intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Kỹ thuật Ofdma trong mạng 4G-Lte

Chia sẻ: Nguyễn Tùng | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:54

233
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình Kỹ thuật Ofdma trong mạng 4G-Lte trình bày các nội dung về: Tổng quan về mạng LTE, kỹ thuật OFDMA, xây dựng mô phỏng hệ thống OFDMA trong 4G-LTE. Mời các bạn xem nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Kỹ thuật Ofdma trong mạng 4G-Lte

  1. KỸ THUẬT OFDMA TRONG  MẠNG 4G­LTE Nhóm 3 Nguyễn Văn Thiết D13VT7 Nguyễn Thì Vinh D13VT7 Nguyễn Mạnh Tùng D13VT7
  2. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Chương II:Kỹ thuật OFDMA Chương III:Xây dựng mô phỏng hệ thống  OFDMA trong 4G­LTE
  3. Chương I:Tổng quan về mạng LTE   1.1: Giới thiệu về công nghệ LTE Ø Khái niêm : LTE (Long Term Evolution) là một chuẩn truyền thông di động do 3GPP phát triển từ  chuẩn UMTS Ø Mục tiêu : ü Tốc độ đỉnh tức thời với băng thông 20MHz :     Tải xuống: 100Mbps      Tải lên: 50Mbps ü Dung lượng dữ liệu truyền tải trung bình của một người dùng trên 1MHz so với mạng HSDPA. ü Hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 0­15km/h. Vẫn duy trì hoạt động khi thuê  bao di chuyển với tốc độ từ 120­350 km/h (thậm chí 500km/h tùy băng tần). ü Các chỉ tiêu trên phải đảm bảo trong bán kính vùng phủ tróng 5km, giảm chút ít trong phạm vi đến  30km. Từ 30­100km thì không hạn chế.
  4. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Ø Để đạt được mục tiêu này, sẽ có rất nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong đó nổi bật là kỹ  thuật vô tuyến OFDMA, kỹ thuật anten MIMO. Ngoài ra hệ thống này sẽ chạy hoàn toàn trên nền  IP (all­IPnetwork), và hỗ trợ cả 2 chế độ FDD và TDD Hình 1.1
  5. Chương I:Tổng quan về mạng LTE 1.2: Mục  tiêu thiết kế LTE §  1.2.1 Tiềm năng công nghệ ü  Yêu cầu được đặt ra việc đạt tốc độ giữ liệu đỉnh cho đường xuống là 100Mbps và đường lên là  50Mbps, khi hoạt động trong phân bố phổ 20MHz. Khi mà phân bố phổ hẹp hơn thì tốc độ dữ liệu  đỉnh cũng sẽ tỉ lệ theo.  ü  Do đó, điều kiện đặt ra là có thể biểu diễn được 5 bit/s/Hz cho đường xuống và 2.5 bit/s/Hz cho  đường lên. ü   Như đã nói ở trên LTE hỗ trợ cả chế độ FDD và TDD, xét trường hợp TDD do truyền dẫn đường  lên và đường xuống không xuất hiện đồng thời nên yêu cầu tốc độ dữ liệu đỉnh cũng không thể  trùng nhau đồng thời.  ü   Đối với trường hợp FDD, đặc tính của LTE cho phép quá trình phát và thu đồng thời đạt được tốc  độ dữ liệu đỉnh theo phần lý thuyết ở trên.
  6. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.2.2 Hiệu suất hệ thống Phương pháp đo hiệu suất Mục tiêu đường xuống so với cơ bản Mục tiêu đường lên so với cơ bản Lưu  lượng  người  dùng  trung  bình  (trên  3 lần – 4 lần 2 lần – 3 lần 1MHz) Lưu lượng người dùng tại biên tế bào (trên  2 lần – 3 lần 2 lần – 3 lần 1MHz phân vị thứ 5) Hiệu suất phổ bit/s/Hz/cell 3 lần – 4 lần 2 lần – 3 lần Bảng 1.2: Mục tiêu hiệu suất hệ thống LTE
  7. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.2.3 Quản lý tài nguyên vô tuyến ü Những yêu cầu về quản lý tài nguyên vô tuyến được chia ra như sau: hỗ trợ nâng cao  cho QoS end to end, hỗ trợ hiệu quả cho truyền dẫn ở lớp cao hơn, và hỗ trợ cho việc chia  sẻ tài nguyên cũng như quản lý chính sách thông qua các công nghê truy nhập vô tuyến  khác nhau. ü Việc hỗ trợ nâng cao cho QoS end to end yêu cầu cải thiện sự thích ứng giữa dịch vụ,  ứng dụng và các điều kiện về giao thức. ü Việc hỗ trợ hiệu quả cho truyền dẫn ở lớp cao hơn đòi hỏi LTE phải có khả năng  cung cấp cơ cấu để hỗ trợ truyền dẫn hiệu suất cao và hoạt động của các giao thức ở lớp  cao hơn qua giao tiếp vô tuyến.
  8. Chương I:Tổng quan về mạng LTE 1.3: Kiến trúc giao thức LTE  Hình 1.3:Kiến trúc giao thức LTE
  9. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.3.1:Tổng quan các giao thức: Ø Giao thức hội tụ số liệu gói (PDCP: Packet Data Convergence Protocol) th ực hiện nén tiêu đề  để giảm số bit cần thiết phát trên giao diện vô tuyến Ø Điều khiển liên kết vô tuyến (RLC: Radio link Control) chịu trách nhiệm phân đoạn/móc nối,  xử lý phát lại và chuyển theo thứ tự đến lớp cao hơn Ø Điều khiển truy nhập môi trường (MAC: Medium Acccess Control) xử lý các phát lại HARQ  lập biểu đường lên và đường xuống Ø Lớp vật lý (PHY) xử lý mã hóa/giải mã, điều chế/giải điều chế, sắp xếp đa anten và các chức  năng điển hình khác của lớp vật lý. Lớp vật lý cung cấp các dịch vụ cho lớp MAC trong dạng  các kênh vật lý. 
  10. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.3.2 RLC (radio link control)­Điều khiển liên kết vô tuyến ü        Chịu trách nhiệm phân đoạn/móc nối, xử lý phát lại và chuyển theo thứ tự đến lớp cao hơn.  ü       Khác với WCDMA, giao thức RLC được đặt trong e NodeB vì chỉ có một kiểu nút duy nhất  trong kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến của LTE.  ü       RLC cung cấp các dịch vụ cho PDCP ở dạng các kênh mang vô tuyến. Mỗi đầu cuối được lập  cấu hình một thực thể RLC trên một kênh mang vô tuyến. 
  11. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.3.3 Điều khiển truy nhập môi trường (MAC: Medium Acccess  Control) ü      Xử lý các phát lại HARQ lập biểu đường lên và đường xuống.           ü       Chức năng lập biểu được đặt tại e NodeB, mỗi nút này có một thực thể MAC cho một ô,  cho cả đường lên và đường xuống.  ü      Một bộ phận của giao thức HARQ được đặt trong đầu phát và đầu thu của giao thức MAC.  ü     MAC cung cấp các dịch vụ cho RLC trong dạng các kênh logic
  12. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.3.4 Lập biểu đường xuống  ü      Trên đường xuống, mỗi đầu cuối báo cáo ước tính chất lượng kênh tức thời cho trạm gốc.  ü      Các ước tính này nhận được bằng cách đo một tín hiệu tham khảo được phát đi từ trạm gốc và  cũng được sử dụng cho cả mục đích giải điều chế.        ü       Dựa trên ước tính chất lượng kênh, bộ lập biểu đường xuống ấn định các tài nguyên cho những  người sử dụng. Về nguyên tắc đầu cuối được lập biểu có thể được ấn định một tổ hợp bất kỳ  gồm các khối tài nguyên rộng 180kHz trong mỗi khoảng thời gian lập biểu 1ms. 
  13. Chương I:Tổng quan về mạng LTE 1.4 Lớp vật lý LTE 1.4.1 Sơ đồ truyền dẫn đường xuống § 1.4.1.1:Tài nguyên vật lý đường xuống Ø LTE đường xuống dựa trên OFDM. Tài nguyên vật lý đường xuống của LTE có thể xem  như là lưới tần số­thời gian (hình 1.4.1), trong đó mỗi phần tử tài nguyên tương ứng với  một sóng mang con OFDM trong khoảng thời gian một ký hiệu.  Hình 1.4.1
  14. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Ø Từ minh họa trên hình 1.4.2, trong miền tần số các sóng mang con được nhóm thành các khối tài nguyên tương ứng với băng thông khối tài nguyên chuẩn 180 kHz. Ngoài ra sóng mang con DC (một chiều) tại tâm của phổ đường xuống sẽ không được sử dụng. Sở dĩ không sử dụng sóng mang con DC là vì nó có thể trùng với tần số của bộ dao động nội tại máy phát trạm gốc và (hoặc) máy thu đầu cuối di động. Hình 1.4.2:Cấu trúc miền thời gian – tần số đường xuống của  LTE
  15. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Ø Hình 1.4.3 cho thấy cấu trúc miền thời gian  cho truyền dẫn đường xuống của LTE. Mỗi  khung con 1ms gồm hai khe đồng kích thước  có độ dài Tslot=0,5ms (15360.Ts). Mỗi khe  gồm một số ký hiệu OFDM. Một khung bao  gồm hai khe đồng kích thước. Mỗi khe gồm  bẩy hoặc sáu ký hiệu OFDM trong trường  hợp CP bình thường và trong trường hợp CP  mở rộng Hình 1.4.3:Cấu trúc khung con và khe đường xuống
  16. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.4.1.2 Các tín hiệu tham khảo đường xuống Ø Chức năng của tín hiệu tham khảo đường xuống như sau:  ü Đo chất lượng kênh đường xuống.  ü Ước tính kênh đường xuống để giải điều chế tại UE.  ü Tìm ô và bắt ban đầu.  Ø Cách trực tiếp để ước tính kênh đường xuống trong trường hợp truyền dẫn OFDM là chèn các ký  hiệu tham khảo biết trước vào lưới thời gian­tần số. Trong LTE, các tín hiệu tham khảo này được  gọi chung là các tín hiệu tham khảo đường xuống.
  17. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Ø Như minh họa trên hình 1.4.4, các ký hiệu tham khảo đường xuống được chèn vào ký hiệu OFDM đầu và ký hiệu thứ ba trước cuối của mỗi khe với khoảng cách là sáu sóng mang trong miền tần số. Ngoài ra khoảng dịch giữa ký hiệu tham khảo thứ nhất và thứ hai là ba sóng mang. Như vậy trong mỗi k.hối tài nguyên với 12 sóng mang trong một khe sẽ có bốn ký hiệu tham khảo. Hình 1.4.4:Cấu trúc tín hiệu tham khảo đường xuống trong trường hợp CP bình thường
  18. Chương I:Tổng quan về mạng LTE § 1.4.1.3 Xử lý kênh truyền tải  đường xuống Ø  Lớp vật lý giao tiếp với các lớp cao hơn đặc  biệt là với lớp MAC thông qua các kênh  truyền tải. LTE thừa hưởng nguyên lý cơ sở  của WCDMA/HSPA rằng số liệu được  chuyển đến kênh vật lý trong dạng các khối  truyền tải có kích thước nhất định.  Ø Xử lý kênh truyền tải đường xuống, đặc biệt  là xử lý DL­SCH, được minh họa trên hình  1.4.5 với hai chuỗi xử lý riêng biệt, trong đó  mỗi chuỗi tương ứng với xử lý một khối  truyền tải. Chuỗi xử lý thứ hai tương ứng với  khối truyền tải thứ hai chỉ tồn tại trong  Hình 1.4.5: Xử lý khối truyền tải đường xuống
  19. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Ø Trong bước xử lý kênh truyền tải đầu tiên, CRC được tính toán và được gắn vào khối truyền tải  (hình 1.4.6). CRC cho phép phía thu phát hiện lỗi dư trong khối truyền tải đã được giải mã kênh.  Chỉ thị lỗi tương ứng sau đó có thể được sử dụng bởi giao thức HARQ đường xuống.  Hình 1.4.6:Tính toán và chèn CRC đường xuống vào khối truyền tải
  20. Chương I:Tổng quan về mạng LTE Ø Các phát hành đầu tiên của chuẩn truy nhập vô tuyến WCDMA (trước HSPA) cho phép áp dụng cả  mã hóa xoắn và mã hóa turbo cho các kênh truyền tải. Đối với HSPA, mã hóa kênh được đơn giản  vì chỉ sử dụng mã hóa turbo cho các kênh truyền tải liên quan đến HSPA (HS­DSCH cho đường  xuống và E­DCH cho đường lên). Điều này cũng đúng đối với kênh chia sẻ đường xuống LTE,  nghĩa là chỉ có mã turbo được áp dụng trong trường hợp truyền dẫn DL­SCH. Cấu trúc tổng thể  của mã hóa turbo LTE được minh họa trên hình 1.4.7 Hình 1.4.7:Bộ mã hóa turbo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0