intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bằng cấp MBA quan trọng hay không? Xu hướng MBA thế kỷ 21 (Phần cuối)

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

88
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong một thế giới đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định được những mối quan tâm của tất cả các cổ đông thì chúng ta phải định hình lại việc đào tạo quản lý trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết. Thế giới doanh nghiệp cần đào tạo và phát triển kiểu nhà lãnh đạo nào? Trong một thời đại của việc đánh giá cá nhân xuất sắc ngang nhau cùng sự cạnh tranh toàn cầu đang tăng lên thì họ có nên là những người liều lĩnh được đền đáp hoàn toàn xứng đáng trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bằng cấp MBA quan trọng hay không? Xu hướng MBA thế kỷ 21 (Phần cuối)

  1. Bằng cấp MBA quan trọng hay không? Xu hướng MBA thế kỷ 21 (Phần cuối) Trong một thế giới đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định được những mối quan tâm của tất cả các cổ đông thì chúng ta phải định hình lại việc đào tạo quản lý trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết. Thế giới doanh nghiệp cần đào tạo và phát triển kiểu nhà lãnh đạo nào? Trong một thời đại của việc đánh giá cá nhân xuất sắc ngang nhau cùng sự cạnh tranh toàn cầu đang tăng lên thì họ có nên là những người liều lĩnh được đền đáp hoàn toàn xứng đáng trong việc tập trung vào vấn đề quan trọng không? Hoặc, trong sự khuấy động của những vụ scandal đòi hỏi có sự công bằng cá nhân để vượt qua những cạm bẫy trước mắt thì thế hệ mới của các nhà lãnh đạo có nên tập trung vào việc phát triển tinh thần đồng đội và tổ chức nội bộ nhằm gia tăng thêm lợi nhuận cho các cổ đông không? Những câu hỏi này là một mối quan tâm cho bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp có suy nghĩ chín chắn đồng thời trở thành những câu hỏi thiết yếu cho các nhà đào tạo kinh doanh. Các khoa của WSU đã được chỉ định rằng bất kỳ nỗ lực nào để thống nhất được định hướng cổ đông thành thực tế kinh doanh cũng đòi hỏi một phương pháp luận đầy
  2. trách nhiệm, có liên quan và chặt chẽ trong việc quản lý những quyết định thỏa hiệp không thể tránh khỏi thường phát sinh một khi một công ty vượt xa mục đích riêng rẽ về sự tối đa hóa giá trị cổ đông. Vì thế nên họ đã phát triển những mục tiêu học tập tập trung vào cổ đông cho từng khóa học được yêu cầu trong chương trình giảng dạy tại WSU. Những mục tiêu này bao gồm việc xác định các nhu cầu tài nguyên của một tổ chức cùng những cổ đông cung cấp hoặc kiểm soát những tài nguyên đó; những tác động tiềm ẩn của tổ chức đối với các cổ đông đó; và quan trọng nhất đó là một mô hình trong việc hiểu được làm thế nào để chiến lược của tổ chức đó gây ảnh hưởng được tới các mối quan hệ cổ đông, và hơn nữa là tính sẵn có tài nguyên. Trong mỗi khóa học, các sinh viên trình bày rõ ràng về những cách mà một chiến lược hợp tác có thể thành công trên thị trường cũng như vẫn thỏa mãn được các nhu cầu về một loạt những cong người quan trọng khác nhau bao gồm như: các nhà đầu tư, những người lao động và các khách hàng một cách chính xác bởi vì chiến lược đó luôn thừa nhận những nhóm người này như những tài nguyên. Chẳng hạn như hiện nay, khóa học kế toán tập trung vào việc thiết kế các hệ thống đánh giá quản lý tổ chức, nhấn mạnh rằng điều mà một công ty chọn để làm tiêu chuẩn – trong trường hợp này đó chính là những đóng góp của cổ đông và những yêu cầu mà công ty cần phải theo đuổi – nhằm xác định được khả năng của nó để thực hiện việc dự đoán một cách chính xác. Còn trong một khóa học mới, Việc quản lý các mối quan hệ đối tác về chuỗi giá trị, thì lại nhấn mạnh việc xây dựng và quản lý các mối quan hệ lợi ích tương tác và lâu dài với các đối tác, các nhà cung cấp và các nhà phân phối cùng chung lợi ích. Trường WSU cũng vừa tạo ra một khóa học được yêu cầu giới thiệu về: Các cổ đông, Các tài nguyên và cả Lợi thế cạnh tranh nhằm trình bày cơ cấu tổ chức môn học dựa trên những tài nguyên đó, cũng như một khóa học được yêu cầu mang tên Các đạo đức kinh doanh và những cổ đông quần chúng nhằm đáp ứng như một mô hình kinh doanh ảo đối với toàn bộ chương trình giảng dạy. Cuối cùng, ngay cả một ví dụ về việc đánh giá tầm quan trọng dựa trên sự thực thi cũng như các nguyên tắc cũng được
  3. WSU tạo thành một khóa học về đàm phán và cam kết cổ đông nhằm tập trung vào cách các nhà quản lý giao thiệp và điều hành một chiến lược cổ đông bền vững một khi họ vừa thiết lập được nó. Tuy nhiên, cả Yale và Washington State đều không đơn độc. Georgia Tech thuộc trường quản lý Presidio ở San Francisco, Học viện Bainbridge Graduate ở bang Washington, trường kinh doanh của đại học Duquesne ở Pittsburgh, trường đại học Santa Fe, và cả Học viện công nghệ Monterrey ở Mexico đều đang cơ cấu lại chương trình giảng dạy của mình xoay quanh đề tài về tính bền vững, định nghĩa mục đích kinh doanh một cách rộng hơn, với sự quan tâm rõ ràng đối với ảnh hưởng của nó đến xã hội rộng hơn. Việc cơ cấu lại này có thể cần nhiều khuôn dạng chẳng hạn như việc cổ vũ sự phát triển của những khóa học không bắt buộc mới hoặc thiết kế lại một chương trình được bắt nguồn theo một cam kết về thực tiễn kinh doanh bền vững. Các trường khác cũng đang sử dụng khái niệm của tính bền vững như một cách nhìn thực tế mới thông qua đó để xem xét một loạt những môn học MBA truyền thống khác nhau. Trường kinh doanh Columbia và trường kinh doanh thuộc trường đại học Stellenbosch ở Nam Phi, cả hai đều đang áp dụng khái niệm này với tài chính và điều hành, chỉ ra cho các sinh viên những công cụ và tiêu chuẩn đánh giá mới nhất đang được sử dụng trong tài chính và các ngành bảo hiểm nhằm đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh từ ảnh hưởng xã hội hoặc môi trường của các khoản đầu tư. Trường đại học kinh doanh Daniels thuộc trường đại học Denver từng tạo ra chương trình Việc tạo nên những doanh nghiệp bền vững, một trong sáu khóa học tuân theo việc thiết kế lại chương trình giảng dạy của trường. Từng khóa học này tập trung vào việc thống nhất được sự chặt chẽ của trí tuệ với kinh nghiệm thực tiễn thông qua vô số môn học. Tính bền vững cũng trở thành một màn bảo vệc cho nhiều khóa học về đầu tư tự doanh, dự án và cả sự cạnh tranh về kế hoạch kinh doanh ngay tại những trường như đại học Virginia và đại Colorado.
  4. Cuối cùng, tính bền vững thường là một cơ chế dành cho việc tinh lọc vô số triển vọng trong phạm vi trường kinh doanh và trong việc tạo ra những cuộc bàn luận thông qua các trường và các nghề nghiệp. Ví dụ như tại đại học Cornell, dưới sự lãnh đạo của chuyên gia Stuart Hart (tác giả của cuốn Capitalism at the Crossroads: The Unlimited Business Opportunities in Solving the World’s Most Difficult Problems, do trường Wharton xuất bản năm 2005), trung tâm vì doanh nghiệp toàn cầu bền vững đang tài trợ cho một chương trình mới nhằm cổ vũ các doanh nghiệp phát triển, thể chế hóa và mang đến cho thị trường những nền công nghệ sạch, dễ làm mới và không độc hại. Các khóa học và những dự án nghiên cứu có liên quan đều đúc rút dựa trên các trường kinh doanh, kỹ thuật, quản lý khách sạn và những ngành nghề có liên quan của Cornell. Nhiều chương trình trong số đó còn có một tầm quan trọng về thực nghiệm; các khoa kiểm tra các phương pháp mới cùng các sinh viên, còn các sinh viên lại được thực hiện theo các nguyên liệu ít “đóng gói”, bừa bộn và thực tế hơn. Ví dụ như hàng loạt các tình huống thực nghiệm của Yale được gọi là Triển vọng lãnh đạo thống nhất đã đưa đến cho các sinh viên một cơ hội áp dụng hiểu biết của họ về tính bền vững cùng chiến lược đối với những quyết định hợp tác thực sự. Một kinh nghiệm “tình huống sống” đã cho phép các sinh viên theo dõi được cuộc đấu giá cổ phiếu cá nhân của Blackstone Group nhằm mua lại nhóm đầu tư bất động sản Equity Office Properties Trust. Điều này tạo nên một cuộc đấu giá sôi động với những cuộc đấu giá đầy cạnh tranh cùng những mâu thuẫn của ban quản trị đã thực sự diễn ra như một tình huống vừa mới được dạy xong. Các sinh đã chỉ có dữ liệu thô tại thời điểm chuyển nhượng của họ như: tin tức đấu giá, thông tin đầy đủ về tài chính hiện tại, v.v... Chỉ có các khóa học về triển vọng mới cho phép các sinh viên nắm bắt được một phương pháp đa nguyên tắc đối với một cổ đông hoặc cử tri, còn những tình huống thống nhất này lại cho phép họ nắm bắt được một phương pháp đa cổ đông hoặc cử tri đối với một tình huống quản lý cụ thể. Sức mạnh của số một
  5. Để chuyển sang được một mô hình các nguyên lý cộng thêm sự thực thi, đào tạo kinh doanh phải dạy cho mọi người nắm vững và thể hện được các nguyên tắc trừu tượng, cũng như phát triển được óc phán đoán thiên bẩm có mục đích theo nguyên tắc dựa trên thực tiễn. Điều này giúp giải thích việc nâng cao tầm quan trọng trong nhiều trường dựa vào sự tự nhận thức của từng cá nhân và dựa vào việc xây dựng các kỹ năng xã hội và nắm bắt tâm lý. Xu hướng này phản ánh nhu cầu thị trường đối với một kinh nghiệm giáo dục đã được thay đổi nhằm phù hợp và khích lệ được khả năng của từng cá nhân sinh viên cũng như gia tăng ảnh hưởng các trường kinh doanh về các ngành khoa học nặng và nhẹ bao gồm các lĩnh vực khác nhau như sinh học tiến hóa, sinh hóa thần kinh, kinh tế học hành vi, tâm lý xã hội, khoa học thực nghiệm, tâm lý kể chuyện và cả ngôn ngữ học. Sự phức tạp của những động cơ thúc đẩy con người, thành kiến cùng cách thức giải quyết theo kinh nghiệm trong việc đưa ra quyết hay khả năng theo kiến thức và chuyên môn của quá trình hoạt động đang trở thành những cân nhắc quan trọng trong các khóa học làm phát sinh những chủ đề mà chúng ta thường thấy chỉ có trong các chương trình giảng dạy về đạo đức. Các sinh viên ngày nay đều có cơ hội để thể hiện được cả cách tiếp cận đầy cảm xúc và hiểu biết trước một hoàn cảnh cũng như các phương pháp giúp họ có thể cộng tác hoặc tạo được ảnh hưởng tới người khác. Sự nhận thức của họ về những nhân tố này có thể định hình được tầm nhìn của họ cũng như xác định được họ có thể thực thi các quyết định của mình hiệu quả như thế nào. Những chủ đề được mở rộng này được xác định theo những cách hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như trường quản lý Kellogg thuộc đại học Northwestern đưa ra một kinh nghiệm làm việc cả tuần theo “sự liên hệ của căn bệnh”, còn các sinh viên trong suốt thời gian đó lại có cơ hội để phân tích và thực hành những phản ứng của mình trước những xung đột cá cước cao như thể họ đang bàn về thông tin đấu giá. Các tình huống xảy ra trong cả khóa học kéo dài năm ngày, với thông tin mới và cả những rắc rối mới được thêm vào từng ngày. Các sinh viên bắt đầu thấy không chỉ các loại thông tin và phân tích là cần thiết để xác định các bối cảnh ngay cả sự làm giả sản
  6. phẩm hoặc những sự cố nhà máy, mà họ còn có cơ hội kiểm tra những giả định của mình cũng như củng cố các kỹ năng giao tiếp và việc ra quyết định của mình. Còn theo giáo sư Adam Galinsky của trường Kellogg thì trong khóa học khác mang tên Sự Lãnh đạo dựa trên Các Giá trị của Kellogg, các sinh viên được tham gia nghiên cứu về việc con người có xu hướng suy nghĩ như thế nào về các mâu thuẫn giá trị, cũng như học được làm thế nào “để nắm bắt được các xác nhận giá trị khác nhau của những cổ đông khác nhau cũng như thống nhất chúng lại thành một tầm nhìn chặt chẽ.” Trung tâm thống nhất suy nghĩ Marcel Desautels của trường quản lý Rotman thuộc đại Toronto đang tập trung vào việc phát triển một chương trình giảng dạy nhằm rút ra nghiên cứu có liên quan chặt chẽ mới nhất để cổ vũ các sinh viên trở nên nhận thức và rèn luyện kiểm soát toàn diện các tiến trình tranh luận của họ được nhiều hơn. Một khóa học mới được yêu cầu tại trường đại học Stanford có tên là Suy nghĩ Phân tích Cơ bản được xây dựng với mục đích kết hợp khả năng từ những môn học có liên quan của trường, hay một khóa học mới của Yale mang tên Cơ cấu tổ chức Vấn đề Cá nhân, đều là những ví dụ của những chương trình giảng dạy mới hướng tới việc kiểm tra các cách mà theo đó các thói quen suy nghĩ có thể xác định hay hạn chế các tùy chọn của con người. Phương pháp này được dự định dạy cho các nhà lãnh đạo tương lai nhằm chất vấn chính sự hẹp hòi của họ hoặc đôi khi là những giả thiết và các cơ cấu tổ chức sai lệch; mở rộng khả năng hiểu được người khác khi các quan điểm, sự ưu tiên và cả nền tảng đều khác nhau; cũng như để tăng cường khả năng tìm ra được nguyên do lớn nhất của vấn đề của họ. Ở nhiều trường, kể cả khi các sinh viên đặt ra các mục tiêu học tập hay con đường sự nghiệp cho riêng mình thì họ cũng vẫn có cơ hội thay đổi theo kinh nghiệm nghiên cứu của mình. Các trường đang xây dựng các kinh nghiệm đánh giá bản thân cho sinh viên của họ ngày càng cao, cho phép các sinh viên hiểu được suy nghĩ, việc ra quyết định và cả những xu hướng giữa con người với nhau của chính mình. Các bài tập liên quan bao gồm những khảo sát đánh giá bản thân và những cuộc đánh giá 360 độ, tất cả đều xác định phong cách lãnh đạo, phong cách học hỏi và khả năng làm việc
  7. nhóm. Các sinh viên sau đó có thể lựa chọn nghiên cứu của mình để tiến hành dựa trên những thế mạnh của họ cũng như xác định được các giới hạn của mình thông qua các môn học và các hội thảo xây dựng kỹ năng. Trường đại học Chicago từng sử dụng những công cụ như vậy một thời gian, Stanford thì đang triển khai tới toàn bộ sinh viên như phần không thể thiếu của việc soạn lại chương trình giảng dạy hiện nay, còn tại trường kinh doanh Austin’s McCombs thuộc đại học Texas lại đang lên kế hoạch đưa ra một nỗ lực đánh giá bản thân của chính mình. Như vậy, cốt lõi của xu hướng này chính là một sự cố gắng đưa ra những thấu hiểu về kinh nghiệm nghiên cứu trực tiếp phù hợp và hữu ích đối với các cá thể sinh viên, cũng như giúp họ nắm bắt được quyền kiểm soát các xu hướng hành động và tranh luận của riêng mình, đồng thời khuyến khích họ theo đuổi cả mục đích của tổ chức lẫn mục đích cá nhân của mình một cách hiệu quả hơn. Thực nghiệm, thực hành và đổi mới xã hội Kinh nghiệm thực tiễn trong đổi mới xã hội có thể xây dựng một khả năng cá nhân hành động hoàn toàn có kỹ năng trong rất nhiều hoàn cảnh phức tạp khác nhau, đặt biệt là trong những hoàn cảnh ngày càng trở nên phổ biến mà theo đó kinh doanh phải xây dựng nên những liên minh cùng khu vực xã hội và các tổ chức phi chính phủ (NonGovernmental Organization - NGO). Hơn nữa, theo như lý giải của Anne-Marie Slaughter, hiệu trưởng của trường giao tiếp cộng đồng và quốc tế Woodrow Wilson thuộc đại học Princeton thì việc chuyển đổi các công việc giữa khu vực tư nhân, khu vực xã hội hay khu vực phi lợi nhuận sẽ giúp các nhà quản lý tốt nhất sẽ thường xuyên tìm thấy chính mình trong suốt sự nghiệp của họ. Theo tinh thần đó, nhiều trường ngày nay đang định hướng cho các sinh viên của họ hướng về các dự án cho thế giới thực thuê “đầu tư tự doanh xã hội”, dùng những thực tiễn kinh doanh để giải quyết cả các vấn đề về kinh doanh lẫn xã hội mở rộng. Các sinh viên của họ tìm thấy được những con đường mở rộng ảnh hưởng rõ ràng của kinh doanh bằng việc đưa các mục đích xã hội vào quản lý vì lợi nhuận truyền thống, bằng cách áp dụng các kỹ năng kinh doanh đối với quản lý phi lợi nhuận hay NGO, và bằng việc phát triển các mô hình mới về sự
  8. lai tạo, các tập đoàn mạo hiểm xã hội. Ví dụ về những sự lai tạo này có thể gồm các công ty sản xuất đổi mới môi trường hoặc các ngân hàng phát triển cộng đồng như ngân hàng Grameen. Những tổ chức như vậy tập trung rõ ràng vào cả các lĩnh vực xã hội quan trọng và tài chính, thu lại được lợi nhuận trong khi vẫn đáp ứng được các mục đích từ thiện hoặc xã hội. Trái ngược với mô hình “một mất một còn” truyền thống về đào tạo thực hành, mô hình đặt các sinh viên vào áp lực cạnh tranh cao độ với mục đích được xác định hoàn toàn hẹp về việc đánh bại đối thủ trong hoàn cảnh phạm vi lớp học với một nỗ lực thay đổi, những kinh nghiệm đều có các mục đích thực hành, được xác định rộng hơn bao trùm cả các ảnh hưởng xã hội rõ ràng lẫn thành tựu kinh doanh. Chúng đưa các sinh viên theo hướng tiếp xúc trực tiếp với những người thực sự liên quan tới doanh nghiệp theo những khu vực, cộng đồng và văn hóa khác nhau. Hoàn cảnh này được xem như một học hỏi thực nghiệm, với các nhà cố vấn và một tinh thần hợp tác. Một trường hợp đặc biệt đó chính là Global Health Initiative (GHI) tại đại học Northwestern. Năm 2005, trường đại học này đã đạt được một cố gắng hợp tác về cả công nghiệp, phi lợi nhuận – đáng kể nhất là sự thành lập ra quỹ Bill và Melinda Gates – cùng các khoa từ ba trường chuyên nghiệp để phát triển và kiểm tra điều mà những người đứng đầu GHI gọi là “một mô hình nghiên cứu và phát triển mới về thế giới đang phát triển”. Họ giải thích rằng “những khu vực chủ yếu cần các công nghệ liên quan tới sức khỏe khác nhau thường không có thị trường tiềm năng để thúc đẩy tiến hành nghiên cứu và phát triển được yêu cầu thích ứng với các công nghệ đang có, ngay cả chúng có thể thành công trước những thực tế về các thách thức cơ sở hạ tầng và nhân sự có kỹ năng bị hạn chế.”, vì thế mà GHI từng trình bày thách thức này như “một vấn đề thị trường hết sức đơn giản”.
  9. Trường đại học này cũng vừa bỏ tiền ra thành lập một công ty công nghệ sinh học nhỏ, phi lợi nhuận. Để xác định được nhu cầu của các nước đang phát triển, các sinh viên tốt nghiệp trường kỹ thuật Robert R. McCormick tại Northwestern đang làm việc tại đây nhằm thay đổi quyền sở hữu trí tuệ bị các đối tác hợp tác của GHI chi phối bao gồm các phòng thí nghiệm Abbott và Tổ chức cải tiến y học Inverness, còn các sinh viên MBA của trường quản lý Kellogg làm việc tại đó để hiểu được sự năng động của thị trường, các yêu cầu của chính phủ và cả những thách thức được phân bố trong dân chúng. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu từ trường y khoa Feinberg của Northwestern sẽ hướng dẫn các thử nghiệm chuyên môn dựa trên những tìm kiếm của hai nhóm đầu tiên này. Giáo sư Daniel Diermeier của Kellogg giải thích: “”Điều này mang lại cho các sinh viên kinh nghiệm làm việc trong một môi trường được trang bị hoàn toàn các thiết bị y học. Và họ sẽ phải tiến hành làm mọi việc từ nghiên cứu thị trường ban đầu tới làm việc cùng đội ngũ kỹ thuật để giải quyết vô số vấn đề thực thi, tất cả đều trong một môi trường được bảo vệ và dựa theo những dự án đầy tiềm năng để mang lại nhiều điều tốt đẹp cho thế giới này.” GHI của Northwestern chỉ một trong nhiều thực nghiệm thực hành nhằm nắm giữ sự hứa hẹn đưa ra cho các sinh viên cơ hội để thực hành các kỹ năng thực thi và ra quyết định của họ cũng như để nhận thấy bản thân họ đang có một ảnh hưởng vượt ra khỏi mục tiêu ban đầu. Kiểu kinh nghiệm này có thể đang trở nên hấp dẫn bởi thực tế, một sự xem lại những nỗ lực về chương trình giảng dạy trong báo cáo thường niên tại Wharton năm 2004 cho thấy rằng những sáng kiến vè đầu tư tự doanh và thực hành đều được định hướng và trở nên yêu thích bởi hầu hết các sinh viên ngành kinh doanh. Thế hệ tiếp theo
  10. Điều này có thể quá sớm để khẳng định được ảnh hưởng đầy đủ của sự chuyển đổi đào tạo quản lý, nhưng việc đánh giá từ đầu ra của sinh viên cho thấy một số điều đang trở nên rõ ràng hơn. Trước hết, các thách thức này tất cả đều là hưởng ứng theo nhu cầu của sinh viên, các trường học, các khoa học và cả những người đã đi làm. Thật là khó phóng đại tầm quan trọng của nhu cầu sinh viên, thế nhưng các sinh viện đang làm trong các hiệp hội đều tập trung vào vai trò rõ ràng của kinh doanh trong xã hội, giống như chương trình Doanh nghiệp Xã hội của Columbia, đều đang phát triển nhanh chóng. Chủ nhiệm khoa Ray Horton lưu ý rằng ngay khi ông nhận thấy một sự gia tăng về số sinh viên tự xác định được bản thân mình có liên quan tới các vấn đề xã hội thì cũng là lúc xu hướng truyền đạt trong các buổi học trên lớp cũng bắt đầu được thay đổi. Hiệp hội MBA Net Impact – “một mạng lưới toàn cầu của các nhà lãnh đạo đang thay đổi thế giới thông qua kinh doanh” – đã thu hút toàn thời gian của 2000 sinh viên hiện nay tới các buổi hội thảo thường niên gần đây tại đại học Duke. Vì thế mà họ đã quyết định mở rộng mối quan hệ thành viên bao gồm các trường đào tạo MBA trong một nỗ lực nhằm xây dựng tính liên tục và gia tăng ảnh hưởng của hiệp hội sau khi các thành viên đó tốt nghiệp khóa học. Cũng định hướng sự chuyển đổi này là một mối quan hệ đối tác giữa khoa với các lợi ích nghiên cứu mới và những người đã đi làm bằng một mong muốn cho các ý tưởng sáng tạo và những cách thức mới đánh giá họ. Mong muốn này đã được cổ vũ bằng một thị trường đang ngày càng tăng sự hưởng ứng đối với các vấn đề về môi trường và một khu vực chung đang được thúc đẩy bằng những giới hạn của những thập kỷ trước nhằm phát triển các cơ chế điều chỉnh mới. Thế nên, ngày càng nhiều các khoa thành viên cổ vũ và thậm chí đòi hỏi các dự án của sinh viên phải tập trung và các vấn đề về môi trường và xã hội. Kellie McElhaney của trường kinh doanh Haas thuộc Berkeley đã giới thiệu ngay một khóa học tại trường đại học Michigan và sau đó là Berkeley khi bà chuyển về đây để điều hành trung tâm vì kinh doanh có trách nhiệm.
  11. Các sinh viên tham gia các chương trình giảng dạy mới này không chỉ được trang bị về kiến thức và đào tạo thực hành mà còn nâng cao được bản thân để làm được những việc khác nhau. Chẳng hạn như một báo cáo gần đây từ học viện Bainbridge Graduate – một chương trình MBA tiên phong tập trung vào tính ổn định – đã liệt kê ra vô số các sinh viên bán thời gian hiện đang điều hành các chương trình mang tính ổn định cho chính các ông chủ của mình. Những người chủ này bao gồm một hãng phát triển và kỹ thuật đường sắt, một công ty dầu lửa lớn, một nhà sản xuất máy vi tính hàng đầu và cả một chuỗi bán lẻ hàng chuyên biệt lớn. Và những sinh viên tốt nghiệp MBA theo những chương trình giảng dạy mới này đều nói về việc xác định những vấn đề cơ bản của kinh doanh ngày nay; việc cân bằng giữa các sức ép ngắn hạn đối chọi với các mục tiêu dài hạn, việc xác định mối đe dọa về thay đổi khí hậu, và việc tìm những hướng đi để đảm bảo cho một hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu bền vững. Như vậy, rõ ràng rằng họ đã nhận thấy được một nền giáo dục hỗ trợ cho mong muốn phá vỡ các giới hạn của họ cũng như đưa sự định hướng của họ tới sự thành công cá nhân bằng một hy vọng xây dựng một thế giới tốt hơn thông qua kinh doanh. Sự chuyển sang mô hình các nguyên lý cộng thêm sự thực thi trong giáo dục kinh doanh có thể dẫn tới một sự bùng nổ các nhà đầu tư tự doanh, những người luôn mong muốn giải quyết các vấn đề xã hội – ví dụ như sự thiếu nước ngọt ở Ấn Độ hoặc các nhu cầu về năng lượng ở Châu Phi – theo một cách mà mang lại cả hiệu quả lẫn lợi nhuận. Nó có thể dẫn tới một đoàn quân các giám đốc điều hành và các giám đốc tài chính làm việc cùng nhau để tạo ra những báo cáo đầy sức thuyết phục về chiến lược dài hạn nhằm thu hút sự ủy quyền của các nhà đầu tư dựa trên giá trị, những người thích mua và nắm giữ hơn là mua và bỏ chạy. Hoặc nó có thể có nghĩa rằng một thế hệ các nhà quản lý tiếp theo đưa ra những vấn đề về sự cân bằng xã hội hoặc sự thấu hiểu môi trường của những cách thường dùng để tiến hành mọi việc, cũng như những người đưa ra những vấn đề về một hình mẫu có tính xây dựng, mở rộng, hiểu biết và thực tiễn – những người có thể không hề nao núng trong mô hình hoạt động của mình bởi
  12. bản thân họ không thể bị đe dọa. Và điều tốt nhất với họ, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới có nền tảng và được đào tạo theo một khuôn mẫu toàn diện hơn những nhà chuyên nghiệp đi trước, là họ có thể dám đương đầu với thử thách nhiều hơn bởi mục đích của họ lớn hơn và họ có đủ khả năng để đáp ứng được những thử thách đó. Bạn nên biết gì về mức lương mới của mình Thế giới đang đòi hỏi những điều mới mẻ từ các nhà quản trị doanh nghiệp và cả những sinh viên MBA đang học bằng việc đưa ra những nhu cầu mới từ trường học của họ và cả những người chủ tương lai. Điều đó có nghĩa rằng các nhân tài MBA là một thành phần quan trọng của chiến lược thu hút nhân tài ngay tại chính công ty của mình, điều chúng tôi đang muốn bàn đền trực tiếp lúc này. Đó cũng chính là sự rõ ràng trong các khảo sát về các sinh viên MBA. Trong những năm gần đây, một tấm bằng MBA từ một trường đào tạo hàng đầu thường được xem như một tấm vé cho một nấc thang sự nghiệp: một cách để gia nhập vào một công ty chuyên nghiệp toàn cầu hoặc trở thành một tiến trình leo thang lên tới vị trí tập đoàn của tổ chức Fortune 500, trong khi đang mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Giáo sư Rakesh Khurana của trường kinh doanh Harvard đã viết trong cuốn sách From Higher Aims to Hired Hands: The Social Transformation of American Business Schools and the Unfulfilled Promise of Management as a Profession (Đại học Princeton University ấn hành năm 2007) của ông rằng các trường kinh doanh thu hút các sinh viên bằng việc giải thích trước tiên và quan trọng rằng họ “cung cấp sự tiếp cận tới các công việc trả lương cao, nơi các sinh viên trong các lĩnh vực chẳng hạn như ngân hàng đầu tư, quỹ tài trợ hay vốn chủ sở hữu, những lĩnh vực mà các phần thưởng về kinh tế luôn dành sẵn cho các tài năng MBA mới, những người được chào mời vào những vị trí quản lý truyền thống.“ Nhưng quan điểm này có thể không đầy đủ, bởi để chắc chắn, các sinh viên MBA giỏi nhất thường mong chờ được trả mức
  13. lương rất cao. Mà như vậy thì họ cũng sẽ chấp nhận tìm công việc thử thách, nhiều ích lợi từ Day One; họ khát khao được tham gia các dự án sẽ phát huy được kiến thức của họ cùng những người cố vấn cùng đội có định hướng và cổ vũ tính sáng tạo. Những sinh viên đó nói rằng “Tôi muốn được trải nghiệm. Tôi đã đầu tư hai năm vào học MBA, và tôi không muốn quay trở lại cùng kiểu công việc mà tôi đã làm trước đây.” Và như vậy mà có nhiều sinh viên dù có bị hạn chế vẫn tham gia một tổ chức không vì lợi nhuận trong sự nghiệp của mình. Nhưng quan trọng nhất, các sinh viên trường kinh doanh đều muốn tạo được ngay một ảnh hưởng mới. Điều này không nhất thiết là vì cảm thông bởi ngay cả việc cung cấp các sinh viên tốt nghiệp MBA trên toàn thế giới không ngừng phát triển (với rất nhiều trường quản lý đang được mở ở Châu Á và con số lớn mạnh về các sinh viên MBA chính thức và đã tốt nghiệp có khả năng) thì các sinh viên mới đều đang tìm kiếm một vinh quang. Các MBA ngày nay đều cần nhận ra được bản thân mình cũng như phải biết rằng chỉ riêng các kỹ năng suông thôi không chưa đủ. Để điều hành được trong thế giới phức tạp về quản lý toàn cầu, họ sẽ được mong đợi quan sát được sự thay đổi, tổng hợp được thông tin khác nhau, theo kịp các giải pháp để giải quyết các vấn đề và phải chứng minh được không chỉ sự sắc sảo về trí tuệ mà còn cả hiểu biết về cảm xúc. Các thành viên thuộc thế thế hệ này thời nay trong trường kinh doanh có một số lợi thế tự nhiên hơn những người trước họ. Việc có được sự phát triển của các công nghệ hợp tác chẳng hạn như tin nhắn khẩn cấp, mạng lưới xã hội và tin nhắn văn bản khiến họ tiến hơn đến các nền văn hóa dựa vào nhóm làm việc. Tuy nhiên, họ có thể cần phát triển các quan điểm khác một cách thận trọng hơn nữa. Họ có thể thấu hiểu cảm xúc với đồng nghiệp và các báo cáo trực tiếp không? Họ có thể làm việc với mọi người từ rất nhiều nền tảng khác nhau không? Họ có thể giao thiệp được theo nhiều ngôn ngữ và vẫn giữ cho không lúng túng trong những hoàn cảnh khác nhau không? Họ có thể đưa ra phản hồi có tính chất xây dựng không? Họ có thể nắm bắt được sự phản hồi ngay lập tức từ những người khác không?
  14. Nếu câu trả lời với những câu hỏi này là không thì các MBA nên biết rằng họ sẽ chẳng được hỗ trợ ở nhiều tổ chức – bởi vì các nhà quản lý cấp cao mà họ làm việc cho có thể không có những tiêu chuẩn này hoặc bởi vì mô hình tổ chức đó có thể không cho phép những kết hợp mức đầu vào phát triển những kỹ năng lớn hơn này. Hoặc rõ ràng rằng họ không thể nhận thấy loại hình đào này trong một lớp học của một trường kinh doanh nổi tiếng nào. Và như vậy, các sinh viên giỏi nhất sẽ tìm đến các trường và những công ty đáp ứng được thời gian về thực hành quản lý, những nơi cho phép họ đào tạo theo một số giới hạn về kinh doanh, phát triển kỹ năng lãnh đạo, làm việc trên toàn thế giới, và xây dựng những mối quan hệ tồn tại suốt đời. Các công ty nắm bắt được nhu cầu này một cách nghiêm túc – dàn trải và nuôi dưỡng những nhân công mới đến của mình – sẽ có được sự tiếp cận rất lớn đối với những sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh danh tiếng nhất và tốt nhất, và đặc biệt là với những người có tố chất lãnh đạo tiềm ẩn giỏi nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2