Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới
lượt xem 96
download
Châu Âu thời trung cổ (Middle age) có nhiều sự kiện lịch sử nổi bật và làm tốn giấy mực không ít của các nhà sử học. Một sự kiện cũng được nhắc đến nhiều, cũng rất là nổi bật đó là sự ra đời của kiến trúc gothic (gothic architecture) tiếp nối theo sau kiến trúc roman. Về cơ bản kiến trúc gothic và roman có cùng một nền tảng về kiến trúc học. Nhưng nó sáng tạo trái ngược hoàn toàn với lối kiến trúc roman có vòm tròn, tường dày... có vẻ ngày càng trở nên đơn điệu. Các mái vòm nhọn, các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới KIẾN TRÚC GÔTHIC I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA KIẾN TRÚC GOTHIC Châu Âu thời trung cổ (Middle age) có nhiều sự kiện lịch sử nổi bật và làm tốn giấy mực không ít của các nhà sử học. Một sự kiện cũng được nhắc đến nhiều, cũng rất là nổi bật đó là sự ra đời của kiến trúc gothic (gothic architecture) ti ếp n ối theo sau kiến trúc roman. Về cơ bản kiến trúc gothic và roman có cùng một nền tảng về kiến trúc học. Nhưng nó sáng tạo trái ngược hoàn toàn với lối kiến trúc roman có vòm tròn, tường dày... có vẻ ngày càng trở nên đơn điệu. Các mái vòm nhọn, các bức tường gạch mỏng, họa tiết sắc nhọn… tạo cho những nhà thờ theo phong cách gothic một vẻ ấn tượng thanh thoát tuyệt đẹp ngay lập tức. Ngoài ra, mái vòm nhọn làm các bức tường trở nên cao hơn, cao hơn đủ để người họa sĩ thỏa sức sáng tạo những bức tranh kính khổng lổ đầy màu sắc lấp lánh chưa từng có trước đây. Từ đây, thời đại của kiến trúc roman đã đặt dấu chấm hết. Thay vào đó là thời đại huy hoàng của kiến trúc gothic. Các nhà thờ theo kiểu này được xây dựng nhiều như nấm mọc sau mưa: nhanh chóng và vô số, đặc biệt là Tây Âu có tốc đ ộ và số lượng cao nhất. Nhà thờ đầu tiên xây dựng theo lối kiến trúc này là Saint- Denis tại Pháp vào năm 1140. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC GOTHIC. 1. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc Gothic. Kiến trúc Gothic hình thành ở Tây Âu từ cuối thế kỉ XII đến giữa thế kỉ XVI, đầu tiên là ở Pháp sau đó lan ra Đức, Anh, Italia và một số nước Châu Âu khác. Đến thế kỉ XII xã hội phong kiến Tây Âu đã có sức bật lớn cùng với sự phát triển của kinh tế, thủ công nghiệp có sự phát triển, nghệ thuật dân gian cũng phát triển mạnh mẽ. Thành thị tại Tây Âu lúc này chia làm 3 loại: thành thị của thủ công nghiệp và thương nghiệp, thành phố lãnh địa của chủ phong kiến, thành phố của tôn giáo. Các loại thành phố trên thì thành phố nào cũng có nhà thờ. Nhà thờ Gothic đ ược xây dựng nhằm phô diễn sự bề thế và vẻ kiêu hãnh. Nó gần gũi với nhà thờ Roma nhưng có những bước tiến nhiều mặt so với nhà thờ Roma. Nhà thờ tại Roma gắn liền với tu viện, trong khuôn viên của tu viện thì kiến trúc Gothic lại bao gồm nhiều loại hình hơn như: Nhà thờ, Quảng trường, Tòa thị chính, trụ sở hàng hội công nghiệp và thương nghiệp, thành quách và các cung điện cũng như nhà ở. Kiến trúc Gothic thể hiện một sự đấu tranh về mặt chính trị và văn hóa tư tưởng không khoan nhượng, nhà thờ thể hiện nguyện vọng làm chủ của tầng lớp thị dân. Nhà thờ không còn là công trình kiến trúc tôn giáo thuần túy, không còn mang tính chất của thành lũy mà trở thành một trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nơi tụ họp, vui chơi, cử hành hôn lễ, ma chay của người dân. Tính chất dân gian, c ộng đồng của các nhà thờ ngày càng cao. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thiên chúa giáo tại châu Âu cũng như sự thống trị của giáo hội, kiến trúc Gothic dần được hình thành, phát triển và nở rộ trong một thời gian dài và ngày nay những ảnh hưởng, sự kế thừa của kiến trúc Gothic vẫn thể hiện trong nhiều công trình kiến trúc hiện đại. 1
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới 2. Quá trình phát triển của kiến trúc Gothic - Giai đoạn 1: Chuyển từ kiến trúc Roma sang kiến trúc Gothic nên mang nặng đặc điểm của kiến trúc Roma. - Giai đoạn 2: Giai đoạn Gothic chính thống 1, là giai đoạn hoàn chỉnh và đ ỉnh cao của nghệ thuật xây dựng, sử dụng cung gẫy lưỡi mác, không có gác lửng, sử dụng mặt bằng công trình hình vuông hoặc chữ nhật, bên trên có vòm múi. Cột chịu l ực lớn, không gian nhận nhiều ánh sáng qua các cửa kính. - Giai đoạn 3: Giai đoạn Gothic chính thống 2: đặc trưng là các cửa sổ tròn l ớn ở mặt đứng, cột của công trình nhỏ hơn. - Giai đoạn 4: Giai đoạn Gothic chính thống 3, hình thức kiến trúc phức tạp, hình thức cung quai giỏ và chạm trổ nhiều nhánh cây và hoa trong điêu khắc. - Giai đoạn 5: giai đoạn chuyển sang kiến trúc phục hưng. 3. Đặc điểm của kiến trúc Gothic - Công trình cao khoảng 38 đến 42m, tháp lấy ánh sáng cao 42 m, những cửa sổ kính ở mặt đứng cao tới 6-12 m. - Dùng nhiều cửa sổ, không gian bên trong mang nhiều ánh sáng. - Cửa sổ hoa hồng lớn và giàu tính trang trí đặt ở đầu hồi cánh nam và cánh bắc.. - Các tác phẩm điêu khắc và tranh kính được sử dụng rộng rãi. - Mặt bằng chữ thập, mặt chính phía Tây được trang trí cầu kì, phần phía Đông có những gian thờ hình nửa hình tròn. - Kết cấu sử dụng vòm mái hình múi có sống, khung sườn và cuốn bay chịu l ực, tường xây mỏng và nhẹ. Công trình cao lớn, đồ sộ. Cảm giác về chiều cao của công trình là do chiều cao thật sự và do ảo giác mà nguyên nhân tạo ra là do các cột uốn, gờ sống và mái vòm gây ra Tranh kính trang trí cửa sổ hoa hồng 2
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới 3
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Tranh kính trang trí cửa sổ với độ cao lớn 4
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Cửa sổ hoa hồng và sự đồ sộ của nhà thờ Đức bà Pari 4. Pháp là quê hương của kiến trúc gothic ở Châu Âu Đến thời kì Gothic trên phạm vi châu Âu, nhà thờ chính của thành phố chiếm vị trí chủ đạo, hoàn toàn thay thế cho nhà thờ của tu viện. Trong thời gian đó nhiều nhà thờ chính của thành phố được xây dựng và là biểu tượng của sự giải phóng và giàu có của các đô thị đó. Phong cách Gothic ở Pháp hình thành qua 2 giai đoạn: là giai đoạn tỏa sáng (cuối thế kỉ 12 đầu 13 và giai đoạn thế kỉ 14-15) và giai đoạn rực cháy. Giai đoạn tỏa sáng là phong cách của những nhà thờ thiên chúa giáo phát triển toàn diện và chín muồi với những tác phẩm tiêu biểu là nhà thờ Amiens ở Strarsbourg. Giai đoạn rực cháy là thời kì cuối của kiến trúc Gothic đặc trưng là việc sử dụng các đường nét lượn sóng. Tác phẩm tiêu biểu là nhà thờ Sant Merri ở Pari, Sant Pierre ở Avignon. Kiến trúc Gothic thể hiện một sự đấu tranh về mặt chính trị và văn hóa không khoan nhượng, trong khi nhà vua nhượng bộ cho nhân dân đẩy mạnh việc xây dựng nhà thờ đàng hoàng to đẹp phục vụ nhân dân thì một bộ phận lãnh chúa đứng ra phản đối, họ không muốn trí tuệ của nhân dân thâm nhập vào hình thức tôn giáo mà điển hình là nhà thờ. Nhà thờ Notre Dame, Laon (1155-1205) là một công trình mất đi tính tôn giáo thuần túy mà trở thành một trung tâm sinh hoạt công cộng, là nơi t ụ họp, vui chơi, cử hành hôn lễ, ma chay. Tính dân gian được thể hiện rõ nét. Nhà thờ Denis đánh dấu sự đoạn tuyệt với kiến trúc Roma: những cây cột chịu lực xuất hiện nâng cao tới tận chân vòm, tranh kính xuất hiện với kích thước lớn minh họa lịch sử. Sự ra đời của nhà thờ Denis tạo ra 2 đặc điểm rõ nét của kiến trúc Gothic là mặt đứng kiểu mới và nội thất tràn ngập ánh sáng. Mặt đứng với 3 nhịp của chính tượng trưng cho Tam vị nhất thể và quyền lực của nhà vua. Mặt bằng nhà thờ Sant Denis Nhà thờ Sant Denis 5
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Nhà thờ Notre Dame de Paris (1163- 1250): Công trình được chia làm 3 phân vị ngang trên mặt đứng là một lối vào chính và hai lối vào phụ, cửa ra vào lùi sau tường chia thành nhiều lớp vòm cuốn gạch, phía trên phân vị thứ nhất có 28 tượng, phân vị 2 sử dụng vòm cửa Gothic, phân vị 3 có hành lang 21 cột tròn, phía trên đ ầu cột là vòm cuốn Gothic. Nhà thờ đức bà Pari đặt trên đảo La Cite, phía trước có quảng trường rộng, nhà thờ chứa được 9000 người Mặt tiền Notre Dame de Paris Mặt bằng Notre Dame de Paris Sảnh chính cao 35m, sảnh bên cao 9m, cửa kính rộng, mái vòm 6 múi ở giữa có khóa vòm, ngọn đèn phía sau cao 90m, đặc biệt chiếc “cửa sổ hoa hồng” ở phía Nam, có đường kính 18m (chiếc cửa sổ này do KTS Pierre Montreuil thiết kế và được hoàn thành năm 1260). Nhà thờ này là kết quả của một quyết định dưới thời Louis VII là xây dựng trên quảng trường Sant – Etienne một nhà thờ mới lớn hơn, sẽ thờ Đức mẹ và kèm theo một dự án qui hoạch đô thị. Nhà thờ Reims (1211-1316): là biểu tượng rực rỡ của tinh thần thời đại và là nơi đăng quang của các vị vua Pháp. Với hình dáng cân đối, trang trí tinh t ế, vòm mái 4 múi cao 38m, mặt đứng hoành tráng ở phần cửa và mảnh mai ở vòm trên mái. Mặt bằng hình chữ thập, những cửa sổ ở mặt phía Tây thay thế có hốc cửa tam giác truyền thống. Hệ thống cuốn bay và cột được thiết kế thanh lịch mềm mại. Mặt bằng nhà thờ Reims Nhà thờ Reims 6
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Nhà thờ Amiens (1220-1288) là nhà thờ lớn nhất nước Pháp, cao 42,3m sảnh chính rộng 15m. Có hệ thống mái vòm hình múi có sống đan xen, cao thấp khác nhau, bệ cột xây theo kiểu các cột bó vào nhau nên tạo cảm giác khoáng đ ạt. Thân của nhà thờ sát với lối vào và cách ngang đều thiết kế theo kiểu 3 nhịp, có dạng hình chữ nhật, phần hậu cung 5 nhịp, hành lang chính bán nguyệt, các bàn thờ bám xung quanh. Nhà thờ chỉ có hai tháp cao phía trước. Nhà thờ Amiens Cửa sổ phía Bắc nhà thờ Amiens Nhà thờ Chartes (1149 – 1260) có hai tòa tháp phía trước hình vuốt nhọn, hai tháp xây dựng cách nhau 400 năm. Đỉnh tháp phải cao 107m là s ự nối ti ếp với tòa tháp vuông phía dưới. Đỉnh tháp phía Bắc thể hiện sự hoa mĩ tương phản với tháp kia. Những cửa kính mầu phản ánh nghệ thuật đương thời, những bổ trụ của cuốn này càng lên cao càng giật khấc, thu hẹp lại, đỡ vòm mái múi sống nhẹ nhàng kết hợp với cửa sổ hoa hồng phía Nam Mặt bằng nhà thờ Chartes Nhà thờ Chartes 7
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Nhà thờ Reims, nhà thờ Amiens và nhà thờ Charter, thực sự đã là những đỉnh cao chín muồi của nhà thờ Gothic Pháp. Nhà thờ St. Etienne, Bourges Nhà thờ St Maclou in Rouen III. TRANG TRÍ NỘI THẤT VÀ SỰ SONG HÀNH CỦA NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC KHÁC VỀ KIẾN TRÚC GOTHIC. Những điểm đặc trưng trong hội họa Gothic được thể hiện rất rõ trên các b ức tranh kính màu trên cửa sổ trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. 8
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Tranh kính màu trong nhà thờ Chartres - Paris Các kỹ thuật mới trong kiến trúc đặc biệt là việc sử dụng các kỹ thuật giàn chống trong kết cấu mái vòm làm giảm đi tải trọng của các bức tường bên ngoài và có th ể thay thế gạch bằng những mảng tường bằng kính màu trên đó có tranh kể lại các câu chuyện. 9
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Mái vòm trong nhà thờ Sainte-Chapelle (Paris) Những tác phẩm mô tả bằng kính màu lấy cảm hứng từ phong cách điêu khắc thời kỳ này, dựa trên cơ sở là các đường khúc khuỷu và các chân dung bị kéo dài. Những bức tranh kính màu tiêu biểu của Pháp cho phong cách Gothic nằm ở nhà thờ Chartres và Sainte-Chapelle (Paris). 10
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Sách của thời gian (Honore) La Somme Le Roy (Honore) 11
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật trên tranh kính. Phong cách Gothic còn phát triển trên các lĩnh vực trang trí và minh họa trên giấy, trong các tác phẩm. Rất nhi ều họa sĩ tên tuổi có xưởng vẽ tại Paris và đến cuối thế kỷ 13 có hai cái tên nổi b ật là Honore và Jean Pucelle - những người đã thêm những nét tạo hình cứng cáp vào những đường nét chân dung. Belleville Breviary (Jean Pucelle) 12
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Lễ truyền tin (Jean Pucelle) Từ Pháp, phong cách Gothic đã chuyển dần tới Anh quốc, Đ ức, Italia và bán đ ảo Iberian (một phần Bồ Đào Nha và Italia). Vào nửa cuối thế kỷ 13, bán đảo Italia vẫn chịu rất nhiều ảnh hưởng của hội họa Byzantine. Cuối thế kỷ 13 và kéo dài suốt thế kỷ 14, tranh tấm và bích họa Gothic mới đạt được nhiều đỉnh cao tại đây. Christ - Khải huyền (Cimabue) Họa sĩ Cimabue (1240-1302) là người Italia đầu tiên phá đi phong cách đồ họa, hình học của nghệ thuật Byzantine. Trong những tác phẩm của ông, các chân dung có nhiều mức độ tạo hình, cả những đường khúc khuỷu đóng vai trò chủ đạo trong phong cách. 13
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Christ - Khải huyền (Cimabue) Hai phiên bản của Maesta của Cimabue tại Uffizi (Florence) và Louvre (Paris) thể hiện rõ chiều không gian thứ 3 thay vì không gian 2 chiều như nghệ thuật Byzantine. Họa sĩ người Siena - Duccio di Buoninsegna (1255-1318) cũng là một trong những người đi tiên phong với chân dung và quần áo được vẽ với những nét mềm mại, liên tiếp 14
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Về điêu khắc, tượng tạc thánh Simông (Simeon) bồng Chúa trên tay đặt ngoài cánh Bắc ở đại thánh đường Chartres. Nét điêu khắc, đổi từ sự cứng nhắc thành thanh nhã đậm nét người hơn, tiêu biểu ở nếp gấp y phục mềm mại. Nó đã gây được tiếng vang trong nghệ thuật hội họa Gothic IV. SỰ ẢNH HƯỞNG KIẾN TRÚC GOTHIC TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THẾ GIỚI . 1. Kiến trúc Gothic ở Một số quốc gia khác. Kiến trúc Gothic nguyên thủy Anh nảy nở sớm, các nhà thờ có qui mô lớn có tới hai cánh ngang, khu vực Đàn thánh có hình vuông, vòm mái hình múi sống tựa lên cuốn biên rất nhọn. Phong cách nổi bật là phong cách trang trí dùng nhiều đ ường cong ngự trị sau đó là dùng đường thẳng. Các tuyến thẳng đứng chạy suốt theo chiều cao nhà thờ, được cắt bởi tuyến ngang theo phân vị các tầng là thủ pháp c ủa phong cách trang trí. Nhà thờ Salisbury thuộc dòng kiến trúc Gothic nguyên thủy: mặt bằng hình khối, hai cánh ngang và dàn tháp hình vuông, tòa tháp trung tâm nổi bật với tháp đèn cao 123m. Là công trình tiêu biểu của nước Anh. Sở dĩ nước Anh phong cách trang trí phát triển mạnh là do trong giai đoạn này dân số nước Anh rất ít thường xuyên bị dịch bệnh nên nhu cầu về số lượng nhà thờ không nhiều, việc xây mới không cần thiết nên chủ yếu là sửa chữa và trang trí những cái có sẵn. Nghệ thuật trang trí của Anh lên tới đỉnh cao. 15
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Mặt bằng nhà thờ Salisbury Nhà thờ Salisbury Nhà thờ Cologne (Đức) là nhà thờ lớn nhất Bắc Âu, biểu tượng cho sự hùng vĩ. Mặt bằng 144,53* 86,25m sảnh giữa rộng 12,66m. Hai ngọn tháp phía Tây cao 157m, Nội thất bên trong nhiều tác phẩm điêu khắc và các các tháp nhỏ, di ện tích 7914m2 lấy mẫu theo nhà thờ Amiens kết hợp chi tiết kiến trúc của nhà thờ Saint Chapelle. Mặt bằng: cửa tam quan chiều sâu lớn, than nhà 5 nhịp, cánh ngang 3 nhịp, Đàn thánh bán nguyệt, ban thờ hình tròn. Nhà thờ Cologne (Đức) Ở Italia hai dấu ấn được coi là thành công nhất là nhà thờ Sienna và nhà thờ ở Milan. Nhà thờ Sienna (1316 – 1339) mang tham vọng có qui mô khổng lồ. Năm 1348 mới hoàn tất do KTS La Peste Noire, mang phong cách kiến trúc đá nguyên chất, được coi là nhà thờ đẹp nhất và tỉ lệ hài hòa nhất Italia 16
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Nhà thờ Sienna (1316 – 1339) Nhà thờ Milan (1387 – 1572) có chiều dài 175m, diện tích 11700m 2 theo phong cách “Gothic rực cháy”, sảnh giữa cao 45m, nhịp bên cao 37,5m. Vật liệu là đá cẩm thạch trắng, bên ngoài điêu khắc tinh tế. Các mặt đứng và tháp đèn phía sau được coi là kiệt tác. Mặt bằng Basilica hình chữ nhật. Nhà thờ Milan (1387 – 1572) 17
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới 2. Ảnh hưởng của kiến trúc Gothic tới kiến trúc hiện đại Được giảm “sức nặng” và độ “đậm đặc” của màu sắc cho phù hợp với kiến trúc hiện đại, dấu ấn của phong cách Gothic trong ngôi nhà thời nay thường là những mảng tường đá, cửa kính mái vòm, dầm trần gỗ hay lò sưởi… Những chi tiết này tạo vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi cho không gian. Những bức tường thô hay tường đá sa thạch xuất hiện trong căn phòng “chỉn chu” sẽ là điểm nhấn ấn tượng, mới mẻ cho ngôi nhà . Một ô cửa kính lớn với vòm cong và rèm buông mềm mại cũng tạo nét duyên dáng cho không gian “mộc” của tường đá. Có thể sử dụng đá giả cho các bức tường hoặc chỉ chăm chút một góc nhỏ c ụ th ể như lò sưởi – dấu ấn rõ nhất của phong cách Gothic trong kiến trúc đương đại. Lò 18
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới sưởi giúp không gian sinh hoạt trở nên thân mật và ấm cúng hơn trong những ngày giá rét. Cùng với tường đá, mái vòm, dầm trần gỗ là dấu ấn tiêu biểu khác của phong cách Gothic trong kiến trúc hiện đại. Chi tiết này tạo sự vững chắc và vẻ đ ẹp cổ kính cho ngôi nhà. Nếu trần nhà cao, việc sử dụng đèn chùm thắp sáng và những rèm cửa dài sẽ giúp không gian thêm cuốn hút. 19
- Thái Ngọc Thắng_2010QL1 Bài tiểu luận môn Lược sử kiến trúc thế giới Một số công trình công cộng như (nhà trường, công viên, bảotàng, bệnh viện, quảng trường ...) ngày nay vẫn được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic. Schinkel’s Friedrichs werder Heiligen – Geist hospital inLubeck Church Vence (1831) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn