YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Tuệ Tĩnh toàn tập
234
lượt xem 43
download
lượt xem 43
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Tuệ Tĩnh toàn tập với mục tiêu trình bày thân thế và sự nghiệp của Tuệ Tĩnh; trình bày tóm tắt nội dung các tác phẩm của Tuệ Tĩnh: Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tuệ Tĩnh toàn tập
- TUỆ TĨNH TOÀN TẬP Th.S BS. Lê Ngọc Thanh Mục Tiêu: 1. Trình bày thân thế và sự nghiệp của Tuệ Tĩnh. 2. Trình bày tóm tắt nội dung các tác phẩm của Tuệ Tĩnh: Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư 1
- I. Tiểu sử và sự nghiệp: 1. Tiểu sử: Tuệ Tĩnh ( hay Huệ Tĩnh ) là pháp hiệu của nhà sư thầy thuốc Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ra ở Hải Dương. Theo truyền thuyết ông sinh ra vào đời nhà Trần ( 1225 – 1399 ) Ông mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, được các nhà sư nuôi dưỡng từ nhỏ. Ông là người thông minh, học giỏi. Thi đậu thái học sĩ năm 22 tuổi, nhưng không làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh thiền sư, vừa làm việc từ thiện vừa làm thuốc giúp dân. 2
- Tuệ Tĩnh đã xây dựng tu sửa 24 ngôi chùa. Ông kết hợp việc chùa, giảng kinh, với việc cứu tế, tổ chức trồng trọt, thu hái và bào chế thuốc, sưu tầm cây thuốc phương thuốc trong dân gian…. Phương châm của ông là “ Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” và chủ trương xã hội hóa Y học. Do đó mà hai tác phẩm “ Nam dược chỉ nam” và “ Thập tam phương gia giảm” ra đời lưu truyền trong dân gian Theo truyền thuyết năm 55 tuổi, vì giỏi về thuốc nên bị bắt triều cống sang Trung Quốc làm thầy thuốc, được nhà Minh giữ làm việc ở Viện Thái y, rồi mất ở Trung Quốc, không rõ năm nào. 3
- 2. Đặc điểm của sự nghiệp và ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh Ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh rất sâu rộng trong dân gian và y gia Việt Nam đến nỗi tôn kính như một vị thánh thuốc Nam. Đó là nhờ những đặc điểm sau đây của Tuệ Tĩnh: Tinh thần độc lập tự cường dân tộc Tinh thần thừa kế và phát huy Tinh thần “xã hội hóa” y học Tinh thần phòng bệnh tích cực Thầy thuốc – nhà tu 4
- Bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư và nhất là bộ Nam dược thần hiệu có ảnh hưởng rất sâu rộng trong y gia VN. - Hoàng Đôn Hòa, Lương Dược Hầu dưới triều Lê Thế Tông, đã chữa bệnh rộng rãi và cứu cho nhân dân qua khỏi vụ dịch nǎm 1533 với thuốc nam trồng kiếm tại địa phương, và chữa cho quân đội triều Lê khỏi dịch sốt rét và thồ tả ở Thái Nguyên nǎm 1574 với thuốc Tam hoàng hoàn gồm Hoàng nàn, Hoàng lực do Tuệ Tĩnh đã phát hiện ở Nam dược thần hiệu và Hùng hoàng đã được dùng chống khí độc lam chướng ở Thập tam phương gia giảm. - . Đường lối dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh nói ở Bổ âm đơn về phòng bệnh hư lao, đã được Hoàng Đôn Hòa cụ thể bằng thuyết "Thanh tâm tiết dục" với phép "Tịnh công hô hấp" ở sách Hoạt nhân toát yếu. 5
- - Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII) đã thừa kế 496 bài thơ dược tính của Nam dược thần hiệu chép vào sách Lĩnh nam bản thảo, với nhiều phương thuốc nam của Tuệ Tinh chép vào các tập Hành giản trân nhu và Bách gia trân tàng. Đường hướng dưỡng sinh của Tuệ Tỉnh về giữ gìn tinh khí thần để sống lâu cũng được Lãn Ông phụ họa thêm ở thiên Khởi cư của tập "Vệ sinh yếu quyệt ". 6
- II. Các tác phẩm của Tuệ Tĩnh Tuệ Tĩnh để lại cho hậu thế hai tác phẩm có giá trị lớn lao về thuốc nam là Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm lưu truyền trong nhân dân. Người đời sau chép truyền tay và biên tập lại và bổ sung thêm thành 2 bộ sách hiện nay đang lưu hành là Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư 1. Nam dược thần hiệu Gồm 499 vị thuốc nam và 10 khoa bệnh học với 3932 phương thuốc chữa 184 bệnh kể cả thuốc chữa gia súc. 7
- Bản in gồm 11 quyển: Quyển đầu: giớ thiệu tính vị, tác dụng của các cây cỏ thường dùng nhất, rồi đến các loại côn trùng, động vật, các loại nước, đất, ngũ kim, đá, muối khoáng và những thứ thuộc về người dùng làm thuốc. Tất cả gồm 499 vị, người đời sau bổ sung thêm 87 vị thuốc khác Quyển 1: các bệnh trúng Quyển 2: các bệnh khí Quyển 3: các chứng thất huyết 8
- Quyển 4: các bệnh có đau Quyển 5: các bệnh không đau Quyển 6:các bệnh chín khiếu Quyển 7: các bệnh nội nhân Quyển 8: các bệnh phụ khoa Quyển 9: các bệnh nhi khoa Quyển 10: các bệnh ngoại khoa Phần phụ: thuốc trừ sâu, 5 chứng tuyệt, chữa bệnh gia súc 9
- Ở mỗi một bệnh, đều có nêu nguyên nhân, bệnh lý, chứng trạng và kinh phương hay truyền phương. Đặc điểm của bộ sách là hầu hết các vị thuốc đều là thuốc đơn giản sẵn có tại chỗ, dễ kiếm tìm. Các phương pháp chườm, cứu, xoa bóp cũng được đề cập đến. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, bộ “ Nam Dược Thần Hiệu” không khỏi có một số điểm mà hiện giờ ta cho là duy tâm, không hợp với khoa học hoặc nhận định quá đáng về kết quả. 10
- a. Tên gọi, vị khí và chủ trị của các vị thuốc nam ( quyển đầu ) Loại cỏ hoang: hoàng tinh, nga truật, hương phụ, bạc hà, lô căn, ngưu tất… Loại dây leo: thỏ ty tử, cát căn, thiên hoa phấn… Loại cỏ mọc ở nước: xương bồ, phù bình… Loại mễ cốc: Ý dĩ, bạch biển đậu… Loài rau: la bặc tử, sinh khương… Loài quả: Đào nhân, trần bì, long nhãn, liên tử… Loài cây: Bá tử nhân, Quế chi, hoa hòe, tang ký sinh… Loài côn trùng: Tang phiêu tiêu, bạch cương tàm, thuyền thoái… 11
- Loài có vảy: xuyên sơn giáp, cáp giới… Loài cá: lý ngư, Ô tặc, Hà ngư Loài có mai: Quy bản, Miết giáp… Loài có vỏ: Mẫu lệ, Thạch quyết minh… Loài chim:Cáp điểu, Ô kê cốt… Loài chim nước: Ngoan thu, Sào hồ, Gia áp… Loài gia súc: Trư nhục, Trư thận, Dương nhục… Loài thú rừng: Linh dương giác, Lộc nhung… Các thứ nước: Vũ thủy, Tinh hoa thủy… Ngoài ra còn có các thứ đất, loài ngũ kim, loài đá, muối khoáng, thuộc bề người 12
- b. Các bệnh trúng: Bao gồm các loại bệnh: trúng phong, thương hàn, trúng hàn, trúng thử, chứng táo, chứng hỏa, chứng hỏa, cảm mạo, kính xí, ôn dịch, lam chướng, sốt rét, uốn ván, trúng độc, phạm phòng. “ Trúng phong là đầu các bệnh, biến hóa vô cùng, phát ra cũng bất nhất, triệu chứng như thình lình bổ ngã, bất tỉnh nhân sự, miệng mắt méo lệch, sùi bọt miếng, bán thân bất toại….” c. Các bệnh về khí: Bao gồm: Đàm ẩm, ho, suyễn, lao phổi, sưng phổi mủ, nôn mửa, phiên vị, nấc, ợ hơi, nuốt chua, xót ruột, các bệnh khí, đầy ách, cổ trướng, thủy thủng, chứng uất, tích tụ, quan cách. 13
- d. Các bệnh xuất huyết: Thổ huyết, nục huyết, lạc huyết, thóa huyết, tiện huyết, niệu huyết. e. Các bệnh có đau: Đau đầu, đau mặt, đau vùng thượng vị, đau bụng, hoắc loạn, đau lưng, đau cánh tay, đau vai, đau lưng, đau sườn, tê thấp, cước khí, đồi sán. f. Các bệnh không đau: Đổ mồ hôi, chóng mặt, tê dại, bại liệt, điên cuồng, động kinh, chóng quên, kinh sợ hồi hộp, rạo rực, mất ngủ, quyết chứng, cố lãnh, phát nhiệt, tiêu khát, năm chứng đản 14
- g. Các bệnh chín khiếu: Bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh miệng lưỡi, bệnh môi, bệnh răng, đau họng, hóc xương, nổi hạch, kiết lỵ, ỉa chảy, đái đục, di tinh, lâm chứng, són đái, bí tiểu tiện, bí đại tiện, bí đại tiểu tiện, trĩ rò, lòi dom. h. Các bệnh nội nhân: Nội thương, hư lao, giun sán, bổ ích, thương thực, bệnh tình chí, bệnh người già. “ Nội thương là khí huyết tạng phủ bị tổn thương bên trong….Bệnh nội thương thì nóng rét xen nhau không cùng phát một lúc…Nội thương lòng bàn tay nóng mà lưng bàn tay mát….” 15
- i. Các bệnh phụ khoa: Điều kinh, kinh bế, băng huyết, rong huyết, khí hư bạch đới, hư lao, dưỡng thai, động thai, thai nghén, sản hậu, sẩy thai, đau vú, thông sữa, bệnh kín, tạp bệnh, trang sức J. Các bệnh nhi khoa: Sơ sinh, cấp kinh, mạn kinh, cam tích, nóng sốt, cảm mạo, thương thực, thổ tả, kiết lỵ, sốt rét, ho, suyễn, trướng bụng, chạm vía. 16
- Thai nhiệt, thai hoàng, tắc ruột, thai kinh, không bú, phong chúm miệng, uốn ván rốn, phong cấm khẩu, không đái, khóc đêm, trúng khí độc, thiên điếu, lở miệng, bệnh về lưỡi, cam tẩu mã, đơn độc, đau mắt, đau họng, nhọt lở, sán khí, lòi trôn trê, bí đại tiểu tiện, phù thũng, lở rốn, hở thóp, thóp lõm, thóp lồi, các chứng chậm, dô ngực, gù lưng, lở mép, đậu, sởi. k. Các bệnh ngoại khoa: Đơn sưng, mụn nhọt, đinh độc, phụ cốt thư, ung ruột, ban chẩn, nang ung, huyền ung, tràng nhạc, anh lựu, mụt ổ gà, các thứ lở, lở ống chân, lở dương mai, hột xoài, hạ cam, xích điến bạch điến, phong hủi, gãy xương, bị thương vì đánh đập, bị phỏng, bị thương tên đạn, bị thương mũi nhọn, thú dữ cắn, rắn rết sâu độc cắn, năm chứng tuyệt 17
- 2. Hồng Nghĩa giác tư y thư • Triều Hậu Lê đổi tên Thập tam phương gia giảm thành Hồng Nghĩa giác tư y thư. a. Quyển thượng - Nam dược quốc ngữ phú: Bài thuốc bằng chữ nôm nêu tên 580 vị thuốc Nam kèm theo tên địa phương của thuốc, đó là các vị thuốc có sẵn tại chỗ hoặc có thể trồng dễ dàng. - Trực giải chỉ nam dược tính phú: Sách bàn về Y lý, mạch học, triệu chứng, chẩn đoán, mô tả tạng phủ, kinh mạch, các vị thuốc bổ tả ôn lương của 12 kinh . Cuối cùng là công dụng, cấm kỵ, liều dùng của 214 vị thuốc nam dùng chữa các bệnh nội ngoại khoa dùng cho cả nam, phụ, lão, ấu. - Ba đơn thuốc thường dùng là “ Như ý đơn” (bài thuốc chữa được nhiều bệnh như ý mình ) “ hồi sinh đơn” ( bài thuốc làm cho sống lại để chữa các bệnh đàn bà ) và “ Bổ âm đơn” ( bài thuốc bổ phần âm để trị các bệnh như người gầy khô, nóng âm ỉ” 18
- b. Quyển hạ - Thập tam phương gia giảm ( bản ca Nôm dịch từ nguyên bản chữ Hán của Tuệ Tĩnh) và Bổ âm đơn. 13 phương thuốc trên đều là cổ phương - Thương hàn tam thập thất chứng ( 37 phương trị thương hàn ) và nguyên tắc trị các bệnh. 19
- Tóm lại: Sách lấy Nội kinh làm cương chỉ xét bệnh và tìm nguyên nhân bệnh, lấy Bản thảo cương mục là chính tông để khảo sát dược tính và kê cứu các vị thuốc chữa bệnh. Ngoài ra còn có các phương gia truyền, bí truyền… Trong sách có chép kinh trị và truyền trị: kinh trị góp nhặt các phương đã kinh nghiệm, truyền trị là thu nhập các phương do các nhà truyền miệng. Sách này là phương thuốc giản tiện, lý luận thông thường, nội dung bao quát, giản tiện và cô đọng. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn