Bài thảo luận "Vẽ mỹ thuật ngành may" trình bày các nội dung chính như: Khái quát về hình họa cơ bản, kỹ thuật sử dụng màu, quy luật của màu sắc,...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài thảo luận: Vẽ mỹ thuật ngành may
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Bài thảo luận
Vẽ mỹ thuật ngành may
Gvhd: vũ sinh lương
Nhóm 8 đhma9a3hn
Sv: 1, lê thị thảo 6, mai thị thắm
2, phạm thị thảo 7, nguyễn thị thu
3, nguyễn thị phương thảo 8, nguyễn thị hương thùy
4, trần thị thiêm 9, nguyễn thị diệu thùy
5, nguyễn thị thủy 10, lương thị nhật thủy
- CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HÌNH HỌA CƠ BẢN
1. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ
1.1. Giới thiệu các loại vật liệu và dụng cụ
a, Vật liệu đối với chúng ta vật liệu thường dùng là:
-
Giấy croky loại giấy vẽ xốp, không dòng kẻ
-
Màu có thể là bột màu, thuốc nước, chì màu, sáp màu, bút
dạ
b, Dụng cụ vẽ: chì, tẩy, que đo, dây dọi, bảng vẽ, giá vẽ
- 1.2. Phương pháp sử dụng dụng cụ, vật liệu
- Chì: -> ta dùng loại chì mềm, chì mềm là loại chì có kí hiệu B và số đứng trước như:
2B, 3B, 4B,... Chữ số đứng trước B càng lớn độ mềm của chì càng cao, loại chì có chữ
HB là chì trung bình, hh là chì cứng.
-> đầu chì vót dài từ 3 đến 4cm, chì cầm đàu dài trong lòng bàn tay để dễ vẽ,
không cầm chì ngắn như cầm để viết. Khi vẽ tay không tỳ xuống bảng vì tỳ xuống
bảng thì nét vẽ không được dài, không thoải mái
- - Tẩy: tẩy dùng để vẽ là tẩy mềm thường dùng tẩy có hình con voi
của Tiệp để vẽ tốt. Tẩy gọt hình lưỡi đục để khi cần nét nhỏ ta
nghiêng tẩy, khi cần tẩy mảng ta để tẩy theo chiều bẹt. Tẩy cầm
thoải mái trong lòng tay, thường để tẩy nằm trên ngón tay trỏ ngón
cái đè lên bàn tay ngửa.
- c, Que đo: 1 vật có độ dài 25 đến 30cm, đường kính 2mm đến 2.5mm
bằng tre vót hay kim loại ( nan hoa xe đạp) dùng để làm que đo. Tay trái
cầm que đo, khi đo độ cao của mẫu vật tay giơ thẳng que đo luôn vuông góc
với mặt đất, nheo lại 1 mắt, ngắm sao cho đầu que đo trùng với đầu của mẫu
vật, ngón tay trái di chuyển trên que đo tới khi thẳng chân của mẫu vật. Khi đo
độ rộng ( ngang) của mẫu vật bàn tay úp, que đo ngang với hướng nhìn song
song với đường chân trời sao cho đầu que đo chạm phần xa nhất phía bên
phải mẫu vật, ngón tay cái di chuyển trên que đo tới khi chạm phần xa nhất
phía trái của mẫu vật. Đo các phần nhỏ của mẫu vật cũng thế song chỉ đo tới
mức có thể đo được phần quá nhỏ ta ước lượng.
- Bảng vẽ: thường dùng bảng gỗ dán hay bìa cứng tùy theo yêu cầu mà dung bảng to nhỏ
khác nhau, thường ta dùng bảng so với tờ giấy croky: bằng cả tờ, bằng nửa tờ
(40cm*60cm), bằng ¼ tờ giấy (30cm*40cm). Bảng vẽ dùng để đỡ giấy vẽ
Giá vẽ: với điều kiện cho phép ta dùng giá vẽ ba chân, hai chân phía trước có khoan lỗ để
nâng lên cao hay xuống thấp khi vẽ
- 2. CHỌN CHỖ HỌC VẼ
2.1. Chiều ánh sáng chiếu vào mẫu vật
a. Ánh sáng chiếu từ sau mẫu vật tới ta gọi là ngược sáng. Bài vẽ ngược sáng sẽ tạo cho hình
trở thành đậm đen và không có khối. Bài vẽ ngược sáng sẽ khó đạt tới mức đẹp.
- b. Ánh sáng chiếu thẳng vào mẫu vật ta còn gọi là xuôi chiều sáng. Ở tư thế
này cũng khó diễn tả khối của mẫu vật.
Như vậy so với chiều chiếu sáng cả hai tư thế xuôi sáng và ngược sáng đều
không thể có bài vẽ đẹp
- c. Đối với người vẽ trên một mặt phẳng nghiêng nhiều hay ít, vị trí tốt nhất khi ánh sáng chiếu
từ phía trên bên trái hay bên phải với độ nghiêng 45 độ.
- 2.2. Độ cao thấp của tư thế vẽ so với mẫu vật
Tầm nhìn người vẽ cao hơn mẫu vật; tầm nhìn thấp dưới gầm mẫu
vật
- 2.3.Độ xa – gần từ chỗ ngồi vẽ đến mẫu vật
-
Muốn quan sát được chọn vẹn mẫu vật ta phải ở xa ít nhất 2 lần chiều cao hoặc
chiều rộng của mẫu vật
-
Đứng gần mẫu vật quá ta không quan sát được tổng thể mẫu vật và như vậy không
thể vẽ được
- Tư thế vẽ: ta có thể đứng để vẽ trên giá vẽ hay đứng vẽ bằng bảng vẽ trên tay. Ta cũng
có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi bệt dưới đất để vẽ trên giá hoặc bảng vẽ không có giá vẽ
- 4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI VẼ
4.1. Chọn mẫu vẽ
Một mẫu vẽ thường có 2,3,4 hiện vật được sắp xếp với nhau thành 1 bố cục sao cho
trong từng mẫu vẽ phải có:
+ vật cao – vật thấp
+ vật to – vật nhỏ
+vật màu sáng – vật màu tối
+ vật có các loại hình khối khác nhau
- 4.2. Chọn vị trí và quan sát mẫu vẽ
-
Không nên chọn các vật cùng loại về hình dáng, kích
thước và màu sắc
-
Phải đặt các hiện vật ở vị trí xa gần nhau, cao thấp
khác nhau
-
Khi đặt hiện vật phải chú ý tới nguồn sáng, không để
xuôi chiều sáng, ngược chiều sáng và không để nguồn
sáng chiếu thẳng từ trên xuống
- 4.3. Bố cục bài vẽ
-
Bố cục được vị trí to, cao, xa mép
-
Lệch quá sang trái
-
Mẫu vật cao – ngược sáng và quả bị che khuất
-
Mẫu thấp quá – xuôi sáng không nổi khối – mẫu chụm vào nhau quá
- 4.6. Kiểm tra và điều chỉnh chi tiết
Sau khi hình vẽ đã được kiểm tra kỹ về hình dáng, tỷ lệ so với mẫu thật, tiếp tục vẽ
dựng lại bằng những nét nhẹ, thẳng. Lần này, sử dụng dây dọi để kiểm tra
Bắt đầu nhấn đậm ở các nét hình bên tối và các điểm góc giao nhau của vật mẫu,
đẩy sâu nét phác cho sát mẫu nhưng vẫn phải mềm mại (tránh khô cứng). Độ đậm
nhạt khác nhau của nét vẽ tạo cho hình sự chắc chắn, sinh động hơn và phần nào gợi
tả được không gian của mẫu
- 4.7. Đánh bóng, xác định độ đậm nhạt cho bài vẽ
Đánh bóng thì nên đánh tổng quát từ trên xuống 1 lượt. Rồi phân mảng đậm nhạt, đừng nên
dánh tập trung 1 chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối.
Cách đánh nền không nên quá xa lạ với cách đánh bóng tượng. Đặc biệt đừng làm không gian
nền bị gián đoạn giữa 2 bên sáng tối của tượng.
- 5.Vẽ hình theo mẫu hiện vật – vẽ các hình khối cơ bản.
v
Đặc điểm - cấu trúc các khối cơ bản:
-
Các khối cơ bản bao gồm: Khối nón, khối cầu, khối trụ, khối
hộp. Trong đó khối nón, khối cầu, khối trụ thuộc dạng khối tròn
xoay nên có tính chất đố i xứng, đồ ng thời nếu chúng ta nắm
được đường sinh của chúng thì sẽ rất thuận lợi trong việc miêu
tả ánh sáng.
v
Một số nguyên tắc cần đúng trong một bài vẽ:
- Độ sâu, độ cao, độ rộng (thông thườ ng khi vẽ, mắt ngườ i đặ t
cao hơn mẫu): Khi vật ở càng xa (ta thấy cao hơn vật phía tr ướ c)
thì độ sâu/độ rộng càng giảm.
- Ánh sáng: Khi miêu tả ánh sáng của các khối trong cùng một
bài vẽ, chúng ta phải chú ý phươ ng của chúng trong không gian.
- 5.1 Khối vuông – khối cầu
Khối vuông :
- •
Bước 1:
-
Canh bố cục nằm giữa giấy vẽ. Sử dụng que đo để đo tỉ lệ chiều cao tổng &
chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm
chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao
tổng của khối trên giấy. Kiểm tra lại thêm một lần nữa, nếu không có gì thay
đổi ta phác nét ra.
-
Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ
hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa.
- Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của
khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách
đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu
tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).
-
Lúc đã có được những tỉ lệ cần thiết nhất, ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra
rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy ta có thể phác ra bóng đổ của khối.
- Kẻ đường cạnh bàn nhằm phân chia rõ mặt phẳng nền đứng & nền nằm
nhằm tạo điều kiện cho việc vẽ nền sau này.