Bài giảng Vật lí 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
lượt xem 2
download
"Bài giảng Vật lí 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ" được biên soạn với mục tiêu giúp học sinh nắm được những kiến thức về sóng cơ; định nghĩa sóng cơ; sóng ngang; các đặc trưng của một sóng hình sin, sự truyền của một sóng hình sin, các đặc trưng của một sóng hình sin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vật lí 12 - Bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH Tổ Vật lý – Công nghệ Chào mừng quý Thầy cô và các em học sinh !
- Chương II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM Tiết PPCT: 12 Bài 7 (VL 12.CB) SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
- Đặt vấn đề Em đã từng nghe nói về sóng, hãy kể tên những loại sóng mà em biết ? Hằng ngày, hiện tượng sóng xảy ra rất phổ biến xung quanh ta (sóng nước, sóng âm, sóng siêu âm, sóng vô tuyến, sóng điện từ,…) Như vậy sóng được hình thành như thế nào và chúng có đặc điểm gì ?
- Quan sát ảnh : CKhi quan sát c : Vì sao cánh bèo ch ậu bé thắc mảắnh trên, các em có nh ậỉn dậ p dình tựạ th xét hay t i ch mà không d c m ắỗ ịch chuyển ắc điều gì không ? theo sóng ?
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ I. SÓNG CƠ 1. Thí nghiệm : H.7.1 SGK Bộ dụng cụ tạo sóng nước Làm thế nào để tạo được sóng nước bằng dụng cụ này ?
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ 1. Thí nghiệm : H.7.1 SGK Sau một thời gian ngắn, mẩu nút chai Trong thí nghi ệm trên, dao đ M dao động (dao đ ộng của ộng tại O đã mũi kim t ại O đã gây ra hi truyền qua n ệu ứng gì ? ước đến M (trên m ặt nước có sóng, O là nguồn sóng )
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ 2. Định nghĩa sóng cơ Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường. (sóng nước lan truyền trên mặt nước theo các phương khác nhau với cùng một tốc độ v) Trong thí nghiệm H.7.1, vật nào dao động, vật nào là môi trường ? Vật dao động : các phần tử nước Môi trường truyền sóng : nước
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ Hãy so Theo dõisánh đoạnphương phim sau dao: động của những thanh nhựa và phương truyền sóng ?
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ 3. Sóng ngang Sóng trong trường hợp trên gọi là sóng ngang, vậy sóng ngang là gì ? Sóng ngang : sóng mà các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Môi trường truyền sóng ngang: Trừ sóng nước, sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ Theo Hãy so dõisánh đoạnphương mô phỏng daosau: động của những phần tử lò xo và phương truyền sóng ?
- Hoạt động 1. Tìm hiểu về sóng cơ Sóng trong trường hợp trên gọi là sóng dọc, vậy sóng dọc là gì ? Sóng dọc : sóng mà các phần tử của môi trường dao động cùng phương với phương truyền sóng. Môi trường truyền sóng dọc : rắn, lỏng, khí Chú ý : Sóng cơ không truyền được trong chân không
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin II. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SÓNG HÌNH SIN 1. Sự truyền của một sóng hình sin Quan sát kĩ mô phỏng sau và trả lời các câu hỏ (chú ý chuyển động của các chấm màu) Sóng có hình dạng gì ? Hình sin
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 1. Sự truyền của một sóng hình sin Nhận xét về sự chuyển động ( vị trí và trCác đ ỉnh sóng chuy ạng thái) c ủa các phển đ ần tộửng hay c (các chốấ m định ? ủa sóng ? màu) c các đỉnh sóng Các ch ấm màu chchuy ển độộng theo sóng ỉ dao đ ng lên xuống quanh VTCB; trạng thái dao động (pha) của các chấm màu truyền đi theo phương truyền sóng
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 1. Sự truyền của một sóng hình sin Qua các nhận xét trên, em cho biết sóng hình sin lan truyền như thế nào ? Khi sóng truyền đi, mỗi phần tử của sóng dao động tại chỗ quanh vị trí cân bằng, chỉ có đỉnh sóng dịch chuyển theo phương truyền với tốc độ v
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin Li độ của mỗi phần tử sóng thay đổi như thế nào ? Từ giá trị 0 (VTCB) đến giá trị cực đại ( biên độ A) Vậy biên độ A của sóng là gì ?
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin a) Biên độ sóng (A): là biên độ dao động của 1 phần tử của môi trường có sóng truyền qua.
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin Hãy so sánh các khoảng thời gian thực hiện một dao động toàn phần của các phần tử sóng ? bằng nhau (chu kỳ T) Vậy chu kỳ T của sóng là gì ?
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin b) Chu kỳ, tần số sóng : Chu kỳ T của sóng là chu kỳ dao động của 1 phần tử môi trường có sóng truyền qua. Đại lượng f = 1/T, gọi là tần số của sóng.
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin Sau một chu kì dao động T, sóng (trạng thái của 1 phần tử) truyền đi được những khoảng như thế nào ? bằng nhau (cùng li độ) và dao động về cùng một phía (dao động cùng pha) Những khoảng cách bằng nhau này gọi là bước sóng λ (lamđa), vậy bước sóng là gì ?
- Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đặc trưng của một sóng hình sin 2. Các đặc trưng của một sóng hình sin c) Bước sóng (λ): là quãng đ ườứng mà sóng truy Viết công th c liên hệ giữa bềướn trong c 1 chu k ỳ sóng, chu kỳ và tốc độ sóng ? Quan sát mô phỏng, cho biết khi nào Ta có liên hệ : λ = vT = v /f (7.1) hai phần tử dao động cùng pha? (v : tốc độ sóng, T : chu kỳ) Hai phần tử cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 17: Máy phát điện xoay chiều
39 p | 51 | 10
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều hệ số công suất
15 p | 73 | 9
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 16: Truyền tải điện năng, máy biến thế
21 p | 60 | 8
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
18 p | 74 | 8
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 13: Các mạch điện xoay chiều
9 p | 51 | 7
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 26: Các loại quang phổ
31 p | 52 | 7
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 25: Giao thoa ánh sáng
22 p | 51 | 6
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 15: Sự phản xạ sóng, sóng dừng
39 p | 50 | 6
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
33 p | 113 | 6
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 24: Tán sắc ánh sáng
33 p | 35 | 6
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 28: Tia X
18 p | 44 | 5
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 30: Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử ánh sáng
21 p | 52 | 4
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 22: Sóng điện từ
26 p | 67 | 4
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch
20 p | 65 | 4
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 14: Mạch có R,L,C mắc nối tiếp
25 p | 45 | 4
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
13 p | 42 | 2
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 20: Mạch dao động
26 p | 32 | 2
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
22 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn