intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảng tính kích thước ảnh trường (field of view / FOV)

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

185
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảng tính kích thước ảnh trường (field of view / FOV Calculation chart) có thể giúp bạn giải quyết hai vấn đề trong nhiếp ảnh: a. Với một ống kính tiêu cự cố định, một thân máy toàn khổ hay cúp nhỏ với hệ số thông thường là 1.5x (Nikon) hay 1.6x (Canon) và một cự ly đứng chụp nhất định (tính từ nơi đặt máy tới chủ thể cần chụp), bạn sẽ cúp hình được bao nhiêu phần của chủ thể trong khuôn hình của mình. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảng tính kích thước ảnh trường (field of view / FOV)

  1. Bảng tính kích thước ảnh trường (field of view / FOV) Bảng tính kích thước ảnh trường (field of view / FOV Calculation chart) có thể giúp bạn giải quyết hai vấn đề trong nhiếp ảnh: a. Với một ống kính tiêu cự cố định, một thân máy toàn khổ hay cúp nhỏ với hệ số thông thường là 1.5x (Nikon) hay 1.6x (Canon) và một cự ly đứng chụp nhất định (tính từ nơi đặt máy tới chủ thể cần chụp), bạn sẽ cúp hình được bao nhiêu phần của chủ thể trong khuôn hình của mình. b. Bên cạnh đó, các bảng này cũng giúp bạn tính toán được cần phải đứng xa chủ thể bao nhiêu mét mới có thể chụp được toàn bộ kích thước (cao và rộng) của chủ thể với ống kính và thân máy bạn hiện có. Các bảng này có thể giúp bạn tính toán khoảng cách cần đứng chụp để cúp hình được như mong muốn, hữu dụng trong các trường hợp như chụp người mẫu trên sàn diễn, chụp ảnh trong nhà cũng như tính toán xây dựng và bố trí phòng ảnh (studio), v.v…. Do nhu cầu tính toán thông thường ở hoàn cảnh chụp trong nhà với cự ly chụp bị hạn chế, VinaCamera.com xin giới thiệu ba bảng tính với khoảng cách từ 1m đến 8m và tiêu cự ống kính từ 17mm-200mm.
  2. Bảng 1: Sử dụng cho thân máy 35mm toàn khổ (full frame) .
  3. Bảng 2: Sử dụng cho thân máy APS-C hệ số 1.5x .
  4. Bảng 3: Sử dụng cho thân máy APS-C hệ số 1.6x Hướng dẫn sử dụng: 1. Chọn bảng thích hợp với thân máy bạn hiện có, tính theo kích thước cảm biến: Bảng 1 dành cho máy toàn khổ, tương đương bản phim 35mm; Bảng 2 cho cảm biến APS-C cúp nhỏ với hệ số 1.5x (thông thường của Nikon); và Bảng 3 cho
  5. cảm biến APS-C cúp nhỏ hệ số 1.6x (thông thường của Canon). Kết quả tra cứu được tính theo đơn vị mét (m). 2. Tra cứu theo cự ly chụp (chiều ngang bảng, 1m-8m) và tiêu cự ống kính (chiều dọc bảng, 17mm-200mm) để tìm ra kích thước ảnh trường tương ứng, theo hai chiều: ngang (chỉ số trên, nhỏ hơn) và cao (chỉ số dưới, lớn hơn). Ví dụ: (1) Với thân máy toàn khổ 35mm và khoảng cách từ máy tới chủ thể (cự ly chụp) là 5m và tiêu cự ống kính là 50mm, bạn sẽ được khuôn hình có kích thước hai chiều là 2.37m x 3.56m. (2) Để chụp được một người mẫu cao 1.70m, với ống kính 50mm trên thân toàn khổ 35mm, bạn sẽ cần phải đứng xa tối thiểu là 3-3.5m (theo chiều cao khuôn hình) để đảm bảo có bố cục đẹp theo qui tắc 1/3. Để tính toán cho mọi cự ly chụp và tiêu cự, bạn có thể sử dụng phần mềm F/Calc F/Calc cũng có thể được sử dụng để tính toán nhiều thông số hữu ích khác cho nhiếp ảnh gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2