Nguyên lý về sự phát triển
lượt xem 1.054
download
Với tài liệu Nguyên lý về sự phát triển bạn sẽ được tìm hiểu những quan niệm khác nhau về sự phát triển: xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau, quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng, quan điểm duy vật biện chứng, tính chất của sự phát triển, tính khách quan và tính phổ biến, nguyên tắc của phương pháp luận... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên lý về sự phát triển
- Nguyên lý về sự phát triển 1. Những quan niệm khác nhau về sự phát triển Xem xét về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau, quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng . Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật. Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên, hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong một vòng khép kín. Họ cũng coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những ngườitheo quan điêm siêu hình còn xem sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp. Quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực kháchquan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ratheo đường xoáy ốc. Điều đó có nghĩa là quá trình phát triển dường như sự vật ấy quay trở về điểm khởi đầu song trên cơ sở mới cao hơn . Quan điểm duy vật biện chứng đối lập với quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển, khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách khác, đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó cũng là quá trình tự thân của mọi sự vật. Trái lại, những
- người theo quan điểm duy tâm hay quan điểm tôn giáo lại thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, Thượng đế, các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức của con người. Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Theo quan điểm này, sự phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động, xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển, sự vật sẽ hình thành những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động của mình. Sự phát triển thể hiện rất khác nhau trong hiện thực tuỳ theo hình thức tồn tại cụ thể của từng dạng vật chất. Sự phát triển của giới vô cơ thể hiện ở dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong các điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh các hợp chất phức tạp. Từ đó cũng làm xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu - tiền đề của sự sống. Trong giới hữu cơ, sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện thường xuyên quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao hơn và từ đó làm xuất hiện ngày càng nhiều các giống loài mới phù hợp với môi trường sống. Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên và cải biến xã hội cũng như bản thân con người. Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất và tinh thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó có con người sinh sống . Như vậy, sự phát triển trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, trong xã hội, trong bản thân con người, trong tư duy. Nếu xem xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, vận động tuần hoàn, thậm chí có vận
- động đi xuống. Song nếu xét cả quá trình vận động với không gian rộng và thời gian dài thì quá trình vận động đi lên là khuynh hướng chung của mọi sự vật. 2. Tính chất của sự phát triển Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì như trên đã phân tích, theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật, nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế, sự phát triển là tiến trình kháchquan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức con người. Dù con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn phát triển theo khuynh hướng chung nhất của thế giới vật chất. Sự phát triển mang tính phổ biến vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển, hoặc đúng hơn, mọi hình thức của tư duy cũng luôn phát triển. Chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù mới có thể phản ánh đúng hiện thực luôn vận động và phát triển. Ngoài tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển còn có tính đa dạng phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố khác. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng của phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Chẳng hạn, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hộimang lại. Hay trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do được thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự
- hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo và nhân đân của các nước chậm phát triển và kém phát triển. Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy, dù sự vật hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên như thế này hoặc như thế khác nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuântheo khuynh hướng chung. Nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải cóquan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều
- kiện xác định. Trongquan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cáchquan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: "đối nhân xử thế". Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại. Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải cóquan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng. Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuỳtheo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người. Sinh viên là những người đang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến
4 p | 2131 | 328
-
Tiểu luận: Phép biện chứng duy vật - Học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
22 p | 2912 | 195
-
Bài giảng Chương 2: Phép biện chứng duy vật (Học thuyết KH về các mối liên hệ, các quy luật chung nhất chi phối sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy)
100 p | 1255 | 86
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản Mác - Lênin: Chương 3 - Ths. Lại Văn Nam
89 p | 600 | 85
-
Nguyên lý về sự phát triển - Hoàng Thanh Xuân
15 p | 412 | 69
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Vân
30 p | 638 | 49
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 2 - GV. Nguyễn Thị Vân
16 p | 321 | 36
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 5 - GV. Nguyễn Thị Vân
22 p | 329 | 29
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 3 - GV. Nguyễn Thị Vân
24 p | 319 | 29
-
Mức độ và sự phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên - Nguyễn Văn Đồng
5 p | 198 | 22
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 2.1 - ThS. Nguyễn Thị Huệ
24 p | 185 | 16
-
Bài giảng Nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin - Bài: Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến về sự phát triển
33 p | 148 | 11
-
Bài giảng Triết học - Chương 5: Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
4 p | 104 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin - Bài 1: Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến về sự phát triển
40 p | 167 | 8
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin 1 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 20 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mac-Lenin 1 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 16 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - TS. Bùi Quang Xuân
21 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn