intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài hướng dẫn về Unix/Linux

Chia sẻ: Nguyen Thanh Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

72
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan về Unix/Linux, quản lý File trong Unix, quản lý thư mục trong Unix, cài đặt môi trường Unix/Linux,... là những nội dung chính trong tài liệu "Bài hướng dẫn về Unix/Linux". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài hướng dẫn về Unix/Linux

  1. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Bài hướng dẫn về Unix/Linux Unix là một hệ điều hành máy tính mà có khả năng thực hiện nhiều hoạt động bởi nhiều người trong cùng một thời gian. Unix được ra đời năm 1969 bởi Ken Thompson và Dennis Ritche tại phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs. Phần hướng dẫn này cung cấp các kiến thức về Unix. Loạt bài hướng dẫn của chúng tôi dựa trên nguồn tài liệu của: Tutorialspoint Đối với độc giả Phần hướng dẫn này được chuẩn bị cho người mới bắt đầu học về Unix, từ đó giúp họ hiểu được các kiến thức cơ bản về các lệnh, Shell Scripts và các tiện ích khác của Unix. Điều kiện tiền đề Chúng tôi giả sử rằng bạn có một chút kiến thức về Hệ điều hành và các chức năng của nó. Một kiến thức cơ bản về các khái niệm máy tính sẽ cũng giúp bạn trong việc hiểu các bài thực hành đa dạng trong phần hướng dẫn này. Tổng quan về Unix/Linux Unix/Linux là gì? Hệ điều hành Unix là tập hợp các chương trình mà thực hiện vai trò như một đường link giữa máy tính và người sử dụng. Các chương trình máy tính phân cấp các nguồn hệ thống và phối hợp tất cả các phần bên trong của máy tính được gọi là Hệ điều hành hoặc kernel (hạt nhân). Những người sử dụng giao tiếp với kernel thông qua một chương trình mà được biết như là shell. Shell là một bộ biên dịch dòng lệnh, nó biên dịch các lệnh được nhập bởi người sử dụng và chuyển đổi chúng thành một ngôn ngữ mà kernel có thể hiểu.  Unix/Linux được phát triển lần đầu tiên bởi một nhóm các nhân viên AT&T tại phòng thí nghiệm Bell Labs, gồm có Ken Thompson, Dennis Ritchie, Douglas Mclloy và Joe Ossanna. http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 1
  2. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com  Có rất nhiều phiên bản Unix khác nhau trên thị trường. Solaris Unix, AIX, HP Unix và BSD là một số ví dụ. Linux cũng là một phiên bản của Unix mà là miễn phí.  Nhiều người có thể sử dụng một máy tính Unix cùng một lúc; vì thế Unix được gọi là hệ thống đa người dùng.  Một người sử dụng có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc; vì thế Unix được gọi là đa nhiệm. Cấu trúc Unix/Linux: Sơ đồ dưới là cấu trúc của một hệ thống Unix: Khái niệm chính mà được thống nhất trong tất cả các phiên bản Unix gồm 4 cơ sở sau:  Kernel: Kernel là trái tim của hệ điều hành. Nó tương tác với phần cứng và hầu hết nhiệm vụ như quản lý bộ nhớ, quản lý file, lên chương trình nhiệm vụ.  Shell: Shell là một tiện ích mà xử lý các yêu cầu của bạn. Khi bạn gõ một lệnh tại terminal của bạn, shell phiên dịch lệnh đó và gọi chương trình mà bạn muốn. Shell sử dụng cú pháp http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 2
  3. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com chuẩn cho tất cả các lệnh. C Shell, Bourne Shell và Korn Shell là những shell được biết đến nhiều nhất và có sẵn trong hầu hết các phiên bản Unix.  Các lệnh và các tiện ích: Có rất nhiều lệnh và tiện ích mà bạn có thể sử dụng trong công việc hàng ngày. cp, mv, cat và grep … là một số ví dụ của lệnh và tiện ích. Có trên 250 lệnh tiêu chuẩn cộng với một số lệnh khác được cung cấp bởi phần mềm thứ 3. Tất cả các lệnh này đi cùng với các tùy chọn (chức năng) của nó.  Files và thư mục: Tất cả dữ liệu trong Unix được tổ chức trong các file. Tất cả các file được tổ chức vào trong các thư mục. Những thư mục này được tổ chức trong một cấu trúc dạng cây được gọi như là hệ thống file. Khởi động hệ thống trong Unix/Linux Nếu bạn có một máy tính mà đã cài đặt hệ điều hành Unix trên đó, thì sau đó đơn giản bạn chỉ cần bật để khởi động hệ thống. Ngay sau khi bạn bật hệ thống, hệ thống bắt đầu khởi động và cuối cùng nó nhắc bạn đăng nhập vào trong hệ thống, mà hành động đăng nhập này được sử dụng cho các hoạt động thường ngày. Đăng nhập Unix/Linux Khi bạn lần đầu kết nối với một hệ thống Unix, bạn thường nhìn thấy một dòng nhắc như sau: login: Đăng nhập hệ thống Unix/Linux: 1. Chuẩn bị sẵn sàng ID sử dụng và mật khẩu. Liên hệ với người quản lý nếu bạn chưa có nó. 2. Nhập ID tại dòng nhắc đăng nhập, sau đó nhấn Enter. ID của bạn là phân biệt chữ hoa- thường, vì thế chắc chắn rằng bạn đã nhập chính xác như người quản lý đã chỉ dẫn. 3. Nhập mật khẩu vào ô mật khẩu và nhấn Enter. Mật khẩu của bạn cũng phân biệt kiểu chữ. 4. Nếu bạn cung cấp ID và mật khẩu chính xác thì sau đó bạn sẽ được cho phép để vào hệ thống. Bạn đọc qua thông tin và các thông báo mà hiện trên màn hình như hình dưới đây: login : amrood amrood's password: Last login: Sun Jun 14 09:32:32 2009 from 62.61.164.73 http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 3
  4. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com $ Bạn sẽ được cung cấp với một lệnh nhắc (đôi khi được gọi là lệnh $) mà tại đó bạn sẽ nhập tất cả các lệnh của bạn. Ví dụ để kiểm tra lịch, bạn cần nhập lệnh cal như sau: $ cal June 2009 Su Mo Tu We Th Fr Sa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 $ Thay đổi mật khẩu trong Unix/Linux Tất cả các hệ điều hành Unix đều yêu cầu mật khẩu để đảm bảo cho các dữ liệu và file của bạn và cũng đảm bảo an toàn cho chính hệ thống chống lại sự thâm nhập của hacker hoặc cracker. Dưới đây là các bước để thay đổi mật khẩu: 1. Để bắt đầu, soạn passwd tại dòng nhắc lệnh như hình dưới. 2. Nhập mật khẩu cũ 3. Nhập mật khẩu mới mà bạn muốn đổi. Luôn luôn giữ cho mật khẩu càng phức tạp càng tốt để mà không ai có thể đoán được nó. Nhưng chắc chắn rằng bạn nhớ nó. 4. Bạn cần xác nhận lại mật khẩu bằng cách nhập nó thêm lần nữa $ passwd Changing password for amrood (current) Unix password:****** New UNIX password:******* Retype new UNIX password:******* passwd: all authentication tokens updated successfully http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 4
  5. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com $ Ghi chú: Tôi đã đặt dấu * vào vị trí chỉ cho bạn địa điểm bạn cần nhập mật khẩu cũ và mới. Ngoài ra tại hệ thống của bạn, nó sẽ không hiển thị bất cứ ký tự nào khi bạn gõ mật khẩu vào. Liệt kê thư mục và file trong Unix/Linux: Tất cả dữ liệu trong Unix được tổ chức vào trong các file. Tất cả các file được tổ chức vào trong các thư mục. Những thư mục này được tổ chức vào trong một cấu trúc cây được gọi là hệ thống file. Bạn có thể sử dụng lệnh ls để liệt kê tất cả các file hoặc thư mục có trong một thư mục. Dưới đây là ví dụ về cách sử dụng lệnh ls với tùy chọn -l. $ ls -l total 19621 drwxrwxr-x 2 amrood amrood 4096 Dec 25 09:59 uml -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 5341 Dec 25 08:38 uml.jpg drwxr-xr-x 2 amrood amrood 4096 Feb 15 2006 univ drwxr-xr-x 2 root root 4096 Dec 9 2007 urlspedia -rw-r--r-- 1 root root 276480 Dec 9 2007 urlspedia.tar drwxr-xr-x 8 root root 4096 Nov 25 2007 usr -rwxr-xr-x 1 root root 3192 Nov 25 2007 webthumb.php -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 20480 Nov 25 2007 webthumb.tar -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 5654 Aug 9 2007 yourfile.mid -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 166255 Aug 9 2007 yourfile.swf $ Ở đây phần nhập bắt đầu với d…… biểu diễn các thư mục. Ví dụ như uml, univ và urlspedia là các thư mục và phần còn lại là file. Bạn là ai trong Unix/Linux? Trong khi bạn đăng nhập vào hệ thống, bạn có thể sẵn lòng để biết : Who am I? Cách đơn giản nhất là tìm kiếm “bạn là ai” là nhập lệnh whoami : http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 5
  6. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com $ whoami amrood $ Hãy thử nó trên hệ thống của mình. Lệnh này liệt kê các tên tài khoản liên kết với sự đăng nhập hiện tại. Bạn có thể thử lệnh whoami cũng để nhận thông tin về chính mình. Ai đã đăng nhập trong Unix/Linux? Đôi khi bạn có thể muốn biết ai đã đăng nhập vào máy tính trong cùng thời gian. Có 3 lệnh có sẵn để giúp bạn nhận được thông tin này, dựa trên cơ sở bạn muốn biết bao nhiêu về những người sử dụng khác: users, who và w. $ users amrood bablu qadir $ who amrood ttyp0 Oct 8 14:10 (limbo) bablu ttyp2 Oct 4 09:08 (calliope) qadir ttyp4 Oct 8 12:09 (dent) $ Bạn hãy thử lệnh w trên hệ thống của bạn để kiểm tra kết quả đầu ra. Lệnh này sẽ liệt kê một số thông tin liên quan tới người đăng nhập vào trong hệ thống. Thoát khỏi chương trình trong Unix/Linux Khi bạn đã kết thúc phiên làm việc của mình, bạn cần thoát khỏi chương trình để đảm bảo rằng không ai có thể truy cập vào các file của bạn khi họ giả trang bạn. Để thoát khỏi chương trình: 1. Bạn chỉ cần gõ lệnh logout tại dòng lệnh nhắc, và hệ thống sẽ vệ sinh mọi thứ và ngắt kết nối. Đóng hệ thống trong Unix/Linux http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 6
  7. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Cách phù hợp nhất để đóng hệ thống Unix là thông qua sử dụng một trong các lệnh sau: Lệnh Miêu tả halt Đóng hệ thống ngay lập tức. Đóng hệ thống sử dụng script được xác định trước để đồng bộ và vệ sinh init 0 hệ thống trước khi shutdown. Khởi động lại hệ thống bằng cách đóng hệ thống ngay lập tức và sau đó init 6 bắt đầu lại như lúc trước khi đóng poweroff Đóng hệ thống ở chế độ poweroff reboot Khởi động lại hệ thống shutdown Đóng hệ thống Bạn phải là người sử dụng chính để có thể có quyền đóng hệ thống, nhưng đôi khi người đại diện cũng có thể thực hiện điều này. Quản lý File trong Unix Tất cả dữ liệu trong Unix được tổ chức trong các file. Tất cả các file được tổ chức trong các thư mục. Những thư mục này được tổ chức trong một cấu trúc cây mà được gọi là hệ thống file. Khi bạn làm việc với Unix, bằng cách này hay cách khác, bạn dành hầu hết thời gian làm việc với các file. Chương này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo và di chuyển các file, sao chép và đặt lại tên cho chúng, tạo liên kết cho chúng…. Trong Unix, có 3 kiểu file cơ bản: 1. Ordinary File: File thường, là một file trên hệ thống mà lưu trữ dữ liệu, văn bản, hoặc chỉ dẫn chương trình. Trong chương này, bạn sẽ được hướng dẫn cách làm việc với những file này. http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 7
  8. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com 2. Directory: Thư mục, lưu giữ cả các file thường và đặc biệt. Tương tự với các thư mục trong Windown, Mac OS, thư mục trong Unix là các folder. 3. Special File: File đặc biệt, một số file đặc biệt cung cấp quyền truy cập vào phần cứng như các ổ cứng, CD-ROM, modem và các đầu đọc Ethernet. Một số file đặc biệt khác là tương tự như các phím tắt và khiến bạn có thể truy cập vào một file riêng nào đó bằng cách sử dụng các tên khác nhau. Liệt kê các file trong Unix/Linux Để liệt kê các file và các thư mục lưu giữ trong thư mục hiện tại, bạn sử dụng lệnh sau: $ls Dưới đây là ví dụ về kết quả của lệnh trên. $ls bin hosts lib res.03 ch07 hw1 pub test_results ch07.bak hw2 res.01 users docs hw3 res.02 work Lệnh ls hỗ trợ tùy chọn -l giúp bạn nhận được nhiều thông tin hơn về các file được liệt kê. $ls -l total 1962188 drwxrwxr-x 2 amrood amrood 4096 Dec 25 09:59 uml -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 5341 Dec 25 08:38 uml.jpg drwxr-xr-x 2 amrood amrood 4096 Feb 15 2006 univ drwxr-xr-x 2 root root 4096 Dec 9 2007 urlspedia -rw-r--r-- 1 root root 276480 Dec 9 2007 urlspedia.tar drwxr-xr-x 8 root root 4096 Nov 25 2007 usr drwxr-xr-x 2 200 300 4096 Nov 25 2007 webthumb-1.01 -rwxr-xr-x 1 root root 3192 Nov 25 2007 webthumb.php -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 20480 Nov 25 2007 webthumb.tar http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 8
  9. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 5654 Aug 9 2007 yourfile.mid -rw-rw-r-- 1 amrood amrood 166255 Aug 9 2007 yourfile.swf drwxr-xr-x 11 amrood amrood 4096 May 29 2007 zlib-1.2.3 $ Dưới đây là các thông tin về tất cả các cột được liệt kê: 1. Cột đầu tiên: biểu diễn kiểu file và sự cho phép được cung cấp cho file. Ở phần bên dưới là miêu tả của các kiểu file. 2. Cột 2: biểu diễn lượng bộ nhớ mà file hoặc thư mục chiếm dụng. 3. Cột 3: biểu diễn sự sở hữu của file. Đó là người sử dụng Unix tạo ra file này. 4. Cột 4: biểu diễn nhóm sở hữu. Mỗi người sử dụng Unix có một nhóm liên kết. 5. Cột 5: biểu diễn dung lượng bằng byte của file. 6. Cột 6: biểu diễn ngày tháng mà file được tạo hay chỉnh sửa lần cuối. 7. Cột 7: biểu diễn tên file hoặc thư mục. Trong ví dụ về ls-l, mỗi dòng file bắt đầu với một ký tự d, -, hoặc l. Những ký tự này chỉ kiểu của file được liệt kê. Tiền tố Miêu tả File thường chẳng hạn như một file văn bản ASCII, nhị phân hoặc đường link - cứng. Nhóm file đặc biệt. nhóm file thiết bị đầu vào/đầu ra ví dụ như một đĩa cứng b vật lý. File ký tự đặc biệt. File thiết bị đầu vào/đầu ra thô ví dụ như một đĩa cứng vật c lý. d File thư mục mà chứa một danh sách các file và thư mục khác. http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 9
  10. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com l File liên kết ký tự. Kết nối trên bất kỳ một file thường nào. p Pipe được đặt tên. Một cơ cấu để giao tiếp liên tiến trình. s Socket được sử dụng cho giao tiếp liên tiến trình. Các siêu ký tự trong Unix/Linux Các siêu ký tự có ý nghĩa quan trọng trong Unix. Ví dụ * và ? là siêu ký tự. Chúng ta sử dụng* để kết nối 0 hoặc nhiều ký tự, sử dụng ? để kết nối với một ký tự đơn. Ví dụ: $ls ch*.doc Hiển thị tất cả các file mà tên bắt đầu với cặp ký tự ch và kết thúc với .doc. ch01-1.doc ch010.doc ch02.doc ch03-2.doc ch04-1.doc ch040.doc ch05.doc ch06-2.doc ch01-2.doc ch02-1.doc c Dưới đây ký tự * thực hiện kết nối với bất kỳ ký tự nào. Nếu bạn muốn hiển thị tất cả các file kết thúc với .doc, thì khi đó bạn sử dụng lệnh sau: $ls *.doc Các file ẩn trong Unix/Linux Một file không nhìn thấy là một file mà các ký tự đầu tiên của nó là dấu chấm (.). Các chương trình Unix (bao gồm shell) sử dụng hầu hết những file này để giữ các thông tin cấu hình. Một vài ví dụ về các file ẩn bao gồm:   .profile: là script khởi tạo Bourne shell (sh)   .kshrc: là script khởi tạo Korn shell (ksh)   .cshrc: là script khởi tạo C shell (csh)   .rhosts: là file định hình shell điều khiển từ xa. http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 10
  11. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Để liệt kê các file nhìn không nhìn thấy (bị ẩn), xác định tùy chọn -a cho lệnh ls: $ ls -a . .profile docs lib test_results .. .rhosts hosts pub users .emacs bin hw1 res.01 work .exrc ch07 hw2 res.02 .kshrc ch07.bak hw3 res.03 $   Dấu chấm đơn (.): đại diện cho thư mục hiện tại   Dấu chấm kép (..): đại diện cho thư mục gốc. Tạo các file trong Unix/Linux Bạn có thể sử dụng vi editor để tạo ra các file thường trên hệ thống Unix. Bạn chỉ cần đơn giản sử dụng lệnh sau: $ vi filename Lệnh trên sẽ mở một file với tên đã cung cấp. Bạn sẽ cần nhấn phím i để tiến vào chế độ chỉnh sửa. Một khi bạn trong chế độ chỉnh sửa, bạn có thể bắt đầu viết nội dung vào file như hình dưới: This is unix file....I created it for the first time..... I'm going to save this content in this file. Khi đã thực hiện xong, bạn làm theo các bước sau:   Nhấn phím esc để thoát khỏi chế độ này   Nhấn tổ hợp phím Shift+ZZ để thoát khỏi file hoàn toàn. Bây giờ bạn sẽ có một file được tạo với filename trong thư mục hiện tại. $ vi filename $ Chỉnh sửa các file trong Unix/Linux http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 11
  12. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Bạn có thể chỉnh sửa các file hiện tại bằng cách sử dụng bộ soạn vi. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng phần trong một chương hướng dẫn cụ thế. Nhưng rút gọn ở đây, bạn có thể mở một file đang tồn tại như sau: $ vi filename Một khi file này được mở, bạn có thể tiến vào chế độ chỉnh sửa bằng cách nhấn phím i và sau đó bạn có thể chỉnh sửa nội dung như bạn thích. Nếu bạn muốn di chuyển tại nơi này hoặc nơi khác bên trong file, khi đó đầu tiên bạn cần thoát khỏi chế độ chỉnh sửa bằng cách nhấn phím esc, sau đó bạn có thể sử dụng các phím sau để di chuyển bên trong một file:  Phím l để di chuyển sang phía bên phải;  Phím h để di chuyển sang bên trái;  Phím k để di chuyển lên phía trên trong một file;  Phím j để di chuyển xuống phía dưới trong một file Do đó bằng cách sử dụng các phím trên, bạn có thể đặt con trỏ bất cứ vị trí nào bạn muốn chỉnh sửa. Một khi bạn đã xác định vị trí, sau đó bạn có thể sử dụng phím i để tiến vào chế độ chỉnh sửa. Sau khi bạn thực hiện xong, nhấn esc và cuối cùng nhấn tổ hợp phímShift+ZZ để thoát khỏi file hoàn toàn. Hiển thị nội dung của một file trong Unix/Linux Bạn có thể sử dụng lệnh cat để quan sát nội dung của một file. Dưới đây là ví dụ đơn giản để quan sát nội dung của một file đã được tạo. $ cat filename This is unix file....I created it for the first time..... I'm going to save this content in this file. $ Bạn có thể hiển thị số lượng dòng bằng cách sử dụng tùy chọn -b cùng với lệnh cat như sau: $ cat -b filename 1 This is unix file....I created it for the first time..... 2 I'm going to save this content in this file. http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 12
  13. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com $ Tính toán số lượng từ trong một file trong Unix/Linux Bạn có thể sử dụng lệnh wc để nhận được số dòng, số lượng từ và số lượng các ký tự có trong một file. Dưới đây là một ví dụ đơn giản để quan sát thông tin về file đã được tạo trên. $ wc filename 2 19 103 filename $ Dưới đây là chi tiết trong 4 cột: 1. Cột 1: đại diện cho tổng số dòng trong file đó; 2. Cột 2: đại diện cho tổng số từ trong file đó; 3. Cột 3: đại diện cho tổng dung lượng byte mà file chiếm. Đây là kích thước thực của file. 4. Cột 4: đại diện cho tên file. Bạn có thể đồng thời nhận được thông tin về nhiều file trong cùng một lúc bằng cú pháp đơn giản sau: $ wc filename1 filename2 filename3 Sao chép các file trong Unix/Linux Để tạo một bản sao của một file, bạn sử dụng lệnh cp. Cú pháp đơn giản của lệnh này là: $ cp source_file destination_file Dưới đây là ví dụ để tạo một bản sao của filename đang tồn tại: $ cp filename copyfile $ Bây giờ bạn sẽ tìm thấy một copyfile trong thư mục hiện tại của bạn. File này sẽ giống hoàn toàn filename. Đặt lại tên file http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 13
  14. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Để thay đổi tên của một file, bạn sử dụng lệnh mv. Cú pháp đơn giản của lệnh này là: $ mv old_file new_file Dưới đây là một ví dụ mà đặt lại filename đang tồn tại thành newfile: $ mv filename newfile $ Lệnh mv sẽ di chuyển tất cả file đang tồn tại vào trong file mới. Vì thế trong tình huống này bạn sẽ chỉ tìm thấy một newfile duy nhất trong thư mục hiện tại. Xóa file Để xóa một file đang tồn tại, bạn sử dụng lệnh rm. Cú pháp đơn giản của nó là: $ rm filename Chú ý: Có thể rất nguy hiểm khi xóa một file bởi vì nó chứa thông tin hữu ích. Vì thế bạn cần phải cẩn thận trong khi thực hiện lệnh này. Nó đề nghị tùy chọn -i song song với lệnh rm. Dưới đây là ví dụ mà gỡ bỏ hoàn toàn filename đang tồn tại: $ rm filename $ Bạn có thể gỡ bỏ nhiều file tại cùng một lớp như sau: $ rm filename1 filename2 filename3 $ Các Unix Stream tiêu chuẩn trong Unix/Linux Các chi tiết trong chương trình Unix có 3 stream (hoặc file) được mở cho nó khi nó bắt đầu: 1. stdin: Nó như là một đầu vào tiêu chuẩn (standard input) và phần tử mô tả file liên kết là 0. Nó cũng được biểu diễn như là STDIN. Chương trình Unix sẽ đọc đầu vào mặc định từ STDIN. http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 14
  15. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com 2. stdout: Nó như là một đầu ra tiêu chuẩn (standard output) và phần tử mô tả file liên kết là 1. Nó cũng được biểu diễn như là STDOUT. Chương trình Unix sẽ viết đầu ra mặc định tại STDOUT. 3. stderr: Nó như là một lỗi tiêu chuẩn (standard error) và phần tử mô tả file liên kết là 2. Nó cũng được biểu diễn như là STDERR. Chương trình Unix sẽ viết toàn bộ thông tin lỗi tại STDERR. Quản lý thư mục trong Unix Một thư mục là một file mà nhiệm vụ duy nhất của nó là lưu giữ tên và các thông tin liên quan về file. Tất cả các file, có thể là file thường, đặc biệt hoặc thư mục được giữ trong các thư mục. UNIX sử dụng một cấu trúc thứ bậc để tổ chức các file và thư mục. Cấu trúc này thường được nhắc đến như là một cây thư mục. Cây này có một điểm root node, một ký tự gạch chéo (/) và tất cả các thư mục được chứa ở dưới nó. Thư mục gốc (Home) trong Unix/Linux Thư mục mà bạn thấy ngay khi bạn lần đầu tiên đăng nhập vào là thư mục chính. Bạn sẽ làm nhiều việc trong thư mục chính và các thư mục phụ nơi bạn tạo ra để tổ chức các file của bạn. Bạn có thể tiến vào thư mục chính bất cứ khi nào bằng cách sử dụng lệnh sau: $cd ~ $ Tại đây biểu tượng ~ chỉ thư mục chính. Nếu bạn muốn vào thư mục chính của bất cứ người sử dụng nào khác, bạn sử dụng lệnh sau: $cd ~username $ Để vào thư mục cuối cùng, bạn có thể sử dụng lệnh sau: $cd - $ http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 15
  16. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Pathname tuyệt đối/quan hệ trong Unix/Linux Các thư mục được sắp xếp trong một hệ thống cấp bậc với gốc (/) ở trên cùng. Vị trí của bất kỳ file nào trong hệ thống này được miêu tả bởi pathname của nó. Các phần tử của pathname là tách riêng nhau bởi một dấu (/). Một pathname là giá trị tuyệt đối nếu nó đươc miêu tả trong mối liên quan với gốc, vì thế pathname tuyệt đối thường bắt đầu với một dấu (/). Dưới đây là ví dụ về các filename tuyệt đối. /etc/passwd /users/sjones/chem/notes /dev/rdsk/Os3 Một pathname có thể trong mối quan hệ tới thư mục làm việc hiện tại của bạn. Các pathname tương đối không bao giờ bắt đầu với (/). Liên quan đến thư mục chính amrood, có một số pathname trông giống như sau: chem/notes personal/res Để xác định nơi bạn đang ở trong hệ thống phân cấp file vào bất kỳ lúc nào, bạn nhập lệnhpwd để in thư mục làm việc hiện tại. $pwd /user0/home/amrood $ Liệt kê các thư mục trong Unix/Linux Để liệt kê danh sách các thư mục, bạn có thể sử dụng cú pháp sau: $ls dirname Dưới đây là ví dụ để liệt kê tất cả file được chứa trong thư mục /usr/local. $ls /usr/local http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 16
  17. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com X11 bin gimp jikes sbin ace doc include lib share atalk etc info man ami Tạo các thư mục trong Unix/Linux Các thư mục được tạo ra bằng lệnh sau: $mkdir dirname Tại đây, thư mục là pathname tuyệt đối hoặc quan hệ mà bạn muốn tạo ra. Ví dụ, lệnh sau: $mkdir mydir $ Tạo thư mục mkdir trong thư mục hiện tại. Dưới đây là ví dụ: $mkdir /tmp/test-dir $ Lệnh này tạo thư mục test-dir trong thư mục /tmp. Lệnh mkdir không tạo đầu ra nếu nó thành công tạo thư mục yêu cầu. Nếu bạn cung cấp nhiều hơn một thư mục trên dòng lệnh thì mkdir tạo ra mỗi trong các thư mục. Ví dụ: $mkdir docs pub $ Nó tạo ra thư mục docs và pub dưới thư mục hiện tại. Tạo các thư mục cha (parent) trong Unix/Linux Đôi khi bạn muốn tạo một thư mục, thư mục chính hoặc các thư mục của nó không tồn tại. Trong trường hợp này, lệnh mkdir đưa ra một thông báo lỗi như sau: $mkdir /tmp/amrood/test mkdir: Failed to make directory "/tmp/amrood/test"; No such file or directory $ http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 17
  18. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Trong trường hợp trên, bạn có thể chỉ định tùy chọn -p tới lệnh mkdir. Nó tạo tất cả các thư mục cần thiết cho bạn. Ví dụ: $mkdir -p /tmp/amrood/test $ Lệnh trên tạo tất cả các thư mục chính cần thiết. Dỡ bỏ các thư mục trong Unix/Linux Các thư mục có thể được xóa bằng cách sử dụng lệnh rmdir như sau: $rmdir dirname $ Ghi chú: Để dỡ bỏ một thư mục, bạn nên chắc chắn nó không còn chứa dữ liệu quan trọng nào, nghĩa là không có bất kỳ file hoặc thư mục phụ bên trong thư mục này. Bạn có thể dỡ bỏ nhiều thư mục tại cùng thời điểm như sau: $rmdir dirname1 dirname2 dirname3 $ Lệnh trên dỡ bỏ các thư mục dirname1, dirname2 và dirname3 nếu chúng là trống. Lệnh rmdir không tạo ra đầu ra nếu nó thực hiện thành công. Thay đổi các thư mục trong Unix/Linux Bạn có thể sử dụng lệnh cd để tạo nhiều thay đổi tới thư mục home. Bạn có thể sử dụng nó để thay đổi bất kỳ thư mục nào bằng cách xác định path tuyệt đối và quan hệ hợp lệ. Cú pháp như sau: $cd dirname $ Tại đây, dirname là tên của thư mục mà bạn muốn tạo các thay đổi. Ví dụ, lệnh: $cd /usr/local/bin $ http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 18
  19. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com Tạo thay đổi tới thư mục /usr/local/bin. Từ thư mục này bạn có thể cd thư mục /usr/home/amrood bằng cách sử dụng path quan hệ sau: $cd ../../home/amrood $ Đặt lại tên các thư mục trong Unix/Linux Lệnh mv có thể được sử dụng để đặt lại tên một thư mục. Cú pháp như sau: $mv olddir newdir $ Bạn có thể đặt lại tên một thư mục mydir thành yourdir như sau: $mv mydir yourdir $ Các thư mục .(dot) và .. (dot dot) trong Unix/Linux Tên file là .(dot) biểu diễn thư mục làm việc hiện tại; và tên file là .. (dot dot) biểu diễn thư mục ở lớp trên thư mục làm việc hiện tại, thường là thư mục chính. Nếu chúng ta nhập lệnh này để chỉ một danh sánh các thư mục làm việc hiện tại và sử dụng tùy chọn -a để liệt kê tất cả các file và tùy chọn -l cung cấp kiểu danh sách dài, điều này sẽ cho ra kết quả sau: $ls -la drwxrwxr-x 4 teacher class 2048 Jul 16 17.56 . drwxr-xr-x 60 root 1536 Jul 13 14:18 .. ---------- 1 teacher class 4210 May 1 08:27 .profile -rwxr-xr-x 1 teacher class 1948 May 12 13:42 memo $ Quyền hạn/Chế độ truy cập file trong Unix Quyền sở hữu file là một thành phần quan trọng của Unix mà cung cấp phương thức bảo mật để lưu giữ file. Mọi file trong Unix có các thuộc tính sau để thể hiện quyền hạn truy cập tới nó (File Permission): http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 19
  20. http://vietjack.com/unix/index.jsp Copyright © vietjack.com  Quyền hạn truy cập của người sở hữu: Quyền hạn truy cập của chủ nhân quyết định những hành động gì mà người sở hữu có thể thực hiện trên file.  Quyền hạn truy cập nhóm: Quyền hạn truy cập của nhóm quyết định hành động gì mà người sử dụng, thành viên của nhóm mà sở hữu file, có thể thực hiện trên file.  Các quyền hạn truy cập khác: Chỉ hành động nào mà tất cả những người sử dụng có thể thực hiện trên file. Các dấu hiệu về quyền hạn truy cập Trong khi sử dụng lệnh ls -l, nó hiển thị các thông tin đa dạng liên quan đến quyền hạn truy cập trên file như sau: $ls -l /home/amrood -rwxr-xr-- 1 amrood users 1024 Nov 2 00:10 myfile drwxr-xr--- 1 amrood users 1024 Nov 2 00:10 mydir Tại đây, cột đầu tiên đại diện cho các chế độ truy cập khác nhau, ví dụ như quyền hạn truy cập liên kết với một file hoặc thư mục. Các quyền hạn truy cập được chia thành ba nhóm, mà mỗi vị trí trong nhóm biểu hiện một quyền hạn truy cập cụ thể, theo thứ tự: đọc (r), viết (w) và thực thi (x):  Các ký tự đầu tiên từ 1 đến 3 (2-4 trong dãy kể cả dấu -) đại diện quyền hạn truy cập cho người sử hữu file. Ví dụ -rwxr-xr-- biểu diễn rằng người sở hữu có cho phép đọc (r), viết (w), và chạy chương trình (x).  Nhóm 3 ký tự tiếp theo từ 5-7 đại diện cho quyền hạn truy cập nhóm tới những file sở hữu. Ví dụ -rwxr-xr-- đại diện rằng nhóm có cho phép đọc (r) và thực thi (x), nhưng không cho phép viết (w)  Nhóm 3 ký tự cuối cùng từ 8-10 đại diện quyền hạn truy cập khác. Ví dụ -rwxr-xr--đại diện rằng ai đó trên thế giới chỉ cho phép đọc (r). Chế độ truy cập vào file trong Unix/Linux Quyền hạn truy cập của một file là dòng đầu tiên của sự bảo vệ trong hệ thống Unix. Các khối xây dựng cơ bản trong quyền hạn truy cập Unix là các quyền hạn truy cập đọc, viết và thực thi được miêu tả dưới đây: http://vietjack.com/ Trang chia sẻ các bài học online miễn phí Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2