intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập môn Công nghệ kim loại - Chủ đề: Rèn tự do

Chia sẻ: NGuyễn Thị Cẩm Như | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

133
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực ở trạng thái nóng, được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy và chế tạo dụng cụ. Đề tài trình bày sơ lược chung về phương pháp rèn tự do để có thể hiểu thêm về phương pháp gia công này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập môn Công nghệ kim loại - Chủ đề: Rèn tự do

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐAI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG KHOA MÔI TRƯỜNG  BÀI TẬP MÔN CÔNG NGHỆ KIM LOẠI CHỦ ĐỀ: RÈN TỰ DO Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Cẩm Như Lớp: 14MT GIẢNG VIÊN: ĐINH MINH DIỆM
  2. MỞ ĐẦU: Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng áp lực ở trạng thái  nóng, được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy va chế tạo dụng cụ.  Rèn tự do chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chế tạo máy và dụng cụ.  Gia công bằng phương pháp rèn tự do có nhiều ưu điểm đặc biệt là tiết kiệm  được kim loại rất nhiều và năng suất lao động cao.                    Dưới đây là phần trình bày sơ lược chung về phương pháp rèn tự  do để có thể hiểu thêm về phương pháp gia công này. 1. Khái niệm Rèn tự do là một phương pháp gia công áp lực mà kim loại biến dạng tự do ra  các phía và chỉ bị khống chế bề mặt trên và dưới bởi búa và đe và các dụng cụ  gia công khác.   Hình 1: sơ đồ nguyên lí rèn tự do 1­Đấu búa; 2­ Vật rèn; 3­ Đe; P­ lực tác dụng Ưu điểm: Có khả năng gia công rộng rãi; vật gia công từ vài gam cho đến hàng tấn. Quy mô sản xuất đa dạng từ thủ công đến phân xưởng và nhà máy rèn  dập.
  3. Chuẩn bị phôi cho gia công cơ khí: má ê tô, các chốt, ... Tiết kiệm kim loại, giảm lượng dư gia công cơ khí; nâng cao độ chính xác  và năng suất cắt gọt (ví dụ khi chế tạo bu lông, trục khuỷu,...) Có thể gia công nhiều loại vật liệu khác nhau. Làm thay đổi tổ chức kim loại từ đó cải thiện được cơ tính cho kim loaị  sau khi rèn. Thiết bị và dụng cụ rèn tự do đơn giản, vốn đầu tư ít. Nhược điểm: Độ chính xác, độ bóng không cao. Năng suất thấp thời gian phục vụ lớn,  dung sai lớn. Chất lượng và tính chất kim loại không đồng đều nhau chỉ gia công các  chi tiết đơn giản hay các bề mặt không định hình. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề của công nhân. Công dụng: Rèn tự do được dùng rộng rãi trong sản xuất đơn chiếc hay hàng  loạt nhỏ. Chủ yếu dùng cho sửa chữa, thay thế. 1. Dụng cụ rèn tự do Có  3 nhóm chính: ­ Nhóm 1: là những dụng cụ công nghệ cơ bản như các loại đe, búa,  bàn là, bàn tóp, sấn, chặt, mũ đột. ­ Nhóm 2: là những dụng cụ kẹp chặt như kìm, ê tô và các cô cấu kẹp  chặt khác. ­ Nhóm 3: là những dụng cụ kiểm tra và đo lường: ê ke, thước cặp  (đo trong, đo ngoài, đo chiều sâu), các loại compa. 
  4. Hình 2: Một số dụng cụ rèn tự do 2. Thiết bị rèn tự do    Thiết bị rèn tự do bao gồm thiết bị tạo lực, thiết bị nung nóng phôi, máy cắt  phôi, máy nắn thẳng, máy vận chuyển.....     Rèn tự do có thể tiến hành bằng tay hoặc bằng máy. Thiết bị rèn như các loại  máy búa hơi dạng BH50, BH75,... Máy  búa lò xo, máy búa ma sát ván gỗ (lực va  đập), máy ép ma sát (lực tĩnh), máy rèn ngang, máy dập trục khuỷu ( nhóm máy  đập).
  5. hình 3: Sơ đồ nguyên lý máy búa hơi. 1­ Động cơ điện; 2­ Bộ truyền đai; 3­ trục khuỷu; 4­ Tay biên; 5­ Xi lanh ép; 6­  pistông ép; 7­Van phân phối khí; 8­ Pistông búa; 9­ Xilanh búa; 10­ Đầu búa; 11­   Đe; 12­ Gối đỡ đe; 13­ Bệ đe; 14­ Bàn đạp điều khiển.      Nguyên lý làm việc của máy búa: Động cơ 1 truyền động cho trục khuỷu 3  qua bộ truyền đau 2. Thông qua biên truyền động 4 làm cho pistông 6 chuyển  động tịnh tiến tạo ra khí ép ở buồng trên hoặc buồng dưới trong xilanh búa 9.  Tùy theo vị trí của bàn đạp điều khiển 14 mà hệ thống van phân phối khí 7 sẽ  tao ra những đường dẫn khí khác nhau, lam cho pistông búa 8 có gắn thanh  pistông búa và đe trên 10 chuyển động hay đứng yên trong xilanh búa 9. Đe dưới  11 được lắp vào gối đỡ đe 12, chúng được giữ chặt trên bệ đe 13. 3. Những nguyên công cơ bản của rèn tự do Nhóm nguyên công chính: vuốt, chồn, đột lỗ, uốn, xoắn, hàn rèn, ép vết,... Nhóm nguyên công phụ: nung nóng, làm sạch, là phẳng, nắn thẳng,...     
  6. a. Vuốt: là nguyên công làm giảm tiết diện ngang và tăng chiều dài của  phôi rèn. Dùng để rèn các chi tiết dạng trục, ống, dát mỏng hay chuẩn bị cho  các nguyên công tiếp theo như đột lỗ, xoắn, uốn.  Vuốt được thực hiện bằng việc lật phôi qua lại theo một góc 900 hay 1800.   Hình 4.1: sơ đồ nguyên lý các phương pháp vuốt kim loại. Quay phôi 1 góc 900 hay 600; b. Quay phôi theo chiều xoắn ốc. a. Cần đảm bảo các thông số kĩ thuật hợp lí: kích thước ban đầu là b0, h0; kích  thước sau khi vuốt là b,h; kích thước đe là L, B; s­ gọi là bước vuốt. + Để tránh tật gấp nếp sản phẩm thì: s>  và  22,5. Để tăng năng suất vuốt  thì: sb. Để cho bề mặt sản phẩm được phẳng thì: s (0.40,8)c. + Khi vuốt phôi là thỏi thép đúc thì tiến hành vuốt từ giữa ra đề dồn các  khuyết tật ra hai đầu rồi cắt bỏ. Đối với thép cán thì vuốt từng đoạn một từ  ngoài vào trong, vì hai đầu chống nguội. + khi cần vuốt nhanh đến tiết diện nhỏ yêu cầu, thì trước tiên vuốt thành  tiết diện chữ nhật hay vuông cho dễ, lúc gần đạt đến kích thước cần thiết  người ta mới tu chỉnh cho đúng theo sản phẩm. + khi muốn chuyển đổi phôi có tiết diện vuông thành chi tiết có tiết diện  tròn với chiều dài thay đổi không đáng kể thì chì chọn cạnh của phôi bé hơn  đường kính của chi tiết 23%. Khi phôi Để tránh tật gấp nếp sản phẩm thì: s>  
  7. và  22,5. Để tăng năng suất vuốt thì: sb. Để cho bề mặt sản phẩm được phẳng  thì: s (0.40,8)c. + Khi vuốt phôi là thỏi thép đúc thì tiến hành vuốt từ giữa ra đề dồn các  khuyết tật ra hai đầu rồi cắt bỏ. Đối với thép cán thì vuốt từng đoạn một từ  ngoài vào trong, vì hai đầu chống nguội. Hình 4.2 sơ đồ vuốt. + khi cần vuốt nhanh đến tiết diện nhỏ yêu cầu, thì trước tiên vuốt thành  tiết diện chữ nhật hay vuông cho dễ, lúc gần đạt đến kích có tiết diện hình tròn  mà chi tiết có tiết diện hình chữ nhật mà muốn chiều dài không thay đổi đáng  kể của phôi D được tính:  nếu ; D =1,3a nếu ( a,b – cạnh lớn và nhỏ của tiết diện chi tiết). Một số phương pháp vuốt đặc biệt Vuốt trên trục tâm       Phương pháp vuốt trên trục tâm dùng để giảm chiều dày và tăng chiều dài  chi tiết, đường kính trong của phôi hàu như không đổi. Lòng phôi vào trục tâm  có độ côn 3÷ 12mm/m) và tiến hành gia công trên đe dạng chữ V và búa phẳng.  Nếu trục tâm lớn thì bên trong có lỗ rỗng dẫn nước làm nguội nếu là lần vuốt  đầu thì trục tâm phải nung trước khoảng 150÷2000C. Khi vuốt thì vuốt dần từng  đoạn từ hai đàu vào giữa để dể lấy chi tiết ra khỏi trục tâm. Mở rộng đường kính trên trục tâm 
  8.       Phương pháp dùng vuốt các chi tiết dạng ống nhằm tăng đường kính trong,  đường kính ngoài, giảm chiều dài thành ống mà chiều dài hầu như không đổi.  Trục tâm có đường kính nhỏ hơn lỗ phôi từ 50÷150mm, chiều dài công tác lấy  lớn hơn chiều dài phôi một khoảng 50÷100mm. Trục tâm càng bé thì năng suất  vuốt càng cao nhưng độ cứng vững kém. a. Chồn: là nguyên công làm giảm chiều cao, tăng tiết diện  ngang của chi tiết. Công dụng làm thay đổi dạng thớ trong tổ chức kim loại để  gia công các đầu bu lông, là phẳng các mặt đầu của phôi, chuyển đổi kích thước  của phôi : tăng đường kính để khoan sau đó vuốt nhỏ lại, hoặc tăng đường kính  phôi khi cần gia công trục mà không có phôi lớn,... Chồn có thể chồn toàn bộ,  hoặc chỉ chồn cục bộ từng phần của phôi như khi chồn đầu bu lông. Chồn cục bộ Khi chồn chỉ cần nung nóng vùng cần chồn hay làm nguội trong nước phần  không cần chồn. cũng có thể nung nóng toàn bộ rồi gia công trong những khuôn  đệm thích hợp. Hình 4.3 Hình dáng một số loại chồn cục bộ. Chồn toàn bộ là nung cả chiều dài phôi, khi chồn thường xảy ra các trường hợp  sau: Trường hợp 1: khi 
  9. Hình 4.4 Sơ đồ chồn phôi có chiều cao nhỏ. Trường hợp 2: khi  22,5 có thể xảy ra các hiện tượng sau. a. Lực đập đủ lớn: vật chồn có dạng 2 hình trống chồng khít lên nhau. b. Lực đập không đủ lớn: vật chồn có dạng 2 hình trống kép. c. Lực đập nhỏ và nhanh vật chồn có dạng loe hai đầu. a     b c Hình 4.5 hình dạng vật chồn phụ thuộc kích thước và lực tác dụng. Trường hợp 3: khi  vật chồn dễ bị cong. Hình 4.6 khi vật chồn bị uốn cong.
  10. Xoắn là nguyên công làm cho các tiết diện tại chỗ xoắn quay tương đối với  nhau một góc quanh trục của nó ( như khi chế tạo mũi khoan,…) Uốn là nguyên công làm thay đổi hướng thớ của vật rèn, làm thay đổi hướng  của trục phôi. Các nguyên công khác: Nắn thẳng, tạo gờ, rèn bậc, chặt, đột lỗ, … TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Minh Diệm. Công nghệ kim loại. ĐHBK Đà Nẵng 2007. [2] Lưu Đức Hòa. Công nghệ kim loại 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0