BÀI TẬP LỚN<br />
<br />
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH<br />
Câu hỏi : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp<br />
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam.<br />
Đảng ta vận dụng quan điểm này trong thời kì đổi mới hiện nay như thế nào?<br />
<br />
Trả lời<br />
<br />
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam.<br />
1. Những khái niệm cơ bản về vấn đề dân tộc và giai cấp<br />
<br />
Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, Lê Nin định nghĩa: “ Người ta gọi là giai cấp,<br />
những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống<br />
sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ( thường thường thì<br />
những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản<br />
xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách<br />
hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập<br />
đoàn ngừơi, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các<br />
tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”<br />
<br />
Để chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước có lãnh thổ<br />
quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có ý thức về sự thống nhất của mình,<br />
gắn bó với nhau bởi những quyền lợi về: chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hoá, truyền<br />
thống đấu tranh chung trong suốt quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước.<br />
<br />
Giai cấp và dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Song đó là phạm trù chỉ các<br />
quan hệ xã hội khác nhau, giai cấp, dân tộc không thể thay thế được cho nhau. Trong<br />
dân tộc thì có giai cấp và quan hệ giai cấp có vai trò quyết định tới sự hình thành xu<br />
hướng phát triển, bản chất xã hội của dân tộc, tính chất quan hệ giữa các dân tộc với<br />
nhau.<br />
<br />
Phương thức sản xuất sinh ra giai cấp nên phương thức sản xuất gián tiếp quy định<br />
bản chất của dân tộc. Giai cấp nào lãnh đạo dân tộc nào thì dân tộc đó mang bản chất<br />
của giai cấp đó.<br />
<br />
Trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp, cả Mác và Ăngghen đều<br />
chú trọng đến vấn đề giai cấp hơn là vấn đề dân tộc, vì về cơ bản, vấn đề dân tộc ở Tây<br />
Âu đã được giải quyết trong các cuộc cách mạng tư sản nổ ra trước đó; nhất là Mác và<br />
Ăngghen lại chưa có điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa. Vì vậy, các ông<br />
chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp. Đồng thời, khi đó, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư<br />
bản đã được mở rộng, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa có ảnh hưởng đến<br />
<br />
1<br />
sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tư bản. Trung tâm của cách mạng thế giới vẫn ở<br />
châu Âu, vận mệnh loài người vẫn được coi là phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng<br />
vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Do đó, tương lai của cách mạng giải<br />
phóng dân tộc ở thuộc địa cũng được nhìn nhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của<br />
cách mạng vô sản ở chính quốc.<br />
<br />
Tóm lại, Mác, Ăng-ghen và Lê-nin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan<br />
hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu<br />
và mục tiêu của cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn<br />
đề giai cấp. Điều đó hoàn toàn đúng với đòi hỏi của thực tiễn cách mạng vô sản Tây Âu<br />
đang đặt ra lúc bấy giờ.<br />
<br />
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh về mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam.<br />
<br />
Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của<br />
Mác – Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc – giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc<br />
theo con đường cách mạng vô sản. Trên cơ sở ấy, Người đã vừa phát triển nhận thức,<br />
vừa xử lý mối quan hệ đó theo quan điểm mới phù hợp với những nhiệm vụ cụ thể của<br />
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng.<br />
<br />
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu<br />
nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn<br />
đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí<br />
Minh thể hiện : khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy<br />
nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình Cách mạng Việt Nam ; chủ trương đại đoàn kết<br />
dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới<br />
sự lãnh đạo của Đảng ; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực<br />
phản cách mạng của kẻ thù ; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân ;<br />
gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />
Bằng phương pháp lịch sử cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, Hồ Chí Minh<br />
nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở<br />
các nước tư bản phương Tây. Nếu như mâu thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa<br />
phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản thì mâu thuẫn chủ yếu<br />
ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng của Cách mạng<br />
ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.<br />
<br />
Dưới tác động của các chính sách khai thác kinh tế, bóc lột tô thuế và cướp đoạt<br />
ruộng đất, cùng với những chính sách cai trị của chủ nghĩa đế quốc, mỗi giai cấp ở<br />
<br />
2<br />
thuộc địa có địa vị kinh tế, thái độ chính trị khác nhau, thậm chí có lợi ích phát triển<br />
ngược chiều nhau, hình thành nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng nổi lên mâu thuẫn<br />
cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đề quốc xâm lược và tay sai<br />
của chúng. Do vậy, "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây".<br />
<br />
Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau, tính chất cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước<br />
tư bản chủ nghĩa và các nược thuộc địa cũng khác nhau. Nếu như ở các nước tư bản chủ<br />
yếu phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết phải tiến<br />
hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.<br />
<br />
Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng<br />
không phải là giai cấp địa chủ nói chung , mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản<br />
động.<br />
<br />
Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế độ xã hội<br />
mới. cách mạng ở thộc địa trước hết phải "lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc",<br />
chứ chưa phải là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung.<br />
<br />
Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư<br />
bản chủ nghĩa. Người kêu gọi nhân dân các nước phản đối chiến tranh xâm lược thuộc<br />
địa, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.<br />
<br />
Từ đó đi đến kết luận,yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc<br />
lập dân tộc, mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc, từ đó tạo tiền đề giải<br />
phóng giai cấp.<br />
<br />
Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ<br />
nghĩa xã hội.<br />
<br />
Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa<br />
phong kiến (cuối thế kỉ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản ( đầu thế kỉ XX), con đường cứu<br />
nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc<br />
theo con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân<br />
tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />
Năm 1960, Người nói: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải<br />
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô<br />
lệ”.<br />
<br />
<br />
3<br />
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khác quan của sự nghiệp giải phóng<br />
dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa<br />
mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.<br />
Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột ; thiết lập một nhà nước thực sự của<br />
dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho con người lao động có quyền làm chủ, mới thực<br />
hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và<br />
hạnh phúc của con người.<br />
<br />
Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem<br />
lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,<br />
đoàn kết, ấm no trên quả đất…”. Trong xã hội chủ nghĩa không còn mâu thuẫn giai cấp<br />
nữa, vấn đề giai cấp được giải quyết triệt để. Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạng áp bức,<br />
bóc lột, xoá bỏ đến tận gốc rễ của quan hệ bóc lột giai cấp; thiết lập một nhà nước mới<br />
thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả đều mang tính dân tộc trên cơ sở nền tảng tư<br />
tưởng của giai cấp lãnh đạo, thì mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ,<br />
mới thực hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc<br />
với tự do và hạnh phúc của con người. Như vậy, giải quyết vấn đề dân tộc luôn phải gắn<br />
với mục đích để sao cho vấn đề giai cấp cũng đồng thời được giải quyết. Người khẳng<br />
định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con<br />
đường cách mạng vô sản”. Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một<br />
hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về<br />
căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách<br />
mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách<br />
mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa<br />
Mác – Lênin làm nền tảng. Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải<br />
phóng dân tộc phải là phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người chỉ rõ: “Cách<br />
mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội"<br />
<br />
Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp<br />
<br />
Người giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn<br />
đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa<br />
thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng<br />
lợi ích của dân tộc.<br />
<br />
Tháng 5-1941, Người cùng với Trung ương Đảng khẳng định: "Trong lúc này<br />
quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia, của<br />
dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi<br />
được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn<br />
<br />
4<br />
chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không<br />
đòi lại được".<br />
<br />
Đảng ta vận dụng quan điểm này trong thời kì đổi mới hiện nay như thế nào?<br />
a) Tổng quan<br />
<br />
Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh không chỉ có ý nghĩa trong thời kì cả nước thực hiện cuộc Cách mạng giải phóng<br />
dân tộc mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong thời bình, khi cả nước bước vào giai đoạn quá<br />
độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
<br />
Ở các nước phương Tây, sau khi cách mạng tư sản lật đổ phong kiến diễn ra thành<br />
công, các nhà nước tư sản được hình thành mang bản chất và bảo vệ lợi ích cho giai cấp<br />
tư sản. Nền kinh tế thị trường được xây dựng và trở thành đặc trưng của chủ nghĩa tư<br />
bản.<br />
<br />
Song, ở nước ta, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân<br />
và đế quốc tay sai lại gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên<br />
phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi<br />
khác đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, là<br />
chính Đảng duy nhất lãnh đạo bộ máy Nhà nước. Nhưng Đảng ta không đứng trên lập<br />
trường bảo vệ lợi ích nhóm thiểu số, phục vụ giai cấp thống trị. Hiến pháp 1992 có viết :<br />
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân<br />
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên<br />
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". Bên cạnh đó :<br />
"Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu<br />
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo<br />
chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và<br />
xã hội". Vấn đề dân tộc ở đây một lần nữa lại được đặt lên trước tiên. Đảng không chỉ<br />
thể hiện quyền lợi của giai cấp công nhân mà còn của toàn thể nhân dân Việt Nam. Nhà<br />
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khối đại đoàn<br />
kết toàn dân tộc trong thời đại mới mà nền tảng là liên minh công nông và đội ngũ trí<br />
thức ngày càng được chú trọng tăng cường. Tóm lại, tư tưởng của Người về vấn đề dân<br />
tộc và giai cấp được Đảng ta áp dụng sâu rộng trong thời kì mới.<br />
<br />
b) Trong hoạt động của bộ máy Nhà nước<br />
Trong thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay, việc<br />
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hố Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa<br />
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng hết sức cấp thiết.<br />
Bởi vì, thực tế cho ta bài học là, ở thời kì bao cấp, khi triển khai các nhiệm vụ xây dựng<br />
5<br />
CNXH, đã có lúc Đảng ta phạm sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí, quá nhấn mạnh<br />
vấn đề giai cấp nên đã xem nhẹ vấn đề dân tộc trong việc hoạch định và thực hiện chiến<br />
lược phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp không được tính đến<br />
đầy đủ và kết hợp hài hoà, sức mạnh dân tộc không được phát huy như một trong những<br />
động lực chủ yếu nhất. Nhưng ngay sau đó, Đảng ta đã kịp thời khắc phục có hiệu quả<br />
cả về phương điện nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn về vấn đề này.<br />
<br />
Về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có ý kiến cho rằng, vai trò lãnh đạo của<br />
Đảng được thực hiện là từ Đảng có chủ trương đúng, ý Đảng hợp lòng dân, có cán bộ<br />
đảng viên đi trước nêu gương, không cần phải có Hiến pháp cho phép. Hiến pháp năm<br />
1946, Hiến pháp năm 1959, không có điều khoản quy định về vai trò lãnh đạo của<br />
Đảng, nhưng Đảng vẫn lãnh đạo được nhân dân đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc<br />
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Từ<br />
đó, họ đề nghị, tới đây khi sửa đổi Hiến pháp nên xóa bỏ Điều 4.<br />
<br />
Hiến pháp thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội chứ không<br />
phải cho phép Đảng được lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hiểu Điều 4 của Hiến pháp như<br />
là “giấy phép” cho Đảng là không đúng. “Giấy phép” cho Đảng có vai trò lãnh đạo<br />
chính là lòng tin yêu của nhân dân. Từ khi Đảng ra đời đến nay, do ý Đảng hợp lòng<br />
dân nên Đảng đã lãnh đạo được nhân dân ta đấu tranh giành được hết thắng lợi này đến<br />
thắng lợi khác.<br />
<br />
Hiến pháp không phải là “giấy phép” cho Đảng có vai trò lãnh đạo nhưng vì trong<br />
xã hội có lực lượng của nhiều tổ chức chính trị - xã hội khác nhau nên sự thừa nhận<br />
chính thức vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội<br />
trong Hiến pháp là rất cần thiết. Với sự thừa nhận đó, Đảng có trọng trách trong việc<br />
lãnh đạo xây dựng bộ máy chính quyền, trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,<br />
trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại để giành thắng lợi cho<br />
cách mạng.<br />
<br />
Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 không chỉ thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo<br />
Nhà nước và xã hội, mà còn quy định điều kiện Đảng phải có để giữ được vai trò lãnh<br />
đạo. Điều kiện đó là Đảng phải gắn bó chặt chẽ với giai cấp công nhân, phải là đại biểu<br />
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mọi<br />
tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nếu Đảng<br />
không tự xây dựng được mình theo những điều kiện đó thì Đảng không có tư cách là<br />
Đảng lãnh đạo.<br />
<br />
c) Trong phát triển kinh tế<br />
6<br />
Thời kì bao cấp từ 1975 đến 1986, nước ta xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập<br />
trung dù đã góp phần vực dậy đất nước sau chiến tranh nhưng cũng bộc lộ nhiều sai lầm<br />
gây hậu quả nghiêm trọng. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã bài trừ, phủ nhận hoàn<br />
toàn kinh tế tư nhân, quy kết kinh tế tư nhân là kinh tế tư bản, là mầm mống chống lại<br />
định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. Nền kinh tế đó thực hiện chế độ công hữu về<br />
tư liệu sản xuất và phân phối bình quân mọi của cải làm ra, tất cả hoạt động kinh tế đều<br />
theo mệnh lệnh hành chính bề ngoài mang ý nghĩa thống nhất dân tộc,bình đẳng con<br />
người, mang hình thức của xã hội cộng sản. Song do đường lối chủ quan, duy ý chí đã<br />
không nắm được bản chất mà vận dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dẫn đến kìm<br />
hãm đất nước trong nghèo đói, người làm ít cũng hưởng như người làm nhiều, tham ô,<br />
tham nhũng, lũng đoạn kinh tế… Hậu quả là sản xuất ngày càng giảm sút,đất nước rơi<br />
vào tình trạng thiếu hụt kinh niên.Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn.Các căng<br />
thẳng xã hội do vậy đã xuất hiện và ngày càng gia tăng. Chính vì thế mô hình kinh tế Xã<br />
hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta chỉ tồn tại được<br />
khoảng 30 năm, đến năm 1986, để cứu đất nước khỏi rơi vào khủng hoảng triền miên và<br />
ngày càng trầm trọng hơn, chúng ta buộc phải tiến hành Đổi mới.<br />
<br />
Bước vào thời kì Đổi mới từ 1986, chúng ta cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo vấn<br />
đề dân tộc và giai cấp trong phát triển kinh tế. Trước hết là cần huy động, phát huy sức<br />
mạnh to lớn của toàn dân tộc để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng<br />
và Nhà nước xác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây<br />
là hướng đi mới để phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn quá độ nhưng vì<br />
chưa từng có trong lịch sử nên đòi hỏi toàn dân phải chung sức đồng lòng, thực hiện<br />
tăng gia sản xuất, đồng thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm kịp thời để từng bước thực<br />
hiện kế hoạch đặt ra là làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn<br />
minh.<br />
<br />
Nền kinh tế thị trường được chủ nghĩa tư bản sáng tạo và vận dụng trong suốt mấy<br />
trăm năm qua. Mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta<br />
vẫn phải học tập theo mô hình của các nước tư bản phát triển. Song không phải là chúng<br />
sao chép y nguyên mà phải đúc rút ra những ưu điểm cũng như nhược điểm để áp dụng<br />
cho thực tiễn đất nước. Chúng ta lấy kinh tế tư nhân làm động lực phát triển, khuyến<br />
khích liên doanh, liên kết với nước ngoài để huy động nguồn lực trong và ngoài nước.<br />
Nhưng vai trò của Nhà nước thông qua hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước và các<br />
chính sách, pháp luật vẫn là chủ đạo. Nhà nước không ôm đồm, quản lí mọi hoạt động<br />
như thời kì bao cấp mà làm nhiệm vụ điều tiết, phân phối hợp lí nền kinh tế. Nền kinh tế<br />
thị trường tư bản hình thành thông qua sự bóc lột giá trị thặng dư và sức lao động của tư<br />
bản đối với giai cấp công nhân, dần dần hình thành độc quyền và sợi dây lợi ích mật<br />
<br />
7<br />
thiết giữa tư bản lớn, độc quyền với Nhà nước. Xác định được điểm khác biệt về vấn đề<br />
giai cấp này, Đảng và Nhà nước đứng trên lập trường bảo vệ lợi ích của giai cấp công<br />
nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Đặc<br />
biệt ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, ngăn chặn các tổ chức tư nhân độc quyền,<br />
lũng đoạn kinh tế. Nhà nước trực tiếp nắm 1 số ngành kinh tế thiết yếu để đảm bảo an<br />
sinh xã hội.<br />
<br />
Không những đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, Đảng ta rất chú trọng<br />
phát triển nông nghiệp, chăm lo cho giai cấp nông dân. Việt Nam là một nước nông<br />
nghiệp đang phát triển với đại bộ phân dân số là nông dân. Vì vậy, giai cấp nông dân<br />
đóng vai trò vô cùng quan trọng, là lực lượng liên minh keo sơn, gắn bó, không thể tách<br />
rời với giai cấp công nhân tạo nên liên minh công nông nòng cốt của đất nước. Đội ngũ<br />
trí thức cũng được chú trọng, là một bộ phận không thể tách rời và xung phong trong<br />
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đảng và<br />
Nhà nước cũng luôn chăm lo cho các dân tộc thiểu số, người dân nơi biên giới, hải đảo,<br />
vùng đặc biệt khó khăn, thể hiện chính sách nhất quán trong lợi ích toàn dân, xóa bỏ<br />
nghèo đói, lạc hậu, đảm bảo an ninh, quốc phòng.<br />
<br />
d) Trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc - mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu<br />
của Đảng, của dân tộc<br />
<br />
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh, là<br />
mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục<br />
tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ<br />
đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Bên cạnh đó, trong<br />
quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp<br />
công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng,<br />
không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và<br />
sẵn sàng phục vụ Tổ quốc.<br />
<br />
Tiếp thu tư tưởng đoàn kết rộng rãi như vậy, Đảng ta tiếp tục xây dựng vững mạnh<br />
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại mới, mà hình thức tổ chức hiện nay là Mặt<br />
trận Tổ quốc Việt Nam. "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai<br />
trò rất quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..."<br />
Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và<br />
tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước để<br />
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh về mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam có ý nghĩa lí luận và thực tiễn<br />
sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời<br />
đến nay.<br />
<br />
Dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã<br />
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin vào cuộc cách mạng của nhân dân ta. Người<br />
nêu bật lên vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết,trước hết, là mục tiêu,<br />
nhiệm vụ hàng đầu của Cách mạng Việt Nam, nhưng Người cũng luôn đứng trên quan<br />
điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là<br />
đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng<br />
gắn bó mật thiết với lợi ích của toàn dân tộc dựa trên nền tảng của liên minh công nhân-<br />
nông dân và đội ngũ trí thức để huy động lực lượng toàn dân tộc đứng lên giải phóng<br />
dân tộc, tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Bên cạnh đó, Người cũng nêu bật con đường<br />
giải phóng dân tộc là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />
Sau khi giành được độc lập tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp để thực<br />
hiện những nhiệm vụ của thời đại mới. Đảng luôn đặt vấn đề dân tộc lên trước vấn đề<br />
giai cấp, lãnh đạo Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng và Nhà nước đứng trên lập<br />
trường của giai cấp công nhân song thực hiện mục tiêu vì lợi ích của toàn thể nhân dân.<br />
Đảng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để phát huy sức mạnh đoàn kết tổng hợp<br />
để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
<br />
Vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, nhiệm vụ của<br />
Cách mạng Việt Nam đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác liệt lẫn<br />
trong những khó khăn của hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh đang thể hiện giá trị trường tồn nhất là trong bối cảnh cả dân tộc phải đối<br />
mặt với muôn vàn khó khăn để vừa giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ<br />
của Tổ quốc trước các thế lực thù địch; vừa phát triển kinh tế - xã hội trong khó khăn<br />
của kinh tế toàn cầu thời kì khủng hoảng hiện nay.<br />
Điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới, làm cơ sở vững<br />
chắc cho việc vận dụng, hoạch định, tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của<br />
Đảng và Nhà nước, để đưa dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, vững bước trong quá<br />
trình xây dựng một đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân<br />
chủ, văn minh.<br />
<br />
9<br />
10<br />