intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI THU HOẠCH MÔN THỰC TẾ CÙ LAO

Chia sẻ: Nguyen Sy Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

212
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, có tọa độ 15015’20” đến 150015’15” vĩ độ Bắc và 180023’10” kinh độ đông là một cụm đảo gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ. Gồm Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, hòn Lá, hòn Tai, hòn Ông, trãi rộng trên diện tích không gian khoảng 15km2 cách bờ biển Cửa Đại 15km về phí đông và cách thành phố Hội An 19km về phí đông Bắc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI THU HOẠCH MÔN THỰC TẾ CÙ LAO

  1. Bài thu hoạch thực tế Cù Lao Chàm BÀI THU HOẠCH MÔN THỰC TẾ CÙ LAO CHÀM Đề: Cù Lao Chàm: “Hiện thực, triển vọng và phát triển” 1. Khái quát chung. Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, có tọa độ 15015’20” đến 150015’15” vĩ độ Bắc và 180023’10” kinh độ đông là một cụm đảo gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ. Gồm Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, hòn Lá, hòn Tai, hòn Ông, trãi rộng trên diện tích không gian khoảng 15km2 cách bờ biển Cửa Đại 15km về phí đông và cách thành phố Hội An 19km về phí đông Bắc. về mặt hành chính hiện nay Cù Lao chàm là xã đảo Tân Hiệp thuộc thành phố Hộ An. Trong cụm đảo Cù Lao Chàm, hòn Lao có diện tích lớn nhất và là đảo duy nhất có cư dân sinh sống với số dân khoảng 3.000 người. Nghề chủ yếu củ cư dân trên đảo chủ yếu là nghề biển, ngoài ra còn có làm ruộng lúa nước, hiện nay các dịch vụ du lịch cũng đã có bước phát triển, đời sống dân cư ở trên đảo từ đó cũng đã được cải thiện, đời sống vật chất được nâng lên, nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm. Về cơ sở vật chất trên đảo đã được cải thiện, về giáo dục trên đảo đã có trường THCS và THCS, còn học sinh muốn học thêm THPT phải cào đất liền. 2. Thực trạng và tiềm năng của cụm đảo Cù Lao Chàm là một cụm đảo đảo có rất nghiều tài nguyên thiên nhiên, các giá trị từ biển. Đây là môt cụm đảo được ví như đảo Jeju của Hàn Quốc, trên đảo có khí hậu mát mẽ hệ động vật, thực vật phong phú, đặc biệt là hải sản và một nguồn tài nguyên quý giá là yến sào. Dãi san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm được đánh giá là một trong những bãi san hô quý của Việt Nam và khu vực. Thiên nhiên cũng đã tạo nên ở Cù Lao Chàm nhiều cảnh đẹp thơ mộng, hiếm có như dòng suối Tình, suối Ông, hòn Chồng, hòn Khô, hang Bà…Ven đảo là bãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng, bãi Bấc, những bãi tắm lý tưởng với bờ cát trắng phau và làn nước trong xanh, mát lạnh. Ngoài ra còn hơn 25 di tích kiến trúc- nghệ thuật có niên đại từ thế kỷ 18 đến dầu thế kỷ 20 phân bố ở dọc các mũi ở sườn Tây hòn Lao, ở bãi Làng, bãi Hương, trong đó có những công trình như Chùa Hải Tạng được công nhận là di tích lịch sử quốc gia cùng một số lăng miếu khác như lăng Cô Hồn, lăng Ông ngư ...đã góp phần minh chứng cho bề dày lịch sử - văn hóa của vùng đảo Cù Lao Chàm. SVTH Nguyễn Sỹ Hải, Lớp: ĐH VNH K07 GVHD:Ths, Phạm Văn Thắng 1
  2. Bài thu hoạch thực tế Cù Lao Chàm Cù Lao Chàm từ lâu đã được các nhà nghiên cứu về du lịch, chuyên gia môi trường, khảo cổ học lẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, dành cho sự quan tâm đặc biệt. Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được UNESCO công nhân năm 2004, và mới đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới, do chính phủ Đan Mạch tài trợ. Rời biển Cửa Đại chúng ta đến với Cù Lao Chàm, đầu tiên chúng ta cập bến tàu Cù Lao Chàm ở bãi Làng, nơi đây có cư dân sinh sống đông đúc, có chợ và nơi đây được coi là trung tâm văn hóa chính trị của xã đảo. Cách bến tàu khoảng 200m chúng ta được thăm Giếng của người Chăm có niên đại từ 150 đến 200 năm, đây là một kiến trúc của người Chăm còn sót lại, Giếng có kiến trúc rất độc đáo, từ cách xếp gạch rất đặc trưng của người Chăm, gạch được xếp chồng lên nhau theo cấu trúc rất chặt chẽ, giếng chăm được xây dựng cùng thời với Mỹ Sơn. Rời Giếng Chăm chúng ta được đến thăm chùa Hải Tạng, nhưng trước khi đến với ngôi chùa tìm hiểu kiến trúc cũng như lịch sử hình thành của ngôi chùa. Chúng ta ghé qua đồn Biên phòng 276 thuộc bộ đội biên phòng Quảng Nam, thăm những cánh đồng lúa của cư dân trên đảo, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây. Đến thăm chùa Hải Tạng chúng ta thấy được kiến trúc của ngôi chùa rất độc đáo, có cổng tam quan, mái chùa theo kiểu hình thuyền. Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng thờ phật kết hợp thờ thần, nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân trên đảo và thương thuyền cho các nước ghé vào hành lễ. Chùa được xây dựng vào năm cảnh Hưng 19 (1758) Sau đó do bão nên Chùa được đến vị trí hiện nay. Vị trí cũ cách vị trí chùa hiện nay 200m về hướng đông Bắc Rời chùa Hải Tạng chúng ta về với. Toàn bộ kết cấu ngôi nhà chính có hệ vì kèo kết cấu chồng rường, giả thủ, chia làm ba lòng. Ở mái hiên, dép hoành cách điệu thành hình lòng đèn vai thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen, lật dưới chạm hình đầu rồng. Cách bố trí tượng thờ của thời kỳ Tam Giáo Đồng Nguyên. Chùa cũng là nơi cung cấp nhiều thông tin về nhiều lĩnh vực về lịch sử hình thành Cù Lao Chàm Bãi Ông, là một bãi biển tuyệt đẹp có làn nước trong xanh, nông, cát trắng và mịn, sống không lớn, không khí mát mẽ. Ngoài ra ở bãi Ông chúng ta được ghé thăm Miếu Âm Linh một trong những di tích lịch sử văn hóa trên đảo. Miếu Âm linh được xây dựng vào khoảng thế kỷ 19 để thờ các vong hồn gặp phải gió bão đánh chìm thuyền. Miếu có khuôn viên rộng gồm bình phong xây dựng hình cuốn thư, mặt trước đắp hình “hổ hạ sơn”, mặt sau trang trí đồ án “long mã phụ hà đồ” SVTH Nguyễn Sỹ Hải, Lớp: ĐH VNH K07 GVHD:Ths, Phạm Văn Thắng 2
  3. Bài thu hoạch thực tế Cù Lao Chàm miếu được xây dựng theo kiểu cuốn vòm ba gian giữa thờ âm linh, hai gian bên bờ tả, hữu ban. Mái lợp ngói âm dương, trên hệ mái trang trí nhiều đồ án mang ý nghĩa cát tường như “lưỡng long triều dương” “cá hóa long”… Rời Bãi Ông chúng ta đến với bãi Hương, bãi Hương là một trong những bãi biễn đẹp ở Cù Lao Chàm, bước chân lên đảo chúng ta được thăm ngôi chùa Tịnh Xá Ngọc Hương, ngôi chùa hướng ra biển là nơi cho ngư dân trên đảo cầu nguyện. Hiện nay ở Cù Lao Chàm đã mọc lên các khu Resot, các loại hình lưu trú phục vụ du khách khác như lều trại trên các bãi biển… Ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, các bãi biển đẹp thì Cù lao Chàm là nơi khai thác yến sào nổi tiếng trong khu vực. Công tác khai thác và phát triển du lịch trên đảo, cho đến nay các công ty du lịch lữ hành Hội An có hơn 15 tàu thuyền thường xuyên vận chuyển du khách ra Cù Lao Chàm, trong đó có 5 tàu cao tốc hoạt động liên tục, nhiều tàu thuyền mỗi ngày đi từ 2 đến 4 chuyến phục vụ khách tham quan. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ du lịch đều tổ chức một cách tự phát. Các tour, tuyến của các đơn vị làm du lịch và những cơ sở dịch vụ du lịch địa phương tuy đông nhưng lại riêng lẻ, không có sự kết nối theo quy hoạch. Hệ thống cơ sở hạ tầng, công tác tổ chức, qui hoạch để phát triển du lịch chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Một hạn chế không nhỏ đối với công tác khai thác du lịch hiện nay ở Cù Lao Chàm là chưa thiết lập được mạng lưới điện quốc gia cũng gây khó khăn không nhỏ cho sự phát triển du lịch đồng bộ của Cù Lao Chàm. Sau khi chính thức được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Quảng Nam bắt tay ngay vào xây dựng các chiến lược, đề án phát triển Cù Lao Chàm. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2009, những dịch vụ du lịch tự phát của người dân sẽ được gom lại và qui hoạch những khu riêng: cảng cá, khu bán hàng lưu niệm… tổ chức trồng cây xanh phù hợp với cảnh quan chung của đảo. Trong đó, bãi Ông sẽ là nơi tập trung của những ki-ốt phục vụ ăn uống giải khát, cho thuê áo phao, tổ chức những sự kiện du lịch, thể thao bãi biển. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động như đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, tổ chức các hoạt động thể thao trên biển một cách chuyên nghiệp. Cù Lao Chàm là một là một cụm đảo đầy tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch, nơi đây có khí hậu mát mẽ, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có các nguồn động thực vật phong phú, có nhiều hải sản quý. Nơi đây có khí hậu mát mẽ và là nơi có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng mịn, nước trong xanh và SVTH Nguyễn Sỹ Hải, Lớp: ĐH VNH K07 GVHD:Ths, Phạm Văn Thắng 3
  4. Bài thu hoạch thực tế Cù Lao Chàm phù hợp hình thành các bãi tắm đẹp để thu hút các nhà đầu tư đến đây đầu tư và khai thác du lịch. Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được công nhận năm 2004 bao gồm các đảo và các vùng nước xung quanh, với tổng diện tích 6.719 ha, trong đó có khoảng 165 rạn san hô và 500 ha thảm cỏ biển. Về sinh vật, tại đây đã được xác định có 497 loài sinh vật sống trên vùng nước quanh các đảo, quanh các vỉa san hô cứng và mềm phát triển dày đặc. Hệ thực vật Cù Lao Chàm có 342 loài cá có ích, trên 60% trong đó có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau, nhóm cây làm thuốc có 116 loài. Rừng Cù Lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim và hằng tram loài bò sát và ếch nhái. Khỉ đuôi dài và chim yến là các loại quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ động vật ở Việt Nam. Nhờ thiên nhiên ưu đãi Cù Lao Chàm rất thuận tiện cho việc hình thành phát triển các loại hình du lịch, trong đó có loại hình lặn biển khám phá san hô, vì đây là một trong những địa điểm có vùng san hô đẹp nhất khu vực, ngoài ra có thể khai thác loại hình du lịch như: lướt sóng, cano hay loại hình du lịch leo núi, cắm trại, picnic…. Ngoài các bãi biển đẹp và những bãi san hô thì lợi thế của cù lao chàm có những đặc sản nổi tiếng, như yến sào, các loại mực, cá các loại hải sâm biển… có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Đến với Cù Lao Chàm du khách chắc sẽ không quên được những con người thân thiện, hiền hòa và hiếu khách, đặc biệt du khách sẽ nhớ mãi không thôi những món ăn đặ sản của vùng biển, từ những bàn tay khéo léo của những người phụ nữ nơi đây chế biến và tô điêmt thêm phần hấp dẫn. Đặc sản ở đây có rất nhiều thứ, nhất là yến sào mực ống, bào ngư, vú nàng, tôm, cua, ghẹ… Để khai thác tốt lợi thế tiềm năng của cụm đảo, ban quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cần phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch ở cù lao Chàm, và đảm bảo một chiến lược cho việc phát triển du lịch từng giai đoạn trên đảo và quần đảo, cần phải được xây dựng và thảo luận trước khi bất cứ một công trình xây dựng hay một hoạt động phát triển quan trọng nào được phê duyệt. Sự phát triển du lịch trên đảo cần tránh sự ồ ạt, vội vã sẽ tác động lớn đến môi trường sinh thái. Phát triển du lịch chỉ nên diễn ra với tốc độ chậm và để người dân tại chổ tham gia vào sự phát triển đó và lôi kéo họ vào các doanh nghiệp du lịch. Nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương (với khoảng 600 hộ dân) bằng các biện pháp như chuyển đổi ngành nghề...Và phải được người dân lựa SVTH Nguyễn Sỹ Hải, Lớp: ĐH VNH K07 GVHD:Ths, Phạm Văn Thắng 4
  5. Bài thu hoạch thực tế Cù Lao Chàm chọn mới là quyết định cho chiến lược bảo tồn biển và phát triển du lịch ở cù Lao Chàm. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhanh chóng xây dựng kế hoạch quản lý cụ thể, chặt chẽ hơn theo quy định quản lý nhà nước hiện nay. Cần tổ chức các hội thảo nêu lên yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương, nâng cao nhận thức của người dân gắn liền với việc bảo vệ nguồn tài nguyên biển, việc phối hợp và phân công cụ thể nhiệm vụ cho các ngành, địa phương là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ở Cù Lao Chàm. Ngoài ra, việc xử lý rác thải phải thực hiện theo phương án khả thi nhất. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng khai thác quá mức nguồn tài nguyên của ngư dân các vùng lân cận, sự phát triển của dịch vụ du lịch, việc xử lý nước rác thải còn nhiều bất cập đang trở thành áp lực cho việc bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Mặt khác tình trạng khai thác cát xây dựng trên bãi biển của người dân địa phương cũng đang là điều nan giải. Tất cả những áp lực này khó giải quyết triệt để bởi khung pháp lý còn khá lỏng lẻo. Một điểm thuận lợi là hầu hết cộng đồng dân cư ở Cù Lao Chàm đều thống nhất đề nghị Nhà nước tăng cường thực thi pháp luật, cấm triệt để việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên của địa phương. Đề nghị thành lập những tổ, đội khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên này nhưng chưa thực hiện được vì còn vướng cơ chế, nhất là trong thời điểm hiện tại Cù Lao Chàm đang có những dự án du lịch và các công trình an ninh quốc phòng được đầu tư. Mặt khác, việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cũng gặp khó khăn khi các hoạt động kinh tế, xã hội, du lịch, giao thông. Để làm tốt công tác bảo vệ, quyết định vẫn là người dân - những chủ nhân đích thực, trước mắt phải có sự hỗ trợ từ nhiêù cấp để giúp đở người dân ổn định và yên tâm trong cuộc sống, bằng nhiều hình thức như chuyển đổi ngành nghề. Làm tốt những vấn đề này thì tài nguyên biển tại Cù Lao Chàm mới được bảo vệ một cách hữu hiệu. Hy vọng, với một chién lược tổng hợp, nguồn tài nguyên quí giá tại vùng biển này tránh được nguy cơ suy thoái. Theo đánh giá của ban điều hành dự án, vấn đề nổi cộm nhất tại Cù Lao Chàm là sự xâm hại, tác động gián tiếp hoặc trực tiếp của con người vào các nguồn tài nguyên biển thông qua các hoạt động khai thác quá mức, nạn ô nhiễm môi trường... Trong khi nhận thức, thái độ và trách nhiệm của chính quyền, người dân khi ứng xử với môi trường biển vẫn còn nhiều hạn chế. Các mục tiêu, giải pháp khi đi vào thực tế luôn vấp phải khó khăn do cơ chế chung chưa rõ ràng, kinh phí SVTH Nguyễn Sỹ Hải, Lớp: ĐH VNH K07 GVHD:Ths, Phạm Văn Thắng 5
  6. Bài thu hoạch thực tế Cù Lao Chàm chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ, trình độ cán bộ còn hạn chế, kinh nghiệm tổ chức thực hiện chưa nhiều trước tính chất mới mẻ của công việc. Mục tiêu trong công tác bảo tồn biển luôn gắn với khai thác du lịch sinh thái, nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Ở Cù Lao Chàm, các dịch vụ thu hút và lưu giữ khách còn nghèo nàn. Công tác thu hút đầu tư vào các dự án du lịch sinh thái biển đảo chưa tương xứng với nguồn tài nguyên sẵn có. 3. Giải pháp phát triển Phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn đã và đang được xem là hướng đi chính để Cù Lao Chàm phát triển kinh tế vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Có thể nói Cù Lao Chàm là một điểm đến du lịch hấp dẫn, có đầy đủ các yếu tố tự nhiên và lịch sử, tuy nhiên chưa được khai thác một cách hợp lý, các loại hìn du lịch còn đơn điệu chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có của cụm đảo. Do đó để khai thác tốt lợi thế và tiềm năng của caum đảo, các cơ quan chức năng và các nhà quản lý du lịch cần vào cuộc và có các chiến lược cụ thể. Quy hoạch, có tầm nhìn dài hạn, tổ chức không gian hợp lý, tích cực kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu du lịch và khu Resot có tầm cở quốc tế và các khu nghĩ dưỡng. Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch, các dịch vụ đa dạng, độc đáo hấp dẫn. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cả về cán bộ quản lí và và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, hướng dẫn cho người dân làm du lịch. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của đảo, như các món ăn, cùng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, trung tâm mua sắm hàng lưu niệm, tạo hình ảnh tốt cho du khách. Xây dựng các tour du lịch, các tuyến điểm du lịch hấp dẫn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách. Tăng cường hợp tác phát triển với các địa phương trong đó là hai di sản văn hóa thế giới là Mỹ Sơn và Hội An. Đầu tư xây dựng phượng tiện vân chuyễn, nhất là tàu cao tốc và cano và hệ thống phương tiện, trang thiết bị lặn ngắm san hô. Công tác vệ sinh trên đảo cùng cần được chú ý và quan tâm, làm cho môi trường xanh sạch đẹp hấp đẫn du khách và bảo vệ được môi trường. SVTH Nguyễn Sỹ Hải, Lớp: ĐH VNH K07 GVHD:Ths, Phạm Văn Thắng 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2