intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có sẵn sàng muốn trở thành một nhà kinh doanh được nhượng quyền hay không?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trở thành một nhà kinh doanh được nhượng quyền không giống như mở một doanh nghiệp. Điểm tương đồng là cả hai đều phải chịu trách nhiệm chuyện kinh doanh của mình 24/24. Tuy nhiên những phẩm chất giúp cho một nhà kinh doanh được nhượng quyền thành công chưa chắc phù hợp với những doanh nghiệp nóng vội mong chờ chiến thắng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được điểm khác biệt mà bạn cần ước lượng để có thể thích nghi với mô hình kinh doanh này trước khi tự mình quyết định gắn kết cùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có sẵn sàng muốn trở thành một nhà kinh doanh được nhượng quyền hay không?

  1. Bạn có sẵn sàng muốn trở thành một nhà kinh doanh được nhượng quyền hay không? Trở thành một nhà kinh doanh được nhượng quyền không giống như mở một doanh nghiệp. Điểm tương đồng là cả hai đều phải chịu trách nhiệm chuyện kinh doanh của mình 24/24. Tuy nhiên những phẩm chất giúp cho một nhà kinh doanh được nhượng quyền thành công chưa chắc phù hợp với những doanh nghiệp nóng vội mong chờ chiến thắng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được điểm khác biệt mà bạn cần ước lượng để có thể thích nghi với mô hình kinh doanh này trước khi tự mình quyết định gắn kết cùng nó lâu dài. Hãy bắt đầu bằng cách xem xét những yếu tố nào giúp bạn kinh doanh thành công bất chấp loại hình kinh doanh bạn chọn mở hoặc mua. Bạn có sn sàng để tự mình trở thành một nhà kinh doanh chưa? Một vài tính cách là những tố chất tiên quyết để bắt đầu cho ra đời một doanh nghiệp cho dù bạn chọn kinh doanh theo kiểu nhượng quyền hay quyết định điều hành độc lập. Sở hữu và điều hành doanh nghiệp của mình đòi hỏi bạn cần có một động cơ thúc đẩy; sự chín chắn, tỉ mỉ; tiền bạc; kiến thức và kinh nghiệm; sự hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình, lòng kiên trì và cả một bầu nhiệt huyết. Còn bây giờ hãy cùng chúng tôi nhìn lại những phẩm chất này một lần nữa cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Động cơ thúc đẩy Động lực chính là “ngọn lửa trong lòng” làm nên ý chí quyết tiến cho dù gặp bất kỳ vấn đề gì. Điều này thường thấy ở những người chăm chỉ làm việc và không bao giờ cảm thấy như thế là đủ. Bạn thường nghe họ nói rằng: “Tôi sở hữu một nơi mà tôi sẽ …”Chính ước muốn này đã thúc đẩy người ta quyết định khởi nghiệp và gắn kết bản thân họ với chúng cùng trải qua mọi thành công lẫn thất bại.
  2. Sự chín chắn, tỉ mỉ Nếu như động cơ cung cấp cho bạn một động lực để thúc đẩy thì sự chín chắn, tỉ mỉ sẽ giúp bạn kiên trì trong suốt quá trình làm việc căng thẳng trong nhiều giờ liền mà không hề than vãn, phối hợp ăn ý với các nhân sự, cảm thấy có trách nhiệm hơn trong chuyện quản lý tiền bạc cũng như dàn xếp các vụ khủng hoảng với lòng kiên nhẫn và cách ứng xử tuyệt vời nhất. Tất cả những thử thách này đều cần phải có sự chín chắn, tỉ mỉ - sự khôn ngoan để chấp thuận một công việc cực nhọc và để biến ước mơ thành sự thật. Là một người chủ doanh nghiệp, bạn cần phải biết mơ mộng nhưng đồng thời cũng phải bám sát thực tế. Bạn cần lập ra những mục tiêu và kế hoạch để thực hiện ước mơ nhưng chúng cũng phải thực tế và có thể đạt được. Bạn cần chấp nhận những hạn chế của mình trong ngắn hạn và săn lùng, tìm kiếm những con đường để phát triển. Đó chính sự chín chắn, tỉ mỉ. Kiến thức và kinh nghiệm Để tự tin và thu phục lòng trung thành của các nhân viên lẫn khách hàng, bạn phải cung cấp sản phẩm/dịch vụ có chất lượng hạng nhất với một mức giá cạnh tranh. Nó có nghĩa là bạn cần phải thấu hiểu doanh nghiệp và ngành công nghiệp của mình cả trong lẫn ngoài. Nhưng điều đó không hẳn là bạn phải kinh doanh trong lĩnh vực bạn biết chỉ vì bạn nghĩ rằng bạn biết tất cả (nhưng có lẽ bạn lại chẳng mặn mà gì với nó cho lắm). Bạn có thể chọn lựa thật kỹ để mở một doanh nghiệp theo sở thích ha y lĩnh vực mà bạn có kinh nghiệm và cảm thấy lý thú. Thuê những nhân viên bán hàng hay các chuyên gia cũng là một cách khác để học hỏi cách thức tổ chức, điều hành như thế nào. Bạn không thể cứ trông chờ một ngày nào đó mình sẽ trở thành chuyên gia ở mọi công việc, vì vậy hãy lôi kéo những người có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn vào tham gia.
  3. Đối với nhà kinh doanh được nhượng quyền, khóa huấn luyện mà nhà kinh doanh nhượng quyền dành cho họ sẽ cung cấp cả một nguồn kiến thức. Vì nhà kinh doanh nhượng quyền hiểu rằng một người chủ mới có áp dụng thành công hệ thống của họ hay không phụ thuộc vào chất lượng khóa huấn luyện. Do vậy nhà kinh doanh nhượng quyền đã đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng chương trình huấn luyện những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong ngành, đặc biệt hơn nữa là cách thức mà họ điều hành chuyện kinh doanh của mình. Những khóa học này không bao hàm mọi thứ. Trong khi huấn luyện chỉ có thể tập trung vào thực chất vấn đề của một hệ thống dịch vụ cá biệt, nhà kinh doanh nhượng quyền có thể để mặc cho bạn những nguyên tắc kinh doanh và quản lý nói chung. Hãy khôn ngoan: tích lũy những kỹ năng cá nhân cần thiết cho bạn. H ãy cân nhắc năng lực, khả năng của bạn trong những lĩnh vực như tài chính, marketing, kế toán, nhân sự, điều hành, và quảng cáo. Biết được đâu là giới hạn và khi nào thì bạn phải đụng độ với chúng, tìm ra một con đường để mở rộng kíến thức của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2