intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thực hành Kỹ thuật điện châm - ĐHYK Thái Nguyên

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

361
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thực hành Kỹ thuật điện châm nhằm giúp người học trình bày được nguyên lý cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy Điện châm thường dùng, nêu được quy trình và các cách thao tác cơ bản trong kỹ thuật điện châm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thực hành Kỹ thuật điện châm - ĐHYK Thái Nguyên

  1. Bài thực hành Kỹ thuật điện châm Bộ môn Lý sinh Y học- Trường ĐHYK Thái Nguyên
  2. Mục tiêu: 1. Trình bày được nguyên lý cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy Điện châm thường dùng. 2. Nêu được quy trình và các cách thao tác cơ bản trong kỹ thuật điện châm.
  3. 1.Cấu tạo của máy. - Hiện nay, trong y học đang sử dụng rất nhiều loại máy châm điện, từ rất đơn giản đến rất phức tạp, có loại dùng pin, có loại dùng dòng điện xoay chiều, đèn điện tử hay bán dẫn.... - Máy điện châm do Việt Nam sản xuất (1592- ET- TK21) do công ty phát triển kỹ thuật y tế sản xuất. Đây là loại máy dùng pin với nguồn điện là 4 pin 1,5 V = 6 V, dạng xung là dạng dao động nghẹt sử dụng cả phần âm và dương, tần số 0,5 Hz 50 Hz và 2Hz 70 Hz.
  4. Máy điện châm
  5. Máy điện châm
  6. Máy gồm có các bộ phận sau : - Đèn chỉ thị tần số. - Công tắc nguồn điện. - Núm điều chỉnh tần số. - Núm điều chỉnh cường độ ra. - Các cực ra.
  7. 2.Cơ chế tác dụng và chỉ định điều trị. 2.1.Cơ chế tác dụng : * Dòng điện 1 chiều: + Hiện tượng điện phân và huỷ hoại tổ chức do bỏng hoá học tại các điện cực. + Tác dụng giảm đau, giảm co thắt tại cực dương, và tác dụng hưng phấn, tăng trương lực cơ tại cực âm. * Dòng xung điện: + Tác dụng kích thích cơ do sự thay đổi cường độ dòng xung. + Tác dụng ức chế cảm giác và trương lực cơ. * Tác dụng lên huyệt: theo học thuyết thần kinh và theo y học dân tộc.
  8. Hình minh hoạ: I I t t Dòng 1 chiều đều Dòng điện xung 1 chiều
  9. 2.2.Chỉ định điều trị : - Kích thích các cơ bị liệt. - Chống đau. - Tăng cường tuần hoàn ngoại vi. 3. Kỹ thuật điều trị điện trên huyệt. 3.1. Chọn huyệt và tiến hành các bước: như châm thông thường. - Dụng cụ : kim châm vô khuẩn, các phương tiện khác (bông, cồn, panh...). - Kết hợp phối hợp huyệt khi châm tuỳ dạng bệnh. 3.2.Chuẩn bị máy điện châm và dòng điện sử dụng.
  10. 3.3. Tiến hành châm theo các bước sau : - Nối dây dẫn của máy với kim (hoặc điện cực) đã châm. - Kiểm tra kỹ : tư thế nằm của bệnh nhân, cực điện cố định có chắc không, dây dẫn có tiếp xúc đúng cực không, các núm vặn của máy ?. - Dặn bệnh nhân nằm yên khi điều trị và có thể ngủ được. - Đóng hãm điện cho máy chạy, đèn báo sáng (điện một chiều) hay nhấp nháy (xung điện) là máy đã làm việc. - Với máy phát xung điện, xoay núm điều chỉnh tần số đúng yêu cầu (theo chiều kim đồng hồ : tần số tăng dần từ chậm đến nhanh).
  11. - Xoay núm điều chỉnh dòng điện từ từ, để dòng điện vào huyệt tăng dần đến khi đạt yêu cầu. - Để định mức dòng điện đưa vào huyệt. - Khi cho dòng điện vào huyệt với cường độ tăng dần cần lưu ý : + Cường độ lớn mà bệnh nhân không có cảm giác, cơ không co thì đề phòng chỗ tiếp xúc  cần kiểm tra lại máy. + Châm sai huyệt, khi cường độ dòng điện lớn thì người bệnh đau buốt nhưng cơ không co hoặc cơ co mạnh bệnh nhân mới có cảm giác cần lấy lại huyệt. - Sau khi điều chỉnh máy xong, để dòng điện tiếp tục tác động lên huyệt đủ thời gian quy định. - Theo dõi chặt người bệnh trong quá trình điều trị.
  12. * Diến biến bình thường: + Sau một thời gian, cảm giác có điện của người bệnh giảm dần rồi mất, cơ co nhẹ dần rồi thôi không co nữa. Đó là vì cơ thể quen dần với kích thích, khi đó phải xử lý chống quen. + Cảm giác ở một vị trí kim chuyển từ êm dịu, dễ chịu sang đau rát cần giảm cường độ dòng điện, thay đổi độ noong sâu của kim và vị trí kim. + Tuột dây, kim...do bệnh nhân nằm lâu, cử động cần sửa lại. + Mất điện thì điều chỉnh máy về “0” * Hết giờ điều trị: + Vặn núm điều chỉnh về “0” + Để bệnh nhân nằm (ngồi) nghỉ một lát.
  13. 4.Tai biến của điều trị điện trên huyệt. 4.1.Tai biến của điều trị điện : - Phản ứng nhẹ : bệnh nhân thấy nôn nao khó chịu. Xử lý : giảm cường độ dòng điện Đề phòng : cho cường độ dòng điện tăng dần. - Phản ứng mạnh : tình trạng trên kéo dài hoặc cường độ dòng điện biến đổi đột ngột là bệnh nhân hoảng sợ, vã mồ hôi, mặt nhợt nhạt, tím tái, có thể bị ngất. Xử lý : Ngừng điều trị, hỏi cảm giác chủ quan của người bệnh, theo dõi mạch, huyết áp (nếu mạch yếu, huyết áp giảm thì xử lý như say kim)
  14. - Dị ứng điện một chiều : da đỏ mọng, phù kéo dài tại chỗ, ngứa nhiều, phỏng nước. Xử lý : ngừng điều trị - Bỏng : cần điều trị bỏng. - Điện giật. 4.2.Tai biến của châm. - Kim cong vê bị đau, không vê được. Xử lý : đưa người bệnh về tư thế cũ, lừa chiều rút kim ra, vuốt thẳng kim, châm lại. - Kim bị mút chặt, rút ra đau không rút được. Xử lý : nếu cơ bị co, châm 4 mũi quanh kim sẽ hết co. - Gãy kim do kim rỉ... Xử lý : nếu đầu gãy chồi lên mặt da thì dùng panh kẹp rút bỏ
  15. - Nếu đầu gãy ở trong da thì cố định, mời ngoại khoa xử lý. - Chảy máu , tụ máu dưới da. Xử lý : dùng bông lau nhẹ - Tổn thương dây thần kinh : bệnh nhân đau dọc đường đi của dây thần kinh. Xử lý : rút kim và giảm đau. * Say kim : là phản ứng của cơ thể với kích thích quá mạnh của châm. Thường gặp ở người châm lần đầu, sức yếu, quá mệt, đói... + Mức nhẹ : người bệnh nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt hoặc trắng bệch. + Mức nặng : chân tay lạnh, mạch yếu hoặc không bắt được, huyết áp giảm hoặc không đo được, người bệnh lịm đi hoặc ngất thực sự.
  16. Sử lý : + Mức nhẹ : rút kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp, không gối đầu , nhắm mắt, nới rộng quần áo, đóng cửa tránh gió lùa. Mùa hè thì tắt quạt,mùa đông đắp ấm cho người bệnh, cho uống một cốc chè đường (hoặc nước đường, nước chè, nước) còn nóng. + Mức nặng : rút kim, đặt nằm xuống châm ngay hoặc vê mạnh Nhân trung hoặc lần lượt châm Thập tuyên, đồng thời làm tất cả các việc của mức nhẹ. Nếu châm Thập tuyên mà bệnh nhân tỉnh, thì không châm nữa, cho bệnh nhân nằm nghỉ và uống nước nóng. => Đề phòng : người châm lần đầu, sức yếu, mệt, đói....phải để ngồi nghỉ khoảng 10 phút rồi mới châm và châm nằm, không kích thích kim quá mạnh và phải theo dõi sắc mặt bệnh nhân.
  17. - Tổn thương nội tạng : do châm huyệt ở ngực, bụng, lưng, gáy sâu quá lại vê kim nhiều. Xử lý: gửi đến chuyên khoa điều trị. Đề phòng: không châm sâu ở các huyệt thuộc vị trí trên. 5.Một số bài châm. - Cường tráng cơ thể : châm Túc tam lý. - Đau vai gáy : á thị huyệt (+), Huyền chung (-) - Đau đầu (do cảm cúm, viêm họng): Phong trì, Hợp cốc, Ngoại quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2