YOMEDIA
ADSENSE
Bài thuyết trình Một vài nét về lịch sử Phật Giáo – Nguyễn Hữu Khánh
145
lượt xem 23
download
lượt xem 23
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Bài thuyết trình Một vài nét về lịch sử Phật Giáo" tìm hiểu một vài nét về đạo Phật, Phật giáo Đại thừa, đạo Phật tại Việt Nam; tư tưởng của Phật giáo, hệ phái Phật giáo... Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình Một vài nét về lịch sử Phật Giáo – Nguyễn Hữu Khánh
- MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO HV. Nguyễn Hữu Khánh MSHV: 20876010101 Thành phố Hồ Chí Minh - 2021
- LỊCH SỬ PHẬT GIÁO Một vài nét về Đạo Phật Phật giáo Đại thừa Đạo Phật tại Việt Nam
- Người sáng lập ra Đạo Phật 01 Thái tử Tất Đạt Đa (Shidartha) sinh ngày 8/4/624 TCN ( thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na (Sudhodana) trị vì nước Ca Tỳ La Vệ và hoàng hậu Ma Da (Maya) (Kapilavasu) xứ Trung Ấn Độ Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau 02 khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái Tử nhận ra rằng phương 03 pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được. Cuối cùng, Thái tử đến ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ đề và thề rằng “Nếu Ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Sau 49 ngày đêm thiền định, Thái tử đã đạt được Đạo vô 04 thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là ngày 08 tháng 12 năm 593 TCN, Đức Phật 31 tuổi
- Đức Phật đã quyết định thuyết giảng lại sự hiểu biết của mình. Bài kinh đầu 05 tiên mà Đức Phật thuyết giảng đó là Kinh Chuyển Pháp Luân) giáo hóa nhóm có năm vị Tỳ-kheo trở thành A-la-hán: Kiều-trần-như, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji tại vườn Lộc Uyển gần kinh thành Bārāṇasī (Ba-la-nại) Từ đó ông đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình và đã trở thành 06 người sáng lập ra tôn giáo mới là đạo Phật. Về sau ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh Hạnh túc, Thiện thệ, Thế Gian giải, Thiên nhơn sư, Phật Thế tôn. Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khăp 07 Ấn Độ. Đức Phật qua đời vào tuổi 80 tại vườn cây Sala ở Cu Si Na Ra Sơ và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á.
- TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều dạy con người hướng thiện, có tri phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì thức để xây dựng cuộc sống tốt được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo đẹp yên vui trong hiện tại. ứng. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là “Tứ chúng đồng tu”, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.
- Timeline Đại hội Kết tập kinh điển thứ nhất – 544 TCN Đại hội Kết tập kinh điển thứ hai – 444 TCN Đại hội Kết tập kinh điển thứ ba – 326 TCN Đại hội Kết tập kinh điển thứ năm - 1871 Đại hội Kết tập kinh điển thứ tư – 29 TCN Đại hội Kết tập kinh điển thứ sáu - 1954
- KINH TẠNG CỦA ĐẠO PHẬT là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi Kinh tạng là Khế kinh, có nghĩa như là một chân lý là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng Luật tạng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật. Về số lượng, kinh sách của Phật giáo Luận tạng được coi là một kho tàng vĩ đại. Riêng Đại tạng kinh có gần 10.000 pho sách, ngoài ra còn rất nhiều những trước tác, bình luận, giải thích giáo lý và rất nhiều các lĩnh vực khác, như: Văn học, triết học, nghệ thuật, luân lý học
- GIÁO LÝ 1. Nhân-Duyên (12 nhân duyên) 1) Vô minh; Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện 2) Hành; tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và 3) Thức; biến đổi không ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không (mỗi sự vật đều có quá 4) Danh sắc; trình hình thành, phát triển và tồn tại một 5) Lục nhập; thời gian, rồi biến chuyển đi đến huỷ hoại 6) Xúc; và cuối cùng là tan biến và đều bị chi phối 7) Thụ; bởi quy luật nhân - duyên, trong đó nhân là 8) Ái; năng lực phát sinh, là mầm để tạo nên quả 9) Thủ; và duyên là sự hỗ trợ, là phương tiện cho 10)Hữu; nhân phát sinh, nảy nở 11)Sinh; 12)Lão tử.
- 2. Tứ Diệu Đế Khổ đế: Con người ta sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ. Mọi người nhìn rõ về quy luật và thực tế của cuộc sống để trân trọng những gì mình có, khi gặp cảnh khổ cũng không hoảng loạn mà điềm tĩnh đón nhận, tìm phương án giải quyết cho tốt đẹp Tập đế: nguyên nhân tạo thành những nỗi khổ hiện hữu ở đời. Tham - Sân - Si, là nguyên nhân chính của sự khổ đau. Diệt đế: chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi con người diệt trừ hết những nỗi khổ, muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, đó là diệt cái nguyên nhân gây ra đau khổ. Đạo đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt khổ, được vui. Đây là phần quan trọng nhất trong Tứ diệu đế
- GIÁO LUẬT Giáo luật Phật giáo được Đức Phật chế ra xuất phát từ thực tế trong khi điều hành Tăng đoàn với những điều quy định, cấm nhằm duy trì tổ chức tăng đoàn, hướng mọi người tới chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát. Ngũ giới Là 5 giới cấm. Thập thiện Là mười điều thiện nên làm.
- Lễ nghi Hệ phái Tông phái
- LỄ NGHI Lễ nghi của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư). Ban đầu, lễ nghi của Phật giáo khá đơn giản và đồng nhất, song cùng với quá trình phát triển, Phật giáo phân chia thành nhiều tông phái và du nhập vào các dân tộc khác nhau, hoà đồng cùng với tín ngưỡng của người dân bản địa, lễ nghi của Phật giáo dần có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng miền… Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch): - 01/01: Tết Nguyên đán - 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát 01 - 15/01: Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên 07 - 15/7 : Lễ Vu lan - 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát - 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia - 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn 02 - 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát - 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư - 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát 09 Contents_Here 03 - 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát - 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà 11 - 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát 04 - 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh 12 - 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo
- Hệ phái Phật giáo Phái Đại chúng truyền sang Phái Thượng toạ bộ Trung Quốc rồi truyền vào Việt truyền sang phía Nam qua Nam và Triều Tiên, Nhật Bản ... Tích Lan, Miến Điện, Thái được gọi là hệ phái Phật giáo Lan, Lào, Campuchia nên “Bắc truyền” hay “Bắc tông”. gọi là hệ phái Phật giáo Phái này chủ trương linh động, “Nam truyền” hay “Nam khoan dung trong giới luật, tông”. Phái Thượng toạ bộ không cố chấp vào từng chữ chủ trương tôn trọng lối trong kinh để rút ra những bài truyền thừa và chủ trương học về triết lý thực hành với tinh tự độ, tự giác. thần nhập thế, phổ độ chúng sinh, làm cho chúng sinh cùng giác ngộ như mình, có nghĩa là: Tự độ, độ tha; Tự giác, giác tha
- Tông phái Phật giáo 1. Câu Xá tông 3. Tam Luận tông 2. Thành Thật tông 4. Pháp Tướng tông 5. Thiên Thai tông 6. Hoa Nghiêm tông 7. Luật tông 10. Mật tông 8. Thiền tông 9. Tịnh độ tông
- Thống kê về Phật giáo Chi nhánh phần trăm Số lượng tín đồ Đại Thừa (Mahayana) 56% 185,000,000 Tiểu Thừa (Theravada) 38% 124,000,000 Kim Cương Thừa Nguồn: https://www.buddhanet.net/e-learning/history/bstatt10.htm 6% 20,000,000 (Vajrayana)
- PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
- PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA: Nguồn gốc hình thành Sự phân chia hệ phái trong Phật giáo xuất hiện từ lần kết tập kinh điển thứ 2. Các vị tỳ kheo trẻ không chịu, tách ra thành lập một đoàn thể riêng với chủ trương hành đạo theo tinh thần "Khế lý - khế cơ", phù hợp với căn cơ, hoàn cảnh từng thời kỳ, từng vùng, miền của chúng sinh. Vì các vị chiếm số đông nên gọi là phái Đại chúng bộ (Đại thừa). Các vị cao tăng với chủ trương giữ y giới luật như ngày Đức Phật còn tại thế, đa số là những người đạo cao, đức trọng nên gọi là phái Thượng toạ bộ (Tiểu thừa) Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt. Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
- PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA (BẮC TÔNG) Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát... Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó, Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất. Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác. Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
- Kinh tạng Kiến trúc chùa
- Pháp phục Phật và bồ tát
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn