Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 3 - Hồ Trung Mỹ
lượt xem 4
download
Bài giảng Vật lý bán dẫn - Chương 3: Các hiện tượng vận chuyển hạt dẫn, cung cấp cho người học những kiến thức như Sự trôi hạt dẫn; Sự khuếch tán hạt dẫn; Các quá trình sinh và tái hợp; Phương trình liên tục. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 3 - Hồ Trung Mỹ
- ĐHBK Tp HCM-Khoa Đ-ĐT – BMĐT GVPT: Hồ Trung Mỹ Môn học: Vật lý bán dẫn (EE1013) Chương 3 Các hiện tượng vận chuyển hạt dẫn
- Giới thiệu Trong chương này, chúng ta khảo sát các hiện tượng vận chuyển khác nhau trong các dụng cụ bán dẫn. Các quá trình vận chuyển bao gồm trôi, khuếch tán, tái hợp, sinh, phát xạ nhiệt ion, tunnel [đường hầm], và ion hóa va chạm. Chúng ta xét các chuyển động của hạt dẫn (electron và lỗ) trong bán dẫn dưới ảnh hưởng của điện trường và gradient nồng độ hạt dẫn. Chúng ta cũng bàn về các khái niệm điều kiện không cân bằng mà ở đó tích số nồng độ hạt dẫn np khác với giá trị cân bằng của nó là ni2. Tiếp theo xét điều kiện trở lại trạng thái cân bằng thông qua các quá trình sinh-tái hợp. Sau đó chúng ta tìm được các phương trình cơ bản cho việc vận hành dụng cụ bán dẫn, bao gồm các phương trình mật độ dòng điện hiện tại và phương trình liên tục 2
- Nội dung 3.1 Sự trôi hạt dẫn 3.2 Sự khuếch tán hạt dẫn 3.3 Các quá trình sinh và tái hợp 3.4 Phương trình liên tục 3
- 3.1.1 Độ linh động Ta xét một mẫu bán dẫn loại N với nồng độ donor đều trong điều kiện cân bằng nhiệt. Dưới trạng thái cân bằng nhiệt, nhiệt năng trung bình của một điện tử ở dãi dẫn có thể được lấy từ các định lý cân bằng vùng năng lượng, 1/2 kT năng lượng cho mỗi bậc tự do, với k là hằng số Boltzmann's và T là nhiệt độ tuyệt đối. Điện tử trong bán dẫn có 3 bậc tự do (trong không gian). Do đó động năng của điện tử được cho bởi với mn là khối lượng hiệu dụng của điện tử và vth là vận tốc nhiệt trung bình. Ở nhiệt độ phòng (300oK), vth ~ 107cm/s với Si và GaAs. 4
- 3.1.1 Độ linh động (2) Do nhiệt, điện tử chuyển động nhanh theo mọi hướng. Chuyển động nhiệt của mỗi điện tử có thể được xem như sự nối tiếp của tán xạ ngẫu nhiên từ các va chạm với các nguyên tử trong mạng, các nguyên tử tạp chất, và các trung tâm tán xạ khác (xem minh họa ở hình 1a). Chuyển động ngẫu nhiên của các điện tử dẫn đến sự dịch chuyển của điện tử là zero trong 1 khoảng thời gian đủ dài. Khoảng cách trung bình giữa các va chạm đgl đường đi tự do trung bình (mean free path), và thời gian trung bình giữa các va chạm đgl thời gian tự do trung bình (average free time) C. Giá trị tiêu biểu cho đường đi tự do trung bình là 10-5cm và C ~ 1ps=10-12s. 5
- 3.1.1 Độ linh động (3) Hình 1. Đường đi của điện tử trong bán dẫn (a) Chuyển động nhiệt ngẫu nhiên (b) Chuyển động kết hợp do nhiệt và điện trường E. 6
- 3.1.1 Độ linh động (4) Khi áp đặt 1 điện trường nhỏ E vào mẫu bán dẫn, mỗi điện tử sẽ bị tác động 1 lực F = -qE và được gia tốc theo chiều ngược chiều E trong lúc có các va chạm. Do đó, thành phần vận tốc thêm vào sẽ được xấp chồng với chuyển động nhiệt của điện tử. Thành phần được thêm vào này đgl vận tốc trôi (drift velocity). Khi đó độ dịch chuyển của điện tử là khác zero và hướng ngược E (xem hình 1b). Ta có thể tính được vận tốc trôi vn bằng cách cho cân bằng momentum (lực x thời gian) áp đặt vào điện tử trong lúc di chuyển tự do giữa các va chạm với momentum có được bởi điện tử trong cùng khoảng thời gian. Đẳng thức này đúng vì ở trạng thái xác lập, tất cả các momentum có được giữa các va chạm sẽ bị mất đi trong mạng. Momentum áp đặt vào điện tử là –qEC và momentum có được là mnvn. 7
- 3.1.1 Độ linh động (5) – Vận tốc trôi Ta có: Thành phần thừa số trong (2a) đgl độ linh động điện tử (electron mobility) n (đơn vị là cm2/Vs) 8
- 3.1.1 Độ linh động (6) – Vận tốc trôi Độ linh động là tham số quan trọng đối với sự vận chuyển hạt dẫn bởi vì nó mô tả làm cách nào chuyển động của 1 điện tử bị ảnh hưởng bởi điện trường áp đặt E. Với lỗ trong dải hóa trị, ta cũng có biểu thức tương tự cho vận tốc trôi của lỗ vp và độ linh động của lỗ p. Trong (5) không có dấu âm vì lỗ trôi cùng chiều với điện trường E. 9
- ❖ Carrier Drift Electron and holes will move under the influence of an applied electric field since the field exert a force on charge carriers (electrons and holes). F = qE These movements result a current of ; Id I d = nqVd A Id : drift current n: number of charge carriers per unit volume Vd : drift velocity of charge carrier q: charge of the electron A: area of the semiconductor
- ❖ Carrier Mobility , Vd = E E: applied field : mobility of charge carrier 2 Vd = cm is a proportionality factor = V − Sec E ❖ So is a measure how easily charge carriers move under the influence of an applied field or determines how mobile the charge carriers are.
- ❖ n - type Si V + - V n – type Si E= L e- Vd Electric field Electron movement Current flow Current carriers are mostly electrons.
- ❖ p - type Si V + - V p – type Si E= L hole Vd Electric field Hole movement Current flow Current carriers are mostly holes.
- ❖ Carrier Mobility Macroscopic understanding Microscopic understanding? (what the carriers themselves are doing?) Vd = q = * E In a perfect Crystal m =0 me mh in general * * → It is a superconductor m ; n − type * e m ; p − type * h
- A perfect crystal has a perfect periodicity and therefore the potential seen by a carrier in a perfect crystal is completely periodic. So the crystal has no resistance to current flow and behaves as a superconductor. The perfect periodic potential does not impede the movement of the charge carriers. However, in a real device or specimen, the presence of impurities, interstitials, subtitionals, temperature , etc. creates a resistance to current flow. The presence of all these upsets the periodicity of the potential seen by a charge carrier.
- ❖The mobility has two components The mobility has two component Lattice interaction Impurity interaction component component
- 3.1.1 Độ linh động (7) – Vận tốc trôi • Ở điện trường thấp, vận tốc trôi tỉ lệ tuyến tính với điện trường E. • Ở điện trường cao, vận tốc trôi không còn thay đổi tuyến tính theo E mà tiến đến vận tốc trôi bão hòa. 17
- Sự ảnh hưởng của nhiệt độ và tạp chất đến độ linh động RL RI Boltzmann Approximation of Fermi Function Cản trở chuyển động do tán xạ mạng: • Không phụ thuộc pha tạp chất • Giảm khi nhiệt độ giảm Cản trở chuyển động do tán xạ tạp chất: • tăng với NA hoặc ND • tăng khi nhiệt độ giảm ◼ Độ linh động của hạt dẫn giảm khi tổng nồng độ tạp chất tăng. ◼ Độ linh động của hạt dẫn thay đổi theo nhiệt độ: ➢ Giảm khi tăng T nếu tán xạ mạng ưu thế. ➢ Giảm với T giảm nếu tán xạ tạp chất chủ yếu.
- 3.1.1 Độ linh động (8) – Tán xạ Độ linh động liên hệ trực tiếp với thời gian tự do trung bình giữa 2 va chạm, mà nó được xác định bởi các cơ chế tán xạ khác nhau. Các cơ chế tán xạ quan trọng nhất là tán xạ mạng tinh thể (lattice scattering) và tán xạ tạp chất (impurity scattering). Tán xạ mạng tinh thể là do những dao động nhiệt của các nguyên tử mạng ở bất kỳ nhiệt độ nào > 0 K. Do những dao động này, năng lượng có thể được chuyển giữa những hạt dẫn và mạng. 19
- 3.1.1 Độ linh động (9) – Tán xạ Vì những dao động mạng tăng khi nhiệt độ tăng, ảnh hưởng của tán xạ mạng sẽ thắng thế ở nhiệt độ cao. Kết quả là độ linh động sẽ bị giảm. Với phân tích lý thuyết chứng tỏ rằng độ linh động bị giảm theo T-3/2. Tán xạ tạp chất xảy ra khi hạt dẫn điện tương tác với các tạp chất (donor hay acceptor). Các hạt dẫn điện sẽ bị lệch do tương tác Coulomb giữa 2 điện tích. Xác suất của tán xạ tạp chất phụ thuộc vào nồng độ tổng cộng của tạp chất (tổng các ion dương và âm). Tán xạ tạp chất ít ảnh hưởng khi nhiệt độ cao hơn. Các tính toán lý thuyết cho thấy tán xạ tạp chất tỉ lệ với T3/2/NT với NT là nồng độ tổng cộng của tạp chất. Xác suất của 1 va chạm có thể được biểu diễn theo thời gian tự do trung bình Xác suất của 1 va chạm thì tỉ lệ với 1/C . Độ linh động có thể được mô tả bởi với L độ linh động do ảnh hưởng của tán xạ mạng và I là độ linh động do ảnh hưởng của nồng độ tạp chất 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vật lý 1: Chương 4 - Nguyễn Xuân Thấu
21 p | 50 | 8
-
Bài giảng Vật lý 1: Chương 6 - Nguyễn Xuân Thấu
20 p | 83 | 6
-
Bài giảng Vật lý đại cương 1 (Điện quang): Chương 2 - PGS.TS. Lê Công Hảo
17 p | 72 | 6
-
Bài giảng Vật lý đại cương 1 - Chương 7: Vật dẫn
33 p | 77 | 5
-
Bài giảng Vật lý điện từ - Bài 2: Vật dẫn và tụ điện
35 p | 17 | 5
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 4.1 - Hồ Trung Mỹ
71 p | 9 | 4
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 4.2 - Hồ Trung Mỹ
58 p | 5 | 4
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 4.3 - Hồ Trung Mỹ
58 p | 11 | 4
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 6 - Hồ Trung Mỹ
90 p | 16 | 4
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 2.2 - Hồ Trung Mỹ
126 p | 14 | 4
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 2.1 - Hồ Trung Mỹ
119 p | 9 | 4
-
Bài giảng Vật lý bán dẫn: Chương 1 - Hồ Trung Mỹ
48 p | 10 | 4
-
Bài giảng Vật lý 2 - Chương 2: Vật dẫn trong điện trường
31 p | 111 | 3
-
Bài giảng Vật lý 1: Vật dẫn – Tụ điện
10 p | 58 | 3
-
Bài giảng Vật lý chất rắn: Chương 5 - TS. Lê Văn Thăng
36 p | 7 | 3
-
Bài giảng Vật lý đại cương 2 - Chương 2: Vật dẫn
15 p | 33 | 2
-
Bài giảng Vật lý chất rắn: Chương 4 - TS. Lê Văn Thăng
40 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn