YOMEDIA
ADSENSE
Bài thuyết trình ngoại khoa thú y
212
lượt xem 35
download
lượt xem 35
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành chăn nuôi trong nước đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống vật nuôi mới, cho khả năng sản xuất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình ngoại khoa thú y
- NGOẠI KHOA THÚ Y Giảng viên: Th.s Phan Thị Hồng Phúc Thực hiện chuyên đề: Nhóm 9 Chu Thị Vân Anh Nguyễn ThịThanhLoan Phạm Thị Dung Nguyễn Thị Liễu Ngô Văn Độ Hà Văn Ước Phạm Thị Thu Hà
- ĐẶT VẤN ĐỀ • Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Với tiến bộ khoa h ọc kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành chăn nuôi trong nước đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống vật nuôi mới, cho khả năng sản xuất cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối mà chúng ta vẫn luôn gặp phải trong chăn nuôi đó là tình hình về dịch bệnh của gia súc, nhất là trong giai đoạn còn non vì : Gia súc non là những cơ thể đang phát triển, các chức năng của một số cơ quan mới đang dần được hoàn chỉnh và ổn định, cơ thể gia súc non có những điểm khác với gia súc trưởng thành. Với đặc điểm còn nhỏ, mong manh, gia súc non cần được quan tâm và chăm sóc, đặc biệt cần chú ý đến sức khỏe vì trong giai đoạn này hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể còn kém, khả năng chống chịu với bệnh tật không cao. Khi gia súc non mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng đàn. Với cương vị của một bác sĩ thú y tương lai, với tinh thần yêu nghề, yêu động vật, và lòng nhiệt huyết chúng em cùng nhau th ực hiện chuyên đề: “ Các bệnh ở gia súc non” để tìm hiểu, học hỏi và tăng thêm nguồn kiến thức, sau này khi ra thực tế có thể giúp bà con nông dân tránh gặp phải để năng cao hiệu quả chăn nuôi đến mức cao nhất có thể.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non. • 1.Sự chuyển biến trong cơ thể gia súc non sau khi sinh. • Thời kỳ còn trong bụng mẹ, việc cung cấp khí ôxi và thải khí CO2 đều phải qua tử cung. Sau khi sinh ra, cơ thể phải chuyển ngay hệ hô hấp tự lập. Sự giảm oxi trong các mô bào khi sinh, nhất là khi cắt rốn và sự tăng áp lực khí CO2, chứng axidoz do tiêu glycozen yếm khí đã kích thích trung tâm hô hấp, buộc cơ thể gia súc non phải hô hấp bằng phổi. • Tuần hoàn máu cũng chuyển từ tuần hoàn máu tử cung thành tuần hoàn nhờ tim và phổi. Toàn bộ máu ở mạch máu rốn do đó sau khi sinh buộc phải chuyển toàn bộ qua gan.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non. • Sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định do thân nhiệt của con mẹ. Cơ thể của gia súc sơ sinh sau khi mới sinh ra chưa có th ể bù đắp ngay được lượng nhiệt bị mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vì vậy hầu như ở tất cả các động vật sau những giờ đầu tiên mới sinh đều bị giảm than nhiệt, sau đó thân nhiệt dần dần tăng lên. Đặc biệt bê và nghé sau khi sinh đã điều ch ỉnh ngay được thân nhiệt kể cả khi nhiệt độ bên ngoài môi trường khá th ấp. • Ngược lại lợn con sơ sinh rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động. Vì vậy phải đặc biệt chú ý tạo điều kiện thích hợp trong chuồng sinh sản, để chúng khỏi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi mới sinh.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non. • Nhờ quá trình oxi hóa mô bào mỡ, nên gia súc điều chỉnh được than nhiệt. Khả năng điều chỉnh than nhiệt khác nhau ở gia súc sơ sinh là do mức độ phát triển khác nhau ở mô bào mỡ của từng cá thể, từng loại gia súc. • Sự điều khiển trao đổi nước được thích ứng ngay nhờ sự tiết mồ hôi và bốc hơi qua bề mặt da. • Sau khi sinh gia súc non phải tự thích ứng hang loạt điều kiện khác với môi trường trong bụng mẹ. Có thể nói, lúc đó cơ thể chúng ở tạng thái stress.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non. • 2. Sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan sau khi sinh • Ở gia súc non nhiều cơ quan chưa thành thục về chức năng, còn khác xa với gia súc trưởng thành. Đặc biệt là hệ thần kinh. Sự phản ứng chậm chạp hơn đối các yếu tố tác động lên chúng là một biểu hiện cụ thể và rõ nét. • Do chức năng chưa thành thục nên một số cơ quan dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa. Axit clohidric và các enzim đã tạo được trong hệ thống tiêu hóa của gia súc non, nhưng mức độ tiết dịch không bằng gia súc trưởng thành. Vì vậy gia súc non dễ bị rối loạn trao đổi chất. • Khác với động vật trưởng thành ở bê có khoảng 80% thức ăn được tiêu hóa ở dạ cỏ nhờ hệ vi sinh vật sinh sống tại đó. Ngoài ra, nh ờ một số enzim để tiêu hóa protein và các chất khô của sữa. còn những protein khác, như protit thực vật ở bê 4 tuần tuổi ch ưa có khẳ năng tiêu hóa được.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non. • Sau khi sinh hoạt tính enzim lataza ở bê tăng lên 10 lần h ơn ho ạt tính của mantaza. Bởi vậy đường của sữa, được bê tiêu hóa ngay sau khi sinh, còn manto được tiêu hóa sau tuần lễ. Như vậy việc cho ăn các loại gluxit không tiêu hóa được không những đã tốn kém, mà còn làm cho cơ thể bê bắt buộc phải tiêu hóa, nên dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. • Ở lợn con có giai đoạn không có axit clohidric trong dạ dày. Giai đoạn này được coi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên. Nh ờ sự thích ứng đó mới tạo khả năng thẩm thấu được các kháng thể miễn dịch khi đưa vào cùng với sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn đó dịch vị không có hoạt tính phân giải protit, mà ch ỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu và sữa, còn huyết thanh chứa albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non. . • Tuy nhiên đến 14-16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit clohidric ở dạ dày không còn là sự cần thiết sinh lý bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt khi cai sữa sớm, đã rút ngắn được giai đoạn thiếu axit chlohidric, hoạt hóa hoạt động tiết dịch, tạo kh ả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. • Một điểm cần chú ý ở gia súc non là hệ vi khuẩn thông thường ở ruột chưa hình thành. • Trong tình trạng phát triển bình thường ở đường ruột của gia súc có nhiều loại vi khuẩn, nhất là vi khuẩn sinh axit lactic, vi khuẩn bifidium và một số cầu khuẩn đường ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương hàn, với proteus vulgaris và các loại vi khuẩn sinh thối rữa. Cơ chế đối kháng này là nhờ hoạt tính của axit lactic đã có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và gây thối rữa. Nhiều thực nghiệm còn xác nh ận rằng: nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non • Do cơ thể gia súc sơ sinh chưa hình thành hệ vi sinh vật đường ruột bình thường và chưa có các vi khuẩn đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh nên cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Đây là một đặc điểm quan trọng cần chú ý đến, để chủ động phòng bệnh cho gia súc sơ sinh bằng cách đưa các chế phấm vi sinh vật có lợi vào đường ruột cho chúng. • Đặc biệt đối với lợn con hệ vi sinh vật đường ruột phát triển rất kém so với bê, vì vậy lợn con hay mắc bệnh đường ruột hơn bê, nên việc phòng bệnh phải chú ý hơn.
- Đặc điểm sinh lý của gia súc non 3.Nhu cầu các chất dinh dưỡng và các chất có hoạt tính sinh học ở gia súc non. • Ở động vật non, protit đóng vai trò quan trọng vì nó là nguyên liệu tạo hình chủ yếu. Quá trình trao đổi protit tiến hành với cường độ cao, đặc biệt là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất nhanh, cho nên sự trao đổi và nhu cầu về protit rất cao. Cơ th ể gia súc non không ngừng sử dụng protit để xây dựng các mô bào mới trong quá trình phát triển, đồng thời tu bổ và khôi phục các mô bào cũ. Nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu protit thì sự sinh trưởng của gia súc non sẽ chậm hoặc ngừng lại và khả năng chống đỡ bệnh tật r ất kém. • Như ta biết, ở gia súc non, một mặt do nhu cầu tạo hình luôn được tăng cường và mặt khác việc dự trữ các chất dinh dưỡng có hạn, vì vậy n ếu không bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì chúng rất d ễ bị các bệnh thiếu protit, gluxit, lipit, vitamin, nguyên tố vi lượng… • Do đó cơ thể gia súc non rất dễ bị các bệnh về trao đổi chất và các bệnh thiếu vitamin
- 4.Tìm hiểu chung về các hệ cơ quan của gia súc non 4.1.Hệ tuần hoàn • Cơ tim còn yếu, tần số tim đập nhanh, hay bị loạn nhịp sinh lý, tốc độ máu nhanh, độ pH trong máu nghiêng về toan. • Hàm lượng protein trong máu thấp, lượng γ globulin trong máu rất ít, sự cân bằng về photpho canxi thay đổi liên tục, nhu cầu về sắt cao để tạo máu liên tục.
- 4.Tìm hiểu chung về các hệ cơ quan của gia súc non 4.2. Hệ hô hấp -Lỗ mũi của gia súc non ngắn và nhỏ, mao mạch ở niêm mạc lộ rõ. -Tổ chức phổi yếu, hệ thống mạch phát triển kém, lồng ngực nhỏ hẹp nên chúng thở nhanh nông và thở thể bụng. Vì vậy, gia súc non dễ mắc bệnh ở đường hô hấp. 4.3. Hệ tiêu hóa -Đối với bê nghé, và dê con, rãnh thực quản đóng kín đến dạ th ứ tư . Khi được 9-10 tháng tuổi, rãnh thực quản mở rộng dần và con vật ăn được thức ăn thô. - Trong thời gian bú sữa dạ cỏ phát triển chậm, cơ ruột yếu, đồng thời các men tiêu hóa hình thành chưa đầy đủ, khả năng giải độc kém
- 4.Tìm hiểu chung về các hệ cơ quan của gia súc non 4.4. Hệ tiết niệu Gia súc sơ sinh không có urobibinogen trong n ước tiểu. Sau 3 – 10 ngày tuổi trở nên nồng độ tăng dần, đến 7 tháng tuổi thì giồng ở gia súc trưởng thành. 4.5 Khả năng điều tiết thân nhiệt. • Khả năng điều tiết thân nhiệt của gia súc non r ất kém nên rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm cho gia súc bị bệnh. Sau 15 -20 ngày tuổi thân nhiệt mới dần ổn định. • Gia súc non dễ bị mắc bệnh, khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng đàn gia súc.
- CHỨNG SUY DINH DƯỠNG 1.1. Nguyên nhân - Do gia súc mẹ trong thời kỳ mang thai ít được bồi dưỡng, th ức ăn thiếu protit, khoáng, vitamin. - Gia súc mẹ bị bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. - Do phối giống đồng huyết làm quá trình trao đổi chất của gia súc non giảm dẫn đến còi cọc, chậm lớn. - Do gia súc non bị bệnh như viêm ruột, viêm phổi, ký sinh trùng…
- CHỨNG SUY DINH DƯỠNG 1.2. Cơ chế sinh bệnh. • Cơ thể bị rối loạn tiêu hóa làm khả năng vận động và tiết dịch ở dạ dầy ruột giảm, từ đó các chất đạm, khoáng, sinh tố hấp thu kém, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng. • Từ suy dinh dưỡng sẽ làm giảm hưng phấn vỏ não, làm mất khả năng điều chỉnh các trung khu dưới não. • Mặt khác, để duy trì sự, cơ thể phải tiêu hao năng lượng của cơ thể, làm cơ thể ngày càng yếu, sức đề kháng giảm, vật hay mắc bệnh rồi suy nhược mà chết.
- CHỨNG SUY DINH DƯỠNG 1.3. Triệu chứng. • Chậm lớn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, 4 chân yếu, đi không vững, thích nằm một chỗ, đôi khi có hiện tượng phù • Thở nhanh và nông tim đập nhanh, nhu động dạ dầy và ruột giảm, thức ăn trong ruột tích lại lên men gây nên ỉa chảy. • Thân nhiệt thấp. • Kiểm tra máu: hàm lượng huyết sắc tố, hồng cầu và bạch cầu giảm, tỉ lệ lâm ba cầu tăng, trong máu xuất hiện các dạng hồng cầu non.
- CHỨNG SUY DINH DƯỠNG 1.4. Bệnh tích. - Xuất hiện thủy thũng dưới hầu, trước ngực. - Khi mổ không thấy lớp mỡ dưới da, thịt trắng bệch, cơ tim nhão, lớp mỡ vành tim bị thoái hóa dưới keo. - Phổi teo lại, có từng đám bị xẹp, gan bị teo và nhợt nhạt .
- CHỨNG SUY DINH DƯỠNG 1.5. Phòng trị. • Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho gia súc mẹ. • Con con đẻ ra phải cho bú sữa đầu, giữ cho nhiệt độ chuồng nuôi ấm và sạch, tập cho gia súc ăn sớm. • Bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc non các loại khoáng vi lượng, các lọai vitamin đặc biệt là vitamin D
- BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON 1.Đặc điểm. • Đây là bệnh kém tiêu hóa ở dạ dầy và ruột của gia súc non. • Thường gặp nhất là bệnh ỉa phân trắng của lợn con và bê nghé. • Bệnh được chia làm 2 thể: + thể đơn giản mang tính chất viêm thông thường + thể nhiễm độc do kế phát các vi trùng co sẵn trong đường ruột gây nên.
- BỆNH VIÊM RUỘT Ở GIA SÚC NON 2. Nguyên nhân. 1.Do bản thân gia súc non: • + Do phát dục của bào thai kém. • + Do những đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như: dạ dày và ruột của lơn con trong ba tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có axit HCI, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin ít. thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh. • +Gia súc non trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ th ể rất nhanh, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng, vitamin. Trong khi đó sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng, nếu không bổ sung kịp thời, gia súc non dễ bị còi cọc và nhiễm bệnh.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn