intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 3 Năm 1957, Tổng thống Syrie là Choukri Kouatly, một nhà ái quốc đã chiến đấu cho nền độc lập của tổ quốc và đã chủ trương phải thống nhất các quốc gia Ả Rập cho thành một khối mạnh. Từ sau Thế chiến, Syrie là đồng minh thủy chung nhất của Ai Cập. Điều mục thứ nhất của hiến pháp Syrie tuyên bố “Dân tộc Syrie là một phần tử của quốc gia Ả Rập”; mà điều mục thứ nhất của hiến pháp Ai Cập cũng y hệt: “Dân tộc Ai Cập là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 3

  1. Bản lề của 3 châu Á-Phi-Âu 3 Năm 1957, Tổng thống Syrie là Choukri Kouatly, một nhà ái quốc đã chiến đấu cho nền độc lập của tổ quốc và đã chủ trương phải thống nhất các quốc gia Ả Rập cho thành một khối mạnh. Từ sau Thế chiến, Syrie là đồng minh thủy chung nhất của Ai Cập. Điều mục thứ nhất của hiến pháp Syrie tuyên bố “Dân tộc Syrie là một phần tử của quốc gia Ả Rập”; mà điều mục thứ nhất của hiến pháp Ai Cập cũng y hệt: “Dân tộc Ai Cập là một phần tử của quốc gia Ả Rập”. Hai xứ đó đều đeo đuổi một mục đích chung và đã có lần liên kết với nhau thành một khối. Nhưng sự liên kết đó thiếu nhiều yếu tố thực tế nên không được chặt chẽ: hai xứ đó không chung biên giới với nhau, bị xứ Jordani ngăn cách, mà xứ này không đứng về phe Ai Cập, tức phe thân Nga, mà đứng về phe Ả Rập Saudi, tức phe thân Mỹ; lại thêm tổ chức kinh tế, mức sống của hai xứ cũng khác nhau (mức sống Ai Cập thấp hơn), tính tình, quyền lợi của dân chúng khác nhau, thành thử tại Syrie luôn luôn có những nhóm chống đối chính sách li ên kết với Ai Cập. Iraq: Thời thượng cổ là miền Mésopotame, miền của hai con sông Tigre và Euphrate. Trái hẳn với Ả Rập Saudi, miền này không có cát mà toàn đất sét. Diện tích: 370.000 cây số vuông; dân số hiện nay vào khoảng sáu bảy triệu. Kinh đô là Bagdad.
  2. Năm 1919 bị đặt dưới sự ủy trị của Anh, từ năm 1932 thành một vương quốc độc lập. Năm 1958 quốc vương Faycal II, dòng dõi Hachémite, em họ của Hussein, quốc vương Jordani, bị một nhóm cách mạng bắn chết, và tướng Abdul Karim Kassem lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Iraq. Xứ đó gồm ba miền: phía Bắc là miền Kurdistan, nhiều đồi núi, dân chúng hầu hết là giống người Kurde thường đòi được tự trị; phía Nam là miền cánh đồng nằm trên hạ lưu hai con sông Tigre và Euphrate, trồng trọt được, và có thể phì nhiêu khi các công tác dẫn nước và tháo nước hoàn thành; phía Tây là bãi sa mạc Syrie. Trong các xứ Ả Rập, Iraq có tương lai hơn cả về kinh tế: hơn Ả Rập Saudi vì có rừng, có ruộng; hơn Ai Cập vì có mỏ dầu lửa. Chính tại Iran (Ba Tư) và Iraq, người Anh đã tìm được những mỏ dầu lửa đầu tiên ở Tây Á, và tới nay công ty Iraq Petroleum vẫn khai thác các giếng dầu ở Iraq mỗi năm đ ược khoảng 50 triệu tấn, nghĩa là 1.400.000 thùng (bình) mỗi ngày. Ngoài ra còn 8 triệu tấn của công ty Bassorah, và 2 triệu tấn của công ty Massul. Có năm ống dẫn dầu chạy song song nhau đưa cái "suối vàng" đó ra Địa Trung Hải, một ống đưa tới Banyas ở Syrie và hai ống tới Tripoli ở Lybia. Khi Palestine ch ưa thành Israel, còn là xứ ủy trị của Anh, hai ống dẫn dầu sau chia ra hai nhánh đi qua địa phận Jordani và tới Haifa. Từ khi quốc gia Israel thành lập, Iraq bít hai ống nhánh ấy, làm cho Jordani thiệt lây một số lợi. Trong vụ chiến tranh năm 1956 về kênh Suez, để hưởng ứng với Ai Cập, Iraq không tiếp tế dầu cho Anh, Mỹ và các ống dẫn dầu đều bị cắt đứt ít tháng, thiệt cho Iraq một số lợi tức.
  3. Nhờ lợi tức về dầu lửa, Iraq bắt đầu kiến thiết các xưởng máy, trường học, dưỡng đường, xây đập để ngăn nước trên hai con sông Tigre và Euphrate rồi dẫn vào ruộng. Koweit ở phía Nam Iraq, trên bờ vịnh Ba Tư, là một tiểu quốc vào hạng nhỏ nhất thế giới mà rất giàu: 80.000 cây số vuông, chừng 200.000 dân. Đất khô cằn nhưng chứa những suối dầu phong phú nhất thế giới. Giữa thế kỷ trước người Anh tìm một đường qua phương Đông đã để ý tới Koweit; năm 1899, được Thổ tặng cho, không ngờ được hưởng một biển ngọc trai và một biển dầu lửa, vì mỏ dầu lửa ở đây rộng lớn vô cùng, lan cả ra dưới đáy biển. Hai công ty Gulf Oil của Mỹ và Anglo-Iranien Oil của Anh chia nhau khai thác; quốc vương Koweit chỉ ngồi không mà thu Mỹ kim và Anh kim. Nếu lấy lợi tức của Koweit mà chia đều cho mỗi người dân thì dân Koweit sung sướng hơn người Mỹ nữa. Đường sá rất tốt, trường học và dưỡng đường đầy đủ tiện nghi. Vì giàu quá mà lại nhỏ, nên Koweit bị các quốc gia Ả Rập chung quanh dòm ngó. Iraq muốn sáp nhập cái thẻo nhỏ đó nhất. Ả Rập Saudi cũng muốn nhích một bước đặt chân lên Koweit, thậm chí Iran không chung biên giới với Koweit, cũng muốn vươn tay qua địa phận Iraq để vuốt ve Koweit. Ba quốc gia láng giềng Iraq, Ả Rập Saudi, Iran đó đều được Allah chia phần dầu lửa cho cả, nước nào khai thác cũng không hết, mà họ vẫn tham, làm cho Nasser có lẽ phải bực mình, và có kẻ xấu miệng bảo Nasser muốn thống nhất các quốc gia Ả Rập để chia lợi c ủa Koweit trước hết.
  4. Các giới trí thức Koweit chia rẽ thành hai phái: một phái muốn sáp nhập với Iraq, một phái muốn độc lập. Dĩ nhiên Anh muốn cho Koweit độc lập, để luôn luôn phải nhờ sự che chở của mình, và luôn luôn Anh tận tình che chở Koweit. Hiện nay Kowiet là một vương quốc độc lập. Miền sông Nil Ai Cập. Trong khối Ả Rập, Ai Cập là nước lớn thứ nhì: 1.050.000 cây s ố vuông (bằng ba lần toàn thể lãnh thổ Việt Nam từ Nam Quan tới Cà Mau), chỉ kém Ả Rập Saudi; và là nước đông dân cư nhất: hiện nay độ ba chục triệu người, hơn cả dân số các nước Ả Rập khác gộp lại. Tuy rộng lớn như vậy mà sự thực nó lại rất nhỏ vì chỉ có 3% đất đai trồng trọt được. Ngồi trên máy bay ngó xuống, ta thấy một dải lụa xanh dài mà nhỏ, uốn khúc theo lòng con sôn g Nil ở giữa một bãi cát vàng mênh mông, rồi tới gần biển thì dải lụa đó xòe ra thành hình quạt; chỗ đó là miền hạ lưu sông Nil. Miền hạ lưu này là một tam giác đáy dài khoảng hai trăm cây số nằm theo bờ Địa Trung Hải, đỉnh nằm ở Le Caire (Thủ đô). Nó không lớn gì hơn hạ lưu sông Nhị và sông Thái Bình ở miền Bắc Việt Nam mà lại không phì nhiêu bằng vì chỗ nào cũng có cát, ngay ở Le Caire cũng nhiều cát hơn đất thịt. Năm 1960 chỉ có khoảng ba chục ngàn cây số vuông cày cấy được để nuôi 24 triệu dân. Ta thử tưởng tượng toàn thể dân Việt từ Bắc tới Nam dồn cả vào một khu nằm ở phía tây nam sông Tiền Giang, nghĩa là từ Hồng Ngự, Sa Đéc, Vĩnh
  5. Long, Trà Vinh tới Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau thì sẽ thấy dân Ai Cập chen chúc nhau ra sao trên những cánh đồng của họ. Họ sống được là nhờ con sông Nil. Sử gia Hérodote thời Th ượng cổ đã bảo Ai Cập là một tặng vật của sông Nil, nghĩa là không có sông Nil thì không có dân Ai Cập, không có quốc gia Ai Cập. Con sông đó đối với người Ai Cập cũng thiêng liêng như con sông Gange đối với người Ấn Độ. Cứ tới mùa nước lớn thì “cây cối hai bên bờ tươi cười, dân chúng múa hát mà thần thánh cũng hài lòng”. Nhưng mỗi năm chỉ được hai tháng như vậy mà trong hai tháng đó, nước sông Nil cuồn cuộn chảy ra biển, mất tới chín phần mười và những miền cách hai bờ sông vài cây số vẫn thiếu nước để trồng trọt. Còn như trông vào mưa thì chỉ có hai ngày mưa! Cho nên vấn đề khẩn cấp ở Ai Cập là vấn đề nước, khẩn cấp hơn cả Ả Rập Saudi vì Ai Cập không có giếng dầu mà dân số lại đông gấp bốn năm Ả Rập Saudi. Làm sao nuôi nổi 30 triệu dân đó? Không giải quyết nổi thì sẽ loạn. Napoleon khi qua Ai Cập, đứng nhìn dòng sông Nil, bảo Desaix: “Nếu tôi cai trị xứ này thì không để cho một giọt nước nào của sông Nil chảy ra tới biển!”. Ai cũng nghĩ vậy, cho nên Nasser lo đến vấn đề đó trước nhất. Muốn ngăn n ước sông Nil chảy ra biển, chỉ có mỗi một cách là đắp đập trên sông để tháo nước vào các miền khô cháy hai bên bờ. Khi mới cầm quyền, Nasser đã cho nghiên cứu ngay dự án xây đập ở Assouan Th ượng. Gọi là Assouan Thượng để phân biệt với một cái đập nhỏ không đủ dùng mà người Anh đã xây cất ở Assouan hồi trước, mà bây giờ người ta gọi là đập Assouan Hạ, vì nó ở dưới dòng, cách đập Thượng mười lăm cây số.
  6. Gần đây các nhà địa chất học lại tìm thấy một con sông Nil thứ nhì chảy ngầm dưới đá, song song với con sông thứ nhất. Chính phủ Ai Cập tính cho đ ào những giếng sâu từ 200 đến 600 thước theo dòng sông đó để bơm nước trồng trọt được khoảng một triệu mẫu đất nữa. Nhưng người ta tính rằng dù thực hiện xong hai công trình đó xây đập và đào giếng - thì số nông phẩm tăng lên cũng chỉ đủ bù số tăng gia dân số trong vài chục năm nữa, và dân Ai Cập cũng vẫn nghèo đói nếu không phát triển về kỹ nghệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2