YOMEDIA
ADSENSE
Bài tập nhóm học phần Luật kinh doanh
217
lượt xem 26
download
lượt xem 26
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo Bài tập nhóm học phần Luật kinh doanh để giúp các bạn sinh viên ôn tập và kiểm tra kiến thức. Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề: Đặc điểm của công ty TNHH, cơ chế bầu dồn phiếu, cổ đông sang lập,... Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm học phần Luật kinh doanh
- Bài tập nhóm học phần Luật kinh doanh Danh sách nhóm: Câu hỏi: 1. Căn cứ khái niệm, đặc điểm của công ty TNHH háy so sánh 2 công ty TNHH 2. Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 TV và cho biết vai trò vị trí của từng chức danh 3. So sánh giữa chức danh HĐTV và chủ tịch công ty trong trường hợp CSH công ty TNHH 1 TV là 1 tổ chức 4. Phân biệt chức danh HĐTV của 2 loại hình công ty TNHH 5. Tại sao công ty TNHH 1 TV không được giảm vốn điều lệ 6. Dựa vào khái niệm, đặc điểm của CTCP so sánh với công ty TNHH 2 TV? từ đó cho biết bản chất CTCP 7. Luật DN quy định CTCP có thể có những loại CP nào? CP nào là bắt buộc trong CTCP tại sao? So sánh giữa CPPT và CP Ưu đãi 8. Thế nào là cổ đông sang lập, cổ đông sáng lập có quyền và nghĩa vụ gì đặc biệt hơn so với các cổ đông khác 9. Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCP và cho biết vai trò vị trí của từng chức danh? 10. Phân biệt giữa hai chức danh ĐHĐCĐ và HĐQT CTCP 11. Hiểu thế nào là cơ chế bầu dồn phiếu? cho ví dụ và nêu ý nghĩa? Bài làm Câu 1: Giống nhau: • Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi cam kết số vốn góp vào doanh nghiệp (chịu trách nhiệm hữu hạn). • Không được phép phát hành cổ phần. • Triệu tập hội đồng thành viên. • Cơ cấu tổ chức công ty: HĐTV-GĐ/TGĐ-Ban Kiểm Soát. Khác nhau: Công ty TNHH 1 TV Công ty TNHH 2 TV HĐTV không những là người đại HĐTV thường là người đại diện diện trước pháp luật mà còn chịu trước pháp luật, và nếu điều lệ của trách nhiệm trước CSH công ty. công ty quy định chủ tịch HĐTV làm Vốn của công ty do 1 tổ chức hay người đại diện theo pháp luật thì các một cá nhân bỏ ra. giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Những người nằm trong HĐTV Vốn của công ty do các thành viên góp không phải là CSH của công ty mà vào. là người đại diện theo pháp luật Những người nằm trong HĐTV là của công ty, do đó có phần hạn chế CSH hơn so với công ty TNHH 2 TV. Ngoài việc tăng vốn điều lệ có thể Chỉ được tăng vốn điều lệ. giảm vốn điều lệ theo quy định cuẩ
- pháp luật. Câu 2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH 1 TV: khoản 4, điều 67 luật DN 2005 • Đối với CSH là cá chân: Chủ sở hữu/Chủ tịch công ty Giám đốc/Tổng giám đốc Trong trường hợp này chủ tịch công ty có quyền quyết định việc tự mình hay thuê người khác làm GĐ/TGĐ, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. • Đối với CSH là tổ chức: • TH1: một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền Chủ sở hữu công ty Chủ tịch công ty Giám đốc/Tổng giám đốc Ban kiểm soát + Trong trường hợp này chủ tịch công ty nhân danh CSH tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và CSH. + Giám đốc/Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh, do chủ tịch bổ nhiệm hoặc thuê, chịu trách nhiệm trước chủ tịch công ty + Kiểm soát viên do CSH công ty bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2, 3 điều 71 Luật DN. • TH2: Có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền Chủ sở hữu công ty Hội đồng thành viên Chủ tịch hội đồng TV Giám đốc/Tổng giám đốc Ban kiểm soát Trong trường hợp này HĐTV sẽ nhân danh CSH công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH công ty, quyền và nhiệm vụ do điều lệ công ty và pháp luật liên quan quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và CSH công ty.
- + Chủ tịch HĐTV là người đứng đầu HĐTV do CSH công ty chỉ định, có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty có quy định, quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 điều 49 Luật DN 2005. + Giám đốc/Tổng giám đốc: giống với TH1 (được quy định tại điều 70 Luật DN 2005). + Ban kiểm soát: giống với TH1 (được quy định trong khoản 2, 3 điều 71 Luật DN 2005). Chú thích: bổ nhiệm Kiểm tra giám sát Câu 3: Theo điều 68, 69 Luật DN 2005 Giống nhau: Đều là người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền Đều có quyền nhân danh CSH công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ cảu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và CSH công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của luật DN và pháp luật có liên quan. Đều là người đại diện theo pháp luật của công ty do điều lệ công ty quy định. Khác nhau: Chủ tịch công ty Hội đồng thành viên • Chỉ có một người được sở hữu bổ • Gồm nhiều người được CSH bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền nhiệm làm người đại diện theo ủy • Chủ tịch công ty là người đứng đầu quyền công ty • Chủ tịch HĐTV là người đứng đầu • Quyết định của CTCT về việc thực • Quyết định của HĐTV có giá trị pháp hiện các quyền và nghĩa vụ của lý kể từ ngày được thông qua, trừ CSH công ty có giá trị pháp lý kể từ trường hợp điều lệ công ty có quy ngày được CSH công ty phê duyệt định phải được CSH công ty chấp trừ trường hợp điều lệ công ty có thuận. quy định khác. Câu 4: Công ty TNHH 1 TV Công ty TNHH 2 TV • CSH công ty chỉ định HĐTV, đứng • HĐTV gồm các thành viên là cơ quan đầu là chủ tịch HĐTV do CSH chỉ quyết định cao nhất công ty. Thành định viên là tổ chức chỉ định người đại • HĐTV chịu trách nhiệm trước pháp diện tham gia HĐTV luật và CSH công ty • HĐTV chịu trách nhiệm trước pháp • Mỗi quyết định phải có sự đồng ý luật của CSH • Quyết định do HĐTV thông qua Câu 5: Công ty TNHH 1 TV không được phép giảm vốn điều lệ vì: • Theo điều 63 Luật DN thì công ty TNHH 1 TV do một tổ chức hoặc một cá nhân làm CSH, CSH công ty chịu trách nhiệm về các khpoanr nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty. • Xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, bởi vì công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi voonss điều lệ.
- • Theo điều 66 Luật DN xuất phát từ bản chất của công ty là 1 TV nên khi muốn tham giảm vốn điều lệ, hay muốn rút vốn thì CSH công ty sẽ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, trừ trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng. Câu 6: Giống nhau: • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Chịu trách nhiệm hữu hạn • Thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức Khác nhau: Công ty cổ phần Công ty TNHH 2 TV • Số lượng thành viên: tối thiểu 3, • Số lượng thành viên: tối thiểu 2, tối tối đa không hạn chế số lượng đa 50 người. các thành viên có thể cơ cấu tổ chức phải chặt chẽ để kiểm tra giám sát lẫn nhau. bảo đảm quyền lợi cho tất cả các • Không được phép phát hành cổ phiếu, thành viên khi có nhu cầu thì có thể phát hành trái • Có quyền phát hành cổ phiếu phiếu • Tự do chuyển nhượng cổ phần cho • Được quyền định đoạt phần vốn góp cổ đông khác hoặc cho người không của mình bằng cách chuyển nhượng, phải là cổ đông, trừ trường hợp để thừa kế, tặng cho và cách khách quy định tại khoản 5 điều 84 của theo quy định của pháp luật và điều lệ Luật này của công ty Bản chất pháp lý của công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. Là công ty đối vốn, công ty cổ phần mang các đặc trưng của loại hình công ty này, song cũng có những đặc trưng riêng, những đặc trưng này là cơ sở phân biệt công ty cổ phần với công ty đối vốn khác như công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần được phát hành dưới dạng chứng khoán gọi là cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua, để chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp: Phần vốn góp của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị pháp luật hạn chế; Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần; Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty (trách nhiệm hữu hạn). Câu 7: Luật DN quy định CTCP có thể có các loại cổ phần sau đây: • Cổ phần phổ thông • Cổ phần ưu đãi • Cổ phần ưu đãi biểu quyết • Cổ phần ưu đãi cổ tức • Cổ phần ưu đãi hoàn lại • Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quyết định Công ty bắt buộc phải có cổ phần phổ thông bởi các lý do sau: • Quyền sở hữu công ty là quyền mà mỗi cổ đông đều có và được thực hiện một cách độc lập: • Tự do chuyển nhượng cổ phần • Yêu cầu công ty mua lại cổ phần • Xem xét, tra cứu, trích lục danh sách cổ đông, điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ • Khi công ty giải thể được nhận lại phần giá trị còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. • Yêu cầu công ty cấp lại cổ phiếu khi bị mất, cháy tiêu hủy • Quyền quản lý công ty • Được tham dự ĐHĐCĐ: được thực hiện thông qua ĐHĐCĐ với nguyên tắc 1 cổ phần, 1 phiếu bầu cổ phần có sở hữu tỷ lệ cổ phần càng lớn có ảnh hưởng lớn đến quyết định của ĐHĐCĐ (điểm a, khoản1, 2, điều 79 Luật DN). • Được quyền biểu quyết đề cử, ứng cử người của mình vào HĐQT, BKS công ty. Tóm lại: cổ phần phổ thông có đủ các quyền nhất mà các cổ đông khác không có được. So sánh CPPT và CP Ưu đãi Cổ phần phổ thông Cổ phần ưu đãi • Là cổ phần bắt buộc phải có của • Là cổ phần có thể có của công ty CP công ty CP • Quyền TV ứng với từng loại cổ phần • Có đầy đủ các quyền TV nhất ưu đãi có sự khác nhau • Không phân ra các loại cổ phần • Có thể chuyển thành cổ phần phổ phổ thông khác thông theo quyết định của ĐHĐCĐ Câu 8:
- * Cổ đông sáng lập: • Về mặt nguyên lý thì cổ đông sáng lập phải là người có lý tưởng thành lập công ty, có một phần vốn và có kỹ năng quản trị công ty để thực hiện ý tưởng. • Theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần và Khoản 1 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. • Số lượng cổ phần tối thiểu của mỗi cổ đông sáng lập và số lượng cổ đông sáng lập do Đại hội đồng cổ đông quyết định và quy định tại Điều lệ công ty. * Cổ đông sáng lập có quyền và nghĩa vụ đặc biệt hơn sơ với các cổ đông khác là: Cổ đông sáng lập Cổ đông khác Được quyền nắm giữ cổ phần ưu Không được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu đãi biểu quyết trong vòng 3 năm đầu quyết (trừ cổ đông nhà nước trong một số kể từ ngày được cấp Giấy ngành nghề chính phủ quy định) CNĐKKD, không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết (Khoản 3 Điều 81) Bị hạn chế quyền tự do chuyển Không bị bất kỳ hạn chế nào về chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong nhượng cổ phần phổ thông. thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD (chỉ được tự do chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập, chuyển nhượng cho đối tượng khác phải được ĐHĐCĐ chấp thuận và người nhận chuyển nhượng hiển nhiên trở thành cổ đông sáng lập). Phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất Không phải thực thi nghĩa vụ này 20% tổng số cồ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong vòng chín mươi ngày kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD Câu 9: * Sơ đồ cơ cấu tổ chức cuả công ty cổ phần: * Vai trò và vị trí của từng chức danh:
- • Đại hội đồng cổ đông: cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. + Có quyền và nghĩa vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành biên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. + Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định cùa Điều lệ công ty. • Hội đồng quản trị: tổ chức quản lý cao nhất của công ty cổ phần. + Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo Điều 108 LDN. • Chủ tịch Hội đồng quản trị: do HĐQT hoặc ĐHĐQT bầu ra. Có thể kiêm nhiệm giám đốc. • Giám đốc/ Tổng giám đốc: điều hành quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. • Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Câu 10: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Cơ quan có thẩm quyền cao nhất Tổ chức quản lý cao nhất của công ty của công ty cổ phần, bao gồm tất cổ phần cả các cổ đông có quyền biểu Quyết định theo đầu phiếu quyết, ra quyết định. HĐQT là các cá nhân. Số lượng từ 3- Quyết định theo số cổ phần của cổ 11 người. Thành viên HĐQT không đông nắm giữ nhất thiết phải là cổ đông của công ty ĐHĐCĐ là cơ quan hoặc là tổ chức, nhưng phải là người có trình độ thành viên của ĐHĐCĐ phải là cổ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý kinh đông của công ty. doanh. Làm việc theo chế độ tập thể, thực Có toàn quyền nhân danh công ty để hiện chức năng nhiệm vụ của mình quyết định, thực hiện các quyền và chủ yếu thông qua kỳ họp của nghĩa vụ của công ty không thuộc ĐHĐCĐ thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Câu 11: * Bầu dồn phiếu: • Điều 29. Bầu dồn phiếu: (trích nguyên văn trong Nghị định 102) • Phương thức dồn phiếu bầu quy định tại điểm C Khoản 3 Điều 104 của Luật Doanh nghiệp được áp dụng đối với tất cả các công ty cổ phần, gồm cả các công ty niêm yết, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. • Trước và trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông có quyền cùng nhau độc lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người do họ đề cử. • Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu điều lệ công
- ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng ứng cử viên mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau: • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. • Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên. Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ động, nhóm cổ động đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử, số ứng cử viên còn lại cho Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc các cổ đông khác đề cử. • Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban kiểm soát được xác định theo số phiếu bầu tính theo từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty. Kể từ ngày 01/07/2006, đối với công ty cổ phần khi bầu thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thì bắt buộc phải áp dụng phương thức bầu dồn phiếu theo Luật Doanh nghiệp 2005. Đây được coi là một trong những cơ sở bảo vệ cổ đông thiểu số: Vậy bầu dồn phiếu là: Theo quy định pháp luật hiện hành cùng với tài liệu tham khảo, phương thức bầu dồn phiếu áp dụng đối với việc bầu các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong công ty cổ phần được quy định (Điểm C, Khoản 3, Điều 104 LDN05) và (Điều 17 NĐ139/2007 hđth Luật DN). Khi biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS, mỗi cổ đông có tổng số biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu, nhân với số thành viên được bầu trong HĐQT hoặc số thành viên bầu BLS, tuy nhiên cổ đông cũng có quyền bỏ phiếu biểu quyết cho một số hoặc dồn hết phiếu biểu quyết của mình cho thành viên mà mình muốn bầu. * Ví dụ: Công ty cổ phần X cần 5 ghế trong hội đồng quản trị. Ông A sở hữu 15 cổ phần phổ thông và có quyền biểu quyết như sau: Thành viên HĐQT TV1 TV2 TV3 TV4 TV5 Quy ước cũ (trước LDN05) 15 phiếu 15 15 15 15 Bầu dồn phiếu 75 phiếu 0 0 0 0
- Ý nghĩa của bầu dồn phiếu: • Nguyên tắc bầu dồn phiếu là cơ sở bảo vệ cổ đông thiểu số: Cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần thường thì đi liền tỷ lệ biểu quyết vấn đề quan trọng nào đó của Công ty là thấp so với cổ đông lớn. Nếu áp dụng phương thức bầu dồn phiếu họ có thề liên kết lại với nhau để bầu những thành viên vào HĐQT hoặc BKS dễ dàng hơn so với cổ đông lớn. Đây có thể coi là điểm tiến bộ của LDN 2005. • Làm tăng hình ảnh của 1 công ty đại chúng, chú trọng tới vai trò bảo vệ cổ đông nhỏ, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư bên ngoài và rất phù hợp với những doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chiếm trên 51% vốn điều lệ. • Phương thức bầu dồn phiếu là điểm mới trong Luật DN05, nhằm hướng tới bảo vệ cổ đông thiểu số, tuy nhiên tùy vào quy định cốt lõi bên trong công ty nên ý nghĩa bảo vệ chỉ mang tính tương đối. • Về phía các doanh nghiệp cũng nên chú trọng mời các nhà đầu tư lớn hoặc các nhóm nhà đầu tư tham gia tích cực vào HĐQT để trợ giúp công ty về quản lý doanh nghiệp, đồng thời cần phải xây dựng những nhóm cổ đông nòng cốt đầu tư lâu dài tại doanh nghiệp.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn