hệ thống thông tin và ngôn ngữ lập trình
18 p | 65 | 4
-
Bài giảng Tin học cơ sở 2: Chương 2 - ThS. Nguyễn Mạnh Sơn
38 p | 72 | 3
-
Bài giảng Tin học cơ sở 2: Chương 0 - Nguyễn Ngọc Duy
4 p | 83 | 2
-
Bài giảng Tin học cơ sở - Chương 1: Giới thiệu chung
13 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn