intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bản năng tính dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

150
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề tính dục là một trong những vấn đề trung tâm của học thuyết Phân tâm học Freud. Phân tâm học tìm hiểu trạng thái tâm lý của vấn đề tính dục, từ đó để xem xét những ảnh hưởng của nó về mặt tinh thần của con người. Trong dòng chảy hối hả văn học về đề tài tính dục, nhà văn Nguyễn Đình Tú coi đó như là ẩn ức của thế hệ trẻ, một lối sống trong thời đại hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bản năng tính dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 101 – 105<br /> <br /> An Giang University<br /> <br /> BẢN NĂNG TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ<br /> Nguyễn Trọng Hiếu1<br /> 1<br /> <br /> ThS. Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 18/04/14<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 27/08/14<br /> Ngày chấp nhận đăng: 03/15<br /> Title:<br /> Sexual instincts in Nguyen<br /> Dinh Tu’s novels<br /> Từ khóa:<br /> Tính dục, phân tâm học, tâm lý<br /> nhân vật, ẩn ức<br /> Keywords:<br /> Sexual, Psychoanalysis,<br /> characters’ psychology,<br /> depression<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Libido is an appropriate issue of the Freud's theory that has analysized the<br /> sexual characteristics due to its impacts on the human’s spirits. Nguyen Dinh Tu<br /> has also considered this because of the feelings of the younger generations. His<br /> styles have leads the audiences to clasified feelings when enjoying the novels,<br /> such as simple and sympathized feelings that belong to its characters.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Vấn đề tính dục là một trong những vấn đề trung tâm của học thuyết Phân tâm<br /> học Freud. Phân tâm học tìm hiểu trạng thái tâm lý của vấn đề tính dục, từ đó để<br /> xem xét những ảnh hưởng của nó về mặt tinh thần của con người. Trong dòng<br /> chảy hối hả văn học về đề tài tính dục, nhà văn Nguyễn Đình Tú coi đó như là ẩn<br /> ức của thế hệ trẻ, một lối sống trong thời đại hiện nay. Ngòi bút của nhà văn dẫn<br /> độc giả tránh khỏi cảm giác khó chịu, khi tiếp cận với những chi tiết tưởng như<br /> dữ dội, sa đà mà chừng mực, vừa phải và biết dừng lại đúng lúc. Bởi vậy, người<br /> đọc chứng kiến những cung bậc tính dục thật tự nhiên và đồng cảm theo diễn<br /> biến tâm lý của nhân vật.<br /> <br /> 1. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> Nhà văn Nguyễn Đình Tú hiện là trưởng ban văn<br /> xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tuy tuổi đời<br /> còn khá trẻ nhưng nhà văn đã sở hữu trong tay 7<br /> cuốn tiểu thuyết, trong phạm vi bài viết này,<br /> chúng tôi chỉ khảo sát 4 tiểu thuyết nổi bật của<br /> Nguyễn Đình Tú: Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên<br /> bản và Kín. Nguyễn Đình Tú được biết đến qua<br /> những cuốn tiểu thuyết mang đậm thông điệp<br /> dành cho những người trẻ. Tiểu thuyết của anh thể<br /> hiện sự nhạy bén về tư duy nghệ thuật trong việc<br /> nhận thức tối đa thực trạng suy thoái, băng hoại<br /> đạo đức, nhân cách của con người, đặc biệt là thế<br /> hệ trẻ hiện nay. Với kinh nghiệm vốn có của một<br /> người từng làm việc trong Viện kiểm sát cộng với<br /> tài năng của một nhà văn, Nguyễn Đình Tú đã khá<br /> thành công khi tạo được cho mình một cách tiếp<br /> cận hiện thực mà nói như nhà văn Chu Lai là<br /> “không né tránh bất cứ thứ gì mà cuộc sống khuất<br /> lấp và ngổn ngang đang phô bày”.<br /> <br /> XIX đầu thế kỷ XX, với sự sáng tạo của nhà tâm<br /> lý học người Áo Sigmund Freud (1856 - 1939), sự<br /> kế thừa và phát triển của Carl Gustav Jung (1875 1961), Fromm (1900 - 1980) và sau đó, có ảnh<br /> hưởng mạnh mẽ đến lịch sử tư tưởng của nhân<br /> loại. Tạo cú sốc thứ ba cho lịch sử phát triển của<br /> loài người sau phát hiện của Copernius và<br /> Darwin, Phân tâm học với học thuyết về cái tôi vô<br /> thức của đời sống tinh thần con người đã khám<br /> phá được những bí ẩn, những khát vọng thầm kín<br /> trong miền sâu thẳm của tâm hồn con người, thay<br /> đổi cả cái nhìn của con người về chính bản thân<br /> họ.<br /> Vấn đề tính dục là một trong những vấn đề trung<br /> tâm của học thuyết Phân tâm học S.Freud. Nó có<br /> vai trò to lớn đối với đời sống con người và xã<br /> hội. Theo Freud, tính dục là cốt lõi của vô thức,<br /> tính dục không phụ thuộc vào những phương thức<br /> biểu hiện như người ta vốn quan niệm. Phân tâm<br /> học tìm hiểu trạng thái tâm lý của vấn đề tính dục,<br /> <br /> Học thuyết Phân tâm học ra đời vào cuối thế kỷ<br /> 101<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 101 – 105<br /> <br /> An Giang University<br /> <br /> từ đó để xem xét những ảnh hưởng của nó về mặt<br /> tinh thần của con người.<br /> <br /> nâng niu, mơn trớn như thế này. Hai bầu vú em<br /> căng lên, sự thèm khát trong em trỗi dậy, em để<br /> mặc Hưng bù đắp cho em bằng những va chạm đê<br /> mê” (Phiên bản, 2009, tr.266). Hương ga luôn hi<br /> vọng Hưng mã sẽ là bến bờ hạnh phúc của cuộc<br /> đời cô. Vì thế Hương ga yêu hết mình và tận<br /> hưởng những giây phút thăng hoa cùng Hưng mã<br /> mà không hề suy nghĩ, đắn đo: “Hưng dẫn em đi<br /> qua miền cực lạc của trai gái, của cuộc sống bụi<br /> đời, của những ngày tháng đứng bãi, của những<br /> mộng mơ mê đắm đầu đường xó chợ. Hưng sở<br /> hữu một cơ thể gầy gò nhưng dẻo dai, những hình<br /> xăm trên cơ thể Hưng rất ấn tượng với em. Hưng<br /> lại rất có kinh nghiệm trong cái chuyện cọ xát da<br /> thịt (…), làm em tê dại bởi khoái cảm” (Phiên<br /> bản, 2009, tr.184-185).<br /> <br /> Trước 1975, Phân tâm học vào Việt Nam chủ yếu<br /> là do tầng lớp trí thức có dịp học tập và nghiên<br /> cứu ở nước ngoài đưa về nước, tuy nhiên do nhiều<br /> nhân tố chi phối, Phân tâm học xuất hiện chưa<br /> thành hệ hình lý thuyết hoàn chỉnh. Các ngành<br /> nghiên cứu tiếp nhận Phân tâm học ở một số khía<br /> cạnh hoặc một phần của học thuyết (phù hợp với<br /> ngành họ nghiên cứu), vì vậy chưa có tính liên kết<br /> đa chiều. Theo nghĩa đó thì Phân tâm học chưa trở<br /> thành lý thuyết có sức hấp dẫn với khoa học thực<br /> nghiệm và đặc biệt là trong nghệ thuật. Đối với<br /> nghệ thuật mà chủ yếu là trong văn chương, một<br /> số nhà văn đã tiếp nhận Phân tâm học và đưa vào<br /> sáng tác của mình, song việc tiếp nhận vẫn chỉ<br /> dừng lại ở “bản năng tính dục”. Các tác phẩm<br /> của Nguyễn Thị Hoàng, Thanh Tâm Tuyền, Tuý<br /> Hồng, Thuỵ Vũ, Nguyễn Mạnh Côn, Chu Tử…<br /> tập trung khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật<br /> ở những cơn khát dục của nhân vật hay mặc cảm<br /> tình dục. Họ chưa chú trọng nhiều cho việc tìm<br /> hiểu sự biểu hiện của vô thức, đặc biệt là vô thức<br /> cá nhân trong chiến tranh bên cạnh chủ nghĩa anh<br /> hùng tập thể, chưa khai thác được ẩn ức, nỗi ám<br /> ảnh của con người với tư cách là một thân phận<br /> hay vấn đề tính dục gắn với những giá trị nhân<br /> văn. Sau 1975, đặc biệt là từ sau đổi mới 1986,<br /> với chính sách mở cửa, học thuật nước nhà có dịp<br /> tiếp cận với khoa học bên ngoài qua con đường<br /> giao lưu và tiếp nhận văn hóa giữa các nước. Khi<br /> ấy, Phân tâm học với tư cách là ngành khoa học<br /> thực nghiệm được sử dụng mạnh mẽ ở các nước<br /> Tây Âu, có điều kiện vào nước ta, trên cơ sở tiếp<br /> nhận về mặt lý thuyết và được công khai sử dụng<br /> trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học<br /> nhân văn.<br /> <br /> Tính dục phản ánh tính cách con người. Hành vi<br /> tình dục không chỉ gói gọn ở tính chất xác thịt mà<br /> nó là kết quả của tình yêu đẹp đẽ. Tình yêu giữa<br /> Hương ga và Tùng hê rô trong tiểu thuyết Phiên<br /> bản là một tình yêu đẹp, hết lòng vì nhau. Bên<br /> Tùng, Hương ga được sống với chính mình, tận<br /> hưởng những giây phút thăng hoa trong sự thỏa<br /> mãn: “Ngay cả những lúc quỳ trước em, đổ bóng<br /> lên người em, dồn dập vào trong em, em vẫn cảm<br /> nhận được sự gượng nhẹ từ Tùng. Tùng sợ cái<br /> khung người quá khổ sẽ đè bẹp em, nghiền nát<br /> em, tổn thương em. Tùng dẻo dai nhưng không<br /> mạnh bạo. Sự đều đặn của Tùng như mồi lửa kiên<br /> nhẫn đưa vào khối nước đá trong em làm chúng<br /> tan chảy. Sự tan chảy ấy trở thành thác lũ quay lại<br /> cuốn phăng Tùng đi” (Phiên bản, 2009, tr.301).<br /> Tình yêu giữa Tùng hê rô và Hương ga được xây<br /> đắp từ những nghĩa cử cao đẹp của tình người. Họ<br /> biết sống cho nhau và vì nhau. Giữa bản năng và<br /> nhân tính, họ nghiêng về nhân tính nhiều hơn.<br /> Tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú không<br /> chỉ là bản năng mà còn thể hiện chất nhân văn,<br /> nhân bản, tình người cao đẹp. Nhà văn miêu tả<br /> cảnh ái ân, hoan lạc của những nhân vật trong tác<br /> phẩm, thật sự là những khoảnh khắc rất “người”.<br /> Người đọc thật sự rung động và hòa cùng cảm xúc<br /> với các nhân vật khi đọc đoạn văn miêu tả giây<br /> phút đầu tiên Đại cùng Duyên trong tiểu thuyết<br /> Nháp mang đầy tính bản năng. Nguyễn Đình Tú<br /> đã miêu tả cảnh ân ái giữa Đại và Duyên thật lãng<br /> mạn và cảm xúc. Từ không gian gợi tình đưa đẩy,<br /> đến những biểu hiện gợi tình của giới tính, tất cả<br /> hiện lên thật hài hòa: “Gió mơn man da thịt. Bên<br /> thì mở lòng, bên thì tò mò, mong mỏi. Thế là<br /> những nụ hôn trao nhau. Thế là những chiếc cúc<br /> <br /> 2. PHẦN NỘI DUNG<br /> 2.1 Tính dục với những cảm xúc thiêng liêng<br /> Tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, trước<br /> hết được miêu tả như một nhu cầu tự nhiên, một<br /> phần tất yếu của cuộc sống, động lực thúc đẩy con<br /> người hướng về điều tốt đẹp. Nhân vật Hương ga<br /> trong tiểu thuyết Phiên bản đang ở cái tuổi mới<br /> lớn, hừng hực sức yêu. Những tháng ngày kiếm<br /> sống nơi bến bãi, lang thang, cô đơn, phút giây<br /> khoái cảm bên Hưng mã là nguồn sống cho sự tồn<br /> tại của Hương ga: “Da thịt em lâu lắm rồi mới lại<br /> được những ngón tay đàn ông vuốt ve, mò mẫm,<br /> <br /> 102<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 101 – 105<br /> <br /> An Giang University<br /> <br /> bật tung. Đại ơi, Duyên sợ lắm! Sợ gì? Đau!<br /> Không đau đâu. Thế là người phủ lên người, da<br /> thịt phủ lên da thịt, hoàng hôn phủ lên hoàng hôn.<br /> Cả đám hoa dạ thảo ven hồ nát bấy dưới hai thân<br /> hình căng tràn sức thanh xuân” (Nháp, 2011,<br /> tr.131). Từ phút thăng hoa, khoái lạc ấy, Đại cảm<br /> thấy hân hoan trong lòng. Cùng với sự biến đổi về<br /> mặt tâm lý, là cả một sự thay đổi lớn đang diễn ra<br /> bên trong tâm hồn của cả hai người. Nguyễn Đình<br /> Tú thật tinh tế và tỏ ra thấu hiểu tâm lý nhân vật<br /> khi nói lên những cảm xúc của họ: “Cả hai đều<br /> cảm thấy có một cái gì đó đang nứt ra trong mình.<br /> Những bước chân đầu tiên thật ngượng ngạo,<br /> khắp da thịt đâu cũng thấy tê tê giần giật, cảm xúc<br /> dâng lên trái chiều và căng cứng, vừa thích thú<br /> vừa e ngại, vừa trống rỗng vừa bồi hồi” (Nháp,<br /> 2011, tr.131).<br /> <br /> Bởi vậy, người đọc chứng kiến những cung bậc<br /> tính dục thật tự nhiên và đồng cảm theo diễn biến<br /> tâm lý của nhân vật.<br /> 2.2 Tính dục lệch hướng<br /> Bên cạnh việc thể hiện đời sống tính dục với<br /> những cảm xúc nhân tính, nhà văn Nguyễn Đình<br /> Tú còn đi sâu khám phá bi kịch tâm hồn con<br /> người, thông qua việc lột hiện những ẩn ức tình<br /> dục, bi kịch đồng giới, bi kịch tính giao khác<br /> chủng tộc và cách thức sinh hoạt tình dục suy đồi<br /> của một bộ phận thế hệ trẻ.<br /> Thông qua việc miêu tả một cách chân thực, sống<br /> động về những hành vi tình dục lệch hướng trong<br /> tiểu thuyết Nháp, nhà văn lý giải khá thuyết phục<br /> cái yếm thế, sự tự ti hèn yếu về tâm hồn của<br /> những người đàn ông Việt, trong một xã hội có<br /> những chuẩn mực bị đảo lộn, nhiều quan điểm bị<br /> thay đổi từng ngày… mà con người đôi khi rơi<br /> vào trạng thái của sự khát thèm thái quá hay bị lạc<br /> vào mớ bòng bong rối rắm phức tạp không lối<br /> thoát. Nhân vật Thạch do những biến động của<br /> cuộc đời đã để lại nhiều ẩn ức, mặc cảm dồn nén,<br /> khiến khả năng tình dục bị hạn chế, dần dần sa<br /> đọa về sinh lý, nhân cách, lao vào mối quan hệ<br /> đồng tính nhằm chứng tỏ cái “bản lĩnh đàn ông”<br /> trong con người. Cuộc đời của Thạch là một bi<br /> kịch không lối thoát: nỗi đau khi bị mẹ bỏ rơi để<br /> lấy chồng Tây, lại thêm sự thật trước mắt, bị<br /> người yêu chê “yếu” đi lấy chồng Tây: “Anh hãy<br /> chứng tỏ điều gì đó hơn Jack đi” (Nháp, 2011,<br /> tr.105).<br /> <br /> Trong tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Nguyễn Đình<br /> Tú miêu tả cảnh nhân vật Bạch Đàn và Dịu, hai<br /> tâm hồn, hai thể xác hòa quyện vào nhau dưới<br /> sông trăng thật đẹp, thật cảm xúc và đó cũng là<br /> giây phút đầu tiên của đời người, thăng hoa khoái<br /> lạc để nuôi lớn tình yêu trong nhau. Nhà văn đã<br /> dành những trang viết thật nhẹ nhàng, vừa phải, tế<br /> nhị về khoảnh khắc giao hoan thật diệu kỳ giữa<br /> đôi bạn trẻ, trong một đêm trăng dập dềnh sóng<br /> nước: “Bóng trăng mơn man vành môi thiếu nữ<br /> ngọt mềm mê đắm của Dịu rồi khẽ lần tìm xuống<br /> vùng cổ trắng ngần. Bóng trăng quờ tay vuốt ve<br /> bả vai và eo lưng Dịu. Dịu nhắm mắt, run rẩy<br /> dưới bóng trăng rừng rực hơi thở nồng nàn ấm<br /> nóng” (Hồ sơ một tử tù, 2011, tr.115). Và rồi, tất<br /> cả hòa quyện vào nhau trong lung linh, huyền ảo,<br /> đưa Dịu bay lên, trôi đi trong cảm giác thiên thần:<br /> “Bóng trăng yêu Dịu cuồng nhiệt, phủ lên người<br /> Dịu những cái hôn lửa đốt, những dập dềnh sóng<br /> lũ, những lắng diệu êm ái, những rầm rì yêu<br /> đương, cả chút bạo liệt băm bổ. Bóng trăng mở<br /> hết tất cả các giác quan để thỏa mãn sự khám phá<br /> Dịu. Dịu thả lỏng toàn thân cho những khoái cảm<br /> tràn đến từng thớ thịt” (Hồ sơ một tử tù, 2011,<br /> tr.115). Hình ảnh Dịu là tất cả những gì đẹp nhất<br /> và cũng xót xa nhất trong kí ức của Đàn.<br /> <br /> Chính những nỗi ám ảnh về sự yếu kém trong đời<br /> sống tình dục cứ tích tụ, dồn nén trong tâm hồn<br /> Thạch đã làm cho Thạch lao vào tìm kiếm mọi<br /> phương cách để khẳng định tính dục của người<br /> đàn ông Việt. Và Thạch đã quen với một bác sĩ<br /> nam khoa với nickname Galaloai, chuyên về “rối<br /> loạn cương” và cũng là một gã “gay chìm”. Cứ<br /> như thế, Thạch rơi vào bế tắc, hoảng loạn khi<br /> càng ngày càng nhận ra cơ chế tình dục của mình<br /> đã trở nên khác thường, gã đồng tính đã “phá hủy<br /> cơ thể sinh lý bình thường của hắn, tiêu diệt xúc<br /> cảm tan chảy trong mạch máu hắn, hắn biến thành<br /> thứ lưỡng tính nhờ mỗi khi lên giường” (Nháp,<br /> 2011, tr.255). Sự bệnh hoạn, khiếm khuyết, yếm<br /> thế, tự ti trong tâm hồn, khiến họ không dám sống<br /> với chính mình, không đủ bản năng để vượt khỏi<br /> bi kịch do chính họ giăng ra rồi mắc kẹt trong đó.<br /> Đúng như nhận định của nhà văn Chu Lai về tiểu<br /> <br /> Viết về đời sống tính dục, Nguyễn Đình Tú đã rất<br /> khéo léo trong việc miêu tả những tình huống ái<br /> ân, những cảm xúc giao hoan và cả vẻ đẹp phồn<br /> thực của cơ thể con người mà không bị lặp, không<br /> gây cảm giác nhàm chán. Ngòi bút của nhà văn<br /> dẫn độc giả tránh khỏi cảm giác khó chịu, khi tiếp<br /> cận với những chi tiết tưởng như dữ dội, sa đà mà<br /> chừng mực, vừa phải và biết dừng lại đúng lúc.<br /> 103<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 101 – 105<br /> <br /> An Giang University<br /> <br /> thuyết Nháp: “Sao cuộc sống buồn thế, sao cuộc<br /> sống có quá nhiều những con người không dám<br /> sống đúng mình, sống đầy mặc cảm quẩn quanh,<br /> sống cái kiểu thân làm tội đời ích kỷ và tự kỷ như<br /> thế?” (Nháp, 2011, tr.323).<br /> <br /> thân người mặt thú gắn kết với nhau theo chiều<br /> ngang rồi chiều dọc, từ hình vuông sang hình tròn,<br /> nối đuôi nhau” (Kín, 2010, tr.431). Nhà văn miêu<br /> tả cảnh làm tình bệnh hoạn, tởm lợm, ghê rợn của<br /> Quỳnh và nhóm bạn, người đọc không khỏi bức<br /> xúc, lo ngại về lối sống quen thói hưởng thụ ích<br /> kỷ, dẫn đến buông thả, suy đồi của không ít giới<br /> trẻ hiện nay. Họ không lo tìm kiếm cho mình một<br /> tương lai tốt đẹp, mà đánh đổi tất cả để tận hưởng<br /> mọi khoái lạc của cuộc sống, để bản năng lấn át lý<br /> trí và chiều theo tiếng gọi của dục vọng đen tối.<br /> Tìm hiểu sự miêu tả tính dục lệch hướng trong<br /> tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, không những giúp<br /> người đọc hiểu được tâm, sinh lý của con người<br /> với những khuất lấp, sâu kín, bí ẩn, mà còn là<br /> thông điệp nóng gởi đến bạn đọc về trạng thái tinh<br /> thần, suy nghĩ, lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ<br /> đương đại.<br /> <br /> Khép lại tiểu thuyết Nháp, người đọc chưa dứt<br /> khỏi những ám ảnh bi kịch về câu chuyện đồng<br /> tính giữa Galaloai và Thạch, thì tiểu thuyết Kín lại<br /> mở ra những trang day dứt về mối quan hệ đồng<br /> tính giữa Tráng và Pu. Nhà văn đã thể hiện một<br /> cách gián tiếp qua cảm nhận và phát hiện của<br /> Quỳnh, người bạn gái ở cùng nhà với Tráng ở<br /> Malaysia. Quỳnh đã nhận ra: “Sắc thái tình cảm<br /> của Tráng thật khó hiểu. Không thể gọi tên ra<br /> được. Anh ta quý Quỳnh như một cô em gái,<br /> chiều Quỳnh như một người bạn học, trân trọng<br /> Quỳnh như một người yêu mới tỏ tình, nhưng<br /> chưa bao giờ anh ta có khoái cảm trai gái và yêu<br /> thương Quỳnh như yêu thương một người tình”<br /> (Kín, 2010, tr.339).<br /> <br /> 3. PHẦN KẾT LUẬN<br /> Với nhà văn Nguyễn Đình Tú, viết về tính dục<br /> nhưng tránh sa vào những trang viết tầm thường,<br /> thô tục không đơn giản như viết những trang sách<br /> giáo điều cấm cản tính dục. Một vấn đề tưởng như<br /> đơn giản, gần với con người nhưng nói ra như<br /> mắc tâm bệnh ghê gớm, đồi trụy; mà chỉ cần<br /> không chắc tay người viết sẽ sa vào lối cụt. Vững<br /> tin và vững bước trên con đường mình đã chọn,<br /> tác giả luôn tâm niệm: Đằng sau những trường<br /> đoạn sex nóng bỏng, tác phẩm của anh chứa đựng<br /> những vấn đề của thế thái nhân tình, là “cái nóng<br /> ẩn chứa bên trong tác phẩm chứ không phải là cái<br /> nóng ở đề tài, ở bề nổi của những trang sách”.<br /> <br /> Tình cảm của Tráng dành cho Quỳnh chỉ dừng lại<br /> ở đó. Và mãi đến sau, sau cái chết bất ngờ của<br /> Tráng và Pu, Quỳnh mới phát hiện ra mối quan hệ<br /> bất thường của họ: “Quỳnh đã vô cùng kinh ngạc<br /> khi thấy những hình ảnh thầm kín, khác thường<br /> của Tráng và Pu, không chỉ những tấm ảnh chụp<br /> tình tứ mà còn nhiều video clip trong máy vi tính<br /> và những đĩa mềm chứa những thao tác hết sức dị<br /> thường giữa hai người con trai. Quỳnh rùng mình<br /> nhận ra man điệu của lưỡi có xuất xứ từ những<br /> cuộc làm tình đặc biệt giữa Tráng và Pu” (Kín,<br /> 2010, tr.259). Bi kịch cuộc đời của hai nhân vật<br /> Tráng và Pu chỉ là một nét vẽ trong bức tranh<br /> chung về những vấn đề đang còn tồn tại một cách<br /> bức bối trong đời sống của giới trẻ đương đại mà<br /> Nguyễn Đình Tú muốn phơi trải.<br /> <br /> Vì vậy, thành công trong những trang tiểu thuyết<br /> “không phải ai cũng kể được” không chỉ là bản<br /> lĩnh “chấp nhận những gì văn chương đem lại”,<br /> mà còn là tài năng đích thực của nghệ sĩ chấp<br /> nhận gánh trên vai “nghiệp chữ” nhiều hệ lụy.<br /> <br /> Xu hướng tính dục lệch hướng còn được thể hiện<br /> qua lối làm tình tập thể, thác loạn trong buổi sinh<br /> nhật của Quỳnh và nhóm bạn. Người đọc rùng<br /> mình, kinh ngạc khi đọc những trang miêu tả cuộc<br /> hành lạc mang “màu sắc hủy diệt” của Quỳnh và<br /> mười một người bạn. Mặt nạ, loa thùng, rượu<br /> mạnh, thuốc lắc… đã đưa mười hai “hình nhân”<br /> chìm vào mê cung của hoang lạc, khoái thú điên<br /> cuồng, dâm loạn: “Mười hai con giáp mỗi lúc một<br /> trở nên gấp gáp, cuồng nhiệt, mê mải, lắc lư, la<br /> hét, quẫy đạp (…). Các tư thế trở nên khác<br /> thường. Những động tác biến thiên kỳ cục. Vũ<br /> điệu thân xác thay đổi liên tục. Muông thú bị kích<br /> động, tự động phản ứng theo dây chuyền. Những<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Đỗ Lai Thúy. (2009). Bút pháp của ham muốn. Hà Nội:<br /> Nhà xuất bản Tri thức.<br /> Hồ Thế Hà. (tháng 10/2008). Hướng tiếp cận từ Phân<br /> tâm học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Tạp<br /> chí Sông Hương. 232, 47-52.<br /> Nguyễn Đình Tú. (2009). Phiên bản. Hà Nội: Nhà xuất<br /> bản Công an Nhân dân.<br /> Nguyễn Đình Tú. (2010). Kín. Hà Nội: Nhà xuất bản<br /> Văn học.<br /> Nguyễn Đình Tú. (2011). Hồ sơ một tử tù. Hà Nội: Nhà<br /> xuất bản Văn học.<br /> <br /> 104<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 101 – 105<br /> <br /> An Giang University<br /> <br /> Nguyễn Đình Tú. (2011). Nháp. Hà Nội: Nhà xuất bản<br /> Thanh niên.<br /> <br /> Trần Thanh Hà. (2008). Học thuyết S. Freud và sự thể<br /> hiện của nó trong văn học Việt Nam. Hà Nội: Nhà<br /> xuất bản Đại học Quốc gia.<br /> <br /> 105<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2