TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 57 - 65<br />
<br />
BÀN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙ<br />
CỦA NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN<br />
Phạm Tuấn Anh<br />
Học viện Kỹ thuật Quân sự<br />
Tóm tắt: Nhà nước pháp quyền là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừa<br />
mang tính cấp bách, thời sự, vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hướng nghiên cứu này<br />
bao gồm những vấn đề lịch sử, lý luận và những vấn đề thực tiễn ở những cấp độ khác nhau: thế giới, khu vực và<br />
từng quốc gia, dân tộc. Trong đó có hướng nghiên về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền.<br />
Bài viết này phân tích và làm rõ tính phổ biến, tính đặc thù của nhà nước pháp quyền.<br />
Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tính đặc thù, tính phổ biến.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung có tính phổ biến<br />
trong tư duy triết học, pháp lý và chính trị của nhân loại về một cách thức/phương thức tổ<br />
chức quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu vận động, phát triển khách quan của nhiều quốc<br />
gia, dân tộc và thời đại nhằm từng bước giải phóng con người và xã hội, hướng tới xã hội dân<br />
chủ, công bằng, văn minh và cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho con người.<br />
“Trong lịch sử, học thuyết về nhà nước pháp quyền đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp<br />
tư sản trong việc tập hợp lực lượng đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ, độc tài<br />
và chuyên chế” [2].<br />
Xét về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức của quyền<br />
lực nhà nước, trong đó toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước đều được quy định bởi<br />
pháp luật và theo đúng các quy định của pháp luật. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền<br />
về thực chất là quá trình chuyển mô hình nhà nước, từ nhà nước mà quyền lực lâu nay thuộc<br />
về bộ máy nhà nước sang một nhà nước với nguyên tắc quyền lực thuộc về pháp luật; từ một<br />
hệ thống pháp luật xưa nay xác lập quyền lực của bộ máy cai trị và nghĩa vụ của nhân dân<br />
sang một hệ thống pháp luật xác lập quyền lực của nhân dân và quy định nghĩa vụ, trách<br />
nhiệm phục vụ nhân dân của bộ máy nhà nước. Như vậy, với nhà nước pháp quyền, một sự<br />
chuyển đổi vị trí thật sự diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân: Nhân dân có<br />
cơ hội thật sự trở thành người chủ của quyền lực và có khả năng, điều kiện để làm chủ quyền<br />
lực; nhà nước, mà cụ thể là bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà<br />
nước trở thành công cụ phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân trong một<br />
trật tự pháp luật tự do, dân chủ và công bằng.<br />
Có thể nói, nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại, là nhu cầu, mục<br />
đích hướng tới của con người và xã hội loài người. Theo nhận thức chung của cộng đồng<br />
quốc tế, tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền thể hiện ở những nội dung cơ<br />
bản được trình bày dưới đây.<br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài: 5/10/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016<br />
Liên lạc: Phạm Tuấn Anh, e - mail: phamtuananhvp@yahoo.com<br />
<br />
57<br />
<br />
2. Tính phổ biến của nhà nƣớc pháp quyền<br />
2.1. Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ<br />
Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là toàn bộ quyền lực nhà<br />
nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, có<br />
quyền kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Hạt nhân của lý luận nhà nước<br />
pháp quyền là vấn đề dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất, vừa là điều kiện, là tiền đề để xây<br />
dựng nhà nước pháp quyền. Dân chủ luôn gắn liền với pháp luật và được bảo đảm bằng pháp<br />
luật. Dân chủ và phát huy dân chủ là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước pháp quyền. Quá trình<br />
dân chủ hóa đời sống xã hội cũng chính là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng của<br />
nhà nước pháp quyền.<br />
Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ, không thể là một nhà nước phản<br />
dân chủ. Nhà nước pháp quyền không thể là nhà nước độc tài chuyên chế của các chế độ<br />
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, nơi mà ở đó chế độ nhà nước gắn với tôn giáo với thần quyền,<br />
với chế độ thần dân hoặc chế độ nô lệ. Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của nhân dân,<br />
do nhân dân, vì nhân dân, không có điều ngược lại - nhà nước của một thế lực tôn giáo, quý<br />
tộc phong kiến. Nhà nước đó phải được tổ chức trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước<br />
phải thuộc về nhân dân. V.I. Lênin cho rằng: “Dân chủ là một hình thức nhà nước” [3], điều<br />
đó có nghĩa là, nhà nước pháp quyền cũng là một hình thức nhà nước. Nhà nước pháp quyền<br />
là một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật.<br />
Nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ<br />
phát triển dân chủ. Do đó, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là một<br />
cách thức/phương thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ và tôn trọng, bảo<br />
đảm, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Trong ý nghĩa này, nhà nước<br />
pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà<br />
nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp quyền phải gắn<br />
liền với một nền dân chủ, tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về<br />
hình thái kinh tế - xã hội, nhưng không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ. Điều này<br />
cắt nghĩa tại sao ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân<br />
loại, thậm chí từ thời Cổ đại bởi các nhà tư tưởng Hy Lạp, La Mã, hay tư tưởng pháp trị tại<br />
Trung Hoa Cổ đại, nhưng mãi đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân<br />
chủ tư sản, nhà nước pháp quyền mới từ ý tưởng từng bước trở thành một nhà nước hiện thực.<br />
Nhà nước pháp quyền thể hiện tính dân chủ của nhân loại. Hay nói một cách khác,<br />
không thể có một nhà nước pháp quyền nào mà quyền lực nhà nước lại không thuộc về nhân<br />
dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước là một trong những tiêu chí căn bản của nhà<br />
nước pháp quyền. Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân<br />
chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của<br />
mình thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.<br />
2.2. Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và<br />
pháp luật<br />
Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật, thực chất là quản lý xã hội bằng ý<br />
chí phổ biến của nhân dân được luật hoá. Pháp luật do nhà nước ban hành giữ vị trí và có hiệu<br />
58<br />
<br />
lực thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn đối với chính bản thân nhà nước. Pháp luật không<br />
chỉ là công cụ để duy trì và phát triển xã hội mà còn là công cụ duy trì sự tồn tại của chính nhà<br />
nước. Chức năng, quyền hạn của nhà nước phải do Hiến pháp và pháp luật quy định.<br />
Về nội dung, pháp luật trong nhà nước pháp quyền chi phối toàn bộ hoạt động của nhà<br />
nước, thể hiện và đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Xét về mặt<br />
cấu trúc, pháp luật của nhà nước pháp quyền là một thể thống nhất, có thứ bậc, trong đó Hiến<br />
pháp giữ vị trí cao nhất. Các đạo luật và các quy định dưới luật phải tuân thủ Hiến pháp cả về<br />
nội dung lẫn hình thức, cả thủ tục ban hành lẫn phạm vi hiệu lực. Pháp luật phải được áp dụng<br />
công bằng, nhất quán, phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, sự minh bạch và dễ tiếp cận.<br />
Khác với nhà nước pháp trị, trong nhà nước pháp quyền, mọi lĩnh vực cần thiết phải có<br />
sự điều chỉnh bằng pháp luật, với phương châm “đối với cá nhân thì được làm tất cả những gì<br />
mà pháp luật không cấm, còn đối với cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp<br />
luật quy định”. Pháp luật của nhà nước pháp quyền còn có mục tiêu vì con người, quyền con<br />
người, quyền công dân. Bởi vì, tính tối cao của pháp luật cũng có thể có và rất cần phải có<br />
trong nhà nước cực quyền, bao gồm những đạo luật phản nhân quyền, tước bỏ đi mọi quyền<br />
tự nhiên của con người. Tuy nhiên, không phải mọi chế độ lập hiến, mọi hệ thống pháp luật<br />
đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống<br />
pháp luật tiến bộ, dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà<br />
nước và xã hội. Chúng ta đều thấy rõ là, các nhà nước phi dân chủ không thể xây dựng nhà<br />
nước pháp quyền bởi vì ở các nhà nước này, pháp luật không phải là sản phẩm của những<br />
thỏa thuận xã hội mà là kết quả của những ngẫu hứng chính trị. Nói cách khác, toàn bộ quá<br />
trình lập pháp, hành pháp, tư pháp ở những nhà nước phi dân chủ thường bị thao túng bởi một<br />
số lực lượng chính trị nhất định, không rành mạch về nguyên tắc và không hợp pháp về địa vị.<br />
Điều đó cho thấy, chừng nào pháp luật còn được xây dựng và sửa đổi, bổ sung dựa trên những<br />
nhận thức chính trị chủ quan của những chủ thể cầm quyền thì không thể tạo ra trạng thái ổn<br />
định của quyền lực pháp luật, tức là không thể xây dựng nhà nước pháp quyền theo đúng<br />
nghĩa. Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước mà ở đó pháp luật giữ địa vị thống trị (thượng<br />
tôn), tức là pháp luật chi phối và điều chỉnh mọi sinh hoạt của đời sống xã hội và quyền lực<br />
của pháp luật phải ổn định.<br />
2.3. Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các<br />
nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực<br />
Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quyền lực nhà nước, lý luận về nhà nước pháp quyền chỉ<br />
ra rằng: Quyền lực nhà nước phải được phân chia thành quyền lập pháp (làm ra pháp luật),<br />
quyền hành pháp (tổ chức thi hành pháp luật), quyền tư pháp (điều tra, xét xử). Sự phân chia<br />
quyền lực này được cụ thể hóa bằng việc giao cho các cơ quan nhà nước tương ứng thực hiện<br />
các quyền, cụ thể: quyền lập pháp được trao cho Quốc hội (hay Nghị viện), quyền hành pháp<br />
được trao cho Chính phủ, quyền tư pháp được trao cho Tòa án. Mục đích của việc phân chia<br />
quyền lực là nhằm không để quyền lực tập trung tất cả vào bất cứ một cơ quan hay cá nhân<br />
nào, để quyền lực được thực hiện đúng đắn, bảo đảm quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy<br />
nhiệm luôn được kiểm soát, không bị lạm dụng, tha hoá.<br />
59<br />
<br />
Mọi thiết chế quyền lực nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ và<br />
bị kiểm soát bởi pháp luật, không ai có thể lạm dụng quyền lực. Để quyền lực không bị lạm<br />
dụng, tha hóa, thì phải sắp xếp quyền lực sao cho quyền lực ngăn chặn quyền lực, tham vọng<br />
phải được kiểm soát bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền được tổ chức ra để không ai có thể<br />
lạm dụng quyền lực, chống người khác, mưu lợi cho bản thân, cũng như của những người<br />
thân quen. Quyền lực nhà nước phải được kiểm soát từ nhiều góc độ khác nhau của quyền<br />
lực. Muốn cho một nhà nước chịu trách nhiệm tức là bị hạn chế quyền lực, thì quyền lực nhà<br />
nước phải được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền. Bản thân của từng nhánh quyền lực tạo<br />
nên các cấu thành khác nhau của bộ máy nhà nước cũng phải có những đòi hỏi riêng, xuất<br />
phát từ chính nhiệm vụ và chức năng của chúng.<br />
Trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, quyền tư pháp phải được độc lập để bảo vệ<br />
pháp luật, bảo đảm các quyền và tự do của con người, các quyền cơ bản của công dân. Sự độc<br />
lập của quyền tư pháp là một trong những yếu tố căn bản của nhà nước pháp quyền nhằm hạn<br />
chế sự tùy tiện, lạm quyền của các nhánh quyền lực nhà nước khác; bởi vì, trong nhà nước<br />
pháp quyền, pháp luật giữ địa vị thống trị (thượng tôn) mà Tòa án là cơ quan phán xét về các<br />
vi phạm pháp luật, vi phạm các quyền công dân từ phía cá nhân, tổ chức và cả từ phía nhà<br />
nước. Tòa án cũng là nơi phán xét các quyết định của các cơ quan hành pháp nếu có biểu hiện<br />
vi phạm quyền công dân hoặc vi phạm thẩm quyền của các cơ quan khác. Một trong những<br />
đòi hỏi của cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền là phải độc lập trước các nhánh quyền<br />
lực nhà nước khác. Khi vai trò của các nhà lập pháp và quan tòa được trao cho hai cơ quan<br />
khác nhau, sự quản lý tùy tiện sẽ không còn hoặc ít nhất cũng là có cơ chế để hạn chế. Khi<br />
quyền làm luật được tách khỏi quyền giải thích và áp dụng luật, thì chính nền tảng của pháp<br />
quyền sẽ được tăng cường. Tính độc lập của tư pháp không những cho phép Tòa án đưa ra<br />
những phán quyết đúng đắn, mà còn có thể chống lại sự lạm quyền của các nhánh quyền lực<br />
khác.<br />
Trong nhà nước pháp quyền cần phải có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả để ngăn<br />
ngừa sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước, ngăn chặn, loại bỏ những hoạt động<br />
sai trái của các thiết chế quyền lực nhà nước, phát hiện và điều chỉnh được việc thực thi quyền<br />
lực nhà nước. Mặt khác, kiểm soát quyền lực còn nhằm bảo đảm cho các cơ quan nhà nước hoạt<br />
động đúng giới hạn do Hiến pháp và pháp luật định ra, vừa tuân thủ sự thượng tôn Hiến pháp và<br />
pháp luật, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực trong vận hành của bộ máy nhà nước. Kiểm<br />
soát quyền lực nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức, qua nhiều kênh và nhiều cấp độ<br />
khác nhau, đó là việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát bằng cơ chế xã hội như báo chí, các tổ<br />
chức, đoàn thể quần chúng, cá nhân... trong tổng thể bộ máy nhà nước hay trong từng hệ thống cơ<br />
quan nhà nước.<br />
2.4. Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và bảo đảm quyền con người, quyền công dân<br />
trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội<br />
Quyền con người, quyền công dân là tiêu chí căn bản để đánh giá tính pháp quyền của<br />
chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và bảo đảm,<br />
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền<br />
60<br />
<br />
của mình theo đúng các quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa cá nhân công dân và nhà<br />
nước được xác định chặt chẽ về phương diện pháp luật và mang tính bình đẳng. Mô hình quan<br />
hệ giữa nhà nước và cá nhân công dân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà<br />
nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả những gì<br />
mà pháp luật không cấm. Các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền<br />
được sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sở hữu tài sản... phải được nhà<br />
nước tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền bảo đảm cho mọi cá<br />
nhân công dân đều có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lý<br />
để phát huy mọi khả năng vốn có của mình. Mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa công dân<br />
và nhà nước là đặc trưng quan trọng của nhà nước pháp quyền; trong đó, nhà nước thừa nhận<br />
và có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo đảm tự do, bình đẳng của công dân, không được can thiệp vô<br />
hạn vào đời sống của cá nhân công dân. Nhà nước được xây dựng trên nền tảng của xã hội<br />
công dân. Một xã hội mà ở đó công dân là chủ thể, nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm phải<br />
phục vụ lợi ích chính đáng của công dân, mà không có điều ngược lại. Pháp luật phải đứng<br />
trên nhà nước và nhà nước phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tuân thủ pháp luật. Để bảo đảm cho<br />
tính chất này, nhà nước pháp quyền đề cao vị trí, vai trò của hệ thống Tòa án. Tính độc lập<br />
của Tòa án phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Chỉ có Tòa án mới có chức năng phán<br />
xét các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội.<br />
2.5. Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp<br />
Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật tiến bộ, dân<br />
chủ và công bằng. Vì vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một<br />
điều kiện cần thiết nhằm bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và<br />
tuân thủ nghiêm minh. Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc<br />
gia, dân tộc trên thế giới có thể rất đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là<br />
bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và<br />
quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc vào chủ thể của các hành vi này. “Hiến pháp là cơ<br />
sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội, kể cả các cơ<br />
quan nhà nước bất kể ở cương vị nào đều phải tuân thủ Hiến pháp. Các chính sách và quyết<br />
định của nhà nước đều phải dựa vào Hiến pháp và pháp luật, phục tùng Hiến pháp, pháp luật<br />
và tất cả các mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và cá nhân công dân cũng phải dựa trên cơ sở<br />
của pháp luật” [1]. Hiến pháp phải là bản văn có hiệu lực pháp lý tối cao có tác dụng hạn chế<br />
quyền lực của các cơ quan tối cao trong bộ máy nhà nước, bảo đảm cho mọi cơ quan nhà<br />
nước tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải đặt trong vòng kiểm soát<br />
của Hiến pháp và pháp luật, với mục đích bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong một<br />
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải<br />
được tổ chức và hoạt động trong một cơ chế tự kiểm tra một cách mặc nhiên, tránh tình trạng<br />
để cho đến hậu quả khôn lường phải nhờ vào sự xét xử của các cơ quan tư pháp. Đồng thời,<br />
để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực<br />
thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế<br />
trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội.<br />
61<br />
<br />