BÀI TẬP NHÓM: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA IMF
lượt xem 62
download
Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham dự Hội nghị tài chính và tiền tệ của Hội quốc liên tổ chức tại Bretton Woods (Mỹ) từ 1-22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TẬP NHÓM: NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA IMF
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA IMF Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện (Nhóm 27): Th.s TRẦN BÁ TRÍ 1. Trương Tấn Khoa 4073933 2. Tống Ngọc Minh Luân 4073946 3. Trác Minh Phú 4074116 4. Đặng Duy Tân 4074129 Cần Thơ – 2010 -1-
- MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IMF 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của IMF 3 1.2. Quá trình hình thành 3 1.2. Các mục tiêu của IMF 4 1.3. Nguồn vốn của IMF 5 2. Cơ cấu tổ chức 5 CHƯƠNG 2: NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA IMF 8 2.1. IMF là trung tâm hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật 8 2.2. Cho vay ưu đãi đối với các nước nghèo 8 2.3. IMF: Phao cứu sinh trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 10 CHƯƠNG 3: NHỮNG THẤT BẠI CỦA IMF 13 3.1. Không lam tôt vai trò dự bao khung hoang ̀ ́ ́ ̉ ̉ 13 3.2. Phụ thuôc vao Mỹ và môt số nước Châu Âu quá nhiêu ̣ ̀ ̣ ̀ 15 3.3. Lạc quan quá mức 15 3.4. Tiêu chuẩn kép 16 3.5. Đôi măt với khả năng hêt tiên ́ ̣ ́̀ 16 CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KỲ VỌNG Ở IMF 18 4.1. Những sự thay đổi phù hợp 18 4.2. Đối mặt với thách thức 20 -2-
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ IMF 1. Quá trình hình thành và phát triển của IMF 1.1. Quá trình hình thành Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã tham dự Hội nghị tài chính và tiền tệ của Hội quốc liên tổ chức tại Bretton Woods (Mỹ) từ 1-22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947. Trụ sở chính của IMF ở Washington D.C và có hai chi nhánh tại Paris và Geneve. Một nước có thể trở thành thành viên của IMF nếu nó sẵn sàng gắn bó, trung thành với các chức năng và nguyên tắc chủ đạo của IMF. Từ l945 đến nay con số thành viên của IMF lên tới 184 Quốc gia. Việt Nam gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Hạn mức đóng góp cổ phần của Việt Nam là 329.1 triệu SDR, trị giá khoảng 475.3 triệu USD. Nghĩa vụ nợ tài chính của Việt Nam đối với IMF tính đến ngày 30/11/2005 khoảng 148,36 triệu SDR. Số lượng thành viên tăng đều đặn, không có biến động chứng tỏ uy tín của IMF theo năm tháng là không thay đổi và ngày càng được củng cố. -3-
- Biểu đồ : Sự phát triển về số lượng thành viên của IMF 1945-2002 ( số lượng nước) (Năm) Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế là gì, Viện nghiên cứu IMF, Tháng 6. Theo nhận định chung thì IMF được xem là một tổ chức uy tín lớn có tính độc lập cao và cho rằng Quỹ đề ra những chính sách kinh tế tối ưu cho các nước thành viên theo đuổi và áp đặt các quyết định cho các nước thành viên và sau đó giám sát việc thực hiện. Nhưng trái lại, chính các nước thành viên đã định ra các chính sách mà IMF phải thực hiện. Các mệnh lệnh đi từ Chính phủ các nước thành viên đến IMF mà không có lệnh ngược lại. Khi đưa ra các quy định về nghĩa vụ của từng thành viên đối với Quỹ hoặc đưa ra những điều mục của hợp đổng cho vay với một thành viên nào đó, IMF không tự hành động mà chỉ đóng vai trò trung gian giữa ý kiến đại đa số thành viên của quỹ đối với các nước thành viên đó. 1.2. Các mục tiêu của IMF: Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế. Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc -4-
- làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế. Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh. Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế. Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên. 1.3. Nguồn vốn của IMF: Chủ yếu là vốn cổ phần của các nước thành viên và tích luỹ của IMF. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đó so với kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, IMF cũng có thể vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế để phục vụ cho các hoạt động của mình. Đến ngày 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD . Giữa năm 2009 thì IMF đang thực hiện hình thức hiệp định vay song phương nhằm củng cố thêm nguồn vốn cho vay các nước thành viên để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đồng thời, IMF cũng lần đầu tiên phát hành kỳ phiếu có trả lãi để bổ sung nguồn vốn cho vay của mình . Mục tiêu là tăng nguồn vốn của Quỹ lên 750 tỷ USD. Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). 2. Cơ cấu tổ chức -5-
- Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Quản trị, Hội đồng Điều hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của IMF là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm đại diện của các nước thành viên và do mỗi nước bổ nhiệm, 5 năm 1 lần. Hiện nay IMF có 182 ủy viên ban quản trị, mỗi ủy viên đại diện cho 1 nước khác nhau. Hội đồng quản trị họp mỗi năm 1 lần. Trong kỳ họp, Hội đồng quản trị phê chuẩn báo cáo hàng năm về hoạt động của IMF, xem xét việc kết nạp thành viên mới và khai trừ thành viên ra khỏi tổ chức, xem xét việc thay đổi vốn pháp định... Cơ quan chấp hành của IMF là Hội đồng giám đốc (còn gọi là Hội đồng điều hành). Hội đồng giám đốc gồm 22 giám đốc chấp hành trong đó 6 giám đốc do 5 nước có mức đóng góp lớn nhất và Arập xêút bổ nhiệm, 16 giám đốc do Hội nghị toàn thể bầu ra có tính đến khu vực địa lý. Ủy ban lâm thời (Imterm Committee) Hội đồng quản trị của IMF là cơ quan tư vấn về các vấn đề quan hệ tiền tệ được thành lập tháng 10 năm 1974. Thành viên của Ủy ban lâm thời là các Bộ trưởng Tài chính của 22 thành viên. Nhiệm vụ chính của Ủy ban lâm thời là kiểm tra việc quản lý hệ thống tiền tệ thế giới và kiến nghị với Hội đồng quản trị. Nếu Hội đồng quản trị thấy cần thiết, có thể cải tổ Ủy ban lâm thời thành cơ quan thường trực có quyền thông qua nghị quyết. Một Ủy ban khác là Ủy ban phát triển (Development Committee), phối hợp giữa IMF và ngân hàng phát triển thế giới cố vấn cho Hội đồng quản trị về những nhu cầu đặc biệt của nước nghèo. Bởi vì các ủy viên của Hội đồng quản trị và các ủy viên của Hội đồng giám đốc đều bận bịu với công việc ở nước mình nên họ chỉ gặp mặt trong các cuộc họp định kỳ hàng năm để cùng giải quyết các vấn đề của IMF. IMF có khoảng 2600 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc điều hành, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng điều hành (hội đồng tự bầu chủ tịch của mình). Theo truyền thống, Giám đốc điều hành là người Châu Âu, nếu không thì cũng phải là người Mỹ. Hiện nay, Tổng giám đốc IMF là ông Michel Camdessus -6-
- quốc tịch Pháp, nhận chức tháng 1/1992, phó tổng giám đốc là Richard Erb người Mỹ. Nhân viên của IMF là người của khoảng 120 nước và đa phần là nhà kinh tế học, song cũng có cả các nhà thống kê, bác học, các chuyên gia v ề tài chính công cộng và thuế khoá, các nhà ngôn ngữ học, nhà văn và các nhân viên phục vụ. Ða số các nhân viên đều hoạt động tại trụ sở nhỏ ở Paris, Geneve, Tokyo, tại trụ sở của Liên hợp quốc ở NewYork hoặc tại các văn phòng của IMF được thành lập tạm thời ở các nước thành viên. Khác với các giám đốc chấp hành là những đại diện của từng nước thành viên, các nhân viên của Quỹ chỉ là nhân viên quốc tế, họ có trách nhiệm thực thi chính sách của IMF chứ không đại diện cho lợi ích của bất cứ quốc gia nào. -7-
- CHƯƠNG 2: NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA IMF 2.1. IMF là trung tâm hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật IMF đã thành lập được các chương trình hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực hiện các chính sách hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp trong một số lĩnh vực bao gồm chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều hành hệ thống tài chính ngân hàng và cuối cùng là số liệu thống kê. Các hỗ trợ này được thực hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân viên dưới hình thức công tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần tới vài năm (nếu việc sử dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể đ ược yêu cầu đóng góp tài chính). IMF cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo cáo chẩn đoán kỹ thuật (diagnostic), các khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận chuyên đề, tư vấn trực tuyến từ trụ sở của Quỹ. Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật được IMF triển khai theo vùng với hai trung tâm hỗ trợ kỹ thuật đã được thiết lập ở Thái Bình Dương và Caribbe. Trung tâm thứ 3 được mở tại Đông Phi vào năm 2002 với mục tiêu có 4 trung tâm khác tại vùng Hạ Sahara châu Phi. Bên cạnh việc cung cấp các khoá đào tạo tại trụ sở, IMF cũng tổ chức các khoá học và hội thảo tại các học viện hoặc chương trình của từng nước hoặc từng khu vực. Hiện nay IMF có 4 trung tâm đào tạo tại các khu vực Châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi (Tunisia), Singapore và Áo. IMF còn tổ chức các chương trình đào tạo song phương, đặc biệt là với Trung Quốc và Quỹ tiền tệ Arab (Arab Monetary Fund). 2.2. Cho vay ưu đãi đối với các nước nghèo: IMF cũng hoạt động tích cực trong việc giảm đói nghèo cho các quốc gia trên thế giới một cách độc lập hoặc trong sự hợp tác với Ngân hàng thế giới WB (World Bank) và các tổ chức khác. -8-
- Trong những năm qua, IMF đã phát triển được nhiều công cụ cho vay (facility) phù hợp với từng tình trạng của mỗi quốc gia thành viên. Các nước nghèo có thể vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển và xoá đói nghèo PRGF (Poverty Reduction and Growth Facility) và sáng kiến hỗ trợ các nước nghèo đang mắc nợ nặng nề HIPC (Heavily Indebted Poor Countries Initiative) dựa trên các nghiên cứu về chiến lược giảm đói nghèo PRSP (Poverty Reduction Strategy Papers) do nước sở tại tiến hành dưới sự cố vấn của các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển bên ngoài nhằm đưa ra một cơ cấu chính sách kinh tế xã hội toàn diện phục vụ cho việc thức đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Khả năng vay của các nước thành viên phụ thuộc vào quota mà nước đó đóng góp cho IMF. Trong những năm gần đây, các khoản vay lớn nhất của IMF được thực hiện qua PRGF với lãi suất chỉ 0,5% và thời hạn từ 5,5 đến 10 năm. Ngoài ra IMF có các khoản cho vay không ưu đãi được cung cấp thông qua 4 công cụ: Stand-By Arrangements (SBA), Extended Fund Facility (EFF), Supplemental Reserve Facility (SRF) và Compensatory Financing Facility (CFF). - SBA được thiết lập để giúp giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán trong ngắn hạn và cung cấp nguồn lực lớn nhất của IMF. Độ dài của SBA thường từ 12 đến 18 tháng với thời hạn hoàn trả từ 2 năm 3 tháng đến 4 năm. - EFF ra đời năm 1974 nhằm giúp đỡ các kho khăn kéo dài về cán cân thanh toán đòi hỏi cải cách cơ bản cơ cấu nền kinh tế. Các khoản dàn xếp thông qua EFF vì vậy kéo dài từ 3 năm trở lên với thời hạn hoàn trả từ 4 năm rưỡi đến 7 năm. - SRF ra đời năm 1997 nhằm tài trợ ngắn hạn với quy mô lớn, xuất phát từ sự mất lòng tin thị trường đột ngột do các nền kinh tế mới nổi những năm 90 làm các luồng vốn đầu tư bị rút về hàng loạt, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính lớn hơn bất cứ hoạt động nào của IMF trước đó. Thời hạn hoàn trả vốn từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, có thể yêu cầu gia hạn 6 tháng. - CFF được thiết lập năm 1963 nhằm hỗ trợ các nước có giá trị xuất khẩu giảm tạm thời hoặc chi phí nhập khẩu ngũ cốc tăng lên do giá hàng hoá thế giới biến động. Các điều kiện khác gần giống như công cụ SBA. Ngoài ra IMF cũng cung cấp các hỗ trợ khẩn cấp (emergency assistance) đối với các trường hợp gặp thảm hoạ thiên nhiên và xung đột vũ trang. Một vài -9-
- trường hợp có thể được nhận các khoản cho vay ưu đãi. Thời hạn hoàn trả từ 3 năm 3 tháng đến 5 năm. 2.3. IMF: Phao cứu sinh trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 IMF đã đạt được thành công ngoài dự kiến khi xây dựng gói kích thích tài khóa quy mô tới 2% GDP toàn cầu, điều phối các chính sách vĩ mô trên bình diện toàn cầu, khăc phuc những yếu kém của hệ thống tài chính quốc tế trong ́ ̣ thời gian vừa qua. 15/9/2008, Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers sụp đổ chính thức báo hiệu khủng hoảng thế giới đã bắt đầu. Với hệ lụy là hàng trăm ngân hàng phá sản chỉ trong thời gian ngắn, hàng vạn con mắt đã đổ dồn về phía IMF và World Bank. Cũng tại thời điểm đó, một lần nữa người ta lại thấy xuất hiện những những yêu cầu giải tán cơ quan tài chính lớn nhất thế giới này với lí do hoạt động kém hiệu quả… 4/10/2009, 1 năm sau cuộc khủng hoảng, Hội nghị thường niên của IMF được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng với một vị thế khác hẳn trước đó. Bất chấp những phản đối kịch liệt mà tổ chức này gặp phải trong quá trình hoạt động, IMF đã vươn lên trở thành vị cứu tinh cho cuộc khủng hoảng. Những nước mà trước đây chỉ trích IMF mạnh mẽ nhất thì nay cũng tự nguyện chấp thuận sự dẫn dắt của tổ chức tài chính này. Không ai được lợi từ khủng hoảng kinh tế, nhưng rõ ràng sau đợt suy thoái lần này, IMF chính là kẻ chiến thắng. Quả thật, "nhờ" có cuộc khủng hoảng kinh tế lần này mà vai trò của IMF mới được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn. Không chỉ bơm hàng trăm tỷ USD vào các nền kinh tế đang lâm vào cảnh khó khăn, IMF còn giúp các nước này đặt ra các nền móng vững chắc cho cải cách kinh tế và tài chính, vốn đang trở nên cấp thiết hơn lúc nào khác. Nói cách khác, vị thế của IMF trong cuộc khủng hoảng lần này có thể nhìn nhận với "vai trò kép". Một mặt, họ ném cho các quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng chiếc phao cứu sinh, chiếc phao này không giúp họ nhảy ra khỏi - 10 -
- mặt nước nhưng ít nhất sẽ giúp họ tồn tại; mặt khác IMF chỉ cho các nước này những lối thoát mà họ cần phải tiến hành để có thể tự mình thoát ra khỏi khủng hoảng. Các chương trình cải cách của IMF đang được triển khai ở các thị trường mới nổi tại Trung Âu như Hungary, Belarus, Serbia, Romania…. là minh chứng rõ ràng nhất cho chính sách này của IMF. Chức năng thứ 2 của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính lần này là khá đặc biệt. Mặc dù IMF không có công cụ ràng buộc pháp lý nào với các quốc gia thành viên trong việc tuân theo các khuyến nghị về cải cách hệ thống ngân hàng, đưa ra các gói kích cầu..., vai trò cố vấn chính sách đúng đắn cho các quốc gia chấp hành và giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đó là vô cùng quan trọng. Giữa sự hoảng loạn và hoang mang tột độ, IMF nổi lên với vai trò là thực thể duy nhất đủ bình tĩnh để phân tích tình hình, đánh giá các tác động và đưa ra được những lời khuyên đúng đắn. Một cách hình tượng, nếu phải bầu một vị thuyền trưởng có đủ các phẩm chất cần thiết để lèo lái con tàu kinh tế-tài chính đang lung lay dữ dội trong tâm bão, sẽ không có ai xứng đáng hơn IMF. Trên thực tế, nhiều khi cũng không hẳn quốc gia nào cũng sẵn sàng tr ước các cải cách của IMF mà có thể bị buộc phải "tự nguyện chấp thuận" để đối lấy các khoản viện trợ như cái cách mà tổ chức tài chính này vẫn áp dụng trong các giai đoạn khủng hoảng trước đây. Tuy nhiên, rõ ràng các quốc gia cũng chẳng dại gì mà lựa chọn những giải pháp mà không đem lại lợi ích gì cho họ. Hơn thế nữa, khi mà phải tìm đến với IMF – tổ chức hợp với World Bank có biệt danh “bộ đôi ma quỷ của Bretten Wood”, các nước đang phát triển chắc hẳn cũng không còn sự lựa chọn nào khác nữa rồi. Tại hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 2009 , IMF không tập trung vào chủ đề cần phải cải tổ thể chế và định hướng hoạt động như thế nào để có lý do tiếp tục tồn tại cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) thì ở hội nghị này lại là việc tận dụng cơ hội như thế nào để phục hồi lại vai trò và gây dựng thêm thanh thế. - 11 -
- - Đối với việc vươn tới mục tiêu nói trên thì cơ hội mới hội tụ đ ược c ả thiên thời, địa lợi và nhân hòa đối với IMF. Có thể thấy sự biểu hiện của nó trên bốn phương diện: Thứ nhất, nguồn thực lực tài chính của IMF đang thật dồi dào nhờ sự hậu thuẫn của các thành viên và việc bán một phần tư khối lượng vàng dự tr ữ c ủa IMF. Với khả năng tài chính mới ấy, IMF có thể thực hiện nhiều chương trình tín dụng và hợp tác phát triển có tác dụng thiết thực đối với các đối tác nh ưng đồng thời cũng rất có lợi cho uy danh của thể chế tiền tệ quốc tế này. Thứ hai, các nhóm G7 và G8 đang mất dần vai trò và ảnh hưởng trong các vấn đề kinh tế, tài chính và tiền tệ quốc tế trong khi Nhóm G20 vẫn còn phải đi tiếp chặng đường xa mới gây dựng thành công vai trò và có đ ược ảnh hưởng ấy, còn IMF lại có thể hành động được ngay lập tức. Trên phương diện này, cái hiện tại quyết định tương lai chứ không phải ngược lại. Tổng cho vay đối với 87 quốc gia là 107 tỷ, trong đó có từ 10 đ ến 60 t ỷ đang giải ngân. 356 chuyên gia đã được sử dụng trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật, 136 nước được hỗ trợ giám sát trong năm tài khoá 2003 . Thứ ba, đối tác của IMF đa phần là các nước đang phát triển và chậm phát triển mà sự hợp tác phát triển và viện trợ tài chính của IMF với họ đã có quá trình lịch sử, dễ dàng và đáng tin cậy hơn nhiều so với các thể chế hay diễn đàn khác. Và thứ tư, IMF đang nhằm vào một chủ đề mà Nhóm G20 chưa quan tâm đến hoặc vẫn bế tắc giải pháp là ứng phó với tình thế sẽ xảy ra khi các chương trình kích cầu và bơm tiền vào thị trường tài chính chấm dứt và các nước phải tập trung vào đối phó nguy cơ lạm phát. Vì thế, gần như IMF đã tự định nghĩa lại chính mình. - 12 -
- CHƯƠNG 3: NHỮNG THẤT BẠI CỦA IMF 3.1. Không lam tôt vai trò dự bao khung hoang ̀ ́ ́ ̉ ̉ Với nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu và các chính sách kinh tế của 185 nước thành viên, IMF được đánh giá là "hệ thống cảnh báo sớm" cho thị trường. Thế nhưng, Tổ chức này đã không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe tài chính của thế giới. Hơn nữa, trong thời gian qua còn có rất nhiều ý kiến chỉ trích rằng Tổ chức này không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn đối xử các quốc gia giàu - nghèo một cách khác nhau. Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á với sự phá giá đồng Bath Thái Lan vào ngày 2/7/1997, cơn lốc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng tới Indonesia, Hàn Quốc rồi Malaysia. Hơn một năm sau, nỗi sợ hãi đã hiện hữu ở Nga và Brazil với sự sụp đổ của đồng Rúp và Real. Cac quôc gia đã học được bài học cay đắng từ những quốc gia khác bị Mỹ ́ ́ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhảy vào, lấy đi sự độc lập về kinh tế và yêu cầu thực hiện các chính sách có xu hướng làm gia tăng sự phụ thuộc vào các chủ nợ phương Tây, đẩy những nền kinh tế này vào tình trạng suy thoái nặng nề hơn. Bài học thứ hai là, trong một thế giới có mức độ hội nhập cao như hiện nay, cần có một thể chế tài chính quốc tế đáng tin cậy để giữ gìn sự ổn định trên toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Vì Mỹ và châu Âu đang có ảnh hưởng quá lớn đối với IMF, thể chế này từ lâu đã được coi là đại diện cho lợi ích của các chủ nợ quốc tế. - 13 -
- Vào thời điểm giữa cuộc khủng hoàng 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải thay đổi cấu trúc tài chính toàn cầu, để thế giới hoạt động hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn và giải quyết khủng hoảng. Tuy nhiên, Mỹ và IMF không coi việc cải cách là lợi ích của họ. Thất bại của IMF trong việc ngăn chặn và giải quyết cuộc khủng hoảng 1997 càng làm suy yếu niềm tin của các nước vào tổ chức này. Mặt khác, sự bất lực của IMF trong việc giải quyết tình trạng mất cân bằng tài chính toàn cầu hiện nay -mối đe dọa chính đối với sự ổn định tài chính toàn cầu càng cho thấy rõ những hạn chế của tổ chức này. Thế giới vẫn cần phải thực hiện các cải cách, bao gồm việc cải thiện lại hệ thống dự trữ toàn cầu. Có thể chúng ta sẽ không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính nữa, song những hạn chế của hệ thống tài chính toàn cầu vẫn có thể dẫn tới những mất mát lớn đối với sự hưng thịnh và ổn đ ịnh của thế giới. Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện nay đang dấy lên những câu hỏi đầy hoài nghi về tính hiệu quả của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong việc kiểm soát kinh tế thế giới. Trong tháng Một, IMF từng dự đoán tổng sản lượng kinh tế thế giới sẽ tăng 0,5% trong năm 2009. Nay, tổ chức này nói kinh tế Anh Quốc sẽ phát triển âm 4,1% trong năm 2009, và sẽ bị sụt giảm thêm 0,4% vào năm 2010. Tuy nhiên, các nền kinh tế lớn khác còn bị phát triểm âm nhiều hơn như Đức -5,6%, Nhật Bản -6.2, và Ý với mức tăng trưởng -4,4% trong năm 2009. Triển vọng cho nền kinh tế các nước tiên tiến không sáng sủa hơn vào năm 2010, với dự đoán tổng tăng trưởng là 0%. - 14 -
- Tháng 7/2008, IMF dự đoán mức tăng trưởng cho năm 2009 là 3,9% và các nước phát triển là 1,4%. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng lan rộng, các chỉ số này đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 3% và 0,5% . 3.2. Phụ thuôc vao Mỹ và môt số nước Châu Âu quá nhiêu ̣ ̀ ̣ ̀ Các nước đang phát triển chiếm 80% tổng số hội viên mà chỉ có 34,4% tổng số quyền bỏ phiếu, trong khi Mỹ và các nước EEC chiếm 46% tổng số quyền bỏ phiếu. Các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Hiện nay người giữ chức Tổng Giám đốc là ông Dominique Strauss-Kahn (người Pháp). Ví dụ như, sau cuộc khủng hoảng ở Argentina, IMF đưa ra một đề xuất đúng đắn rằng nên tái cơ cấu nợ (tức cần có quy định quốc tế về phá sản), Mỹ đã phủ quyết sáng kiến này. 3.3. Lạc quan quá mức (lua gat) Về mặt lý thuyết, đãng lẽ ra IMF phải là đầu tàu trong các cuộc thảo luận nhằm tìm cách giải quyết khủng hoảng tài chính. Giới phê bình không phải kiếm tìm đâu xa các bằng chứng chứng minh những thay đổi của IMF trong xử lý vấn đề kinh tế. Nước Mỹ đã tìm ra rằng không có đủ biện pháp trong gói biện pháp để giải quyết khủng hoảng, và IMF đáng lẽ ra phải là một phần trong gói giải pháp đó nếu như họ được cải tổ. - 15 -
- Tháng 4/2007, IMF đưa ra một đánh giá rất lạc quan về kinh tế thế giới. Khi cuộc khủng hoảng thế chấp lần đầu tiên xuất hiện trên các tiêu đề báo chí hồi đầu tháng 8/2007, IMF vẫn khẳng định rằng những rủi ro về tín dụng là có thể xử lý được. Tuy nhiên, tháng 4/2008, IMF đưa ra dự báo thâm hụt từ khủng hoảng thế chấp có thể lên đến con số khổng lồ 1 ngàn tỷ USD. Sau đó, tổ chức này quyết định tăng dự đoán tăng trưởng thế giới của mình trong tháng 7/2008. Thế nhưng, báo cáo về ổn định tài chính gần đây nhất của tổ chức này lại cảnh bảo một cuộc suy thoái nghiêm trọng. IMF đã không tham gia trong các hành động được tiến hành đ ể kìm hãm những rủi ro trong thị trường tài chính. Mike Mussa, thành viên cấp cao của Viện kinh tế quốc tế Peterson tại Washington, đồng thời là cựu chủ tịch kinh tế của IMF nhận định: Đối với các vấn đề đương thời, IMF khó có thể trở thành trung tâm của các cuộc thảo luận. 3.4. Tiêu chuẩn kép Cuộc khủng hoảng này cũng nhận được những chỉ trích của giới phê bình rằng IMF đã đối xử thiếu công bằng giữa các nước giàu - nghèo. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á năm 1997-1998, IMF đã phản đối động thái của Chính phủ các nước châu Á muốn sử dụng tiền của những người đóng thuế để cứu trợ các thể chế tài chính. Tại Indonesia và Hàn Quốc, nó đã dẫn đến hậu quả là hàng loạt các ngân hàng bị phá sản, và hàng trăm người rơi vào tình cảnh thất nghiệp, cùng với những điều kiện khó khăn để vay vốn. Tất cả các nguyên nhân này khiến uy tín của IMF bị suy giảm nghiêm trọng trong khu vực. Nhưng ngược lại, Chủ tịch của IMF - Strauss-Kahn lại tán thành gói giải cứu 700 tỷ USD của Quốc hội Mỹ trước khi nó được nghị viện chỉnh sửa và tán thành. Peter Chowla, một nhân viên về chính sách của Bretton Woods Project- tổ chức phi chính phủ mà kiểm soát IMF và World Bank nhận định: Điều này là hoàn toàn đúng vì đây là cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác với các thể chế tài - 16 -
- chính mà hoạt động của họ bao hàm toàn thế giới. Các thể chế của Hàn Quốc và Indonesian không quan trọng lắm về mặt hệ thống. 3.5. Đôi măt với khả năng hêt tiên ́ ̣ ́ ̀ Trong thập kỷ 1990, IMF đã cho một số nước tại châu Á và Mỹ Latinh vay hàng tỷ USD bởi những nước này phải đương đầu với khủng hoảng tài chính. Tiền IMF có để chi trả cho hoạt động của mình chính là lãi suất của những khoản vay này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc vay tiền từ IMF đã không còn phổ biến như trước bởi nhiều nước đã cố gắng để không vay tiền từ IMF do những hạn chế và điều kiện cho vay chặt chẽ mà tổ chức này đưa ra. Các nước không vay tiền từ IMF dẫn đến hoạt động của quỹ bị ảnh hưởng nhiều vì không có nguồn thu. Kế hoạch bán vàng của IMF sẽ chưa trở thành hiện thực cho đến khi Quốc hội Mỹ chấp thuận. Cho đến nay Quốc hội Mỹ đã chấp thuận rất nhiều kế hoạch do IMF đưa ra để đảm bảo sự cân bằng và ổn định cần có của tổ chức với sứ mệnh quan trọng là làm ổn định thị trường tài chính thế giới. Bên canh đo, IMF là một thể chế tài chính không ổn định. Các khoản cho ̣ ́ vay của tổ chức này khó có khả năng hoàn vốn do các quốc gia đi vay chủ y ếu từ các nước châu Phi không có khả năng hòan trả, đã không mang lại đủ lợi tức cho phép IMF chi trả cho các hoạt động của mình. Dominique Strauss-Kahn vừa mới thành lập một Ủy ban có nhiệm vụ đề xuất các biện pháp sinh l ợi qua các dịch vụ của IMF. - 17 -
- CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KỲ VỌNG Ở IMF 4.1. Những sự thay đổi phù hợp: IMF đã phải đối mặt với nhiều lời lên tiếng và kêu gọi đã đến lúc phải cải tổ lại Tổ chức này, không chỉ tại thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vào cuối những năm 1990. Thủ tướng Anh Gordon Brown và người đồng nhiệm Alistair Darling từ lâu đã kêu gọi IMF phải cơ cấu lại và đẩy mạnh khả năng có thể hoàn thành vai trò của mình như một hệ thống cảnh báo sớm cho ổn định tài chính toàn cầu. Bà Ngaire Woods- giám đốc chương trình “Global Economic Governance” của Đại học Oxford cho hay: “Bà hi vọng cuộc khủng hoảng đang làm chao đảo kinh tế thế giới này sẽ là chất xúc tác để IMF tiến hành cải tổ- nhưng nó phải “bốc” với 1 liều lượng thật cẩn thận”. Có ý kiến cho rằng, nếu trước đây diễn ra một cuộc thi giữa các định chế quốc tế về mức độ được ủng hộ trên phạm vi toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có lẽ đã về sau cùng. Thời gian gần đây, bỗng nhiên IMF nổi lên trở thành trung tâm chú ý, ở một vai trò mới là vị cứu tinh số một cho nền kinh tế thế giới trong thời kỳ sụt giảm tăng trưởng tồi tệ này. Tại cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia nhóm G20 hôm 2/4 vừa qua, ngân quỹ của IMF được quyết định tăng lên gấp ba lần, từ mức 250 tỷ USD lên mức 750 tỷ USD, đồng thời IMF còn được phát hành thêm 250 tỷ USD quyền - 18 -
- rút vốn đặc biệt (SDR). Một phần số tiền này được dự kiến sẽ cho vay những quốc gia gặp khó khăn về tài chính, một phần được dùng để tăng cường thanh khoản nói chung cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc IMF có thêm tiền mới chỉ là một phần của câu chuyện. Cùng với nguồn lực mới, ít nhất về mặt lý thuyết, cách thức mà IMF thực hiện chức năng của định chế này cũng đã có những thay đổi quan trọng. Trong tương lai, các nước châu Âu sẽ không còn quyền tự động chỉ định giám đốc điều hành của IMF như hiện nay. Việc Mỹ và các nước phát triển khác đang nắm quyền chi phối IMF hiện tại sẽ được thay thế bằng một hệ thống cân bằng phản ánh đúng sự phân bổ sức mạnh kinh tế toàn cầu, trong đó, các nước đang phát triển lớn như Brazil, Trung Quốc và Nga sẽ có tiếng nói lớn hơn. Trọng tâm của IMF cũng sẽ thay đổi. Các nhà lãnh đạo G20 muốn định chế này đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giám sát kinh tế toàn cầu, theo dõi chính sách của các nền kinh tế phát triển lớn cũng như các nước nghèo hơn, đồng thời cảnh báo khi nhận thấy những chính sách nguy hiểm. Về lý thuyết, IMF sẽ vừa phản ánh sự thay đổi trong trật tự kinh tế toàn cầu, cũng như phản ánh sự dịch chuyển về phía giám sát chặt chẽ hơn hệ thống tài chính - một sự chuyển hướng được thúc đẩy bởi chính cuộc khủng hoảng hiện nay. Tới thời điểm này, chưa ai có thể biết chắc liệu tất cả những dự tính trên có trở thành hiện thực hay không. Tuy nhiên, có lý do để người ta tin ở những thay đổi này, khi mà một trong những vị nguyên thủ tham gia phê chuẩn thông cáo chung của G20 là Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner. Chồng bà Kirchner, cựu Tổng thống Nestor Kirchner của Argentina, đã từng là một trong những người có thái độ chỉ trích IMF mạnh mẽ nhất. Ông Kirchner từng cho rằng, IMF đã gây ra “thảm họa” kinh tế cho Argentina và từ chối sự giúp đỡ của IMF khi ông bắt đầu công cuộc tái thiết nền kinh tế của nước này vào năm 2003. IMF cũng hé mở cho thế giới thấy một hình ảnh mới và mềm mỏng hơn của định chế này, bằng cách nhất trí cung cấp cho Mexico một hạn ngạch tín dụng 40 tỷ USD. Đáng nói là để nhận được hạn ngạch tín dụng này, Mexico không phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo như trước đây. Thủ tướng Ấn - 19 -
- Độ Manmohan Singh coi khoản hạn ngạch cấp cho Mexico là một tiền lệ và phát biểu: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các điều kiện cho vay đã được nới ra”. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) quyết định hoãn trả lãi suất đến 2011 và tăng nguồn quỹ tín dụng trị giá 17 tỉ USD cho 80 nước nghèo nhất thế giới vay ưu đãi, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế. Reuters dẫn lời giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn cho biết đây là biện pháp hỗ trợ mở rộng “chưa từng có” của IMF. Nguồn quỹ này sẽ được phân bổ trong sáu năm (2009-2014), phần lớn dành cho các nước ở vùng hạ Sahara, châu Phi và một số nước trên thế giới. Khoảng 60 nước sẽ không phải trả lãi cho các khoản vay ưu đãi cho đến năm 2011. Giám đốc IMF ông Dominique Strauss-Kahn cho biết Trung Quốc và các quốc gia khác đã lên tiếng bày tỏ sẵn sàng mua trái phiếu của IMF. IMF chưa bao giờ phát hành trái phiếu trước đây, dù ý kiến này từng xuất hiện trong những năm cua thập kỷ 1980. ̉ Quyết định này đã được thông báo sau cuộc gặp thường niên vào mùa xuân của IMF, đúng như lộ trình thực hiện cam kết tăng 500 tỷ USD nguồn vay khẩn cấp cho IMF mà lãnh đạo G-20 đưa ra trong cuộc họp tại London ngày 2/4. Trong cuộc họp đó, lãnh đạo G20 từng cam kết bơm 1,1 ngàn tỷ USD cho IMF và các tổ chức cho vay quốc tế khác để đối phó với khủng hoảng. Trong đó, Mỹ cam kết góp 100 tỷ USD như tuyên bố với Nhật Bản và EU. Canada và Thụy Sĩ cung cam kết góp 10 tỷ USD và Nauy là 4,5 tỷ USD. Quyêt đinh tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu cho thấy đây là một ̣́ bước phát triển quan trọng của IMF trong bối cảnh kinh tế thế giới đang rơi vào giai đoạn tồi tệ nhất trong 6 thập kỷ qua. Một năm trước, IMF đang là chỗ dựa lớn cho 185 thành viên với nguồn tài chính khổng lồ, tuy nhiên kể t ừ khi khủng hoảng, nguồn vốn nay đang cạn dần. ̀ 4.2. Đối mặt với thách thức - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP - PHẦN TIỀN MẶT
166 p | 970 | 407
-
BÀI TẬP NHÓM MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ - ĐỀ TÀI: INCOTERMS
37 p | 367 | 52
-
Bài tập nhóm: Phân tích Sự thay đổi thực trạng cân bằng khi cung tăng, cầu tăng.
7 p | 124 | 20
-
Bài giảng môn kế toán tài chính doanh nghiệp _ Chương 7
34 p | 100 | 9
-
Bài giảng môn kế toán doanh nghiệp - Chương 4
34 p | 73 | 7
-
Thái Lan: Điểm sáng thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp
3 p | 150 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành công nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 28 | 6
-
Kiểm soát linh hoạt mức cung tiền trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014
19 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn