intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tham luận bệnh gout

Chia sẻ: Nguyễn Khả Kinh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33

232
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gout là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm nay. Ngày xưa hypocrat đã xem GOUT như là “bệnh của vua chúa” vì bệnh thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống giàu đạm . Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một bệnh rối loạn phức tạp gây lắng đọng muối Urat tại các ổ khớp gây, sưng, đau, buốt, hạn chế vận động và biến dạng khớp làm ảnh hưởng tới sức khoẻ Của người bệnh, không chỉ riêng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tham luận bệnh gout

  1. • Kính thưa quý đại biểu • Gout là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm nay. Ngày xưa hypocrat đã xem GOUT như là “bệnh của vua chúa” vì bệnh thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống giàu đạm • . Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một bệnh rối loạn phức tạp gây lắng đọng muối Urat tại các ổ khớp gây, sưng, đau, buốt, hạn chế vận động và biến dạng khớp làm ảnh hưởng tới sức khoẻ Của người bệnh, không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang mắc phải căn bệnh này.
  2. Khởi phát bệnh GOUT thường là sưng đau các khớp ở xa trung tâm tuần hoàn, điển hình ở đốt 1 ngón chân cái
  3. - Điều trị bệnh GOUT là một quá rất khó khăn vì nếu điều trị không tốt rất dễ sảy ra các biến chứng nguy hiểm - Biến chứng: Thận (sỏi thận, suy thận), Tim (tăng nhịp tim, suy tim) gan, cơ , da và khớp…
  4. Đây là hình ảnh biến chứng điển hình ở ngón chân • HìnhHình ảnh loét, nhiễm trùng do điều trị không tốt • Hình ảnh thu được của các bệnh nhân nhiễm trùng
  5. / Hình ảnh phù nề Phù nề giữ nước làm cho người tăng cân do điều trị corticoid không đúng . Những hình ảnh này thu được từ bệnh nhân của Viện Gút
  6. • 1.CHUYỂN HOÁ PURIN VÀ SỰ TẠO THÀNH ACID URIC • Acit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purine. Là một acid yếu nên thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương . • Đại đa số tồn tại dưới dạng monosodium urate. • Nhiệt độ 370C. muối urat hòa tan khoảng 6,8 mg/dl • Ở nồng độ cao hơn các tinh thể urate sẽ bị kết tủa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các tinh thể urate không bị kết tủa, phải chăng do ảnh hưởng của một số chất hòa tan trong huyết thanh. • Phần lớn acid uric trong máu ở dạng tự do, chỉ khoảng
  7. • Khi nồng độ axit uric máu vượt qua giới hạn trên được coi là có tăng axit uric. • Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết axit uric ở trạng thái cân bằng. Tổng lượng axit uric trong cơ thể có khoảng 1200 mg (ở nam), 600 mg (ở nữ) Khoảng 2/3 tổng lượng acid uric được tổng hợp mới và cũng với số lượng tương tự đào thải chủ yếu qua thận. • Trong nước tiểu, acid uric hòa tan dễ dàng hơn trong nước. pH nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan acid uric,
  8. Cấu trúc của axit uric • Nồng độ pH càng Kiềm càng thuận lợi cho việc thải acid uric và ngược lại pH nước tiểu càng toan thì càng khó khăn cho việc đào thải acid uric. • - pH 5,0: Acid uric bão hòa với nồng độ từ 390-900 μmol/L • - pH 7,0: Acid uric bão hòa với nồng độ từ 9480-12000 μmol/L •
  9. Sơ đồ tạo thành axit uric ở người
  10. • 2. NGUYÊN NHÂN VÀ PHÂN LOẠI TĂNG ACID URIC MÁU: 2.1 Tăng axit uric máu có thể do: + Tăng tổng hợp axit uric máu: Ăn nhiều thức ăn có chứa purin, tăng tổng hợp purin nội sinh, tăng thoái biến nucleotite hoặc phối hợp. + Giảm bài tiết axit uric qua thận: có thể do giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat ở ống thận hoặc phối hợp. + Phối hợp 2 nguyên nhân kể trên. 2.1. Tăng tổng hợp acit uric: + Tăng axit uric máu tiên phát: – Không rõ nguyên nhân. – Tăng hoạt tính men PRPP synthetase. + Tăng axit uric máu thứ phát: – ăn quá nhiều thức ăn có purine. Như các phủ tạng động vật, thịt chó • – Tăng tái tạo nucleotite. – Tăng thoái hoá ATP. – Bệnh dự trữ glycogen. – Bệnh cơ nặng.
  11. • Cấu trúc • của 1 đ ơn vị thận
  12. • 2.2. Giảm bài tiết axit uric: + Tăng axit uric máu tiên phát. Không rõ nguyên nhân. + Tăng axit uric máu thứ phát: . Suy thận. . Ức chế bài tiết urat ở ống thận. . Tăng tái hấp thu urat ở ống thận. + Cơ chế chưa xác định rõ: . Tăng huyết áp . Cường chức năng tuyến cận giáp . Một số thuốc làm tăng axit uric máu (cyclosporine, pyrazinamide, ethambutol, liều thấp aspirin). . Bệnh thận do nhiễm độc chì. 2.3. Tăng axit uric máu do nguyên nhân phối hợp: + Lạm dụng rượu. + Thiếu oxy và giảm bão hoà oxy tổ chức. + Thiếu hụt glucose-6-phosphatase. + Thiếu hụt fructose-1-phosphate-aldolase
  13. Triệu chứng lâm sàng • Bạn bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên ngân là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chiu đựng nổi. Trường hợp này có lẽ bạn đang bị cơn Gout cấp tính (viêm khớp do Gout) – một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ. • Các triệu chứng Gout hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước • Đau khớp dữ dội. Gout thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường. • Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau.
  14. • NGƯỜI CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH GOUT • Lối sống. Thường nhất là uống nhiều cồn (alcohol), đặc biệt là bia. Uống nhiều nghĩa là hơn hai cốc ở nam và một cốc ở nữ mỗi ngày. • Trọng lượng : Cơ thể nặng hơn cân nặng lý tưởng 15kg cũng làm tăng nguy cơ bệnh Gout. • Một số bệnh lý và thuốc. Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ trong máu cao, hẹp lòng động mạch (do xơ vữa động mạch), phẫu thuật, các bệnh lý và tổn thương nặng, đột ngột, • Ít vận động,…cũng làm tăng acid uric máu. • Một số thuốc : lợi tiểu thiazide (một thuốc điều trị tăng huyết áp bằng cách làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể), aspirin liều thấp và cyclosporine (một thuốc sử dụng cho những người được ghép mô để chống thải loại mảnh ghép).
  15. • Hóa trị liệu: Bệnh như ung thư làm hủy diệt tế bào và phóng thích một lượng lớn purin vào máu. • Gen di truyền. ¼ số bệnh nhân bị Gout, gia đình bệnh này. • Tuổi và giới. Nam giới có tần suất bệnh cao hơn nữ. Phụ nữ có nồng độ acid uric máu thường thấp hơn nam, nhưng đến tuổi sau mãn kinh lại tăng lên. Nam thường bị Gout trong khoảng 30-50 tuổi, còn nữ từ 50-70.
  16. • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gout cấp tính. Gồm các thuốc như: indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). • Thuốc kháng viêm steroid như prednisone. • Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều tr ị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng. • Trường hợp bạn bị cơn Gout cấp,Dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn
  17. • Phòng ngừa : • Duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất. • Dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng đ ộ và tốc độ sản xuất acid uric • Tự chăm sóc bản thân : Tập thể dục thường xuyên theo sức của mình Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gout, nhưng rất hữu ích đ ể hỗ trợ điều trị. • Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì nh ư v ậy lại càng làm tăng acid uric máu. • Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn. • Giới hạn hoặc tránh rượu. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ. Nếu bạn đang bị Gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia. • Ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.natricacbonnat …. Hoa quả tươi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2