intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vovinam – Việt võ đạo - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng này trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về võ thuật, võ đạo, tâm đức của người học võ và ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo. Các kỹ thuật cơ bản về Thân pháp, Thủ pháp, Cước pháp, Quyền pháp để vận dụng vào trong các bài tập đối luyện và phản các đòn tay, chân căn bản, các chiến lược tấn công và tự vệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vovinam – Việt võ đạo - ĐH Phạm Văn Đồng

  1. UBND TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG  BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO GIẢNG VIÊN: NGUYỄN NGỌC CANG Quảng Ngãi, năm 2018
  2. LỜI NÓI ĐẦU Vovinam – Việt võ đạo là môn võ mang tính quần chúng rộng rãi, mọi đối tượng, lứa tuổi giới tính đều có thể tham gia tập luyện, dụng cụ phương tiện sân bãi phục vụ cho luyện tập, thi đấu môn Vovinam đơn giản ít tốn kém. Tập luyện võ Vovinam giúp nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt…đây là nhu cầu rất quan trọng của con người trong xã hội hiện đại. Chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng Vovinam – Việt võ đạo với thời lượng 2 tín chỉ, 1 lý thuyết, 1 thực hành, dùng cho sinh viên bậc cao đẳng chuyên ngành GDTC trường Đại học Phạm Văn Đồng. Đề cương bài giảng gồm 2 chương: Chương 1. Lý Thuyết (15 tiết); chương 2. Thực Hành (30 tiết) Đề cương bài giảng này trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản về võ thuật, võ đạo, tâm đức của người học võ và ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo. Các kỹ thuật cơ bản về Thân pháp, Thủ pháp, Cước pháp, Quyền pháp để vận dụng vào trong các bài tập đối luyện và phản các đòn tay, chân căn bản, các chiến lược tấn công và tự vệ. Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết hợp với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập, ngoại khóa, tự học và thảo luận nhóm để nắm chắc các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể vận dụng vào hoạt động rèn luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn công tác sau này. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quí thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ 1
  3. CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG CĐSP Cao đẳng sư phạm GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên HL Huấn luyện HLV Huấn luyện viên SV Sinh viên TDTT Thể dục thể thao VĐV Vận động viên TP Thành phố VVN Vovinam VVN – VVĐ Vovinam – Việt võ đạo TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh VĐTQ Vô địch toàn quốc TTCB Tư thế chuẩn bị 2
  4. Chương 1. LÝ THUYẾT (15 tiết) 1.1. Vovinam - Việt Võ Đạo quá trình xây dựng và phát triển 1.1.1. Sơ lược về võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc và chưởng môn Lê Sáng: Võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày mùng tháng 4 năm Nhâm Tý (năm 1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây nay là Hà Nội. Và mất ngày mùng 4 tháng tư năm Canh Tý (năm 1960) tại Sài Gòn, hiện tại di cốt của Người đang được lưu giữ tại Tổ đường môn phái võ Vovinam ở số 31 Sư Vạn Hạnh, TP. Hồ Chí Minh. Cố võ sư sáng tổ hoàn thành việc nghiên cứu vovinam vào năm 1938 và cuộc biểu diễn công khai đầu tiên được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu năm 1939. Lớp dạy công khai đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm Hà Nội. Trước khi mấ t, cố võ sư sáng tổ đã giao quyền lãnh đạo môn phái cho võ sư chưởng môn Lê Sáng. Ông sinh năm 1920 tại Hà Nội và mất ngày 27/9/2010 tại TP. Hồ Chí Minh. 1.1.2. Quá trình xây dựng và phát triển: Từ ngày võ sư sáng tổ thành lập môn phái đến giữa thập niên 70 có 5 giai đoạn. Nhưng từ cuối thập niên 70 cho đến nay đã hình thành thêm một giai đoạn mới, cho nên Lược Sử Môn Phái vẫn còn đang tiếp diễn, song ta có thể tóm tắt rằng lược sử môn phái Vovinam cho đến ngày nay có tất cả là 6 giai đoạn. 1.1.2.1. Giai đoạn Phôi Thai (Trước năm 1938) Trước khuynh hướng đấu tranh sắt máu của các nhà chí sĩ cách mạng và thủ đoạn ru ngủ quần chúng bằng cái võ tự do phóng khoáng của bọn thực dân thống trị. Từ thiếu thời ông Nguyễn Lộc đã ấp ủ hoài bảo đứng ra gánh vác trách nhiệm của một người thanh niên trong lúc đất nước lâm nguy. Do đó ông cố gắng trau dồi học vấn, đạo đức và võ thuật, đồng thời đưa ra một quan niệm mới hướng dẫn thanh niên đương thời vào cuộc “cách mạng tâm thân”. 1.1.2.2. Giai đoạn thành lập và phát triển ( Từ 1938 - 1945) Có 5 sự kiện chính như sau: - Môn phái được bí mật thành lập vào năm 1938 3
  5. - Cuộc biểu diễn đầu tiên công khai ra mắt quần chúng vào mùa Thu 1939. - Lớp Vovinam đầu tiên mở tại trường Sư Phạm vào đầu năm 1940. - Cuộc biểu diễn đặc biệt vào năm 1940 tại trường Sư Phạm đã biểu lộ tinh thần uy vũ bất năng khuất của sáng tổ Nguyễn Lộc. - Phát động phong trào công khai chống thực dân Pháp (bằng những cuộc đụng độ giữa các môn sinh sinh viên, viên chức Việt với các sinh viên Pháp và viên chức Pháp tại Ðại Học và sở Canh Nông Hà Nội). 1.1.2.3. Giai đoạn trưởng thành ( Từ 1945 - 1946) Có 7 sự kiện chính như sau: - Giữ an ninh cho đồng bào nội, ngoại thành Hà Nội. - Cứu trợ đồng bào trong nạn đói khủng khiếp đã chết hàng triệu người. - Cùng với viên chức và sinh viên tổ chức các ngày quốc lễ: Giổ tổ Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng. - Chủ xướng việc triệt hạ tượng đồng của bọn thực dân thống trị. - Thành lập đoàn võ sĩ cảm tử và anh hùng ngày mai. - Mở các lớp võ đại chúng chuyên xử dụng mã tấu và cận chiến. - Tung võ sư đi khắp nơi để quảng bá môn võ mới của dân tộc Việt Nam. 1.1.2.4. Giai đoạn phân hoá ( Từ 1946 - 1948) Có 6 sự kiện chính như sau: - Cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. - Một số môn đồ Vovinam đã trở thành những chỉ huy nổi tiếng, một số đã hy sinh cho Tổ Quốc. - Số môn đồ tâm huyết Ông chia ra làm hai toán: Một toán về miền xuôi võ sư Nguyễn Mỹ phụ trách, một toán theo Ông lên mạn ngược. - Toán theo Ông dừng chân tại làng Hữu Bằng. Nơi quê hương ông đã mở lớp võ cho thanh niên huyện Thạch Thất và cử môn đệ phụ trách lớp võ thuật cho sinh viên sĩ quan trường Quân Chính Trần Quốc Tuấn. - Sau đó Ông lại lên đường phiêu bạt, mở rải rác các lớp huấn luyện cho đại và trung đội trưởng dân quân du kích ở làng Chuế Lưu, Ấm Thương, Thanh Hương, Ðan Hà, Ðan Phú... 4
  6. - Cuồi cùng ông cử môn đệ phụ trách huấn luyện cho Bộ đội nhà chung do Trần Thiện - Tổng chỉ huy. 1.1.2.5. Giai đoạn Phục Hưng ( Từ 1948 - 1975) - Cuối 1948 HL cho nhân viên Cảnh Sát, mở các lớp võ tại Hà Nội. - Năm 1951, thành lập Việt Nam Võ Sĩ Ðoàn, mở các lớp võ tại trường Hàng Than Hà Nội. - Năm 1954 vào Nam, mở võ đường tại Sài Gòn. - Ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960, sáng tổ vovinam ông Nguyễn Lộc tạ thế tại Sài Gòn và trao quyền chưởng môn lại cho võ sư Lê Sáng. - Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 Tổng cục huấn luyện được thành lập, song song với việc thành lập tổng hội Việt Võ Ðạo và tổng đoàn thanh niên Việt Võ Ðạo. - Năm 1968 thành lập cục huấn luyện Miền Ðông. Sau đó vài tháng thành lập tiếp cục huấn luyện Miền Trung. - Năm 1969 thành lập cục huấn luyện Miền Tây. - Năm 1970 thành lập cục huấn luyện Miền Tây Bắc. - Năm 1974 cử Giáo Sư Phan Hoàng đảm trách Liên Ðoàn Việt Võ Ðạo Pháp Quốc. 1.1.2.6. Giai đoạn Phát Triển Quốc Tế ( Từ 1975 - cho đến nay) - Tháng 6/1980 VVN – VVĐ tham dự đợt Hội thao võ thuật do Viện Khoa học Giáo dục và trường Cao đẳng Sư phạm TD trung ương 2 tổ chức tại TP. HCM - Năm 1985 VVN – VVĐ được mời huấn luyện cho lớp nghiên cứu võ thuật phía nam (4 tháng) của cục cảnh vệ Bộ Nội Vụ nay là Bộ Công An - Năm 1989 Hội Việt Võ Đạo TP. HCM được thành lập - Năm 1990 VVN – VVĐ được Tổng cục TDTT đưa vào chương trình hội diễn kỹ thuật khu vực 3 - Tháng 12/1992 Tổng cục TDTT đã cho phép VVN – VVĐ tổ chức giải Vô địch toàn quốc - Tháng 4/1994 Tổng cục TDTT thành lập ban điều hành lâm thời VVN – VVĐ Việt Nam 5
  7. - Năm 2002 VVN – VVĐ được Ủy ban TDTT đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc - Tháng 10 năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Tháng 9/2008, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Quốc tế (IVF) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đổi tên thành Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) - Tháng 2/2009, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Á (AVF) diễn ra tại Tehran. CHHG IRAN - Ngày 31 tháng 3 năm 2010, chưởng môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn Phái. - Ngày 27 tháng 9 năm 2010, võ sư chưởng môn Lê Sáng qua đời. - Ngày 16 tháng 10 năm 2010, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Âu (EVVF) diễn ra tại Paris. 1.2. Triết lý võ đạo 1.2.1. Khái niệm Khác với người phương Tây với thói quen phân tích sự việc để quy định thành từng bộ môn sinh hoạt rõ rệt, người phương Đông thuờng áp dụng óc tổng hợp vào mọi ngành sinh hoạt xã hội, và quan niệm rằng cái "hồn" của sự vật là tâm điểm đồng qui của mọi sự việc và vật thể. Quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Nho giáo và quan niệm "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" của Lão giáo chính là nguồn gốc của mọi ngành sinh hoạt xã hội, đuợc biểu hiện bằng Dịch học. Áp dụng vào thực tế đời sống, chúng ta thấy ngay sự cách biệt giữa một "sự việc không hồn" và một "sự việc có hồn" trong nếp sống của người Việt. Uống trà là một nhu cầu thông thường, nhưng biết cách thưởng thức trà và những ý nghĩa thanh cao của việc uống trà kết bạn, là trà đạo. Uống rượu là một thú vui, nhưng biết cách uống rượu với những nghi tắc đặc biệt và một quan niệm cao khiết về nhân tâm thế đạo, giúp tiến, hiến ích, phục vụ con người là tửu đạo. Thưởng hoa là một thú vui thông thường trong đời sống, 6
  8. nhưng biết cách thưởng ngoạn là nghệ thuật thưởng hoa, và nâng cao hơn nữa, là hoa đạo. Võ học xuất phát từ phương Đông cũng đi theo định lệ ấy, theo tiến trình chung. Mới đầu, chỉ là biểu hiện sức mạnh và tài khéo của cơ thể để tấn công hay tự vệ, được chuyên môn hóa và gọi là võ nghệ. Kế đó là những phát kiến mới về luật thăng bằng và luật quân bình của cơ thể và thân chất, tùy trường hợp mà hình thành các môn phái võ thuật. Sau cùng, quy định những luật tắc rõ rệt về triết lý và đức lý thành võ đạo, để học võ trở thành một ngành học nhân bản phục vụ và hướng thiện hữu hiệu cho xã hội, dân tộc và nhân loại. Tiến trình của võ học do đó, đi từ "nghệ" tới "thuật" và đi từ "thuật" tới "đạo", tức đi từ những biện pháp, cách thức và kỹ thuật dùng sức mạnh sang triết lý và đức lý dùng sức mạnh, sao cho chính đáng, bên vực lẽ phải, chính nghĩa, bảo vệ quyền sống của con người và góp phần xây dựng xã hội - thay vì những ý đồ ngược lại, làm băng hoại con người và xã hội. Triết lý về võ học khởi từ ý thức đó, đã nâng cao võ học lên địa vị một ngành học nhân bản và thực dụng ngay trong mọi môi trường hoạt động thiết yếu của con người. 1.2.2. Triết lý võ đạo trong triết hệ phương Đông Chúng ta đều biết võ đạo khởi từ một môn thể thao thực dụng. Môn võ đạo đầu tiên đuợc coi là một ngành thể thao thực dụng với nhân loại, có những triết lý và đức lý được hệ thống hóa và phản ảnh tinh thần Bà La-Môn là Yoga. Trước hết, Yoga, gốc từ tiếng Phạn, có nghĩa là kết hợp: kết hợp con người với vu trụ, kết hợp cái hữu hình với cái vô hình, kết hợp cái hữu hạn với cái vô hạn. Về đại cương, chúng ta thấy Yoga không những có tác dụng điều dưỡng thân thể, kinh mạch cho máu huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, mà còn là một môn tu tâm, để tâm hồn luôn luôn hướng thiện, trau giồi đạo đức, thoát khỏi vòng đau khổ trầm luân. Từ gốc Yoga Ấn Độ, hòa thượng Đạt Ma Thiền sư đã du nhập vào Trung Quốc, thái dụng với võ thuật cổ truyền Trung Quốc mà lập ra môn phái Thiếu Lâm, chủ yếu lấy tĩnh chế động, lấy đức chế bạo. Dù sao, triết lý căn bản của môn phái 7
  9. này cũng biểu hiện rõ rệt triết lý và đức lý Phật Giáo. Tới Trương Tam Phong, một đạo sĩ ngoại đồ của Thiếu Lâm Tự, ông đã tách rời ra và phát huy một môn võ học riêng biệt nổi tiếng một thời là môn Võ Đang. Tuy là ngoại đồ Thiếu Lâm, nhưng vị sáng tổ Võ Đang có một quan niệm võ học khác hẳn: ông lấy triết lý căn bản võ học của môn phái mình trên tinh thần Khổng-Lão truyền thống của Trung Quốc để sáng tạo ra những nguyên lý võ học thuần nhu mới, lấy tinh túy từ dịch học: Thái Cực (đầu) sinh lưỡng nghi (hai mắt), lưỡng nghi sinh tứ tượng (tay chân), tứ tượng sinh bát quái (8 đoạn xương chân tay) v.v... Phải chờ đến năm 1659, nhà sư Thiếu Lâm có tục danh Trần Nguyên Tán lưu vong qua Nhật sau khi bị Triều đình Mãn Thanh ruồng đuổi, môn võ cổ truyền Atewaza Nhật Bản mới đuợc thái dụng với võ Thiếu Lâm hình thành Nhu Thuật vào năm 1627, bởi danh y Sirobei Akiyama. Vốn là người thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo và Thần Giáo truyền thống của Nhật Bản, danh y Sirobei Akiyama mới phát kiến ra một triết lý mới về võ học nhân một trận bão tuyết làm các cây lớn đều đổ, ngoại trừ những cây lau sậy bé nhỏ biết uốn mình theo chiều gió. Luật thăng bằng đã lóe sáng trong tâm tưởng ông một ý niệm nghịch đảo: cây sậy còn vì nó yếu. Tại sao không áp dụng một triết lý mới về võ học: lấy yếu chống mạnh, lấy mềm chống cứng? Nhu Thuật đuợc khai sinh từ đó, và tới năm 1889 mới đuợc bác sĩ Jijoro Kano (1860-1938) biến chế, lược bỏ những thế võ độc hại và vận dụng tư tưởng Nhật Võ Đạo (Bushido) vào việc huấn võ mà hình thành, phát triển Nhu Đạo (Judo). Cũng phát xuất từ quan niệm "Thiên Địa vạn vật nhất thể" của Triết học phương Đông, một môn phái khác đuợc tách ra, với tinh lý võ học nghịch đảo hẳn: lấy cứng chống mềm, lấy dài chống ngắn. Đó chính là môn phái Túc Quyền Đạo Đại Hàn (Taekwondo), xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Đại Hàn trong thời Nhật thuộc: bị cấm học võ dân tộc, không đuợc dùng dao hay những đồ cứng, nhọn, theo luật lệ của kẻ thống trị đương thời, mỗi đuờng phố, mỗi thôn xóm Hàn Quốc chỉ đuợc xài chung một con dao phay có xích buộc chặt vào thớt, để tránh những trường hợp nổi loạn "có võ khí" chống lại người Nhật thống trị. Hậu quả thật trái ngược: người Đại Hàn tuy không có võ khí để băm chặt, nhưng đã khổ luyện 8
  10. đôi tay thành cứng rắn để có thể thay thế dao kiếm trong một số hoàn cảnh đặc biệt, và triệt để xử dụng ưu thế về thân chất của mình là chân dài, trong mọi cuộc giao đấu. Nhìn chung, các triết lý về võ đạo phương Đông tuy bên ngoài tưởng như có vẻ xung khắc nhau, nhưng thực ra là luôn luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau, làm kho tàng võ học nhân loại ngày càng phong phú. Tất cả, không khác hai thành tố âm dương, tức cứng mềm, sáng tối, phải trái, ngắn dài, động tĩnh đun đẩy nhau trong một hợp thể duy nhất, một kết hợp thể duy nhất là đạo, hay thái cực. Cố võ sư Nguyễn Lộc của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đã phát hiện ra giá trị đặc biệt này sau một thời gian khổ công nghiên cứu các tinh hoa võ thuật của nhân loại và các ngành võ, vật cổ truyền dân tộc. Ông thừa nhận rằng từ võ đạo, cơ thể con người không thể thuần cương hay thuần nhu, hoặc chỉ chuyên chú vào tinh thể, tinh chất của lẽ đạo. Cần phải phát huy và phối triển lại. Cần phải có một hợp thể, một kết hợp thể mới, đầy đủ hơn. Nguyên lý võ học "Cương nhu phối triển" đuợc hình thành và chính thức ra mắt vào năm 1938 tại Hà Nội với danh xưng Vovinam Việt Võ Đạo. Cùng với nguyên lý Cương nhu phối triển, triết lý và đức lý của Vovinam- Việt Võ Đạo cũng ảnh hưởng theo khi chấp nhận các định lý tam nguyên, tam tạo, thường dịch và miên sinh trong vũ trụ quan Việt Võ Đạo. [2] 1.2.3. Triết lý Việt võ đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản Việt Võ Đạo chấp nhận nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển" tức công nhận rằng, trong sự sống có 2 thành tố cương nhu biểu trưng cho 2 trạng thái đối nghịch trong đời sống, nhưng cũng đồng thời chủ trương rằng, cần phải phối triển chúng để chúng trở thành hữu dụng. Chúng ta có thể so sánh trường hợp này với sự lượng giá về một đồng tiền hai mặt: nếu chúng ta chỉ chú trọng và nhận xét phiến diện về một mặt của đồng tiền, chúng ta sẽ quên mất mặt kia. Chú trọng cả tới hai mặt của đồng tiền cung không phải là sự lượng giá hoàn hảo đầy đủ, vì ngoài giá trị đó còn những giá trị khác về hình khối, phẩm chất, trọng lượng... kết hợp lại, tạo thành đồng tiền. Chính cái gọi là "đồng tiền" mới là từ ngữ quán hợp, điều hợp cả hai thành tố phải trái và những yếu tố phụ thuộc khác đã tạo ra nó, cũng như chính đạo thể đã tạo ra âm tố và dương tố, và con người là một công trình kết hợp kỳ diệu của tâm và 9
  11. thân, hoặc võ đạo là sự phối triển của cương và nhu. Đạo thể, con người, võ đạo đã tạo ra và tác thành những thành phần âm dương, tâm thân, cương nhu, tựu trung cũng chỉ là một cách diễn tả có giá trị tương đối, vì chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều từ ngữ hay ví dụ tương tự khác có ý nghĩa tương đương. Quy luật "Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể" của Đông Phuong lại một lần nữa đuợc vận dụng vào triết lý Việt Võ Đạo trong sinh hoạt xã hội và nhân bản. Chính sự vận dụng này đã là một công trình suy tư cho Cố Võ sư Nguyễn Lộc trong bối cảnh lịch sử vong quốc vào những năm 30, khi ông chủ xướng chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân" giữa lúc các chủ trương cách mạng chính trị với mục đích chống Pháp giành độc lập, đã lôi cuốn rất nhiều quần chúng yêu nước đương thời với đủ các thành phần trong xã hội khác nhau gia nhập. Các phong trào cách mạng chính trị đương thời đều đã thu hút một số quần chúng đông đảo nhưng thiếu huấn luyện, và có thể chất suy nhược vừa vì mức sống quá thấp, vừa vì những chủ trương ngu dân đầu độc thanh niên đương thời bằng rượu ty, thuốc phiện, chính sách văn hóa lãng mạng (hiểu theo nghĩa xấu là trụy lạc). Đương thời chỉ có Nguyễn Lộc là có chủ trương khác hẳn với các nhà cách mạng tiền bối hữu công: ông chủ trương rằng, muốn đánh Pháp đòi độc lập, trước hết phải "Cách Mạng Tâm Thân", cách mạng từ tâm hồn tới thân chất, mới có thể có một lực lượng quần chúng hùng mạnh và quyết tâm khi đảm đương sứ mạng cao cả của dân tộc. Từ chủ thuyết "Cách Mạng Tâm Thân", môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đương thời chủ xướng các sứ vụ phải thực hiện: Phục hưng hào khí dân tộc (để giáo dục thanh niên từ tâm hồn, ý thức). Công nhận người là nguyên tố của sống, phải tập trung khả năng trong việc đào tạo "người", tức thế hệ tương lai sắp đảm đương trọng trách trước lịch sử, đầy đủ cả về "Tâm" và "Thân". Tranh thủ độc lập, công bằng xã hội và tình nhân ái. Vận dụng võ học vào mọi sứ vụ phục vụ dân tộc và nhân loại trên căn bản "Cương Nhu Phối Triển". Từ võ thuật, hình thành một nền võ đạo Việt Nam. Toàn bộ chủ thuyết trên, chỉ có thể gọi tắt là triết lý Việt Võ Đạo, đã đuợc áp dụng tuần tự một cách có hệ 10
  12. thống trong mọi ngành sinh hoạt xã hội và nhân bản phát triển từ năm 1945 tới nay, đóng góp một nguồn nhân lực lớn lao trên mọi lãnh vực sinh hoạt xã hội trong mọi cảnh huống và tình huống lịch sử. 1.3. Đặc trưng kỹ thuật Hệ thống kỹ thuật của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo được cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc hình thành trên nền tảng võ và vật dân tộc, đồng thời nghiên cứu tinh hoa của các môn võ khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải, nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Chính vì thế, hệ thống kỹ thuật (đòn thế, bài quyền vovinam...) này phong phú, đa dạng và mang một số nét đặc trưng. 1.3.1. Tính thực dụng Đặc trưng đầu tiên và cũng là đặc trưng nổi bật nhất của Vovinam Việt Võ Đạo là tính thực dụng, thay vì phải mất một thời gian luyện tấn, đi quyền rồi mới học phân thế; võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo được huấn luyện viên hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tóc, nắm áo, nắm tay, bóp cổ, ôm ngang...), phản đòn căn bản (khi bị đấm, đá, đạp...) song song với những kỹ thuật gạt, đấm, đá, gối, chỏ, chém, té ngã... ngay từ các buổi tập đầu tiên. Đây là tư duy khá mới mẻ của cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc vào nhưng năm cuối thập kỷ 1930, nhằm giúp võ sinh có thể ứng phó hữu hiệu được ngay khi gặp phải những tình huống bắt buộc phải tự vệ. Tính thực dụng đó không những phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ mà càng hợp lý và có giá trị đối với thời đại ngày nay. Bởi lẽ võ sinh không chỉ tập trung thời gian cho việc luyện võ mà còn có nhiều nhu cầu và nhiệm vụ thiết yếu trong cuộc sống như: học tập văn hóa, nghệ thuật, nghiệp vụ, mưu sinh, giá trị... 1.3.2. Tính liên hoàn Đặc trưng quan trọng thứ hai là tính liên hoàn. Một đòn thế Vovinam Việt Võ Đạo tung ra luôn luôn phải có tối thiểu 3 động tác. Ví dụ: muốn phản đòn đấm tay phải của đối phương, võ sinh sẽ bước chân trái sang bên trái cùng lúc dùng tay phải gạt tay đấm đối phương để tránh né; sau đó phản công bằng cách dùng tay trái chém vào mắt hay mặt và kết thúc bằng cú đấm 11
  13. thấp tay phải vào bụng đối phương; hoặc thế chiến lược (liên hoàn tấn công) số 1 bao gồm cú chém úp bàn tay vào mắt hoặc mặt, bồi thêm cú đấm thấp tay phải vào bụng và tiến chân phải lên dùng chỏ phải đánh vào thái dương (huyệt Khúc tân) của đối phương. Nói chung, đó có thể là những động tác liên hoàn bằng tay (chém, xỉa, đấm, bật, chỏ...), hay bằng chân (đá, đạp, quét, triệt ngã...). Lối ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong khi tự vệ và chiến đấu, phù hợp với thể tạng gọn gàng và nhanh lẹ của người Việt Nam, đồng thời cũng là biện pháp đề phòng trường hợp 1 hoặc 2 đòn ban đầu chưa đánh trúng đích, hiệu quả. 1.3.3. Nguyên lý Cương – Nhu phối triển Hệ thống kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo còn tuân thủ nguyên lý Cương – Nhu phối triển. Nguyên lý này thể hiện ở chỗ lúc bị tấn công, võ sinh thường né tránh (nhu), rồi mới phản công (cương). Bên cạnh đó, Vovinam Việt Võ Đạo cũng có nhiều kỹ thuật Vovinam tấn công nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý này. Chẳng hạn như khi tung một cú đá tấn công hoặc phản công (cương) vào thân thể đối phương, võ sinh luôn luôn phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để phòng thủ (nhu). Ngay trong phương pháp luyện tập té ngã (không nguy hiểm, không đau), võ sinh phải lên gân và co tròn thân người lại (cương), sau đó lăn tròn thân người lúc ngã xuống (nhu) để hóa giải lực tấn công của đối phương và sức rơi của trọng lượng cơ thể. Nhờ vào nguyên lý trên, võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo tập luyện đòn thế và té ngã trên sàn gạch bình thường như trên thảm (tapie). Nói khác đi, hệ thống kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo bao gồm những đòn thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết giao giữa cương – nhu, giống nhu sự giao hòa giữa âm – dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động và biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, nguyên lý này còn cần được người học võ Vovinam Việt Võ Đạo rèn luyện ngay trong đời sống tinh thần và cách hành xử hàng ngày vì: "Cương tượng trung sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. 12
  14. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không thể phát huy được hiệu quả tối đa." 1.3.4. Vận dụng các nguyên lý khoa học Cũng như các võ phái khác, kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo vận dụng các nguyên lý khoa học vào võ thuật như: lực ly tâm (các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm, đá, chỏ... theo hình vòng cung hoặc vòng tròn); lực đòn bẩy (các thế bẻ, khóa, gài, móc, chặn...); lực xoáy (các thế đấm thẳng...); lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy...). Những nguyên lý khoa học này giúp võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo ít hao tốn sức lực khi tập luyện cũng như lúc thi triển đòn thế mà vẫn đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, các đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt (lực tay và chân đánh cùng lúc nhưng nghịch chiều), triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều) cũng có thế đòn chân tấn công tung chân bay đạp, quật ngã bằng cách quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo...). Đòn chân tấn công còn là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam Việt Võ Đạo. 1.3.5. Nguyên tắc "Một phát triển thành ba" Từ tính thực dụng trong hệ thống kỹ thuật, các đòn căn bản, khóa gỡ... đơn lẻ là nội dung tập luyện rất quan trọng của người học võ Vovinam Việt Võ Đạo. Tuy nhiên, nhằm giúp người học Việt Võ Đạo có điều kiện thuận lợi hơn để ôn luyện thuần thục các đòn thế căn bản cũng như ứng biến với nhiều tình huống khác nhau. Hệ thống kỹ thuật của Vovinam Việt Võ Đạo còn có 2 phương pháp tập luyện khác: một là các bài đơn luyện (bài quyền tay không, bài quyền có binh khí) và hai là các bài song luyện (2 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không, khóa gỡ hoặc có vũ khí) và đa luyện (3-4 võ sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không, khóa gỡ hoặc có vũ khí) được kết nối với nhau một cách hợp lý. Từ cái gốc đòn căn bản, khóa gỡ, phát triển thành đơn luyện, song luyện và đa luyện chính là nguyên tắc "một phát triển thành ba" trong hệ thống kỹ thuật của môn phái. 13
  15. Khoảng 2 thập kỷ qua, Vovinam Việt Võ Đạo có thêm một số bài nhu khí công quyền dành cho tất cả võ sinh và các bài liên hoàn đối luyện dành cho người cao tuổi bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. Không ngừng liên tục bổ sung hơn 40 năm qua, hệ thống đòn thế, bài quyền tay không và cả vũ khí (dao, kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, đao, đại đao...) của Vovinam Việt Võ Đạo vẫn luôn đảm bảo những đặc trưng cơ bản ban đầu cũng như vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại. 1.4. Ý nghĩa và lối chào Vovinam – Việt võ đạo Ý nghĩa lối chào của Vovinam – Việt võ đạo: Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái, được dùng để mở đầu cho mọi sinh hoạt giao tiếp trong các dịp gặp mặt , trước các buổi lễ, trước và sau khi biểu diễn hay giao đấu. Bàn tay biểu tượng cho sức mạnh gọi là bàn tay thép. Trái tim tượng trưng cho tình thương là trái tim từ ái. Bàn tay thép, do công phu luyện tập mà thành; trái tim từ ái do thấm nhuần tinh thần võ đạo mà có. Khi đặt bạn tay lên tim nghiêm lễ, người môn sinh Vovinam – Việt võ đạo luôn phải nhớ rằng: Chỉ được dùng võ khi đã đặt vào đó một tình thương, tức là bàn tay thép phải đi đôi với trái tim từ ái; đức dũng phải đi đôi với lòng nhân; võ thuật phải đi đôi với võ đạo. Người môn sinh Vovinam – Việt võ đạo chỉ dùng võ để cảnh cáo, cảm hoá người, chứ không dùng võ để trừng phạt, trả thù người. dùng võ với tinh thần võ đạo, luôn bao dung tha thứ cho người, chứ không với tính cách thuần võ thuật, tàn bạo, áp bức người phải tuân theo ý mình. Bàn tay thép cũng biểu tượng cho đức dũng, và trái tim từ ái còn là biểu tượng lòng nhân. Ðức dũng phải có lòng nhân đi kèm, dũng và Nhân cần có Trí phối kiểm, điều hòa mới sáng suốt để biểu lộ đúng chổ, đúng lúc. Ngưới học võ muốn có đầy đủ những đức tính trên, phải rèn luyện, học tập và hàm dưỡng về cả Tâm - Trí - Thể, về cả võ thuật lẫn võ đạo mới không xuẩn động trong hành xử, để rồi hoặc là tàn bạo, độc ác, hoặc nhu nhược, yếu hèn, đó là những thói tật cản trở sự thành công và mất đi lòng người tâm phục. 1.5. Khảo hoạch lý thuyết võ đạo (lam đai III cấp) 14
  16. Câu 1: Võ thuật là gì ? Võ thuật là kỹ thuật dùng sức (đòn, thế, vũ khí ...) để ứng chiến với người và vật. Dùng sức bằng kỹ thuật xử dụng Tay là Quyền thuật Dùng sức bằng kỹ thuật Chân là Cước thuật Dùng sức bằng kỹ thuật xử dụng: Ðao, Kiếm... là Ðao, Kiếm, Thuật . Câu 2: Võ đạo là gì ? Võ đạo là đường lối, hệ thống tư tưởng rỏ rệt của một môn phái hướng dẫn quan niệm sống cho người học võ. Câu 3: Một trường dạy võ thuật khác với một trường dạy võ đạo ra sao? Một trường dạy võ thuật hướng dẫn người học võ kỹ thuật dùng sức để ứng chiến với người và vật. Một trường dạy võ đạo, ngoài phần hướng dẫn cho người học võ kỹ thuật dùng sức, còn trau dồi cho họ một quan niệm sống đúng đắn để cho mọi người kính trọng và thành công trong đời sống. Câu 4: Một phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có những điều kiện gì? Một môn phái võ thuật muốn đi đến võ đạo phải có: Một tinh thần dân tộc đầy đủ, một ý thức hệ rõ rệt, một hệ thống võ thuật toàn diện, một phương pháp giảng dạy hữu hiệu, một thời gian nhất định quảng bá võ thuật. Câu 5: Ngành võ nước nhà (Việt Nam) trước đây chỉ đi đến thuật chứ chưa đi tới đạo ? Sở dỉ ngành võ nước nhà trước đây chỉ đi đến thuật chứ chưa đi tới đạo vì giữa văn và võ có sự phân biệt quá máy móc nên chưa hệ thống hoá những ý niệm tốt đẹp để trở thành môt nền võ đạo dân tộc. Câu 6: Vào thời nào nền võ đạo của dân tộc Việt Nam gần hình thành qua việc thành lập giảng võ đường ? Năm 1253 đời nhà Trần, giảng võ đường được thành lập song song với Quốc Học Viện, lúc đó nền võ đạo dân tộc gần hình thành. Câu 7: Tính cách Tộc Truyền và Bí Truyền ? Tộc truyền là chỉ dạy võ trong phạm vi thu hẹp gồm những người trong dòng họ và một vài môn đệ tâm huyết, không truyền bá rộng rải. Bí truyền là vị võ sư thời xưa dù tương đắc với học trò đến thế nào bao giờ cũng giữ lại một vài thế võ 15
  17. độc đáo để đề phòng những trường hợp trò phản thầy . Việc giảng dạy có tính chất tình cảm và tùy hứng không đặt thành một chương trình huấn luyện quy mô, rõ rệt. Do đó, các môn võ, thế võ độc đáo mai một theo thời gian, không phát triển được. Câu 8: Từ Vovinam tới Việt Võ Ðạo khác từ Nhu Thuật tới Nhu Ðạo (Nhật Bản) ở những điểm nào ? Từ Vovinam tới Việt Võ Ðạo khác với từ Nhu Thuật tới Nhu Ðạo ở hai điểm: Làng Võ Nhật Bản đã chính thức được hưởng không khí sinh hoạt võ sĩ đạo từ trên hai ngàn năm. Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều thời đại dụng võ nhưng đến lúc xây dựng một nền võ đạo dân tộc, không khí sinh hoạt võ đạo của dân tộc đã mai một, nên cần phải xây dựng lại từ đầu. Ðó là chưa kể sự du nhập của các nền võ thuật ngoại quốc để làm chúng ta bị cuốn hút theo, mà không chú ý đến những gì có tính cách tự lập, tự cường phải dầy công xây dựng. Nhu đạo chỉ là giai đoạn phát triển hoàn bị của Nhu Thuật, nhưng Việt Võ Ðạo không phải chỉ là một giai đoạn phát triển hoàn bị của Vovinam, vì nhiệm vụ kết tinh những giá trị võ thuật của Vovinam và xây dựng một ý thức hệ Võ học, Việt Võ Ðạo còn có nhiệm vụ tổng hợp các giá trị võ vật xưa và nay lấy các môn võ hiện đại trên thế giới làm võ liệu nghiên cứu phối hợp cả nhu lẫn cương để hình thành một nền võ đạo cho dân tộc Việt Nam. Câu 9: Tinh thần võ đạo của Việt Võ Ðạo chủ trương có mấy phần vụ Tinh thần võ đạo của Việt Võ Ðạo chủ trương có 3 phần vụ: - Sống: với tất cả lửa sống tiềm tàng trong tâm thân, phải luôn cố gắng kiện toàn bản thân trên ba phương diện: Thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẩn, tâm hồn cao thượng để trở thành những con người toàn diện giúp ích cho gia đình và xã hội. - Giúp cho người khác sống: Không lấy sự kiện toàn của bản thân làm lợi khí lấn áp, giàng giật quyền sống của người khác. Trái lại, phải tôn trọng, giúp đỡ, tạo điều kiện để ngườI khác cùng tiến bộ và hưởng vị sống như mình. - Sống cho người khác: Ðây là phần vụ cao qúy nhất đòi hỏi người việt võ đạo sinh phải hy sinh một số quyền lợi về vật chất lẩn tinh thần có khi hy sinh cả tính mệnh của mình cho người khác nếu thấy cần thiết, vì cuộc sống của chúng ta liên quan ràng buộc với cuộc sống của mọi người, các nhu cầu chúng ta được 16
  18. hưởng, sự thành công của chúng ta trong cuộc sống đều do mọi người chung quanh hỗ trợ, giúp đỡ. Câu 10: Mục đích của Việt Võ Ðạo? Có 3 mục đích: Bảo tồn, phát triển và quảng bá võ học việt Nam Câu 11: Việt Võ Ðạo huấn luyện môn sinh ra sao ? Về Võ Lực Việt Võ Ðạo huấn luyện cho môn sinh một thân hình rắn rỏi vững vàng, một sức lực mạnh mẽ dẻo dai, để có thể chịu đựng mọi khó khăn cực nhọc, đẩy lùi các bệnh hoạn, giữ cho thân thể luôn tráng kiện và lành mạnh. Về võ thuật Việt Võ Ðạo huấn luyện cho môn sinh một kỹ thuật dùng sức tinh vi để tự vệ hữu hiệu đạt tới một nghệ thuật cao quý để phục vụ con người và sẳn sàng bênh vực lẽ phải. Về Võ Ðạo Việt Võ Ðạo rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí quật cường, một phong thái hào hiệp, một tinh thần kỷ luật tự giác, một nếp sống tốt trong tinh thần đồng đạo, một truyền thống hy sinh cao cả. Một đức độ khoan dung từ ái để phục vụ hữu hiệu cho bản thân, gia đình, dân tộc và nhân loại. 1.6. Luật, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài, phương pháp giảng dạy. 1.6.1. Luật thi đấu, Phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài: Điều 1. Sân đấu - Sân đấu hình vuông, mỗi cạnh dài 9cm. Cách tâm điểm 0,5m mỗi bên kẻ 1 đường thắng, dài 0,5m, rộng 5cm (vị trí đứng của đấu thủ). - Các vạch giới hạn rộng 5cm, có màu tương phản với mặt thảm. - Sân đấu đặt dưới đất, được trải lên một tấm thảm mềm có độ dầy tối thiểu 1cm. 17
  19. - Bàn Ban tổ chức. Vị trí số 1: Thư ký (gồm trọng tài thời gian, trọng tài phát thanh, Thư ký tổng hợp). + Trọng tài thời gian: Theo dõi giờ trận đấu, gõ kẻng, chuông báo hiệu. + Trọng tài phát thanh: Thông báo trận đấu và kết quả trận đấu. Vị trí số 4: Tổng trọng tài. Điều khiển cuộc thi, phân bổ giám định trọng tài làm nhiệm vụ, tiếp nhận phiếu điểm. Vị trí số 5: Ban tổ chức giải, Giám sát. Vị trí số 6: Thư ký. Phổ biến lịch thi đấu đối kháng và thi quyền của giải, ghi kết quả thi đấu, lo các thủ tục khen thưởng, huy chương. Điều 2. Trang thiết bị sân đấu. - Hai đồng hồ bấm giờ theo dõi trận đấu, một kẻng báo hiệu thiết bị tương đương. - Hai ghế ngồi cho đấu thủ, 3 hoặc 5 ghế ngồi cho Giám định. - Bàn dành riêng cho Ban tổ chức cùng với 7 ghế ngồi. - Bàn kiểm tra vận động viên với 2 ghế ngồi (Bàn A). - Bàn Y tế (1-2 ghế ngồi) (Bàn B). Điều 3. Tính chất và thể thức thi đấu. Thi đấu đồng đội, thi đấu cá nhân giữa các vận động viên (VĐV) ở cùng 1 hạng cân thành 1 hạng cân theo thể thức đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Điều 4. Nguyên tắc thi đấu. 4.1 Các VĐV phải đối mặt với nhau, được sử dụng các đòn thế tấn công và phòng thủ của vovinam (đỡ, né tránh, ra đòn, đánh ngã đối thủ, lừa thế, bao vây đối phương). 4.2 Trong đợt tấn công, tiếp cận đối phương , VĐV được phép thực hiện tối đa 5 động tác. Khi Trọng tài tạm dừng trận đấu đó thì 2 VĐV trở về tư thế thủ và sẵn sàng tiếp tục đợt tấn công khác ngay tại chỗ. Trong trường hợp dứt đợt tấn công hoặc có VĐV bị đánh ngả ở khu vực sát biên thì trọng tài sẽ cho 2 đấu thủ trở về vị trí ban đầu ở giữa sân. 18
  20. 4.3 Thời gian thi đấu thuỳ theo hạng cân từ 2-3 phút/hiệp, giữa 2 hiệp có một phút nghĩ ngơi. Mỗi trận đấu có hiệp đấu, tuỳ theo tính chất giải, thời gian, hiệp đấu có thể rút ngắn do quyết định của Ban tổ chức. Điều 5. Thủ tục thi đấu. 5.1 Gọi tên đấu thủ Tên đấu thủ thông báo 3 lần trước khi bắt đầu trận đấu, đấu thủ không ra sân thi đấu sẽ bị xử thua bỏ cuộc. 5.2 Kiểm tra Vận động viên và trang phục. Căn cứ theo lịch thi đấu, VĐV trước lúc vào sân đấu phải bàn đến Trọng tài kiểm tra VĐV để được kiểm tra bảo hộ, trang phục thi đấu. Vận động viên không được mang, đeo bất cứ vật gì có thể gây chấn thương cho đối phương. 5.3 Vào khu vực thi đấu. Sau khi kiểm tra, VĐV ngồi chờ ở khu vực gần bàn kiểm tra VĐV với 1 Huấn luyện viên của mình. Điều 6. Trang phục - Dụng cụ bảo hộ của vận động viên. + Găng đấu: Chỉ được dùng găng của Ban tổ chức, quy định cách, sạch sẽ, nặng không quá 280gr. + Trang phục vận động viên: Vận động viên phải mang. - Mũ, nón, bảo hộ: Theo quy cách riêng của Vovinam. - Áo giáp: may bằng vật liệu mềm, phải che phủ vừng ngực bụng. Trong thi đấu,mũ nón bảo hộ và áo giáp do đơn vị có vận động viên thi đấu trang bị. + Crilleoqu và bảo hộ cánh tay, chân, phải mang bên trong. + Võ phục: Màu xanh dương, có huy hiệu Vovinam bên ngực trái không không quá 10 cm, bảng tên cá nhân bên ngực phải. Sau lưng áo có thể ghi tên đơn vị tỉnh thành (không được mang tên quận, huyện, thị xã, nếu là giải trong nước). Điều 7. Tín hiệu trong thi đấu. Ban tổ chức dùng chuông hoặc kẻng để báo hiệu trận đấu bắt đầu, chấm dứt hoặc tạm dừng trận đấu. Điều 8. Phân chia hạng cân: Vovinam có 3 loại giải thi đấu đối kháng với các hạng cân như sau: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2