Bài tập môn Địa lí địa phương: Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh An Giang
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của bài tập nhóm này là tìm hiểu vị trí địa lý và các đơn vị hành chính An Giang; các nhân tố tự nhiên; dân cư và quần cư; cơ cấu kinh tế và các ngành kinh tế của tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập môn Địa lí địa phương: Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh An Giang
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 TR Ư ỜNG ĐẠI HỌ C SÀI G ÒN MÔN ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƢƠNG TỈNH AN GIANG LỚP: DDI3091 GVHD: Tạ Quang Trung SV thực hiện: 1. Vũ Thúy An 2. Phan Thanh Phong 3. Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) 4. Phạm Thị Thanh Nga THÁNG 3 NĂM 2011 SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 1
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 MỤC LỤC Bìa ........................................................................................................................ 1 Mục lục .................................................................................................................. 2 Bảng phân bố thời gian – nội dung tìm hiểu ........................................................... 5 Phần 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH AN GIANG ......... 7 1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 7 1.2. Các đơn vị hành chính ............................................................................... 8 Phần 2 CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN................................................................... 9 2.1. Địa hình .................................................................................................... 9 2.1.1 Khái quát .......................................................................................... 9 2.1.2 Đặc điểm của địa hình ...................................................................... 9 2.1.2.1 Địa hình đồng bằng ............................................................... 9 2.1.2.2 Địa hình đồi núi .................................................................. 10 2.2. Địa chất và khoáng sản.......................................................................... 12 2.2.1 Địa chất .......................................................................................... 12 2.2.2 Khoáng sản ..................................................................................... 16 2.2.2.1 Nhóm vật liệu xây dựng ....................................................... 16 a) Đá xây dựng.................................................................... 16 b) Cát xây dựng ................................................................... 17 c) Đất sét gạch ngói ........................................................... 17 2.2.2.2 Nhóm vật liệu trang trí ........................................................ 17 a) Đá ốp lát ......................................................................... 17 b) Đá aplite ........................................................................ 18 c) Vỏ sò .............................................................................. 18 d) Đất sét ............................................................................ 18 2.2.2.3 Đá quí, ngọc và quặng mỏ................................................... 19 a) Đá quí và ngọc ................................................................ 19 b) Than bùn ......................................................................... 19 c) Diatomite ........................................................................ 19 d) Quặng kim loại ............................................................... 19 2.2.2.4 Nƣớc khoáng thiên nhiên .................................................... 20 2.3. Khí hậu .................................................................................................... 20 2.3.1 Khái quát khí hậu ............................................................................. 20 2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu ................................................. 20 2.3.2.1 Vị trí địa lý .......................................................................... 21 2.3.2.2 Địa hình .............................................................................. 21 2.3.2.3 Hoàn lưu khí quyển ............................................................. 21 2.4. Thuỷ văn ................................................................................................ 22 2.4.1 Khái quát ....................................................................................... 22 SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 2
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 2.4.2 Các sông chính............................................................................... 22 2.4.3 Các kênh, rạch, hồ ......................................................................... 23 2.4.3.1 Hệ thống rạch tự nhiên....................................................... 23 2.4.3.2 Mạng lƣới kênh đào đƣợc khai mở qua các thời kỳ ............ 23 2.4.3.3 Hồ ...................................................................................... 23 2.5. Thổ nhƣỡng........................................................................................... 24 2.5.1 Khái quát ...................................................................................... 24 2.5.2 Các nhóm đất ................................................................................ 24 2.5.2.1 Nhóm đất phèn .................................................................. 25 a) Nhóm đất phèn tiềm tàng .............................................. 25 b) Đất phèn nhiều .............................................................. 25 c) Đất phèn ít .................................................................... 25 d) Đất than bùn chứa phèn ................................................ 25 2.5.2.2 Nhóm đất phù sa ............................................................... 26 a) Đất phù sa trên đồng lũ................................................. 26 b) Đất cồn bãi .................................................................. 26 2.5.2.3 Nhóm đất đồi núi .............................................................. 28 a) Đất sƣờn tích tại chỗ ..................................................... 29 b) Đất yếm phù sa ............................................................. 29 c) Đất thềm cao ................................................................. 29 2.6. Sinh vật.................................................................................................. 29 2.6.1. Thực vật ........................................................................................ 30 2.6.2. Động vật ....................................................................................... 31 Phần 3. ...................................................................... 34 3.1. Dân ................................................................ 34 3.2. ..................................................... 35 .............................................................. 35 3.2. ............................................................................ 37 3.2.3 .................................................................... 38 3.3 ...................................................................... 38 ....................................................................................... 38 .......................................................................................... 38 ............................................................................. 38 3.4 ...................................................................................... 38 3.4.1 ............................................................................ 38 3.4.1.2 ................................................................. 39 3.4.1.2 ........................................................... 40 3.4.2 K ô ............................................................ 40 .................................................................. 40 ................................................................. 41 ............................................................................ 41 3.5 Sự phát triển văn hóa- xã hội ở địa phƣơng......................................... 43 SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 3
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 3.5.1 Văn hóa .......................................................................................... 43 3.5.1.1 Dấu tích văn hoá cổ Óc Eo ................................................. 43 3.5.1.2 Đặc trƣng văn hóa ngƣời Chăm ở An Giang ....................... 44 3.5.1.3 Đặc trƣng văn hóa ngƣời Khmer ở An Giang ...................... 46 3.5.1.4 Đặc trƣng văn hóa ngƣời Hoa ở An Giang......................... 47 3.5.1.5 Đặc trƣng văn hóa ngƣời Kinh ở An Giang ......................... 48 3.5.2 Y tế ................................................................................................. 49 3.5.3 Giáo dục ......................................................................................... 50 3.6. Danh nhân .............................................................................................. 51 3.6.1 Về chính trị ..................................................................................... 51 3.6.2 Về văn học, nghệ thuật.................................................................... 51 3.6.3 Về giáo dục .................................................................................... 52 3.6.4 Về tôn giáo ..................................................................................... 52 3.6.5 Về quân sự ...................................................................................... 53 Phần 4. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CÁC NGÀNH KINH TẾ .............................. 54 4.1. Tổng quan về An Giang ........................................................................ 54 4.2. Tình hình phát triển kinh tế An Giang................................................. 60 4.2.1 Ngành nông nghiệp ...................................................................... 60 4.2.2 Ngành công nghiệp ...................................................................... 65 4.2.3 Dịch vụ - thương mại - xuất nhập khẩu - du lịch ........................... 67 Hoạt động xuất nhập khẩu ............................................................ 67 Du lịch tỉnh An Giang ................................................................... 68 Hoạt động của khách sạn- nhà hàng và dịch vụ ............................. 70 Các công ty lữ hành ..................................................................... 70 Đầu tư du lịch vào tỉnh An Giang ................................................. 70 4.4 Các dự án kêu gọi đầu tƣ ...................................................................... 71 4.5. Các khu công nghiệp – chế xuất ........................................................... 72 4.6. Giới thiệu khu kinh tế cửa khẩu ........................................................... 73 Kết thúc SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 4
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 BẢNG PHÂN BỐ THỜI GIAN – NỘI DUNG TÌM HIỂU Thời Nội dung Địa chỉ website Kết quả gian 3-1-2010 - Vị trí địa lý http://triton.angiang.gov.vn Tìm được - Giới hạn http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang Tìm được - Đơn vị hành chính http://lichsuvn.info/hlv/uploads/bandoangiang. Tìm được gif 3-1-2011 Địa hình http://cuocsongviet.com.vn http://www.vietgle.vn/trithucviet Tìm được 3-1-2011 Địa chất http://www.angiang.gov.vn Tìm được 4-1-2011 Khoáng sản http://www.angiang.gov.vn Tìm được 5-1-2011 Khí hậu http://cuocsongviet.com.vn Không có 6-1-2011 Thuỷ văn http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang Tìm được http://www.vietgle.vn/trithucviet Tìm được 7-1-2011 Bản đồ hành chính http://khobac.angiang.gov.vn Không có 8-1-2011 Bản đồ tự nhiên http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn 18-1-2011 - http://www.vietgle.vn/trithucviet http://www.gso.gov.vn 20-1-2011 - Quốc triều chính biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn 21-1-2011 - h n dân http://sinhvienangiang.org cư 22-1-2011 - Một số chỉ tiêu http://vi.wikipedia.org kinh tế vĩ mô trong những năm qua - http://dautumekong.vn 24-1-2011 -Văn hóa – y tế - http://www.vietgle.vn giáo dục 8-2-2011 -Danh nhân http://www.vietgle.vn SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 5
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 9-2-2011 - Tổng quan về An http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang Giang http://www.abavn.com 10-2-2011 - Nông nghiệp An http://www.angiang.gov.vn Giang http://sonongnghiep.angiang.gov.vn 14-2–2011 - Công nghiệp An http://ven.vn/news Giang http://www.khukinhteangiang.com 16-2-2011 - Dịch vụ-thương http://socongthuong.angiang.gov.vn mại-xuất nhập http://xixam.com/du-lich-phuot/27204-du-lich- khẩu-du lịch giang-tong-quan.html SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 6
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 Phần 1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH AN GIANG 3.536.800 Km2(2009) 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: - An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam Tổ Quốc + Điểm cực Bắc: 10o54'B Xã Khánh An, huyện An Phú + Điểm cực Nam: 10 o31'B Xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn + Điểm cực Đông: 105o12'Đ Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới + Điểm cực Tây: 104 o46'Đ Xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn. - Giới hạn: + Phía tây bắc giáp Campuchia (104 km) + Phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km) + Phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km) + Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km). Khả năng phát triển: - Thuận lợi giao lưu, buôn bán với nước láng giềng, bên cạnh đó cũng gây khó khăn trong việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia. - Tiếp thu khoa học – kỹ thuật từ thành phố Cần Thơ để phát triển kinh tế - xã hội… - Dù không giáp biển nhưng có sông lớn chảy qua nên thuận lợi nuôi - trồng thủy sản 1.2 CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH: SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 7
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 - Tỉnh An Giang có Thành phố trực thuộc (Long Xuyên) và 2 thị xã (Châu Đốc, Tân Châu) và 8 huyện là: + Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 2 xã + Thị xã Châu Đốc: 4 phường và 3 xã + Thị xã Tân Châu: 5 phường và 9 xã + Huyện An Phú: 2 thị trấn và 12 xã + Huyện Châu Phú: 1 thị trấn và 12 xã + Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã + Huyện Chợ Mới: 2 thị trấn và 16 xã + Huyện Phú Tân: 2 thị trấn và 16 xã + Huyện Thoại Sơn: 3 thị trấn và 14 xã + Huyện Tịnh Biên: 3 thị trấn và 11 xã + Huyện Tri Tôn: 3 thị trấn và 12 xã - Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 8
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 Phần 2 CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN 2.1. ĐỊA HÌNH: 2.1.1 Khái quát: Có 2 dạng địa hình chính ở An Giang là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng ở đây do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, bao gồm đồng bằng phù sa khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tương đối thấp; và đồng bằng ven núi có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. 2.1.2 Đặc điểm của địa hình: 2.1.2.1 Địa hình đồng bằng: Hình 2. Địa hình đồng bằng ở An Giang Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. - Đồng bằng phù sa do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp, gồm 2 khu vực: SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 9
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 + Khu vực 1: Là dãy đất nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú và các huyện Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Địa hình có dạng lòng chảo, cao ở hai bờ sông và thấp dần ở giữa. Độ cao trung bình ở ven sông là 3 - 4 m, ở khu lòng chảo là 1,5 - 3 m. Đất chủ yếu là loại cát pha, thích hợp với việc trồng lúa, ngô, cây ăn quả. + Khu vực 2: Là dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu, bao gồm một phần huyện An Phú, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nước biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. - Đồng bằng ven núi thuộc kiểu sườn tích (Deluvi) và phù sa cổ. Kiểu sườn tích hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, độ cao trung bình từ 5 - 10 m, hẹp, độ dốc nhỏ. 2.1.2.2 Địa hình đồi núi: Hình 3. Núi Cô Tô Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính: SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 10
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 - Cụm núi Sập: gồm 4 núi là núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu đều thuộc địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập có độ cao 85 m với chu vi 3.800m. - Cụm Ba Thê: có 5 núi cũng nằm trên huyện Thoại Sơn là: núi Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Lớn nhất là núi Ba Thê với độ cao 221 m và chu vi khoảng 4.220m. - Cụm núi Phú Cƣờng: có 13 núi nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên gồm núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng, núi Két, núi Rô, núi Trà Sư, núi Bà Vải, núi Đất Lớn, núi Bà Đắt, núi Cậu, núi Đất Nhỏ, núi Mo Tấu, núi Chùa và núi Tà Nung. Cao nhất là núi Phú Cường 282 m với chu vi khoảng 9.500m. - Cụm núi Cấm: có 7 núi nằm giáp ranh giữa huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên gồm: núi Cấm, núi Bà Đội, núi Nam Quy, núi Bà Khẹt, núi Tà Lọt, núi Ba Xoài và núi Cà Lanh. Núi Cấm cao nhất 705 m với chu vi 28.600m. - Cụm núi Dài: thuộc huyện Tri Tôn có 4 núi: núi Dài, núi Tượng, núi Nước và núi Sà Lôn. Trong đó núi Dài cao 554 m và chu vi là 21.625m. - Cụm núi Tô: có 2 núi là Cô Tô và Tà Pạ, đều thuộc huyện Tri Tôn. Cao nhất là núi Cô Tô 614 m với chu vi 14.375m. - Núi Nổi: nằm độc lập ở huyện An Phú độ cao 10m và chu vi khoảng 320m. - Núi Sam: cũng nằm độc lập ở thị xã Châu Đốc, có độ cao 228m và chu vi khoảng 5.200m. Trong đó, khu vực Bảy Núi hay còn gọi là Thất Sơn gồm các ngọn núi: núi Cấm (cụm núi Cấm), núi Dài (cụm núi Dài), núi Dài Năm Giếng (cụm núi Phú Cường), núi Cô Tô (cụm núi Cô Tô), núi Nước (cụm núi Dài), núi Tượng (cụm núi Dài). Núi Sam ở thị xã Châu Đốc và núi Nổi ở huyện An Phú là các núi lẻ nổi lên giữa cánh đồng lúa xanh rờn, tạo nên vẻ đẹp sinh động. Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dưỡng, giữ nước SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 11
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 kém, dễ bị khô hạn và xói mòn. Sản xuất nông nghiệp chỉ được một vụ vào mùa mưa, chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng rừng. 2.2. ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN: 2.2.1 Địa chất: An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma. Các thành tạo magma: Trên địa bàn An Giang, loại đá núi lửa có tuổi Jura thượng lộ ra ở phía Đông núi Dài, phía tây vồ Bồ Hong của núi Cấm, phía Nam núi Phú Cường (Tà Péc), phía Bắc đồi Sà Lôn. Thành phần chủ yếu của loại đá này là andesit và những mảnh vỡ được kết dính lại. Đá andesit có màu xám đen, xám xanh đôi khi phối lục. Đá có cấu tạo dòng chảy, đôi khi có cấu tạo hạt nhân được lấp đầy bởi carbonat và thạch anh thứ sinh. Khoáng vật phụ trong đá có apatit và ít quặng. Về thành phần thạch học, đá có hàm lượng oxyt silie(SiO2) là 57-78%, độ kiềm trung bình nhưng thường tăng cao dọc theo ranh giới tiếp xúc với các đá xung quanh. Loại đá granitoit tuổi Jura thượng: Các hoạt động mạnh mẽ của vỏ trái đất trong thời kỳ tạo sơn đã hình thành nên các khối núi Cô Tô, núi Cấm, bao gồm 2 pha. Pha đầu là nhóm đá có thành phần thạch học: diorit, diorit-pyrocene. Pha 2 có các loại đá granite màu xám trắng, chứa nhiều mica và horblem, đặc biệt trong đá này chứa nhiều khoáng vật biotite có màu đen tuyền khi bị phong hóa sẽ chuyển sang thành plogopite (mica vàng) có màu vàng lấp lánh. Loại đá granite hồng tuổi Créta: Đây là pha xâm nhập được xếp vào phức hệ Đèo Cả có tuổi địa chất là Créta. Chúng được chia thành 3 pha xâm nhập khác nhau . - Pha 1: có diện tích lộ hẹp, hình thành từng dải có chiều ngang từ 700m đến 800m, phân bổ ở sườn phía Đông của núi Cấm, từ khu Lâm Viên đến tiếp giáp với phía Bắc núi Nam Qui. Đá có màu phớt hồng. SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 12
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 - Pha 2: xâm nhập chính ở khu vực núi Dài, phía tây Bắc núi Cấm,núi Tượng và các khối núi nhỏ như núi Két, Trà Sư, Ba Thê, Bà Đội. Đá có màu hồng. - Pha 3: phân bổ ở các khối núi nhỏ cô lập như núi Sập, thành phần chủ yếu là granite hạt nhỏ chứa biotite. - Pha đá mạch: thường gặp là ở các mạch aplite, pecmatite có kích thước nhỏ với bề ngang từ vài cm đến vài mét phân bổ rải rác xen kẹp trong các núi Bà Đội, Bà Khẹt, đặc biệt có mạch aplite ở núi Két có bề rộng đến vài mươi mét và là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho kỹ nghệ gạch ceramic. Loại đá micro-granite tuổi Créta: Các loại đá này được xếp vào phức hệ Cà Ná, phân bổ chủ yếu ở các núi cô lập như núi Sam, núi Trà Sư, núi Nổi. Đá có màu xám sáng, hạt nhỏ. Nhiều nơi tập trung thành mỏ như mỏ molipdenite ở núi Sam. Các thành tạo trầm tích: Ở tỉnh An Giang được phân chia thành các phân vị địa tầng sau: Loại trầm tích có tuổi Trias-hệ tầng DầuTiếng: Nó lộ ra ở địa hình đồi núi thấp như các núi Nam Qui,Tà Pạ, Phú Cường với thành phần từ dưới lên trên gồm: - Phần dƣới chủ yếu là cát kết thạch anh, màu xám hoặc đỏ, phân lớp dày. - Phần trên cát kết hạt vừa và hạt thô, thành phần đa khoáng, đôi khi chứa cuội với các thấu kính cuội kết. Loại trầm tích có tuổi Créta-hệ tầng Phú Quốc: Các loại này xuất hiện ở Tri Tôn, phần cao của núi Nam Qui. Thành phần chủ yếu của hệ tầng là cát kết thạch anh –fenspath màu trắng, đôi khi phớt hồng, phân lớp trung bình đến dày, xen kẽ với những cuội kết. Loại trầm tích có tuổi Pleistocene: Trên diện tích tỉnh An Giang được chia thành các phân vị địa tầng: Pleistocene thƣợng có nguồn gốc trầm tích biển, tồn tại 2 kiểu mặt cắt như sau: - Kiểu mặt cắt thềm biển cổ: tồn tại dưới dạng dải hẹp (chiều ngang từ 1m- 2m) viền quanh các khối núi thuộc các xã An Cư, Thới Sơn (huyện Tịnh SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 13
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 Biên). Thành phần trầm tích chủ yếu là cát hạt thô có độ lựa chọn kém lẫn ít bột và tảng lăn đá gốc. - Kiểu mặt cắt trầm tích biển nông ven bờ: lộ trên mặt dọc kênh Vĩnh Tế, từ An Phú đến Lạc Quới. Thành phần trầm tích chủ yếu là bột, sét và 1 ít sạn sỏi ở phần giáp đáy. Loại trầm tích có tuổi Holocene: - Holocene trung có nguồn gốc trầm tích biển: Địa bàn An Giang, các trầm tích xếp vào phân vị này lộ trên mặt dưới dạng các dải thềm hẹp với bề ngang thay đổi từ 1-2km đến 4-5km viền quanh các khối núi ở khu vực Tri Tôn, Ba Thê, núi Sập. Chúng được chia thành 2 kiểu mặt cắt như sau: + Mặt cắt kiểu thềm biển có thành phần chủ yếu là cát hạt trung-mịn lẫn bột sét và chứa ít sỏi sạn. + Mặt cắt kiểu trầm tích biển nông, cửa sông, vũng vịnh chỉ gặp trong các lỗ khoan độ sâu từ 2-3m và thay đổi từ 2-3m đến hơn 10m. Trầm tích chủ yếu là bột, cát, sét, mịn, không nhiều sỏi, sạn ở đáy, có nơi vỏ sò tập trung dạng dải (ám tiêu) như ở khu vực Vọng Thê (huyện Thoại Sơn). - Holocene trung có nguồn gốc trầm tích sông - biển: Nhóm trầm tích này thường lộ ra rộng rãi trên mặt,chiếm phần lớn diện tích tỉnh An Giang dưới dạng đồng bằng. Trầm tích này có quan hệ chuyển tiếp với các trầm tích biển tuổi Holocene giữa, thành phầnchủ yếu là sét, sét bột, bột có màu xám xanh đến nâu, vàng… - Holocene trung-thượng phần dưới có nguồn gốc trầm tích biển: Nó lộ ra ở khu vực Ba Chúc, Vĩnh Gia ở dạng đồng bằng thấp (có độ cao 1,5- 2m) tạo thành dãy uốn lượn kéo dài theo hướngTây Bắc-Tây Nam. Thành phần trầm tích gồm sét, cát mịn và không nhiều sạn,sỏi ở đáy. - Holocene trung-thượng phần trên có nguồn gốc trầm tích sông- đầm lầy: Nhóm này phân bố dạng dải trũng thấp, kéo dài theo hướng gần Bắc- Nam từ núi Sam tới Cô Tô, với bề ngang thay đổi từ 4-5km đến cả chục km. Ngoài ra, chúng còn có mặt không nhiều ở Ba Chúc và Lương Phi. Thành phần trầm tích gồm sét, bột, mùn thực vật phân hủy kém, than bùn. - Holocene thượng: được phân thành 2 dạng trầm tích khác nhau: o Trầm tích sông-đầm lầy: Chủ yếu phân bổ ở Vĩnh Gia, Ba Chúc, An Tức, Tà Đảnh, trên độ cao địa hình 1-2m tạo thành các dải kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam hoặc hướng kênh tuyến.Thành phần chủ SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 14
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 yếu của tầng này là than bùn, xác thực vật, rất ít sét … lấp đầy lòng sông cổ. o Trầm tích sông: Trầm tích sông còn gọi là trầm tích phù sa mới. Chúng phân bố phổ biến dọc theo 2 bên bờ sông Tiền, sông Hậu và một số sông rạch khác. Dải bồi tích có bề rộng không đồng nhất mà thay đổi phụ thuộc vào sự uốn khúc của sông. Đặc biệt là những nơi dòng sông đang có sự dời lòng như ởcác xã Phú Hữu, Vĩnh Trường, Vĩnh Hòa (Tân Châu), xã Đa Phước (An Phú), xã Khánh Hòa (Châu Phú) … Chúng tạo nên những bãi bồi được ngăn cách bằng những trũng nhỏ dưới dạng những con rạch (xép). Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét và cát mịn. Tùy thuộc vào điều kiện và môi trường thành lập mà chúng được chia thành các kiểu trầm tích: Trầm tích đê tự nhiên: Là dải đất khá cao, phát triển dọc 2 bên bờ sông, rạch lớn do vật liệu các trận lũ bồi đắp nên. Bề ngang các dải đê tự nhiên từ vài chục mét, có nơi đến vài km, do sự chuyển dịch liên tục của dòng sông như ở Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), rạch Cỏ Lau ở Vĩnh Hòa (Tân Châu). Đê tự nhiên trở thành đất thổ cư, khu đô thị, đường giao thông. Trầm tích bƣng sau đê: Thường xuất hiện ngay sau đê hoặc giữa các đê tự nhiên,là nơi có địa hình hơi trũng, vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, bột. Bưng sau đê thường được dùng cho trồng lúa; dễ bị lầy hóa, ngập úng. Trầm tích đồng lụt (hay là đồng phù sa): Đây là diện tích bị ngập lũ hàng năm. Do mặt đất trải rộng, thời gian ngập lũ lâu nên đồng lụt là một bồn khổng lồ để phù sa mịn hạt của sông trầm lắng. Càng xa sông, lớp phù sa trầm lắng càng mịn hạt và ít dần. Trầm tích bƣng lầy và trấp: Là các trũng nhỏ, dạng nằm cách xa sông, đất không có điều kiện thấm nước và thoát nước, nên độ ẩm duy trì suốt năm. Đây là nơi tiếp giáp giữa đồng lụt thấp và thềm bồi tích chân núi. Trầm tích chủ yếu là xác bã thực vật sinh sống trong môi trường đầm lầy, khi chết tạo thành lớp hữu cơ dày 1-2m, vượt quá 20% trong đất. Bưng lầy lúc đó gọi là đất trấp. Ở An Giang, bưng lầy và trấp phân bố thành đai kéo dài ở phía Đông của vùng Bảy Núi… SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 15
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 Cồn sông (hay là cù lao sông), doi sông mới là phần đất phát triển ngang được nhô ra do dòng sông dịch chuyển hướng dòng chảy đi nơi khác, vật liệu thô thường được bẫy lại. Thành phần chủ yếu là cát thô và bột. Đây là phần trầm tích đáy của lòng sông Hậu và sông Tiền. Cồn sông có địa hình không bằng phẳng, nó được bao bọc bởi gờ cao chung quanh, ở giữa cồn thường có địa hình lồi lõm, dấu vết của quá trình gắn liền những cồn sông cổ lại với nhau. Nơi có cơ cấu cây trồng rất đặc biệt, gồm các loại cây ăn trái và màu. 2.2.2 Khoáng sản: Tỉnh An Giang phong phú về khoáng sản. - Nhóm vật liệu xây dựng - Nhóm vật liệu trang trí - Nhóm đá quí, ngọc và quặng mỏ - Nước khoáng thiên nhiên 2.2.2.1 Nhóm vật liệu xây dựng: a) Đá xây dựng: Có nhiều chủng loại, bao gồm các loại đá trầm tích và magma, phân bố tại các khu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư… Phạm vi sử dụng cũng đa dạng như: đá trải đường, đá xây, đổ bêtông. - Loại đá granit: Đá granit ở An Giang có 2 nhóm: o Nhóm sáng màu mịn hạt: phân bố ở núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội (Tịnh Biên), núi Sập, núi Ba Thê nhỏ, núi Tượng, núi Chóc, núi Trọi (Thoại Sơn).Khai thác đá Granit. o Nhóm sậm màu hạt thô: phân bố ở núi Cô Tô, núi Ba Thê. Trữ lượng dự báo ước tính khoảng 11 triệu m3. Hình 4. Khai thác đá Granit - Loại đá phun trào: Ở khu vực phía SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 16
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 Nam của núi Dài, núi Phú Cường, núi Sà Lôn và phía Nam núi Cấm. Đá có màu xanh đen, cường độ chịu lực không cao (700-1000kg/cm2) nhưng lại khó vỡ và sử dụng tốt cho các công trình dân dụng. b) Cát xây dựng: Có 2 nhóm: - Cát núi: nằm theo triền hoặc trong các trũng giữa núi Cấm và núi Dài thuộc các xã An Cư, Thới Sơn, là sản phẩm trầm tích do dòng nước mang cát từ trên triền cao của các thềm cổ tích tụ mà thành. Thường có màu trắng tương đối thô hạt và độ chọn lựa yếu.Khai thác cát trên sông Hậu. - Cát sông: Cát vàng phục vụ cho xây dựng ở Tân Châu (sông Tiền) đã nổi tiếng. Hình 5. Khai thác cát trên sông Hậu Những bãi cát sông có khả năng khai thác xuất hiện trên sông Tiền và sông Hậu với tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu khối. Trên sông Tiền có 4 khu vực và sông Hậu có 8 khu vực. c) Đất sét gạch ngói: Các vùng đất nông nghiệp ở Châu Thành, Châu Phú đều thích hợp cho sản xuất gạch ngói. Đất có nguồn gốc từ phù sa sông hiện tại. Chỉ cần khai thác ở lớp đất bề mặt dày 0,2 - 0,3m là có thể đủ để cung cấp cho hơn 400 nhà máy sản xuất gạch ngói lớn nhỏ trong toàn tỉnh. Sau đó, chỉ trong vòng 2 - 3 mùa ngập lũ phù sa lại lấp đầy như cũ. Sét Hình 6. Phơi gạch gạch gốm ở An Giang dùng làm gạch ống, gạch thẻ, ngói lợp, gạch tàu. 2.2.2.2 Nhóm vật liệu trang trí: a) Đá ốp lát: Ở An Giang chủ yếu là các nhóm đá granite, granodiorite, rhyolite có nhiều màu sắc rất được ưa chuộng trong trang trí cao cấp. Cụ thể có các loại đá ốp lát như: granite hồng xen Hình 7. Sản xuất đá ốp lát đốm đen, hoa văn nhỏ, granodiorite con tằm có xuất khẩu SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 17
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 màu xám xanh, hoa văn dạng đốm lớn hình da báo, granite hồng ở khu mỏ Ô Mai… Ngoài ra, còn có đá phiến đen ở núi Phú Cường, núi Nam Qui. Những mỏ đá có thể khai thác làm đá ốp lát: + Mỏ đá núi Cấm, chủ yếu nằm trên sườn Đông Nam núi Cấm, xen giữa dãy núi Cấm và núi Nam Qui. + Mỏ đá Gập Ghềnh: ở phía Bắc núi Dài nhỏ và là 1 phần rất nhỏ khối granite thuộc pha 2 phức hệ Đèo Cả tuổi kareta thuộc xã An Phú (Tịnh Biên). b) Đá aplite: Đá aplite ở An Giang đã được khai thác cung cấp cho các nhà máy sản xuất gạch ceramic Đồng Tâm, An Giang và Thành phố HCM. Bên cạnh aplite, những mạch pecmatic chứa tràn kali và natri rất quí cho công nghiệp gốm sứ, sành sứ được tìm thấy ở núi Sập và khu vực Bảy Núi. c) Vỏ sò: Mỏ vỏ sò ở An Giang được hình thành trong vùng cửa sông, nằm trong cảnh quan chung miền Tây - Tây Nam sông Hậu và những khối vỏ sò nằm rải rác, kéo dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Khối lượng mỗi mảnh sò có thể là 0,2 - 0,5kg. Càng xuống sâu vỏ sò càng lớn. Chúng phân bố thành những khối với bề mặt đáy bằng phẳng, vách dốc. Chiều dày trung bình lớp phủ của các khối thay đổi từ 0,69 đến 1,55m, chiều dày trung bình của khối vỏ sò từ 6,83 đến 7,55m. Các di tích vỏ sò này được hình thành trong điều kiện cửa sông vào Holocene giữa muộn.Thành phần hóa học vỏ sò chủ yếu là oxyt canxi (CaO) chiếm 54,20 - 54,91%. Ngoài ra trong vỏ sò còn chứa 1 ít hàm lượng oxytmahe (MgO) và oxit silic (SiO2), được sử dụng vào công nghệ sản xuất xi-măng trắng và làm phối liệu trong phân NPK. d) Đất sét: - Đất sét cao-lanh An Giang: chủ yếu tập trung ở vùng Bảy Núi do quá trình phong hóa của các đá mang khoáng này ở núi Cấm, núi Dài, núi Cô Tô, núi Nam Qui, núi Tà Pạ… Đây là nguồn vật liệu làm sứ cách điện cao cấp. Cao-lanh ở đây có 2 nguồn gốc tạo thành: + Nguồn gốc phong hoá tại chỗ của các đá cát kết, bột kết giàu fenspath thuộc trầm tích Créta hệ tầng Phú Quốc và của granit sáng màu, giàu fenspath. + Nguồn gốc trầm tích: của các đá giàu fenspath bị phá hủy do các điều kiện lý hóa, rửa trôi và trầm tích trong các trũng giữa núi. Đất sét cao-lanh không chỉ dùng trong sản xuất sành sứ, mà còn nhiều công dụng như: làm khung xương gạch SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 18
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 men cao cấp, tinh chế làm chất mang trong dược liệu, làm thủy tinh đục, bột sơn, chất mang của thuốc trừ sâu. - Đất sét bentonite: một loại đất chứa nhiều khoáng montmorillonite. Nguyên liệu rất thông dụng trong công nghiệp, đặc biệt dùng làm chất tẩy rửa và hút nhờn, nên chúng được sử dụng làm chất tẩy rửa dầu nhớt và làm dung dịch trong các giếng khoan dầu nhớt. Bentonite ở An Giang được tìm thấy tại xã Lê Trì huyện Tri Tôn, với trữ lượng khá lớn. 2.2.2.3 Đá quí, ngọc và quặng mỏ: a) Đá quí và ngọc: Ở núi Nam Qui và núi Tà Pạ, thỉnh thoảng người dân địa phương nhặt được những viên đá quí lộ ra ở những đoạn đường trải đá núi, đó là các loại mã não, các cây hóa thạch.Một số vùng rìa tiếp xúc giữa đá granit với đá xung quanh phát sinh 1 số loại đá quí khác như hồng ngọc . Một số loại thạch anh ám khói, thạch anh tím được tìm thấy trong các mạch pecmatic ở Ba Thê, núi Két… b) Than bùn: Các mỏ than bùn ở An Giang được phân bố chủ yếu ở khu vực Bảy Núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Trữ lượng dự báo của các mỏ than bùn của tỉnh khoảng 7.632.430 tấn (cấp A + B + C1) và tổng tiềm năng là 16.886.730 tấn. Hầu hết các mỏ đều có chất lượng than bùn tốt, đáp ứng được yêu cầu sản xuất phân hữu cơ vi sinh và acid humic.Có 2 loại than bùn khác biệt nhau: Than bùn dạng vỉa ở các mỏ Núi Tô, Tà Đảnh, Ba Chúc, và than bùn dạng dải theo các lòng sông cổ ở An Tức, Vĩnh Gia. c) Diatomite: Ở An Giang, diatomite được phát hiện ở Lê Trì (Tri Tôn) nằm cách mặt đất từ 1,8-2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7-2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn. Các loại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường có màu xám đen hoặc vàng. Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite An Giang là vô cùng đặc sắc; có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn. d) Quặng kim loại: - Quặng molipden: Đã được người Nhật khai thác từ hơn 40 năm trước mà miệng hầm mỏ vẫn còn ở núi Sam. Mạch quặng molipdenit có màu xám đen đi kèm với đá pecmatic. Ngoài ra, molipden còn được phát hiện trong 1 số mạch đá ở núi Trà Sư, núi Két nhưng không nhiều. SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 19
- ĐẠI HỌC SÀI GÒN Đề tài ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH AN GIANG Lớp DDI3091 - Quặng mangan: Là lớp bột màu tím đỏ hoặc tím đen (MnO2), phân bố ở Tà Lọt . Loại khoáng này đã được khai thác từ năm 1936. Quặng mangan thường đi kèm với sắt ở trong đá trầm tích bị biến chất. 2.2.2.4 Nƣớc khoáng thiên nhiên: Ở An Giang, đặc biệt là ở vùng Bảy Núi, các khu mội nước khoáng thường tìm thấy dọc theo các đới đứt gãy tân kiến tạo. - Dọc theo trục đứt gãy phân cắt núi Phú Cường và núi Dài, núi Cấm và núi Dài hình thành nơi thung lũng Ô Tà Sóc (Tri Tôn) có 6 điểm lộ nước khoáng: núi Cậu, An Cư-nằm về phía Bắc núi Phú Cường, Soài Chết, Suối Vàng, Sà Lôn và Tà Pạ. Tại các điểm này, nước có tổng độ khoáng hóa từ 500mg/l đến 2.750mg/l. - Hệ thống thứ hai nằm dọc theo trục đứt gãy chia cắt núi Két và núi Dài (dọc theo trục tỉnh lộ Nhà Bàn-Tri Tôn) gồm các điểm lộ: + Điểm lộ Nhà Bàn, xuất hiện phía dưới Bắc núi Két.l Điểm lộ Vĩnh Trung, xuất hiện nhiều giếng đào chứa nước khoáng . + Điểm lộ Chi Lăng, nước khoáng xuất hiện trong nhiều giếng cạn ở trung tâm thị trấn Chi Lăng. + Khu mội Tri Tôn, xuất hiện phía Bắc thị trấn Tri Tôn. + Khu mội Cô Tô, không tìm thấy điểm lộ thiên nhưng qua các giếng khoan đã tìm ra nước khoáng ở độ sâu 123m. 2.3. KHÍ HẬU: 2.3.1 Khái quát khí hậu: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm 2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khí hậu: 2.3.2.1 Vị trí địa lý: Quyết định tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của tỉnh An Giang 2.3.2.2 Địa hình: Do là đồng bằng nên khí hậu đồng nhất trên toàn tỉnh An Giang nằm sâu trong đất liền nên ít chị ảnh hưởng của gió bão. 2.3.2.3 Hoàn lưu khí quyển: SV thực hiện: Vũ Thúy An – Phan Thanh Phong – Nguyễn Thị Thu Thủy (1985) – Phạm Thị Thanh Nga 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Trắc nghiệm rèn luyện kỹ năng ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí: Phần 2
73 p | 89 | 12
-
Tài liệu Trắc nghiệm rèn luyện kỹ năng ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí: Phần 1
45 p | 109 | 11
-
Tài liệu Tổng hợp 1090 câu trắc nghiệm Địa lí 12: Phần 1
82 p | 92 | 4
-
Tài liệu Tổng hợp 1090 câu trắc nghiệm Địa lí 12: Phần 2
58 p | 77 | 4
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Địa lí kinh tế xã hội đại cương 1 năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
7 p | 28 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Bản đồ năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 6 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Dạy học Địa lí theo hướng phát triển năng lực người học năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 18 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Địa lí tự nhiên các lục địa 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn