intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài kiểm tra học kì 1nhà nước Văn Lang sử 6 THCS Bình Châu 2006 - 2007

Chia sẻ: Phaidaucuoctinh Phaidaucuoctinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Bài kiểm tra học kì 1nhà nước Văn Lang sử 6 THCS Bình Châu 2006 - 2007 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài kiểm tra học kì 1nhà nước Văn Lang sử 6 THCS Bình Châu 2006 - 2007

  1. TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NH: 2006-2007 Ñieåm: Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Lịch sử 6 (Phần trắc nghiệm) Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian: 15 phút (khoâng keå thôøi gian giao ñeà) ĐỀ CHÍNH THỨC A. TRAÉC NGHIEÄM: (3 ñieåm) Caâu 1: (2 ñieåm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Việc phát minh ra nghề trồng lúa có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người là vì: a. Lúa gạo là nguồn lương thực chính của con người Việt Nam. b. Con người chủ động hơn trong việc trồng trọt và tích lũy lương thực. c. Con người có thể định cư lâu dài, xây dựng làng xóm ổn định. d. Tất cả các câu trên đều đúng. 2. Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì: a. Chế độ mẫu hệ xuất hiện. b. Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ. c. Chế độ mẫu hệ tan rã. d. Nam nữ bình đẳng. 3. Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt Cổ là: a. Thủ công tách khỏi nông nghiệp. b. Hình thành nghềà gốm và nghề dệt vải. c. Lao động nam - nữ khác nhau. d. Câu a và câu c đúng. 4. Sự chuyển biến về xã hội ở thời đại dựng nước có ý nghĩa sâu sắc nhất là: a. Sự phân công lao động. b. Hình thành chiềng chạ, bộ lạc. c. Sự phân hoá giàu nghèo. 5. Ở thời đại Văn Lang - Âu Lạc, thành phần lao động chính trong những công việc nặng nhọc (cày bừa, luyện kim ...) là: a. Đàn ông. b. Đàn bà. c. Cả đàn ông và đàn bàø. d. Thợ cày
  2. 6. Những công cụ lao động sản xuất nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội thời đại Văn Lang - Âu Lạc? a. Công cụ đá được ghè đẽo theo hình thù như ý muốn. b. Đồ đồng gần như thay thế đồ đá. c. Đồ gốm được trang trí hoa văn. d. Cả ba câu trên đều đúng. 7. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, nước ta hình thành những nền văn hoá phát triển nào? a. Nền văn hoá Đông Sơn (Thanh Hoá). b. Nền văn hoá Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). c. Nền văn hoá Óc Eo (An Giang). d. Cả ba nền văn hoá trên. 8. Nghề chính của cư dân Văn Lang là: a. Săn bắt thú rừng. b. Đúc đồng, làm gốm. c. Trồng lúa nước. Câu 2: (0,5 điểm) Nối các sự kiện lịch sử, văn hoá với các mốc thời gian cho phù hợp. Sự kiện lịch sử, văn hoá Thời gian 1. Nước Văn Lang ra đời. a. Mồng 8 tháng 3 âm lịch hằng năm. b. Thế kỉ VII TCN. 2. Giỗ Tổ Hùng Vương. c. Mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. d. Thế kỉ I TCN. * Nối: 1 - . . . . .. . ; 2 - . . . . .. . . Câu 3: (0,5 điểm) Điền từ, cụm từ vào chỗ trống (...) trong các câu sau cho thích hợp: Cả nước Văn Lang được chia thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Đứng đầu nhà nước là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , người nắm giữ mọi quyền hành trong nước. ----------------------------------------------------------------------------------
  3. TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NH: 2006-2007 Điểm: Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn: Lịch sử 6 (Phần tự luận) Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian: 30 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. Câu 2: (3 điểm) Hãy nêu quá trình hình thành nước Âu Lạc. Câu 3: (1 điểm) Vào thời Hùng Vương, nhân dân ta đã nhiều lần đánh đuổi giặc ngoại xâm để giữ yên bờ cõi, nhưng tại sao sử sách lại nói rằng nhà nước Văn Lang lúc bấy giờ chưa có quân đội? Bài làm: ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ................................................... ---------------------------------------------------------------------------------- (HS làm bài phần tiếp theo vào mặt sau của tờ giấy này)
  4. PHÒNG GIÁO DỤC BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU NĂM HỌC: 2006-2007 Môn: Lịch sử 6 A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Câu 1: 2 điểm (mỗi ý chọn đúng được 0,25 điểm) Ý đúng: 1- d; 2- b; 3- d; 4- c; 5- a; 6- b; 7- d; 8- c Câu 2: 0,5 điểm (mỗi cặp nối đúng được 0,25 điểm) Nối đúng: 1 - b; 2-c Câu 2: 0,5 điểm (mỗi cụm từ điền đúng được 0,25 điểm) Thứ tự các cụm từ cần điền: 15 bộ; vua Hùng B. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: 3 điểm Những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang: - Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hoặc gỗ) để lên xuống. (1 điểm) - Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ biết dùng mâm bát, muôi trong bữa ăn. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá và dùng gừng để làm gia vị.(1 điểm) - Về cách ăn mặc, thường ngày, nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực; mái tóc có nhiều kiểu khác nhau. (0,5 điểm) - Phương tiện đi lại chủ yếu là bằng thuyền. (0,5 điểm) Câu 2: 3 điểm Quá trình hình thành nước Âu Lạc: - Vào cuối thế kỉ III TCN, đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước nữa, vua chỉ ham ăn uống vui chơi, không lo việc nước. (0,5 điểm) - Giữa lúc đó, nhà Tần đã thống nhất Trung nguyên và sai quân đánh chiếm Văn Lang để mở mang bờ cõi. (0,5 điểm) - Thục Phán đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tần xâm lược và giành được thắng lợi vẻ vang. (0,5 điểm) - Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình, sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc. (1,5 điểm) Câu 3: 1 điểm Vào thời Hùng Vương, nhân dân ta đã nhiều lần đánh đuổi giặc ngoại xâm để giữ yên bờ cõi, nhưng sử sách lại nói rằng nhà nước Văn Lang chưa có quân đội là do lúc bấy giờ vua Hùng chưa thành lập một quân đội riêng mà chỉ khi nào đất nước có chiến tranh thì vua và các lạc tướng mới huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu, đánh đuổi quân xâm lược. --------------------------------------------------------------------------------- *Ghi chú: Tổng điểm của toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm (Ví dụ: 8,25 điểm làm tròn thành 8,5 điểm; 8,75 điểm làm tròn thành 9,0 điểm ...)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2