
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 1 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
lượt xem 0
download

Bài giảng "Vật lý thiên văn" Chương 1 - Mở đầu về thiên văn học, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Vị trí của con người trong vũ; Hệ địa tâm của Ptolomy; Các bằng chứng của Galileo cho hệ Copernican; Độ sáng biểu kiến sao; Đài thiên văn đầu tiên; Bầu trời và thiên cầu, các hệ tọa độ trong thiên văn học;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 1 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
- MÔN HỌC VẬT LÝ THIÊN VĂN Giảng viên: Nguyễn Nhật Kim Ngân Email: nnkngan@hcmus.edu.vn Văn phòng: B34, Vật lý Địa cầu, Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật 1
- 1. Nội dung môn học Môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý thiên văn. 2. Mục tiêu môn học Hiểu được một số kiến thức cơ bản và các ứng dụng trong vật lý thiên văn 2
- 3. Hình thức đánh giá Hình thức Phương pháp đánh giá Trọng số Nội dung chi tiết đánh giá Viết Trắc nghiệm Vấn đáp Khác đánh giá Tổng điểm quá trình X 60% Đánh giá quá trình Điểm kiểm tra giữa kỳ X 30% Điểm kiểm tra thường X 10% xuyên Điểm thảo luận X 10% Điểm báo cáo nhóm X 10% Đánh giá Thi cuối học kỳ 40% tổng kết 3
- 4. Nội dung Chương 1: Mở đầu về thiên văn học Bài 1.1: Bầu trời và thiên cầu, các hệ tọa độ trong thiên văn Bài 1.2. Điều kiện chuyển động nhật động Chương 2: Chuyển động của mặt trời và mặt trăng Bài 2.1: Chuyển động mặt trời và vấn đề đo thời gian Bài 2.2: Chuyển động của mặt trăng 4
- 4. Nội dung (tt) Chương 3: Lượng giác cầu Chương 4: Chuyển động trong trường lực vạn vật hấp dẫn Chương 5: Hệ mặt trời Bài 5.1: Cấu tạo mặt trời Bài 5.2: Các hành tinh trong hệ mặt trời 5
- 4. Nội dung (tt) Chương 6: Sao Bài 6.1: Phân loại, đặc điểm của sao Bài 6.2: Sự hình thành và phát triển của sao Chương 7: Ngân hà, thiên hà và tinh vân Bài 7.1: Cấu tạo của Ngân hà và nguồn gốc hình thành Bài 7.2: Phân loại và đặc điểm thiên hà Bải 7.3: Tinh vân hành tinh 6
- 5. Thuyết trình nhóm • Chủ đề 1: Kính thiên văn • Chủ đề 2: Các hành tinh trong Hệ mặt trời • Chủ đề 3: Sao và đặc điểm của sao • Chủ đề 4: Thiên hà và đặc điểm của thiên hà 7
- 6. Tài liệu học tập [1] Nguyễn Đình Noãn, Phạm Viết Trinh, Giáo trình thiên văn, NXB Giáo dục, 1997 [2] Phạm Viết Trinh, Phan Văn Đồng, Lê Phước Lộc, Bài tập thiên văn, NXB Giáo dục, 2012. [3] Thomas T. Arny, Stephen E. Schneider, Explorations: An introduction to astronomy, McGraw-Hill Higher Education, 2018. [4] Jeff Hester, David Burstein, George Blumenthal, Ronald Greeley, 21st century astronomy: Stars and galaxies, New York : W. W. Norton & Company, 2007. [5] Thomas T. Arny, Explorations: stars, galaxies, and planets, Boston, 2004. 8
- 7. Quy định của môn học Dự lớp lý thuyết tối thiểu: 70% giờ lý thuyết Dự lớp bài tập tối thiểu: 60% tổng số bài tập Dự lớp thảo luận tối thiểu: 60% tổng số buổi thảo luận Yêu cầu khác: trung thực trong quá trình làm bài tập và bài kiểm tra 9
- Chương 1: Mở đầu về Thiên văn học Giảng viên: TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân Email: nnkngan@hcmus.edu.vn Văn phòng: B34, Vật lý Địa cầu, Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật 1
- 1. Vị trí của con người trong vũ trụ 2
- 1. Vị trí của con người trong vũ trụ 3
- 2. Giới thiệu Thiên văn học là một trong những ngành khoa học lâu đời nhất trong tất cả các ngành khoa học. Ngành khoa học quan sát (Thiên văn học cổ đại) Ngành khoa học thực nghiệm (Thiên văn học hiện đại) 4
- 3. Hệ địa tâm của Ptolomy Ptolemy (165) xây dựng một mô hình vũ trụ gồm Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh theo trật tự: Trái đất nằm yên ở trung tâm vũ trụ. Mặt trăng, Mặt trời chuyển động đều quanh Trái đất cùng chiều với chiều quay của vòm cầu nhưng với chu kỳ khác nhau nên chúng dịch chuyển đối với các sao. Các hành tinh chuyển động đều theo những vòng tròn nhỏ, tâm của vòng tròn nhỏ này chuyển động theo các vòng tròn lớn quanh Trái đất. Trái đất, Mặt trời, tâm vòng tròn nhỏ của sao Kim, sao Thủy tinh luôn nằm trên một đường thẳng. 5
- 3. Hệ địa tâm của Ptolomy Ptolomy 6
- 4. Các bằng chứng của Galileo cho hệ Copernican Galileo đã thực hiện một loạt các quan sát sao Kim và đi đến kết luận trái đất không thể là tâm của hệ mặt trời như trong giả truyết Ptolomy đã đưa ra. Góp phần chứng minh Galileo Galilei sự đúng đắn mô hình hệ mặt trời của Copernican. Hệ nhật tâm Copernican 7
- 4. Các bằng chứng của Galileo cho hệ Copernican Trong hệ Ptolomy, các hành tinh chuyển động xung quanh các tâm, mà các tâm này chuyển động xung quanh trái đất. Các tâm điểm của sao Thủy và sao Kim di chuyển xung quanh Trái Đất với vận tốc góc bằng với vận tốc góc quay của Mặt Trời chung quanh Trái Đất 8
- 4. Các bằng chứng của Galileo cho hệ Copernican Trong mô hình Ptolomy, sao Kim nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và vì vậy, sao Kim luôn được chiếu sáng từ phía sau, do đó sao Kim khi quan sát từ Trái Đất, chỉ có thể có hình dạng trăng lưỡi liềm. Ngược lại, trong hệ Copernican thì sao Kim quay xung quanh Mặt trời, trong quan sát của Galileo, thì khi sao Kim ở gần Mặt Trời thì có dạng lưỡi liềm, khi ra xa mặt trời thì sao Kim được chiếu sáng toàn bộ nên có dạng tròn. Hình vẽ thể hiện các bức vẽ sao Kim do Galileo vẽ theo các quan sát từ kính thiên văn do mình chế tạo 9
- 5. Chòm sao Để có thể ghi nhớ các ngôi sao trên bầu trời, các nhà thiên văn cổ xưa đã nhóm chúng thành các chòm sao, và đặt tên cho các chòm sao (Orion, Hunter, Cassiopeia, Taurus, Cygnus, ...) Bằng những đường nối tưởng tượng giữa các ngôi sao sáng trong một chòm sao, con người có được hình tượng nhân vật Tráng sĩ trong thần thoại Hy Lạp để đặt tên cho chòm sao là chòm sao Tráng sĩ (Lạp hộ) - Orion 10
- 5. Chòm sao Bằng những đường nối tưởng tượng giữa các ngôi sao sáng trong một chòm sao: chòm sao Libra, scutum, Sagittarius, … 11

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN VŨ TRỤ, THIÊN VĂN HỌC
10 p |
596 |
125
-
Bài giảng môn lý thuyết ôtômát và ngôn ngữ hình thức - Chương 4
0 p |
251 |
55
-
Bài giảng môn lý thuyết ôtômát và ngôn ngữ hình thức - Chương 7
0 p |
198 |
31
-
Bài giảng Thiên văn học - Bài: Sự tạo thành trái đất và hệ mặt trời
0 p |
126 |
11
-
Bài giảng Vi sinh vật học trong công nghiệp bia: Chương 4 - Lê Văn Việt Mẫn
7 p |
110 |
9
-
Bài giảng Thiên văn học - Bài: Đặc điểm vật lý các hành tinh của hệ mặt trời
0 p |
84 |
5
-
§82. THUYẾT VỤ NỔ LỚN (BIG BANG)
5 p |
117 |
5
-
Quá khứ tăm tối của các thiên hà ăn thịt đồng loại
5 p |
69 |
4
-
Bài giảng Khí tượng nông nghiệp: Năng lượng bức xạ mặt trời và vai trò của nó với sinh vật
8 p |
43 |
4
-
Vũ trụ dưới góc nhìn của vật lý hiện đại Vận hành
5 p |
61 |
3
-
Bài giảng Khoa học trái đất - Chương 2: Tổng quan về trái đất
55 p |
5 |
1
-
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 6 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
88 p |
1 |
0
-
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 5 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
37 p |
0 |
0
-
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 4 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
31 p |
1 |
0
-
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 3 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
21 p |
0 |
0
-
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 2 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
81 p |
0 |
0
-
Bài giảng Vật lý thiên văn: Chương 7 - TS. Nguyễn Nhật Kim Ngân
58 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
