intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài kiểm tra Tai mũi họng - Trường đại học Y Khoa Vinh

Chia sẻ: Pham Thi Thu Duyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi học kì, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Bài kiểm tra Tai mũi họng của Trường đại học Y Khoa Vinh dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài kiểm tra Tai mũi họng - Trường đại học Y Khoa Vinh

  1. Bài kiểm tra tai mũi họng Họ và tên: Lê Ngọc Anh Lớp: 17yc trường đại học Y Khoa Vinh Stt:05 Điểm: Đề bài: Câu 1. Phân biệt viêm tai giữa mãn tính nguy hiểm với viêm tai giữa  mãn tính không nguy hiển? Câu 2.Hãy nêu các tình huống cấp cứu chảy máu mũi cấp cứu mà bạn   biết? Câu 3.Trình bày hiểu biết của bạn về sơ cứu dị vật thường thở? Bài làm: Câu 1: ­Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng chảy mủ  tai dai dẳng, mạn tính  (> 6 tuần), chảy mủ  qua lỗ  thủng màng nhĩ. Triệu chứng bao gồm  chảy mủ tai không đau với thính lực giảm. ­Sự khác nhau giữa VTG mãn tính không nguy hiểm và VTG mãn tính  nguy hiểm là: Viêm   tai   giữa   mãn   tính   không  Viêm tai giữa mãn tính nguy hiểm nguy hiểm ­  Là viêm  tai  giữa  mạn  tính  mủ  ­Là bệnh lý của tai giữa gây tổn  nhầy. thương cả hai phần: +Niêm mạc hòm tai, sào đạo, sào 
  2. bào. +Xương   ở   hòm   nhĩ   và   xương  chũm. ­Không   thể   hình   thành   khối  ­Có   thể   hình   thành   khối  cholesteatoma. cholesteatoma. ­ Do viêm nhiễm ở vùng mũi họng ­Do viêm tai giữa cấp mủ chuyển  thành. ­Do viêm tai giữa mạn tính ngay  từ   đầu:   không   đi   qua   giai   đoạn  cấp tính. ­   Bệnh   tích   chỉ   khu   trú   ở   niêm  ­Bệnh tích chủ  yếu khu trú phần  mạc vòi nhĩ, hòm nhĩ, sào bào và  thượng   nhĩ   và   sao   bào.   Một   số  sào đạo. trường hợp có lan tới phần dưới  hòm nhĩ. ­Triệu chứng cơ năng: ­Triệu chứng cơ năng: +Điếc dẫn truyền nhẹ +Chảy tai mủ nhày đục kéo thành  +Chảy mủ  tai: đặc hoặc loãng có  sợi, không tan trong nước vón cục, màu xanh hoặc vàng có  ­ Triệu chứng thực thể: thể   lẫn   máu,   có   cholesteatome:  +Màng nhĩ có lỗ thủng trắng óng ánh váng mỡ, rửa tai có  +Bờ lỗ thủng không sát xương vảy trắng như xà cừ. +Đáy nhĩ hồng, nhẵn sạch +Nghe kém tăng dần ­Điều trị:  +Ù tai, có thể chóng mặt đau đầu. + Điều trị  tại chỗ: làm thuốc tai  +Đau tai không rõ rệt. theo   hai   bước:   dẫn   lưu   và   làm  ­Triệu chứng thực thể: sạch mủ, làm khô săn niêm mạc. +Ấn   điểm   sao   bào   không   rõ,   chỉ  +Điều   trị   nguyên   nhân:   điều   trị  đau giai đoạn hồi viêm viêm  mũi,  viêm  xoang,  vẹo   vách  +Khám   tai:   mủ   thối,   tan   trong  ngăn, quá phát cuốn, nạo VA. nước,   có   mảnh   trắng  +Điều trị bằng phẫu thuật cholesteatoma +   qua   lỗ   thủng   thấy   niêm   mạc  hòm   tai   sần   sùi   hoặc   thoái   hóa 
  3. polyp hya có chút hoại tử bã đậu. ­Điều trị: ngoại khoa là chủ yếu. Câu 2:  Mũi là một bộ  phận của cơ  thể  chứa nhiều mạch máu nhỏ  dễ  vỡ.  Chảy máu mũi có thể  xảy ra  ở  mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất  ở  trẻ  em 2­10 tuổi và  ở  người lớn 50­80 tuổi. Một số  tình huống cấp  cứu mà em biết: ­ Ở người trưởng thành: Chảy máu cam sau khi bị thương, chấn thương.. Chảy máu cam quá nhiều. Gây khó thở. Chảy máu kéo dài hơn 20 phút, dù đã đè ép mũi. ­ Ở trẻ em: Chảy máu nặng nề/hoặc cảm thấy chóng mặt, yếu người Chảy máu cam sau khi bị thương, chấn thương. Chảy máu không ngừng dù đã đè ép mũi sau 20 phút. ­ Ở bất kì tuổi tác nào đó: Chảy máu cam thường xuyên. Chảy máu do trẻ nhét dị vật vào mũi. Chảy máu rất nhiều ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ. Đồng thời chảy máu từ  những vùng khác trên cơ  thể  như  nướu răng.
  4. Có những vết bầm tím do chấn thương nhẹ. Chảy máu cam sau khi uống một loại thuốc mới ­ Ngoài ra: do dùng các loại thuốc có chứa chất làm loãng máu như  warfarin (Coumadin, Jantoven ) hoặc aspirin, người bị bệnh máu  không đông cũng có thể gây chảy máu cam. Câu 3: Sơ cứu dị vật đường thở: ­Dị vật đường thở (DVĐT) là những vật mắc lại trên đường thở từ  thanh quản tới phế quản phân thùy, và gặp ở trẻ em là chủ yếu, là tai   nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong mọi điều kiện, hoàn  cảnh. ­  Trong trường hợp   bé ho, sặc sụa sau đó tím tái , khó thở  thực  hiện thủ  thuật sơ  cứu dị vật đường thở  ngay và trong trường hợp bé  ho, sặc sụa sau đó bé hồng hào , khó thở  nhẹ  hoặc không khó thở  không nên thực hiện thủ thuật cấp cứu dị vật đường thở, giữ yên trẻ  khám chuyên khoa tai mũi họng soi gắp dị vật. ­ Trẻ nhỏ: thực hiện vỗ lưng ấn ngực ­ Trẻ lớn: thực hiện thủ thuật Heimlich ­Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực Trẻ sơ sinh và nhũ nhi: không sử dụng thủ thuật heimlich mà sử  dụng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực vì nguy cơ chấn thương tạng. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cánh tay cấp cứu viên, đầu thấp,  người cấp cứu đặt tay dọc lên đùi mình và dùng gót bàn tay còn  lại vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên lưng trẻ vùng giữa hai xương bả  vai. Nếu dị vật không bật ra, lật ngược trẻ lại, đặt nằm dọc trên đùi  ở tư thế đầu thấp. Ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim với tần suất 1  lần/giây Làm sạch đường thở  giữa các lần vỗ  lưng  ấn ngực, quan sát  khoang miệng,dùng tay lấy dị  vật nếu nhìn thấy, không dùng  ngón tay đưa sâu để lấy dị vật.Sau mỗi động tác làm sạch đường 
  5. thở, xác định theo dị  vật đã được tống ra chưa và đường thở  đã  được giải phóng chưa, nếu chưa được lặp lại trình tự các động  tác thích hợp tới khi thành công ­Thủ thuật Heimlich Trẻ còn tỉnh Bước 1: Cấp cứu viên đứng sau lưng trẻ . Bước 2: Vòng 2 tay ra trước, quàng lấy bụng người bệnh. Đặt 1 nắm  tay vùng thượng vị ngay đầu dưới xương ức, bàn tay kia đặt chồng  lên. Bước 3: Giật tay lên thật mạnh và đột ngột ấn mạnh nhanh 5 lần  theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên. Động tác này phải thực hiện  dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả. Trẻ hôn mê Đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất hoặc ván cứng. Cấp cứu viên quỳ gối,  hai đầu gối đặt mé ngoài gối của nạn nhân. Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay lên vùng dưới xương  ức trẻ . Đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau. Khi dị vật ra khỏi họng và nằm tại miệng trẻ , cần lấy vật này ra  một  cách thận trọng, tránh để dị vật tụt vào họng trở lại. Sau đó: kiểm tra  phổi, bụng, mở miệng dùng đè lưỡi, gắp dị vật nếu nhìn thấy, không  dùng   tay   móc   dị   vật   nếu   không   thấy.   Có   thể   dùng   kìm   magill   để  gắp dị vật sau hầu. Thông khí nếu người bệnh giảm tri giác và lặp lại  các   bước   nếu cần. Nếu   đường   thở   tắc   nghẽn   hoàn   toàn   và   không   thông   khí   được  bằng mask hoặc nội khí quản, cân nhắc chọc nhẫn giáp và mở  khí  quản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2