intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bão

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trời nặng trĩu, đục nhờ nhờ như nước gạo. Gió thổi bạt tay lái, hắt Nam vào quán nước mía bên đường. Và mưa sập xuống. Những hạt mưa nối nhau thành lớp lớp hàng rào nước ngăn cản tầm nhìn, thành ra cái quán Mây tím hơi xéo bên kia đường trở nên xa xăm mù mịt. Gió mưa này cũng đã hắt mấy đứa con gái váy ngắn áo dây bên ấy vào sâu trong quán, không túm tụm phía trước khoe chân dài da nõn mời mọc như mọi ngày. Chị chủ quán đặt ly nước trước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bão

  1. Bão TRUYỆN NGẮN CỦA HẠNH VÂN Trời nặng trĩu, đục nhờ nhờ như nước gạo. Gió thổi bạt tay lái, hắt Nam vào quán nước mía bên đường. Và mưa sập xuống. Những hạt mưa nối nhau thành lớp lớp hàng rào nước ngăn cản tầm nhìn, thành ra cái quán Mây tím hơi xéo bên kia đường trở nên xa xăm mù mịt. Gió mưa này cũng đã hắt mấy đứa con gái váy ngắn áo dây bên ấy vào sâu trong quán, không túm tụm phía trước khoe chân dài da nõn mời mọc như mọi ngày. Chị chủ quán đặt ly nước trước mặt Nam cái cộp, nước mía sánh một ít ra bàn. Cái cách dằn ly và gương mặt nhàu nhò của chị khiến Nam nghĩ chị đang bực bội chuyện gì đó. Biết đâu chồng chị cũng từng ngồi đây mà ánh nhìn bị hút dính phía bên kia như Nam lúc này, hoặc biết đâu chị đã từng bắt gặp chồng mình băng qua đường dạt vào Mây tím, như Nam đã từng bất lực nhìn cái áo đỏ của Thêu chấp chới chấp chới và mất hút trong ấy vào một ngày cũng gió mưa tầm tã như hôm nay. Nhưng có thể người ta bực bội chỉ vì mưa bão làm cho quán ế khách, chỉ vì nỗi lo cái quán xập xệ không chống đỡ nổi cơn bão số 1 đang đổ trực tiếp vào miền Đông Nam bộ. Nam nghĩ vậy khi mưa tạt ướt chỗ ngồi và nước từ mái tôn cũ kỹ bắt đầu nhỏ long tong xuống mấy cái thau chị chủ quán vừa sắp sẵn trên nền. Nam phụ chị buộc tấm ni lon che phía trên cái võng trong góc quán, nơi có thằng nhỏ đang nằm ngủ ngon lành. Việc này thì Nam rành lắm, các mối buộc chắc chắn bảo đảm không giọt nước nào có thể rơi xuống chỗ thằng bé nằm. Gương mặt chị chủ quán giãn ra, chị tặng cho Nam một nụ cười kèm theo một câu nói bâng quơ: “Ông trời ổng giận gì mà cơn bão đầu tiên lại đánh vào đây hổng biết”. ***
  2. “Ông trời giận gì hổng biết”, cái ý nghĩ này từng trở đi trở lại, ám ảnh Nam mỗi lần trời dông bão. Ông trời có giận thì giận những người làm bậy chớ những người đàn bà hiền lành tần tảo như mẹ Nam, mẹ Thêu hay như chị chủ quán này thì mắc mớ gì ổng giận. Vậy mà mỗi lần trời gầm ghè dông bão thì chỉ có những người nghèo khó lam lũ là khổ sở bởi nhà dột, mưa hắt, nước ngập, gió lạnh… còn khối kẻ bất chính thì nhởn nhơ nhà cao cửa rộng xe hơi bóng nhoáng, mưa gió may ra chỉ làm bẩn ướt gót giày của họ mà thôi. Với mẹ của Nam thì thà nghèo khổ mà thanh sạch còn hơn giàu có mà nhơ nhớp. Nên bà từ chối thẳng thừng lời đề nghị của ông chủ tịch Mạnh Hùng. Cái đêm ông bước giật lùi khỏi căn nhà của mẹ con Nam, Nam có cảm giác không phải nhà mình sập xệ vẹo vọ mà chính cơ thể ông ta đang cong khẳm, vẹo vọ... Đó là lần thứ ba mẹ từ chối ông chủ tịch. Nam muốn chui ra khỏi mùng, nắm lấy tay mẹ nhưng rồi lại thấy việc này không cần thiết. Gương mặt của mẹ vẫn nhẹ nhõm, thanh thoát dưới ánh đèn neon nhợt nhạt. Nam nhận ra rằng mẹ đẹp, cái đẹp dịu dàng ẩn trong đôi mắt nâu thăm thẳm dù thời gian và lam lũ ra sức bủa vây dồn đuổi. Nhưng ông chủ tịch tìm đến đây không phải vì nhan sắc, xung quanh ông thiếu gì đứa con gái trẻ trung xinh đẹp gấp mấy lần người đàn bà góa chồng trong căn nhà cũ kỹ này. Có lẽ ông đến vì nỗi hậm hực, tiếc nuối từ thời xa xưa, cái thời trẻ trai ông từng bị người con gái này từ chối. Ông từng đau nỗi đau của Thủy Tinh hụt vợ, nên cũng tìm đến những thủ đoạn như Thủy Tinh năm xưa hô phong hoán vũ vậy mà. Nam bắt đầu nghĩ vậy vào đúng buổi tối sinh nhật tròn 12 tuổi của mình, đó cũng là buổi tối mà ông chủ tịch (lúc này còn là chủ tịch phường) nói với mẹ Nam về dự án xây nhà văn hóa phường: “Có thể chọn lô đất khác, hoặc có thể bỏ dự án vì không khả thi… Chỉ cần em đồng ý”. Mẹ Nam đã lắc đầu. Nghĩa là dự án này khả thi, nghĩa là nhà Nam nằm trong số hộ bị giải tỏa, cũng có nghĩa là mẹ Nam không thể kiếm sống bằng cửa hàng tạp hóa tại nhà như trước được nữa. Tiền bồi thường giải tỏa đủ cho mẹ Nam mua căn nhà
  3. nhỏ bên cạnh nhà Thêu trong một con hẻm cụt và một sạp hàng ngoài chợ Cây Me để tiếp tục cuộc mưu sinh… Đến năm 17 tuổi 2 tháng 13 ngày Nam vẫn còn nghĩ vậy, khi ông chủ tịch (lúc này đã là chủ tịch thành phố) thỉnh thoảng vẫn ghé qua nhà Nam. - Dự án này tôi có thể can thiệp được, về với tôi cuộc sống em sung sướng đã đành mà các bà bạn của em cũng không phải khổ. Câu này ông chủ tịch thả rớt ở nhà Nam vào một buổi tối rất lạnh, giọng nói nửa điềm nhiên dứt khoát nửa nài nỉ tuyệt vọng khiến Nam nín thở, suýt quên cả… ngáy. - Anh cứ làm những gì mà xã hội cần, tụi tôi khổ cũng quen rồi… Giọng mẹ mỏng nhẹ nhưng không một chút run rẩy. Nam nén tiếng thở dài, ngáy đều trở lại… Khi hé mắt ra, Nam đã bắt gặp cái dáng vẹo vọ trông rất khó coi của ông chủ tịch. Hai tháng sau ông lấy vợ, một cô diễn viên múa trẻ đẹp sắc sảo và chỉ lớn hơn Hạnh (con gái ông) ba tuổi. Và tất nhiên là chợ Cây me (cái chợ mà theo lời ông chủ tịch là nhếch nhác, có phấn đấu mười năm nữa cũng không đạt nổi danh hiệu chợ văn hóa ấy) bị xóa sổ, nhường chỗ cho một siêu thị hào nhoáng mọc lên. Nhìn ông chủ tịch đường bệ trên ti vi, kiêu hãnh nói về tác dụng của dự án đối với đời sống của người dân thành phố, Nam thấy có chút thương hại - con người bệ vệ ấy suýt chút nữa từ chối việc lập thành tích chỉ vì một người đàn bà lam lũ. Nhưng khi nhìn mẹ và những bà bạn hàng tan tác chạy đôn chạy đáo tìm cách mưu sinh, Nam nghe lửa bốc phừng phừng đâu đó trong đầu mình. Lần đầu tiên Nam nhận ra người đàn ông thành đạt kia làm tất cả không phải vì người ông yêu, không vì những con người lam lũ, không vì ai hết… Ông ta chỉ biết chính mình và chỉ vì chính mình mà thôi. Thì đó, bộ mặt đô thị cứ ngày càng hào nhoáng trong khi hoàn cảnh nhà Nam, nhà Thêu và nhiều gia đình lao động khác trong xóm tái định cư nhếch nhác này lại cứ ngày càng khốn khổ, rệu rạo…
  4. Có một cuộc rượt đuổi không ngơi nghỉ trong thành phố nhỏ, cứ hoào nhoáng đuổi đến nơi này thì khó nghèo lại dạt sang nơi khác, chạy quẩn chạy quanh không lối thoát vì người ta chỉ tìm cách dồn đuổi chứ có làm gì để khó nghèo biến mất đâu. *** Có lần Nam hỏi cắc cớ: - Hồi trước sao mẹ không chọn ông ấy? - Tại mẹ yêu ba rồi chứ sao. - Vậy sao giờ mẹ không lấy ông ấy? - Người đàn ông làm cho vợ mình phải khóc là người đàn ông không đáng tin… Mẹ không trả lời thẳng câu hỏi của Nam mà chỉ nói bâng quơ vậy. Nam biết mẹ nhắc tới cô Minh - vợ của ông chủ tịch - người trước đây vẫn thường qua nhà tâm sự và khóc với mẹ. Cô Minh chỉ dám khóc với người bạn gái thân thiết và kín tiếng như mẹ Nam thôi chớ cô tuyệt đối không hé răng chuyện chồng ngược đãi với bất kỳ ai khác, cô sợ ảnh hưởng tới con đường chính trị của chồng. Nhưng khi hoạn lộ của ông Mạnh Hùng thênh thang, sự nghiệp ông phất lên như diều gặp gió thì cô Minh vắn số đã qua đời… Không ai thấy cô diễn viên múa - bà chủ tịch mới khóc bao giờ. Chỉ có Hạnh, con ông chủ tịch, là thường xuyên qua nhà tỉ tê tâm sự và khóc với mẹ Nam. Cuối tuần về nhà gặp lúc bờ vai mảnh khảnh của Hạnh run lên trong tay mẹ, cảm giác xót buốt cựa quậy nhói ran trong lòng Nam, để rồi cả một tuần trọ học xa nhà, anh luôn bị ám ảnh bởi cái gáy trắng xanh dưới mái tóc cột cao run rẩy… Anh thấy mình bất lực khi không thể (hay không dám) ôm bờ vai mỏng manh của Hạnh mà vỗ về, mà xoa dịu những ấm ức trong lòng cô bé… Nam không biết mình còn đau lòng nhìn Hạnh từ phía sau đến bao giờ nếu như ông chủ tịch không trở lại nhà Nam vào một buổi chiều mưa rỉ rả. Ông không đến vì mẹ Nam mà đến để lôi Hạnh về, không phải cái kiểu nắm tay lôi xềnh xệch như kẻ cục súc thô lỗ mà bằng ánh mắt sắc lạnh, bằng cái giọng gầm ghè kìm nén nghe sởn gai ốc, ông khiến đứa
  5. con gái xanh xao líu ríu vội vàng lao ra ngoài đến không kịp khoác áo mưa. Nam buốt lòng nhìn vói theo cái dáng mỏng manh liêu xiêu xa hút. Ông chủ tịch bắt gặp cái nhìn ấy, nhếch mép cười. Ông không về ngay mà đĩnh đạc bước vào, đĩnh đạc thắp nhang trên bàn thờ ba Nam, giễu cợt nhìn nước từ cái trần nhựa cũ kỹ ố vàng nhỏ long tong xuống cái thau đặt sát vách. Và ông lại nhếch mép: - Cô sống thế này mà cũng chịu được sao? - Thì tụi tui vẫn sống tử tế đấy thôi. - Sống tử tế à? - Ông quay sang nhìn thẳng vào mắt mẹ, giọng bắt đầu hơi rin rít - Sống tử tế mà bán buôn lấn chiếm lề đường thế à? Mẹ im lặng, cái im lặng của người phụ nữ quen chịu thiệt thòi khiến nỗi uất hận trong lòng Nam dâng lên nghẹn ứ. Nam nói nhanh như thể sợ người ta cướp mất lời: - Ông biết tại sao mẹ tôi phải ra đường mà! Ông có giỏi thì đưa mẹ tôi vào làm ở nhà văn hóa hay bán hàng ở cái siêu thị to đùng ấy đi. Ông chủ tịch không nhìn Nam, theo kiểu không thèm chấp con nít. Ông chỉ xoáy vào người đàn bà đang ngồi lặng đi trên bộ ván cũ, và lại nhếch mép cười: - Thiệt uổng công cô nuôi nó ăn học tới chừng này. Nè, cô dạy lại cho thằng nhỏ biết đừng có mơ tới con bé Hạnh nhà tôi nhé! Đừng-có-mơ! Ông hơi cao giọng ở ba chữ cuối cùng, rồi bất thần ông hạ giọng, nói nhỏ: - Nếu cô không dạy được con thì đừng bán buôn gì nữa nhé! Tụi trật tự đô thị sẽ không để yên cho cô đâu. Rồi ông đủng đỉnh đứng dậy, bệ vệ bước ra khỏi nhà. Nam cố kết nối cái dáng đường bệ, đĩnh đạc của ông lúc này với cái dáng vẹo vọ kỳ cục của ông năm trước mà không thể. Dường như ông chủ tịch lúc này và ông chủ tịch năm trước là hai con người hoàn toàn khác biệt. ***
  6. Thực ra thì sau khi chợ Cây Me bị xóa sổ, mẹ Nam cùng một số bạn hàng dạt sang bán buôn ngay trước cổng công ty ABC. Công nhân ở đó tan ca, vừa tuôn ra khỏi cổng là sà xuống mua ngay mớ rau con cá đưa về phòng trọ làm bữa cơm đạm bạc. Thỉnh thoảng có đội trật tự đô thị đến, mẹ túm mớ hàng lệch sệch lôi sang phía bên kia đường, nơi có con hẻm lông chông đá là thoát. Dường như đội trật tự cũng chỉ đến khua khoắng tí chút cho có lệ chứ cũng không bắt bớ quyết liệt, có lẽ họ cũng không muốn triệt đường sống của những người đàn bà lam lũ. Nhưng đó là chuyện trước khi ông chủ tịch hăm he hằn học, còn sau thì khác. Ngày nào đám tiểu thương trước cổng công ty cũng nhốn nháo náo loạn và rã rượi vì mất mát. Nghỉ hè được một tháng, ngày nào trước khi đi làm công việc thời vụ, Nam đều chở mẹ ra cái “chợ” chồm hổm bên ngoài cánh cổng công ty ABC xong lại quay về chở Thêu đến cái nhà xưởng nằm bên trong cánh cổng ấy. Ngang qua nhà ông chủ tịch, Nam kéo tay Thêu choàng ngang qua hông mình và giữ rịt luôn bàn tay ấy. Nam mím môi nhìn thẳng mà vẫn nghe nhói lên đâu đó cái cảm giác có một ánh mắt ngơ ngác đang vói theo mình… Khoảng một tuần trước ngày Nam nhập học trở lại thì đội trật tự đô thị đã thôi “oanh tạc”, nghe nói là đã qua chiến dịch nào đó. Nhưng mọi chuyện chưa thể trở lại bình thường, sự thấp thỏm vẫn không thôi đeo bám ám ảnh những người đàn bà lam lũ. Một chiếc xe trờ tới bất thần có thể khiến cho ai đó giật mình thất thanh hô chạy, rồi thì nhốn nháo náo loạn mạnh ai nấy lôi bê kéo đẩy ồn ã một khúc đường. Trong một lần nháo nhác vì tin thất thiệt như thế, mẹ Thêu đã bị một chiếc xe máy tông thẳng khi bà hớt hãi ôm thúng chạy sang bên đường... *** Cái chết của mẹ khiến Thêu cương quyết đổi nghề. Thêu nói mỗi lần ra vào cổng công ty, nhìn thấy vệt sơn trắng vẽ chỗ mẹ ngã xuống là Thêu đau lắm, hồi trước bị kim may xuyên qua tay Thêu cũng không thấy đau như vậy. Mưa nắng dần dà cũng làm phai
  7. những vệt sơn trên đường nhưng những ám ảnh trong lòng Thêu thì không gì gột rửa được. - Nhưng làm gì thì làm, Thêu không được vào cái chỗ nhơ nhớp đó. Nam đã nói vậy khi ngồi với Thêu ở quán nước mía bên này, và rót ánh nhìn nửa chua chát, nửa ghê sợ sang cái quán Mây tím bên kia đường. Vì câu nói đó ánh nhìn đó mà Thêu nổi giận đùng đùng, cô tạt vào mặt Nam những câu hỏi buốt sắc: - Cái gì nhơ nhớp? Tại sao người ta bán những cái không phải của mình mà vẫn phởn phơ chường mặt lên ti vi nói lời hay ho nhân nghĩa, còn tui bán cái của tui thì lại bị miệt thị khinh khi? Ông mà còn có cái nhìn đó thì coi như tui với ông chưa bao giờ bạn bè gì hết. Nam bị mấy câu hỏi ấy xóc vào họng, đau đến tê dại. Có lẽ thấy gương mặt Nam méo mó khó coi quá nên Thêu hơi dịu giọng: - Nhà tui cũng đã bán rồi. Tui còn một bầy em, tụi nó phải học hành tử tế chứ không thể sống như tui được. Nhưng Nam đừng lo, tui ổn mà. Thêu đủng đỉnh phủi đít đứng dậy, trước khi đi còn kịp thả lại một câu nói mềm như sợi khói đang nhen lên từ cái lò than trong góc quán: - Cái chợ chồm hổm ấy tan rồi, mẹ Nam cũng đã chuyển qua đan lát, ông ta không làm khó gì được nữa đâu… Nam đừng đóng kịch nữa mà tội nghiệp nhỏ Hạnh… Tui biết ông thương nó mà! Dù Thêu đã rút những cái móc nhọn của câu hỏi ban nãy ra rồi nhưng cổ họng Nam vẫn còn khô rát, không một ngôn từ nào bật ra được thành lời. Nam đành bất lực nhìn cái áo đỏ của Thêu chấp chới chấp chới và mất hút trong Mây tím vào một ngày gió mưa tầm tã… ***
  8. Thêu nói đúng, ông chủ tịch không còn làm khó hay hằn học với mẹ Nam được nữa. Đã đến lúc ông ta chỉ còn có thể hằn học với những tờ lịch trong trại giam mà thôi. Hôm nghe giọng mẹ lạc đi trong điện thoại: “Ông Hùng bị bắt rồi, ông ta ăn đất nhiều quá nên phải đền tội. Đúng là ông trời có mắt con ạ!”, ý nghĩ lướt qua trước tiên trong đầu Nam là chắc tại ông ta chia chác không đều nên mới bị kẻ khác lật kèo, nhưng rồi một ý nghĩ khác ùa tới khiến Nam tê buốt: Hạnh vốn mỏng manh và yếu ớt, không biết cô ấy có đứng được không trước sức nặng của dư luận đổ dồn? Hoang mang bởi ý nghĩ đó, Nam bỏ buổi học chiều hấp tấp bắt xe về, để rồi vấp ngay cánh cổng im lìm của căn biệt thự. - Ừ, nhà đó bị niêm phong rồi. Con bé không thi đại học nữa, giờ nó ở chỗ con Thêu, làm chung với con Thêu luôn. Hôm trước mẹ qua thấy con nhỏ xanh xao lắm. Bảo nó về bên này mà nó không nghe, tạng người ốm yếu vậy làm công nhân chịu sao thấu... Sau câu nói của mẹ, Nam thấy người mỏi rã. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão rồi mà sao Nam không thấy hả hê gì hết. Ngược lại, Nam cảm giác như cơn bão ấy đang quăng quật trong lòng mình, tê tái, tan hoang... *** Mưa dữ dội và gió bắt đầu giật từng cơn. Gió chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách xé nhỏ bức rèm mưa mờ mịt và ném những sợi nước tả tơi vào sâu trong quán. Chị chủ nói Nam dịch sát lại gần chỗ đứa bé nằm, đó là nơi khô ráo và ấm áp nhất trong cái không gian tuềnh toàng đang dần dần buốt lạnh. - Sao giờ cậu mới quay lại? Câu hỏi đột ngột của chị khiến Nam lúng túng. Nam không muốn nói với chị rằng mình đã qua lại đây rất nhiều lần mà không đủ can đảm ghé vào, càng không thể kể cho chị nghe về những cơn bão khô đã hắt hết những người mà mình yêu quý vào cái quán ảo mờ bên ấy… - Con nhỏ bạn cậu nó không có ở đó đâu mà tìm.
  9. - Sao ạ? Chị nói Thêu phải không? Sao chị biết Thêu vậy? Nam giật mình ngồi thẳng lên nghiêm ngắn, mặc cho những cuộn gió thốc vào người tê buốt. - Mấy đứa bên đó qua đây hoài chớ gì, Thằng nhỏ này cũng là con của một đứa bên bển... Chị chủ quán điềm nhiên đưa võng, khẽ khàng đắp lại cái mền cho đứa bé. Rồi nhận ra vẻ mặt bồn chồn sốt ruột của Nam, chị trở lại câu chuyện vẫn bằng kiểu nói lấp lửng: - Con nhỏ bạn cậu quen với mẹ thằng bé này nè... Nhỏ đó vẫn làm ở ABC… Nó nói phải bày chuyện vậy thì vở kịch của cậu mới chịu hạ màn… Mưa vùi giọng nói của chị chủ quán bằng cách dậm rầm rập trên mái tôn rỉ sét. Phải mất một lúc định thần và lọc lại từng thanh âm rơi rớt, Nam mới giật mình lao ra ngoài… *** Gió điên cuồng quất vào mặt vào người Nam những ngọn roi mưa rát buốt. Nhưng mặc kệ, xe Nam vẫn cứ phăm phăm rẽ dòng nước ngập hướng về khu trọ gần cầu Cũ. Ở đó có những người đang cần Nam chắn bão.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2