intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận môn: Văn hóa kinh doanh

Chia sẻ: Nguyen Van Hung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

505
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận môn: Văn hóa kinh doanh

  1. Bài thảo luận môn :Văn hóa kinh doanh Giảng viên : TRẦN THỊ VÂN Nhóm thảo luận : nhóm 5 ca II 1.Hoàng Thị Yến 2.Trương Thị Trang 3.Phạm Thị Tâm 4.Ngô Quỳnh Trang 5.Nguyễn Thị Sim 6.Trương Đình Thái
  2. . Câu1 : “kinh tế lạc hậu thì văn hóa cũng lạc hậu theo ” Hãy bình lu ận câu nói này. Bạn nghĩ gì về việc xây dựng nếp sống văn hóa ở việt nam hiện nay? Bài làm * Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân ph ối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu c ầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. *Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài ng ười sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải vật chất do con người tạo ra. Đó là sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hộ và cơ sở hạ tàng tài chính ngân hàng.Văn hoá vật chất được thể hiện qua đ ời s ống v ật chất của mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội. Chính vì vậy văn hóa vật chất sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội đó. Văn hoá là sản phẩn do con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn, mà hoạt độngthực tiễn quan trọng nhất là hoạt động sản xuất của cải vật chất. Vậy chính hoạtđộng sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế là cơ sở, nguồn gốc hình thành văn hoávà quyết định các loại hình văn hoá khác nhau
  3. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng t ạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thành con ng ười. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. . Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đ.ại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng t ạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất ngày càng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội
  4. . Một nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho con người có nhiều điều kiện hơn để sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần, góp phần làm cho xã hội vươn gần hơn tới cái chân – thiện – mỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào có m ột n ền kinh tế phát triễn cao thì tương ứng chúng ta sẽ có một nền văn hoá cao. Bởi thời buổi hiện nay đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng chính là thách thức rất lớn với chúng ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước…
  5. .Anh hưởng đến chính nhũng giá trị văn hóa vốn có mà Con người ta xây dựng trước đó. Như vậy kinh tế phát Triển chưa hẳn đã làm văn hóa phát triển lên được. -> Từ đó nhận định trên là không hoàn toàn chính xác về vấn đề này. .Văn hóa tinh thần là toàn bộ những hoặt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm những kiến thức , phong tục, tập quán các giá trị văn học nghệ thuật , tôn giáo, giáo dục cách thức tổ chức xã hội….
  6. Trong điều kiện hiện nay một chính sách phát triển đúng đ ắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành văn hóa thấm sâu vào t ất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu. Hiện nay việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao trong việc sản xuất tiến bộ Khoa học kĩ thuật . Sau một thời gian Thực hiện cho thấy các nước đó có sự Tăng trưởng về mặt kinh tế nhưng đã vấp Phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, suy Thoái trong đạo đức và văn hóa ngày càng Tăng. Từ đó làm cho kinh tế phát triển Chậm lại, mất ổn định xã hội từ đó dẫn Đến sự phá sản các kế hoăch phát triển Kinh tế.
  7. Nói như vậy để khẳng định rằng không phải kinh tế phát triển thì văn hóa cũng phát triển. .Và ngược lại kinh tế lạc hậu thì văn hóa cũng lạc hậu . Mà điều đó còn phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế, văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mô hình: tăng trưởng kinh tế, cùng với việc phát triển tài nguyên , bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân. Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh t ế không nhanh, nhưng l ại bền vững, xã hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn hóa, được các nhà khoa học, các chính khách thừa nhận Do đó khi chuyển hướng phát triển kinh tế cần tiếp thu chọn lọc những cái tốt đồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân t ộc * Tình hình thực hiện nếp sống văn hóa ở Việt Nam hiện nay
  8. . Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn hóa từ thôn bản đến thành thị luôn được chính quyền các cấp và người dân quan tâm, với mong muốn góp sức mình xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, xanh-sạch-đẹp. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa là một câu chuyện dài cần phải duy trì thường xuyên và phải làm quyết liệt. Sau những nỗ lực triển khai, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo của các cấp ủy đãng từ trung ương đến địa phương, sự quan tâm phối hợp của các ban, ngành, địa phương và được nhân dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, Đề án đã đạt được hiệu quả cao, tạo bước chuyển biến về chiều sâu và có chất lượng. Điều dễ nhìn thấy nhất là sự thay đổi về điều kiện sống của người dân như nhà ở, giao thông đi lại, các dịch vụ điện, nước, vệ sinh môi trường, điều kiện học tập, vui chơi giải trí và khám chữa bệnh. Theo đánh giá thì ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt, điều đó được thể hiện thông qua cách ứng xử, giao tiếp nơi công sở, nơi công cộng; tuân thủ các quy định của Nhà nước trong xây dựng và chỉnh trang đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường Đây được xem là những cái được cơ bản, “cốt lõi” ban đầu để làm cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh đô thị trong thời gian đến. Tuy nhiên, bên cạnh những cái được này vẫn tồn tại và xuất hiện không ít những cái chưa được…
  9. . Trên thực tế, vẫn có nhiều nơi chính quyền địa phương vận động được người dân tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, thông qua việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, trật tự, mỹ quan phố phường, nhưng con số địa phương đạt chuẩn văn minh đô thị còn khiêm tốn. Công tác tuyên truyền, giáo dục tuy đã tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhưng ý thức, nhận thức của một bộ phận người dân chưa thật sự đổi mới. Nhiều phong trào, mô hình phát động còn mang nặng tính hình thức, thiếu chiều sâu. Vẫn còn hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, đất công để buôn bán nhỏ, bán hàng rong, đậu đỗ các phương tiện giao thông không đúng nơi quy định, đổ xà bần ở các khu đất trống… Từ đó gây mất trật tự, cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng in, dán quảng cáo rao vặt trên các c ột đèn, cột điện và tường nhà tái xuất hiện trên đường phố ngày càng nhiều. Để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truy ền, tổ chức các mô hình điểm để nhân rộng trong nhân dân. Và quan trọng nhất là phải thực hiện được hai vấn đề cốt lõi: Cơ quan chức năng cùng chính quy ền địa phương phải vào cuộc mạnh mẽ, xử phạt nặng để răn đe những cá nhân vi phạm nhiều lần. Một khi có sự đồng lòng từ các cấp, các ngành và toàn dân thì cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh đô thị mới đạt hiệu quả bền vững.
  10. Câu 2 Để hội nhập và phát triển cùng thế giới,theo bạn chúng ta cần ph ải b ỏ những thói quen xấu nào?Theo bạn những tác phong và thói quen nào được cho là văn minh và chúng ta cần phải học tập? Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ba năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các th ể ch ế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại Để đưa VN sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ dạy thì chúng ta cần nhìn và soi vào chính mình để khắc phục những thói quen xấu và h ọc tập phát huy những thói quen tốt đẹp * Các thói quen xấu cần bỏ -trong kinh doanh 1,Cung cách làm việc nhỏ lẻ,thói quen tuỳ tiện Xuất phát của chúng ta còn thấp nên bị kém thế trên thương trường nên các doanh nghiệp thường chạy theo lợi nhuận trước mắt mà quên đi cục diện chung,làm việc còn chưa có tính bài bản,khoa học.Trên thương trường cần cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật,tuy nhiên các doanh nghi ệp lại làm ngược lại tìm cánh lách luật.
  11. 2,Tầm nhìn hạn hẹp,tư duy ngắn hạn Chúng ta thường có tư duy ngắn hạn,hay thay đổi,thích đường đi tắt thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài,đầu tư cả những lĩnh vực mà mình không chuyên.Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều mong mu ốn tr ở thành công ty hàng đầuViệt Nam mà ít nghĩ tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu. 3,Thiếu tính liên kết, cộng đồng.. Quy mô các doanh nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ,vốn ít,công nghệ còn h ạn chế.Thay vì đoàn kết cùng có lợi thì thực tế cho thấy rất ít doanh nghi ệp làm được như vậy,thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh,bài trừ lẫn nhau. 4,Nặng nề quan hệ,chạy chọt,dựa dẫm. Khi tham gia sản xuất,cung ứng hàng hoá ra thị trường điều quan trọng là nỗ lực hoàn thiện sản phẩm,tăng năng suất lao động,cải thiện ô nhiễm môi trường .Nhưng thực tế có rất nhiều doanh nghiệp lại chỉ quan tâm đến việc quan hệ được càng nhiều với những người có chức quyền hơn là năng lực thực chất,việc nhờ vả,chạy chọt mang lại lợi ích khá nhiều từ các quan hệ cá nhân so với việc phải lao động cực nhọc để thành công.Hiện nay nạn tham nhũng đang cần được xoá bỏ,nh ưng đó là chặng đường rất gian nan . 5,Xem nhẹ chữ tín Vì sản xuất còn nhỏ lẻ nên chung ta còn có tư tưởng đai khái,xởi lởi,làm việc thiên về tình cảm,chữ tín ít được coi trọng khi tham gia hợp đồng.trong xu thế hội nhập thì chữ tín là rất quan trọng,các doanh nghiệp không biết tôn tr ọng chữ tín nên rất thiệt thòi trên thương trường,ít các đối tác tâm cỡ mu ốn h ợp tác
  12. Trong đời sống hằng ngày 1,Thụ động,thái độ sống tiêu cực:khi xảy ra một việc gì đó hay đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan,do người khác.không có trách nhiệmvới lời hứa,hành động theo bản năng hơn là lí trí. 2,Lười suy nghĩ,ít đặt ra kế hoạch chỉ nghĩ đến hiện tại trước mắt,sống vì hôm nay cái đã còn tương lai rồi cũng sẽ đến 3,Nước đến chân mới nhảy:dù có việc quan trọng đến đâu thì vẫn ch ưa ch ịu th ực hiện ngay,thay vào đó là làm những việc vô bổ khác hoặc là chơi trước làm sau. 4.Chỉ nghĩ đến thắng thua:trong cuộc chơi mình ph ải thắng không thì ng ười khác sẽ thắng.Vì thế dùng mọi thủ đoạn để đạt được.Khi thắng th ường t ự mãn,ít nghĩ đến hoàn thiện mình. 5.thích nói trước rồi mới nghe sau:đó là khi nói chuyện thích được bày tỏ quan điểm,sang kiến của mình trước,muốn tất cả mọi người lắng nghe và hiểu trước r ồi mới nghe ai thì nghe 6.Ít có tinh thần hợp tác:tính cộng đồng chưa cao 7. Lối sống mòn,ít có trách nhiệm với bản thân: không ít ng ười đang sống g ấp mà không nghĩ đến tác hại đối với bản thân chính mình
  13. * Những thói quen và tác phong tốt chúng ta cần phải học tập -trong kinh doanh 1.Cần thích ứng dần với tập quán kinh doanh quốc tế Hội nhập kinh tế tạo được sân chơi rộng mở cho các doanh nghiệp chúng ta.Tuy nhiên cũng là vô số những rủi ro và thách thức,mỗi nước có những quy tắc riêng.Vì vậy cần chúng ta c ần tôn trọng và nắm bắt kịp thời. Để hội nhập phải tuân thủ những luật lệ,cam kết về không phân biệt đối xử,giảm thuế,mở rộng thị trường,các tiêu chuẩn về lao động,cam kết xã hội... 2.Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam Hộị nhập ,giao lưu mở rộng,các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia vào quá trình giao lưu văn hoá kinh doanh nói riêng.Xây dựng văn hoá kinh doanh không chỉ đơn giản giữa kinh doanh và văn hoá mà sâu hơn phải nhập thân của văn hoá vào kinh doanh.Người làm kinh doanh thực sự phải trau dồi những tố chat như:có tư duy và tầm nhìn toàn cầu,dám đổi mới,dám làm,chấp nhận mạo hiểm,rủi ro,cùng suy nghĩ và hành động,tôn trọng con người... 3.Tập đưa ra những quyết định kịp thời,nhanh nhạy và quyết đoán 4.Học tập những kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác để áp dụng phù hợp với doanh nghiệp mình,thói quen tự mình làm không ỉ lại,chờ đợi. 5.Giữ đúng hẹn,uy tín trong kí kết hợp đồng
  14. -trong cuôc sống hằng ngày 1.Có thái độ sống tích cực ,có trách nhiệm với bản thân 2.Biết định hướng cho tương lai,lập ra những kế hoạch nhỏ và nỗ lực thực hiện thật tốt. 3Việc hôm nay không để ngày mai,việc gì quan trọng làm trước 4.Biết lắng nghe một cách chân thành và học hỏi những điều hay 5.Cần có thói quen biết hợp tác với mọi người vì lợi ích chung 6.Tư duy cùng thắng,nghĩ rằng không có ai thua cu ộc 7.Biết rèn luyện các kĩ năng và hướngvề phia trước Nhìn chung,trong tiến trình hội nhập phát triển có rất nhiều nh ững c ơ h ội và thách thức cho chúng ta.Vẫn còn tồn tại rất nhiều nh ững thói quen không t ốt phải bỏ đồng thời cũng là sự bảo tồn nét văn hoá đặc sắc của dân tộc.Cũng chính trong quá trình hội nhập chúng ta cần học hỏi nh ững nét ti ến b ộ đ ể hình thành tác phong và thói quen văn minh,nhằm nâng vị th ế của n ước ta sánh k ịp với văn minh thế giới.
  15. Câu 3 Văn hóa kinh doanh là gì? Nêu các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh? Có mấy tiêu thức phân loại các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh? Phân tích ý nghĩa của việc phân loại các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh những tiêu thức đó? -Kinh doanh kinh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở mang thêm”. Thứ hai là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi” nhưng kinh doanh được nói đến ở đây với lớp nghĩa thứ hai, tức là kinh doanh hướng tới mục đích lợi nhuận để tái đầu tư và đảm bảo lợi ích của người quản lý, người lao động và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hàng hóa và các dịch vụ xã hội -Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
  16. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã h ội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con ng ười tạo ra. -văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa đ ược ch ủ th ể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh chủa chủ thể đó quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh, làm cho cái l ợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh doanh có văn hoá) là xu hướng chung của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) th ể hi ện qua việc kiếm lời chân chính trên cơ sở tài năng, sức lực của người kinh doanh. Đồng tiền thu được của người kinh doanh phải là đồng ti ền làm ra bới sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, kiểu đáng sản phẩm,đổi mới các hình thức dịch vụ hướng tới tự tiện ích ngày càng cao... chứ không ph ải là b ởi buôn lậu, hành vi gian lận thuế. làm hàng nhái hàng gi ả. h ối l ộ.
  17. Văn hoá kinh doanh có thể xem là chìa khoá mở ra sự thành công và phát tri ển c ủa c ả nền kinh tế đất nước nói chung, của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Doanh nhân khi khởi nghiệp cũng như khi đã trở thành nhũng "đại gia” đều cần tâm niệm và duy trì việc làm này. Bởi, văn hoá là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Các nhân tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh Văn hóa vật chất bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị...đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Như vậy, văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong của cải vật chất do con người tạo ra,ảnh hưởng lớn tới trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó -Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là kiến thức, phong tục tập quán, thói quen, ứng xử, ngôn ngữ,,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. + Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, được đo bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng các kiến thứ một cách khoa học + Phong tục tập quán là quy ước của cuộc sống hàng ngày như nên ăn mặc như thế nào, cách sử dụng đồ dùng ăn uống … + Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội của xã hội đó
  18. Các tiêu thức phân loại các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh: Triết lí kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiến kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của chủ th ể kinh tế và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Đây là một hệ thống bao gồm những giá trị c ốt lõi có tính pháp lí và đạo lí tạo nên phong thái đặc thù của ch ủ th ể kinh doanh và phương thức phát trienr bền vững của hoạt động này. Đôi khi triết lí kinh doanh còn là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lí có tính chiến lược quan trọng trong những tình huống mà sự phân tích lỗ lãi ko th ể giải quyết được. Đ ồng thời triết lí kinh doanh còn là phương tiện giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh, tạo nên sứ mệnh và hành vi chung cho toàn th ể doanh nghiệp. Kết cấu của triết lí kinh doanh thường gặp gồm bộ ph ận sau + Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản + Các phương thức hành động để hoàn thành được những sứ mệnh và mục tiêu nhằm cụ thể hóa hơn cách diễn đạt sứ mệnh và mục tiêu + Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp - Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng đẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh
  19. Đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng. Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạ o Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện tron ghoạt động kinh doanh của mình. Tài năng đạo đức và phong cách của các nhà kinh doanh ca vai trò quyết định trong việc hình thành văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Kinh doanh là một nghề phức tạp đòi hỏi ng ười kinh doanh phải vừa có tài vừa có đức. Các tiêu chuẩn ko thể thiếu đối với đạo đ ức c ủa doanh nhân là: + Tính trung thực + Tôn trọng con người + Vươn tới sự hoàn hảo + Đương đầu với thử thách + Coi trọng hiệu quả gắn liền với trách nhiệm xã hội + Sự hiểu biết về thị trường + Những hiểu biết về nghề kinh doanh + Hiểu biết về con nghườ và khả năng xử lí tốt các mối quan hệ
  20. Các hình thức văn hóa khác bao gồm tất cả giá trị của văn hóa kinh doanh thể hiện bằng giá trị phi trực quan hay phi trực quan điển hình, Ví dụ m ột số hình thức thể hiện k hác nhau của văn hóa kinh doanh như: gái trị sử d ụng, hình thức, maausxu mã sản phẩm; kiến trúc nội và ngoại thất; nghi lễ kinh doanh; giai thoại, truyền thuyết; biểu tượng, ngôn ngữ, khẩu hiệu; ấn phẩm điển hình; lịch sử phát triển và truyền thốn văn hóa Ý nghĩa cảu việc phân loại các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2