intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Công ty Cổ phần E-Tech

Chia sẻ: Vũ Vân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài thuyết trình "Công ty Cổ phần E-Tech" giới thiệu về Công ty và Điện thoại E-phone, lựa chọn thị trường thâm nhập, lựa chọn chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, lựa chọn phương thức thâm nhập,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài thuyết trình để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Công ty Cổ phần E-Tech

  1. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 5 CÔNG TY CỔ PHẦN E­TECH MỤC LỤC 1
  2. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ ĐIỆN THOẠI E­PHONE 1.1. Giới thiệu về công ty ­ Tên công ty: E­ Tech (Công nghệ thiên hướng cảm xúc) ­ Lĩnh vực kinh doanh: chuyên sản xuất những dòng điện thoại áp dụng   công  nghệ thiên hướng cảm xúc. ­ Tầm nhìn: “Được định vị  trên bản đồ  thế  giới” . E­ Tech hi vọng rằng sản   phẩm của mình sẽ  được biết đến và có mặt  ở  hầu hết các quốc gia trên thế  giới. (trước mắt là những quốc gia phát triển , sau đó sẽ  lan rộng ra các quốc  gia đang phát triển tại khắp các châu lục trên thế  giới: châu Á, châu Âu, châu   Mỹ, châu Úc và thậm chí là châu Phi)  Sứ mệnh: + Đối với thị  trường: E­tech sẽ  đem đến cho người tiêu dùng  những sản phẩm   thông minh nhưng rất gần gũi, tạo cho cảm giác sự  thân thiết và giúp con  người phát triển 1 cách toàn diện + Đối với cổ  đông và đối tác: Hợp tác, phát triển và làm tăng giá trị  gia tăng của  các bên là nguyên tắc nhất quán, kim chỉ nam để  phát triển bền vững.  → “đôi   bên cùng có lợi” + Đối với nhân viên:  E­tech… là nơi năng lực sáng tạo của con người được đột  phá và tạo giá trị cho  doanh nghiệp Là những công ty tiên phong về  văn hóa đổi mới sáng tạo, Facebook hay  Google   trở   thành   những   công   ty   hàng   đầu   thế   giới   với   những   sản   phẩm/dịch vụ đột phá và môi trường làm việc tốt nhất.  2
  3. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 Và E­tech cũng vậy, chúng tôi kêu gọi tất cả  nhân viên đóng góp ý tưởng  độc đáo, khác biệt. Sau đó, các giám sát viên sẽ phân tích từng ý tưởng cho   từng nhóm nhỏ, kiểm tra xem ý tưởng đó có “chạy” được hay không. Không chỉ  tăng khả  năng cạnh tranh của doanh nghiệp, văn hóa đổi mới   sáng tạo giúp các nhân viên luôn năng động, có nhiều sáng kiến hơn trong  công việc, gắn kết nhân viên với công ty và nhờ đó phát huy năng lực của  nhân viên. + Đối với xã hội: kinh doanh là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp,   lợi ích của khách hàng và xã hội Bất cứ  DN nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều hướng tới mục  tiêu lợi nhuận.  Ở  nước ta, trong điều kiện nền kinh tế  thị  trường định   hướng XHCN, E­tech ngoài mục tiêu lợi nhuận thì còn phải giải quyết hài   hoà mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa lợi nhuận và   đạo đức. Việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp E­tech phát triển bền   vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.   Giá trị cốt lõi  ­ Lấy người tiêu dùng làm tâm, là động lực để  phát triển (các sản phẩm được  sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, vì vậy để  NTD chấp   nhận sp, thì doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu của NTD) ­ Sáng tạo là cạnh tranh (do vòng đời công nghệ  ngắn nên việc sáng tạo, tìm ra   cái mới phục vụ nhu cầu của NTD là 1 lợi thế) ­ Môi trường làm việc năng động.( thể  hiện sự  linh hoạt, thoải mái, an toàn và   hiệu quả) ­ Coi trọng chữ tín với các đối tác, khách hàng và nhân viên 1.2. Điện thoại E­Phone Một chiếc điện thoại đặc biệt, từ kiểu dáng thiết kế đến tính năng: 1.2.1. Kiểu dáng và thiết kế ­ Chiếc điện thoại được thiết kế dựa trên một số hình dáng được ưa chuộng như  mèo thần tài, Minion,… có màn hình được đặt  ở  bụng, chúng tôi đã mua bản   quyền cho các hình ảnh có bản quyền. 3
  4. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 1.2.2. Công dụng ­ Chúng tôi khai thác tối đa tính năng điều khiển bằng giọng nói. Bạn có thể gọi   điện thoại, lưu số, tìm số và cả nhắn tin bằng giọng nói. Điều này vô cùng hữu   ích với những người già và tiện ích cho mọi người khi không cần nhìn chằm   chằm và bấm bàn phím điện thoại. ­ Điện thoại có phần mềm phân tích tần số  âm thanh, cảm  ứng âm, nhận diện   được sắc thái giọng nói của con người→  nhờ  đó có thể  nhận diện cảm xúc,  phát ra âm nhạc và một số  lời nói được lập trình sẵn. Đây là phần mềm mà   chưa có dòng điện thoại nào áp dụng. VD: khi bạn buồn, nó sẽ  phát ra một số  lời an  ủi, động viên như  “Tôi yêu   bạn”, “Hãy vui lên nào”,…Điều này vô cùng quan trọng khi sau một ngày làm  việc căng thẳng,khi gặp chuyện vui, buồn, bức xúc,…mà bạn không có thời   gian đi chơi, không thể  lúc nào cũng có người để nói chuyện cùng thì chiếc   điện thoại của chúng tôi là người bạn tuyệt vời để bạn giải toả cảm xúc. ­ Mọi người không thể lúc nào cũng khoẻ mạnh, nhất là khi còn bé hay lúc tuổi   già. Vì vậy, công ty chúng tôi đã cài đặt chức năng kiểm tra sức khoẻ trên điện  thoại nhưng nó dành riêng cho chủ chiếc E­phone. Khi bạn chọn chức năng đó,   khi bạn đặt bàn tay lên màn hình máy tính, các thông tin về  tình trạng cơ  thể  của bạn như nhịp tim, nhiệt độ, huyết áp,…sẽ được lưu lại trong bộ nhớ điện  4
  5. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 thoại và hiển thị  trên màn hình. Nếu bạn không khoẻ, nó sẽ  gửi thông tin đó   đến bệnh viện tư chúng tôi đã liên kết, họ sẽ gửi cho bạn lời khuyên như uống  thuốc gì, làm thế nào hoặc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Vì các dữ  liệu đó   cần là dữ  liệu thường xuyên nên chức năng này chỉ  để  kiểm tra sức khoẻ  của   một người. ­ Tất cả các công dụng,  ứng dụng như 1 chiếc điện thoại thông thường đều hỗ  trợ bằng giọng nói VD: + Ghi nhớ bằng lời nói: 2 chế độ  việc  ở nhà và công việc ( ghi nhớ đồ  cần  mua, số tiền cần đóng­ ghi nhớ những công việc trong công ty phải làm như  đặt trước, in tài liệu,…) + Khi bạn muốn làm việc gì đó: Bạn muốn lập một thời gian biểu, lịch trình  công việc hãy nói với nó và nó sẽ  nhắc nhở  bạn đúng giờ  (15h đi họp, 16h   nộp báo cáo,…) + Với  ứng dụng chỉ  đường, nó có thể  điều khiển bằng giọng nói như: đi   thẳng, rẽ trái… ­ Không cần sử  dụng nhiều điều khiển của TV, điều hoà,…cũng như  nhớ  cách  sử  dụng của từng thiết bị, bạn chỉ  cần sử  dụng chung chiếc  điện thoại của  chúng tôi.  Điện thoại của chúng tôi có phần mềm điều khiển một số  thiết bị  điện phổ  biến trong gia đình như  TV, điều hoà quạt, đèn,… Bạn cũng có thể  xem xét camera ở nhà, tình trạng sử dụng đồ điện khi đi làm. VD: Khi bạn đi làm, bạn thấy đèn điện đang bật mà không ai ở nhà, bạn có   thể dùng điện thoại chúng tôi để tắt chúng, tránh lãng phí điện  Thích hợp cho mọi đối tượng, biết chia sẻ, trở  nên thân thiết như  một người  bạn, tiện ích trong công việc và cuộc sống, cả  những người già hoặc những   người có vấn đề về mắt (khiếm thị) vẫn có thể sử dụng được dễ dàng.  Chiếc   điện   thoại  của   chúng   tôi   không  có   công   nghệ   tinh   vi   như   Apple   hay   Samsung nhưng chúng tôi có những công nghệ  độc đáo và tiện lợi với người   dùng  Mức giá: 11.990.000 đồng 2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG THÂM NHẬP: 5
  6. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 ­ Đây là thị  trường đầu tiên khi công ty vươn ra thị  trường nước ngoài nên chọn  những thị trường : +   có nền văn hóa tương đồng  +   thị hiếu tiêu dùng gần giống nhau +   vị trí địa lý gần kề để giảm chi phí vận chuyển → Các nước thuộc khu vực châu Á. ­ Với thị  trường mục tiêu được xác định là người cao tuổi và dân văn phòng chịu   nhiều áp lực của công việc thì thị trường thâm nhập có đặc điểm: +   nền kinh tế phát triển +   dân số đang già hóa +   công việc văn phòng áp lực lớn →  Một số nước như  Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông.Theo   số liệu của Liên Hiệp Quốc thì tất cả các quốc gia trên đều có mặt trong top 10 quốc   gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.  Sau khi nghiên cứu những quốc gia trên thì chúng tôi nhận thấy Nhật Bản là thị  trường tiềm năng nhất bởi: Đối với khách hàng mục tiêu là người già và những  người chịu áp lực công việc cao. ­ Quy mô và dung lượng thị trường: + tổng dân số  rơi vào khoảng 127 triệu người trong đó: độ  tuổi trên 65 tuổi là  khoảng 33 triệu người, chiếm 26%. + dân số nhật bản đang có xu hướng già hóa, và dự  đoán đến năm 2060, dân số  nhật bản còn 90 triệu dân( trong đó, tỉ lệ người cao tuổi chiếm 40%) ­ Đặc điểm khách hàng:  + Là đất nước có áp lực công việc cực lớn với 22.3% người lao động nước này  làm việc trung bình 50 tiếng/ tuần, cao hơn nhiều so với 12.7%  ở Anh, 11.3%  ở  Mỹ và 8.3% ở Pháp. Và mỗi năm có hàng ngàn người tự tử vì những mệt mỏi lo   lắng trong công việc + Người dân đánh giá rất cao những sản phẩm công nghệ  mới lạ, độc  đáo • Theo số liệu cục thống kê thì các hộ  gia đình có chủ  hộ  từ  60 tuổi trở lên  chiếm 40% tổng chi tiêu trong năm 2011 của Nhật Bản, tăng so với 30% vào   năm2000. 6
  7. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 • Theo Cục thống kê Nhật, năm ngoái, những người ở nhóm tuổi 60 tiêu 94%  số tiền sẵn có, trong khi những người  ở độ  tuổi 50 chỉ tiêu 74% số  tiền sẵn  có. Những người ở độ tuổi 30 và 40 tiêu dưới 70% số tiền sẵn có. →Nhu cầu sử dụng: 1 chiếc điện thoại tiện ích mà không quá coi trọng về giá cả. ­ Các đối thủ cạnh tranh: + Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Công ty cung cấp dịch vụ  viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản NTT   DoCoMo   tung   ra   thị   trường   mẫu   điện   thoại   thông   minh   mới   dành   cho  người già. Chiếc điện thoại này có font chữ, biểu tượng to hơn; quy trình   gửi email và chụp ảnh được thiết kế đơn giản hơn. Các hãng lớn như Apple, Samsung, Sony   +   Đối   thủ   tiềm   ẩn:   các   hãng   chuyên   sản   xuất   trong   lĩnh   vự   điển   tử   như  Panasonic… 3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP - Chúng tôi cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa sản phẩm nên áp lực giảm chi phí  thấp. - Sản phẩm phù hợp dành cho người già và dân văn phòng chịu áp lực cao trong   công việc. Những người này có nhu cầu giải tỏa tâm lý rất lớn. Đây là đặc điểm   chung của thị  trường khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Không có nhiều  khác biệt giữa người già và dân văn phòng Việt Nam với người già và dân văn   phòng Nhật Bản. Thậm chí  ở  Nhật Bản, đối tượng này còn chịu nhiều áp lực   về  cuộc sống nhiều hơn cả  Việt Nam. Chính vì thế  áp lực thích  ứng với địa  phương dành cho sản phẩm của chúng tôi là tương đối thấp. → Từ đó chúng tôi xem xét chiến lược quốc tế và thấy rằng: - Chiến lược quốc tế  cạnh tranh bằng cách khai thác các kỹ  năng vượt trội của   sp: công ty chuyên sản xuất dòng điện thoại thông minh với đặc điểm vượt trội   là khả năng nhận chuyên nhận diện cảm xúc của con người mà hiện tại chưa có   dòng điện thoại nào làm được điều này.  - Sản phẩm của chúng ta có nhu cầu phổ  biến nhưng có rất ít đối thủ  cạnh   tranh( không có),  7
  8. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 - Chiến lược này khá dễ  thực hiện, phù hợp với chúng ta­ người mới bắt đầu  vươn ra thị trường nước ngoài → Lựa chọn chiến lược quốc tế 4. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THÂM  NHẬP Sau khi nghiên cứu về môi trường KD Nhật Bản, điều kiện của doanh nghiệp ứng   với các phương thức thâm nhập, công ty đã xây dựng bảng để  lựa chọn phương thức  thâm nhập phù hợp với công ty  Xuất  Hợp đồng Đầu tư khẩu Tiêu chí Trực  Gián  Giấy  Nhượng  Liên  Chi  tiếp tiếp phép quyền doanh nhánh  sở  hữu  toàn  bộ Quy mô thị trường lớn X X Rào cản thương mại lớn X X X X X Chi phí vận chuyển thấp X X Có sự tương đồng về  văn hóa, hiểu  biết nhiều về  văn hóa của các nhà  X X quản trị Bất ổn và rủi ro chính trị lớn X X X X Rủi ro mất kiểm soát công nghệ, bí  X X quyết, lớn Lợi thế  cạnh tranh nằm  ở  bí quyết  X X X công nghệ Ưu   thế   về   bí   quyết,   công   nghệ  X mang tính ngắn hạn Kinh   nghiệm   kinh   doanh   quốc   tế  X X X X còn hạn chế Đặc điểm riêng của Nhật Bản X X X ­ Quy mô thị trường lớn: 8
  9. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 + Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh  tế này theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc + Nhật Bản là thị  trường tiêu thụ  quy mô lớn nhiều loại hàng hóa nhập khẩu  với khoảng 127 triệu dân có mức thu nhập trung bình 31 nghìn USD/người/năm.  Người tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng trả giá cao hơn chút ít cho những hàng hoá  có chất lượng tốt. ­ Rào cản thương mại lớn: + Theo các chuyên gia, đối với thị  trường Nhật Bản, doanh nghiệp của Việt   Nam còn rất nhiều cơ  hội. Tuy nhiên, để  thâm nhập được vào thị  trường này,  doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. + Đối với thị trường Nhật Bản, chi phí cho các doanh nghiệp xâm nhập được thì  rất cao, bởi vì chi phí ăn ở, đi lại ở Nhật khá cao so với Việt Nam. Về mặt kỹ  thuật, Nhật Bản có quy định rất chặt chẽ, vì thế mà các mặt hàng của Việt Nam   xuất sang Nhật Bản phải bảo đảm về  mặt chất lượng, làm sao  ổn định được  chất lượng thì mới có khả năng xâm nhập. ­ Chi phí vận chuyển thấp: Nhật Bản và Việt Nam là hai nước Châu Á, có nhiều   thuận lợi về vị trí địa lý, việc vận chuyển hàng hóa qua lại giữa hai nước là khá  dễ dàng, tốn ít thời gian và chi phí ­ Nhật Bản và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa: vì cả hai đều được  sinh ra và phát triển từ  cái nôi văn hóa của Châu Á và nhất là đều chịu  ảnh   hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. ­ Bất  ổn và rủi ro chính trị  lớn: Như  chúng ta đã biết trong những năm gần đây  chính trường Nhật Bản đã trải qua nhiều phen sóng gió, nước Nhật đã phải đối   mặt với hàng loạt biến đổi chính trị  với sự ra đi của 5 đời thủ  tướng cùng nội  các và liên tục thay đổi lãnh đạo của các chính Đảng cầm quyền. Đi kèm với sự  thay đổi đó là sự thay đổi các quy định và chính sách của Nhật Bản. ­ Rủi ro mất kiểm soát công nghệ, bí quyết, lớn ­ Lợi thế cạnh tranh nằm ở bí quyết, công nghệ: vì sản phẩm của chúng ta là sản   phẩm điện tử. ­ Ưu thế về bí quyết, công nghệ mang tính ngắn hạn: công nghệ điện thoại hiện   đang thay đổi từng giờ mà không phải từng ngày. ­ Kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn hạn chế: do là lần đầu tiên thâm nhập thị  trường nước ngoài 9
  10. Kinh doanh quốc tế II(215)_1 Nhóm 5 → Nhật Bản vốn là thị  trường tiềm năng với các doanh nghiệp Việt nam. Theo   các chuyên gia kinh tế, hàng hóa của nước ta xuất sang Nhật Bản chưa nhiều là   do các doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ  hội mà các Hiệp định thương mại  mang lại. Và vấn đề cốt lõi là muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thì các  doanh nghiệp cần biết nhập gia tùy tục.  Nước Nhật không có một cửa hàng chuyên bán hay sửa chữa điện thoại nào. Điện  thoại di động ở Nhật Bản chỉ được nhà mạng phân phối đến người dùng. Ở Nhật   Bản, có ba ông lớn trong ngành viễn thông đó là Docomo, Au và Softbank. Tại   Nhật, bạn phải mua điện thoại kèm sim số gắn liền  đồng thời phải là thuê bao trả  sau và gắn với thẻ  cư  trú của bạn. Trước đây các nhà mạng khác nhau sẽ  cung  cấp các hãng điện thoại khác nhau như  Softbank cung cấp Iphone, Docomo sẽ  cung cấp ĐT Sony hoặc Samsung nhưng gần đây thì các nhà mạng tại Nhật đều  cung cấp các hãng điện thoại khác nhau cho khách hàng. ­ Đối với người Nhật họ thường sử dụng nhà mạng Docomo hoặc Au, trong khi   đó người nước ngoài đa số  sử  dụng mạng Softbank. Lý do là chi phí gọi của  Softbank rẻ hơn so với 2 nhà mạng còn lại (21 yên / 30 giây), và đây là nhà mạng  đầu tiên phân phối Iphone. Nhưng vì khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm   điện thoại thông minh của công ty là người già và những người chịu áp lực cao   trong công việc nên có thể lựa chọn một trong 2 nhà mạng Docomo hoặc Au để  tiến hành ký kết đưa sản phẩm điện thoại thông minh của công ty thâm nhập   vào thị trường điện thoại Nhật Bản  Lựa chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp để thâm nhập thị trường Nhật Bản 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1