Báo cáo đề tài:" Lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất đó"
lượt xem 74
download
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà Nước ta đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Ngày nay, nền kinh tế thị trường cũng tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có những thách thức lớn tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài:" Lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất đó"
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất ĐỀ TÀI " Lựa chọn một dây chuyền sản xuất trong thực tế, dựa vào các đặc điểm của sản xuất dây chuyền, hãy phân tích các yếu tố của dây chuyền sản xuất đó" SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 1
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 2 I. TỔ CHỨC SẢN XUẤT ........................................................................... 2 1) NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ..................................... 2 2) NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT ......................................... 3 3) CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ....... 10 II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ................................ 10 1) KHÁI NIỆM ...................................................................................... 10 2) ĐẶC ĐIỂM ....................................................................................... 10 3) ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ ................................................................ 11 4) PHÂN LOẠI...................................................................................... 12 5) ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN VÀ QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN ..................................................................................... 14 6) PHẠM VI ỨNG DỤNG .................................................................... 15 B/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 15 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN ... 15 II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH MÌ CỦA CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN ......................................................................................... 18 1) VÀI NÉT VỀ BÁNH MÌ .................................................................. 18 2) DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH MÌ ......................................... 19 2.1. TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN LIỆU............................................... 20 2.2. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ........................................ 24 2.3. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH ...................................................... 26 MỤC LỤC ............................................................................................... 33 DANH MỤC THAM KHẢO ................................................................. 34 K ẾT LUẬN ............................................................................................. 35 SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 2
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất LỜI MỞ ĐẦU T ừ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và Nhà Nước ta đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định h ướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, nền kinh tế thị trường cũng tạo ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng có những thách thức lớn tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp. Mặt khác, chúng ta có thể khai thác lợi thế về công nghệ, đẩy nhanh tốc độ sản xuất để đáp ứng được mọi nhu cầu cho xã hội, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt trên th ị trường trong nước và quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải phấn đấu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải có một ph ương pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhất để tạo cho doanh nghiệp đó luôn luôn phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, với một đất nước đang trên đà phát triển nh ư Việt Nam thì phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ngày nay, việc quản lý một công ty sản xuất đang đặt ra một thách thức vô cùng to lớn. Người quản lý tối cao của một công ty luôn đứng trước một chuỗi vô hạn những vấn đề nảy sinh, từ lạm phát kéo dài, thuế má cao, những quy đinhk của Chính phủ, tình trạng thiếu vốn và sự bất mãn của công nhân… Nếu doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ kinh doanh có lãi, có điều kiện để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng khả năng đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Nh ận thức được tầm quan trọng này, em đ ã thực hiện bài tiểu luận cho môn QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT với đề tài LỰA CHỌN MỘT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TRONG THỰC TẾ, DỰA VÀO SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 3
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN, HÃY PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ĐÓ. ---- A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: I. TỔ CHỨC SẢN XUẤT: 1 ) Nội dung của quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất là toàn bộ hoạt động có ích c ủa con người nhằm biến đổi các yếu tố “đầu vào” (như nguyên vật liệu, lao động, vốn, thông tin…) thành “đầu ra” chính là các sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ. - Bộ phận quan trọng nhất của quá trình sản xuất chế tạo là quá trình công nghệ - đó chính là quá trình mà con người sử dụng đến công nghệ hoặc điều khiển các máy móc thiết bị tác động đến đối tượng chế biến làm cho chúng thay đổi về một mặt nào đó (như hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hóa học, c ơ học, sinh học…) Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau. Ví dụ như quá trinh công nghệ để sản xuất xe máy bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ như giai đoạn công nghệ làm khung xe máy, giai đoạn làm ghi đông, lốp, vành, tăm… có thể được thực hiện bởi nhiều hoặc cùng một công ty. Mỗi giai đoạn công nghệ có thể bao gồm nhiều b ước công việc khác nhau (hay còn gọi là nguyên công). Bước công việc là đơn vị căn bản của quá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làm việc, do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng chế biến nhất định. Ví dụ như để sản xuất nước đóng chai, người ta có thể chia ra thành các bước công việc như: làm sạch, làm đầy, dán nhãn, đóng nắp. Nơi làm việc là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân hay một nhóm công nghân sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụ để hoàn thành một b ước công việc trong việc chế tạo sản phẩm. Ví d ụ như trong dây chuyền sản xuất nước đóng chai có các nơi làm việc tương ứng với các bước công việc vừa nêu ở trên là : máy làm sạch, máy làm đ ầy, máy dãn nhãn, máy đóng nắp. Đối tượng chế biến hay nguyên vật liệu “đầu SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 4
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất vào” ở đây là vỏ chai, nước, nhãn, nắp chai. Sản phẩm “đầu ra” là một chai nước hoàn chỉnh. Khi xét bước công việc, ta phải căn cứ vào cả ba yếu tố: Nơi làm việc, công nhân, đối tượng lao động. Chỉ cần một trong ba yếu tố này thay đổi thì bước công việc sẽ thay đổi. - Bên cạnh quá trình công nghệ và quá trình lao động cũng cần có quá trình tự nhiên – là quá trình cũng làm thay đổi các tính chất cơ, lý , hóa… của đối tượng chế biến nhưng hạn chế sự tham gia của lao động (thậm chí trong một số trường hợp không cần có sự tác động của yếu tố lao động) – hay nói cách khác, quá trình này xảy ra dưới tác động của các điều kiện tự nhiên như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… Ví dụ nh ư quá trình lên men trong sản xuất bia, rượu, bánh mì, sữa chua,… ; quá trình tự nhiên trong trồng trọt và chăn nuôi, … 2) Nội d ung của tổ chức sản xuất: a, Khái niệm: - Tổ chức sản xuất là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao. - Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”. Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất. Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại h ình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp. Nội dung của tổ chức sản xuất: Lựa chọn phương pháp quá trình sản xuất. Nghiên cứu chu kỳ sản xuất, tìm cách rút ngắn chu kỳ sản xuất. Lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất. b, Những yêu cầu của tổ chức sản xuất: Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế ph ương án tổ chức SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 5
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Chính vì thế, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất. - Thích hợp với đặc điể m thiết kế của sản phẩm và d ịch vụ. - An toàn cho người lao động. - Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất. - Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong - và bên ngoài c ủa doanh nghiệp. Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến. - c, Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì v ậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Nguyên, nhiên vật liệu mà doanh nghiệp sử dụng: Nguyên, nhiên, vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng và chúng còn được gọi là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu, lao động, công nghệ). Vì vậy giữa nguyên , nhiên, vật liệu và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sản xuất trong doanh nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho x ã hội. Ch ủng loại nguyên, nhiên, vật liệu đơn giản hay phức tạp, chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất. Ngược lại, tổ chức sản xuất ở trình độ cao hay thấp: thủ công, c ơ khí hoá, tự động hoá đều đòi hỏi việc cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu phải đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung, mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất và nguyên, nhiên, vật liệu thay đổi theo những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnh hưởng của nguyên, nhiên, vật liệu. SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 6
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất I. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc: Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất - k ỹ thuật cho tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được hợp lý. Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc, nhiên, vật liệu mới. Vì vậy, để có được phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết và xác đ ịnh được cho mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc với nguyên, nhiên, vật liệu nào là thích hợp. Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp nếu được ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật th ì nó cho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm nguyên, nhiên , vật liệu, sử dụng hợp lý công suất của máy móc thiết bị và sức lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nếu có được công nghệ mới, thiết bị máy móc hiện đại thì sẽ nâng cao được trình độ sản xuất, năng lực sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời nhu cầu th ị trường và xã hội. Ngoài ra, nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp sử dụng được nguyên, nhiên vật liệu thay thế và sử dụng tổng hợp nguyên, nhiên, vật liệu. Như vậy, tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, để có đ ược phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới và thiết bị, máy móc mới. Chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất: Do sự phân công lao động xã hội nên mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiện một số nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định; từ đó, tự lập loại hình chuyên môn hoá thích hợp. Chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vào nh ững công việc cùng loại nhất định. Quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp càng sâu đòi hỏi hợp tác hoá giữa các doanh nghiệp càng phải chặt chẽ. Hợp tác hoá là quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 7
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất doanh nghiệp. Nh ư vậy, giữa chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất có mối quan hệ hữu c ơ với nhau. Chuyên môn hoá càng sâu, hợp tác hoá càng phải chặt chẽ, tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp c àng đơn giản. Do đó, trong quá trình tổ chức và tổ chức lại sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải chú ý và coi trọng ảnh h ưởng của yếu tố này, vì mục tiêu cơ bản của chuyên môn hóa và hợp tác hoá sản xuất của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mình. II. Đường lối, chủ trương, chính sách xây d ựng và phát triển kinh tế của Đả ng và Nhà nước, đặc biệt là vấn đề công nghiệp hoá và hiện đại hoá: Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có những điều kiện khách quan, chủ quan khác nhau; vì thế, cần phải xác định rõ mục tiêu và các biện pháp thực hiện có hiệu quả mục tiêu trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử. Thực tiễn của nước ta cũng đã chỉ ra rằng: Trong mỗi thời kỳ kế hoạch, Đảng và Nhà nước ta đều đề ra đường lối, chủ trương, chính sách xây d ựng, cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp nó i riêng. Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải đi theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước để tiến hành tổ chức sản xuất. Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển sang xây dựng một nền kinh tế thị trường nhưng Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện, Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế; vì vậy, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp có được duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc phần lớn vào đường lối, chủ trương, c hính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. d, Các nguyên tắc tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất được tiến hành theo những nguyên tắc chủ yếu sau: III. 1- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp theo hướng kết hợp phát triển chuyên môn hóa với phát triển kinh doanh tổng hợp : Chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động xã hội nhằm làm cho doanh nghiệp nói chung, các bộ phận sản xuất v à các nơi làm việc nói riêng có nhiệm vụ chỉ sản xuất ra một (hoặc một số rất ít) loại sản phẩm, chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiến hành một (hoặc một số rất ít) bước công việc. Sản xuất chuyên môn hóa được coi là nhân tố rất quan trọng để nâng cao loại hình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tổ chức mua sắm vật tư, tổ SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 8
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất chức lao động khoa học, tổ chức tiêu thụ sản phẩm và công tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, sản xuất chuyên môn hóa được coi là xu hướng tất yếu của việc phát triển sản xuất, kinh doanh , th ực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của công nghệ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu mà quyết định mức độ chuyên môn hóa cho thích h ợp. Kinh doanh tổng hợp là những hoạt động kinh tế mang tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất công nghiệp đến sản xuất phi công nghiệp, từ sản xuất đến lưu thông phân phối và d ịch vụ. Phạm vi kinh doanh tổng hợp trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng sinh lời của từng yếu tố trong mỗi lĩnh vực dự định kinh doanh. Chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp là hai vấn đề khác nhau, giữa chúng có tác động kiềm chế lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tổng hợp thì chuyên môn hóa sẽ bị co hẹp lại, do đó vấn đề đặt ra là khéo kết hợp với quan điểm trên góc độ toàn doanh nghiệp để xem xét thì thấy tuy mức độ chuyên môn hóa có giảm, song vẫn cần phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa của từng bộ phận sản xuất và từng n ơi làm việc. Chỉ như thế mới phù hợp với xu thế hiện nay là mỗi doanh nghiệp vừa thực hiện chuyên môn hóa , vừa thực h iện đa dạng hóa sản phẩm và kinh doanh tổng hợp trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. 2- Tổ chức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm tính cân đối: Quá trình sản xuất cân đối là quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở bố trí hợp lý, kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của sản xuất: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Mối quan hệ tỷ lệ này nằm trong trạng thái động. Vì vậy, một trong số các yếu tố này thay đổi, thì tất yếu phải xác lập lại mối quan hệ tỷ lệ mới. Đây chính là quá trình phá vỡ cân đối cũ, xác lập lại cân đối mới nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Sản xuất cân đối còn đ ược thể hiện qua mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất: các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phù trợ, các đơn vị sản xuất phụ, các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp. Mục đích của việc duy trì mối quan hệ này là nhằm bảo đảm sản xuất đồng bộ với hiệu quả cao và đây chính là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của tổ chức sản xuất hợp lý. Như chúng ta đã biết, tiến bộ khoa học phát triển rất nhanh chóng mà nhờ SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 9
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất đó, tạo ra ngày càng nhiều công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới, nguyên, nhiên, vật liệu mới. Kết quả của sự tiến bộ này đã tạo ra điều kiện thuận lợi để xác lập và duy trì sản xuất cân đối trong doanh nghiệp. 3- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhịp nhàng, đều đặn: Sản xuất được coi là nhịp nhàng, đều đặn khi số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong từng khoảng thời gian đã quy định (giờ, ca, ngày, đêm…) phải bằng nhau. Nói cách khác, sự nhịp nhàng, đều đặn của sản xuất thể hiện sự lặp lại của quá trình sản xuất trong khoảng thời gian như cũ ở mỗi nơi làm việc, mỗi ngành, mỗi phân xưởng và toàn doanh nghiệp với số lượng sản phẩm bằng nhau. Sự nhịp nhàng, đều đặn c ủa sản xuất chịu sự tác động của nhiều nhân tố như công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất, kế hoạch bảo d ưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, việc bố trí ca làm việc, trình độ thao tác của công nhân, … Nếu mỗi doanh nghiệp có biện pháp thích hợp để thực hiện phối kết hợp chặt chẽ các nhân tố này, bảo đảm sản xuất nhịp nhàng, đều đặn sẽ đem lại những tác dụng lớn đối với doanh nghiệp . 4- Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải bảo đảm sản xuất liên tục: Sản xuất hay quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việc sau thực hiện ngay sau khi b ước công việc trước kết thúc , không có bất kỳ sự gián đoạn nào về thời gian trong quá trình khai thác hoặc chế tạo sản phẩm. Sản xuất liên tục thể hiện trình độ liên tục của đối tượng lao động trong quá trình vận động từ nơi làm việc này đ ến nơi làm việc khác, từ khi còn là nguyên vật liệu đến lúc trở thành sản phẩm. Vì vậy việc bảo đảm sản xuất liên tục cần phải áp dụn g các biện pháp sau: Đối với nguyên, nhiên, vật liệu, phải đảm bảo cung ứng liên tục hoặc - theo đúng th ời hạn quy định cho nơi làm việc. Đối với tư liệu lao động, phải xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng, - bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy móc. Đối với lực lượng lao động, phải xây dựng kế hoạch tận dụng toàn bộ - thời gian lao động, bố trí hợp lý ca làm việc, tổ chức đứng nhiều máy, … SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 10
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất Bảo đảm sản xuất liên tục trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp đã nêu sẽ đem lại những tác dụng to lớn: Tiết kiệm thời gian lao động trong sản xuất. - Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của thiết bị, máy - móc. Góp phần bảo đảm sản xuất cân đối, nhịp nhàng. - Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao . - Ý n ghĩa, mục đích của tổ chức sản xuất: - Mục đích: Tổ chức quá trình sản xuất là nhằm thực hiện 3 chức năng chủ yếu sau: Chức năng kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá những công việc khác nhau cần thực hiện trong một - thời kỳ nhất định (chương trình sản xuất sản phẩm). Kế hoạch hoá các phương tiện vật chất và lao động để thực hiện - chương trình sản xuất. Chức năng thực hiện: Th ực hiện các nguyên công sản xuất khác nhau và theo dõi quá trình - thực hiện đó. Chức năng kiểm tra: So sánh giữa kế hoạch và th ực hiện . - Tính toán mức chênh lệch so với kế hoạch và phân tích để tìm ra - nguyên nhân. Đưa các biện pháp nhằm khắc phục sự chênh lệch thời gian gia công - các loạt sản phẩm khác nhau. Ở đây, mu ốn nhấn mạnh rằng: Tổ chức quá trình sản xuất phải đảm bảo sao cho các phương tiện vật chất và con người phải được sử dụng một cách tốt nhất, nhưng đồng thời phải tôn trọng những đòi hỏi về chất lượng và thời gian của khách hàng. Khi xây dựng chương trình sản xuất, phải chú ý tới một số yêu cầu c ơ bản đó là: Cực tiểu mức dự trữ (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, sản phẩm - cuối cùng). Cực tiểu chi phí sản xuất. - Cực tiểu chu kỳ sản xuất. - SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 11
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất - Ý nghĩa của tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiêp: Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả - nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp. Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh - doanh của doanh nghiệp, tức là nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp, tức là làm ăn có lãi. Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp - (không gây ô nhiễm, không gây độc hại). 3 Các phương pháp tổ chức quá trình sản xuất: Có 4 phương pháp tổ chức quá trình sản xuất: Phương pháp sản xuất dây chuyền. Phương pháp sản xuất theo nhóm. Phương pháp sản xuất đơn chiếc . Phương pháp sản xuất đúng thời hạn (Just in time). II. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN: IV. Khái niệm: Sản xuất dây chuyền là dạng sản xuất mà trong đó quá trình chế tạo các chi tiết giống nhau hoặc lắp ráp sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định được thực hiện liên tục theo trình tự của quy trình công nghệ. Sản xuất dây chuyền thuộc loại sản xuất hàng khối hoặc hàng loạt lớn. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn. Mỗi đơn vị “đầu ra” đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối. Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã đ ược chuyên môn hoá và tiểu chuẩn hoá, có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm. Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, h ình thành nên các dây chuyền. SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 12
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất 2, Đặc điểm: Quá trình sản xuất trong sản xuất dây chuyền diễn ra một cách liên - tục, nhịp nhàng, sản phẩm được sản xuất ra một cách đều đặn. Quy trình công nghệ được phân chia thành các nguyên công đơn giản. - Mỗi nguyên công do một hoặc một nhóm chỗ làm việc giống nhau thực hiện. Các chỗ làm việc và thiết bị sản xuất đ ược bố trí trình tự các nguyên - công, việc vận chuyển sản phẩm thực hiện một cách thẳng d òng, không lặp đi lặp lại. Trong quá trình sản xuất, người ta sử dụng các phương tiện vận - chuyển chuyên dùng hoặc các ph ương tiện đ ược lựa chọn riêng cho dây chuyền sản xuất. Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một - trình tự hợp lý, có thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền. Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao và đư ợc tổ chức theo nguyên - tắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền. Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả các n ơi làm - việc của dây chuyền và được chuyển từ n ơi làm việc này sang nơi làm việc khác bằng phương tiện vận chuyển đặc biệt. Những đặc điểm nêu trên vừa đảm bảo thực hiện tốt những nguyên tắc của tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Phương pháp sản xuất dây chuyền là sự kết hợp giữa 2 phương pháp là: phương pháp tổ chức thực hiện công việc tuần tự và phương pháp tổ chức thực hiện công việc song song. Trong một dây chuyền chuyên môn (dây chuyền đơn vị), các công tác cùng chuyên môn được thực hiện tuần tự lần lượt trên từng sản phẩm đang được sản xuất. Trên cùng một sản phẩm hàng hóa, các công tác có chuyên môn khác nhau nhưng nằm trong quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm thì đ ược thực hiện tuần tự nhau cho đến khi hình thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng giữa 2 sản phẩm liên tiếp trong một dây chuyền sản xuất, th ì tại một thời điểm trong quá trình sản xuất có 2 dây chuyền đơn vị kế cận nhau hoạt động, mỗi dây chuyền đơn ở trên một sản phẩm, và 2 dây chuyền kế cận này hoạt SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 13
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất động song song đồng thời với nhau (tức là trên 2 sản phẩm liên tục th ì có 2 công tác chuyên môn khác nhau nhưng kề cận nhau trong quy trình sản suất, thực hiện song song đồng thời). 3) Ưu điểm và hạn chế: a, Ưu điểm: - Tăng sản lượng sản phẩm tính cho một đơn vị máy móc và đơn vị diện tích do sử dụng thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giảm thời gian gián đoạn trong sản xuất. Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đó - làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá công nhân, xoá bỏ - thời gian ngừng sản xuất để điều chỉnh thiết bị, máy móc. Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bị - chu đáo. Không có hoặc ít sản phẩm dở dang nên tránh đư ợc những hiện tượng biến chất, hư hỏng. Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất nhiên của việc tổ chức sản xuất - hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản lý, loại trừ phế liệu, phế phẩm, ... Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh. - Sử dụng tất cả các nguồn vốn của nhà máy. - Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng. - Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao. - Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định. - Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng - kiểm soát hoạt động sản xuất cao. b, Hạn chế: - Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình. Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc. - Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn. - Không áp dụng được chế độ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất - lao động của một công nhân không có tác dụng thực tế. SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 14
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất Phân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài - động tác đơn giản, trạng thái lao động quá đơn điệu, buồn tẻ. 4) Phân loại: - Căn cứ vào mức độ cơ khí hoá và tự động hóa: Có các loại dây chuyền: dây chuyền sản xuất thủ công, dây chuyền cơ khí hoá, dây chuyền bán tự động và dây chuyền tự động. - Căn cứ vào số đối tượng sản xuất trên dây chuyền: Đối tượng sản xuất là loại sản phẩm có cùng tên gọi và giống hệt nhau về hình dáng và kích thước. Các đối tượng khác nhau đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau, số thiết bị công nhân khác nhau. Căn cứ vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền: có 2 loại: - Dây chuyền có đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất. Dây chuyền có đối tượng cố định trong quá trình sản xuất. - Căn cứ vào trình độ cố định của việc chế biến sản phẩm: Có thể chia ra thành: dây chuyền cố định và dây chuyền thay đ ổi. Dây chuyền cố định: Ch ỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn, các nơi làm việc chỉ hoàn thành một b ước công việc nhất định của quá trình công nghệ. Dây chuyền này thich h ợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn. Dây chuyền thay đổi: Chế tạo vài loại sản phẩm có kết cấu gần giống nhau, trình tự chế biến giống nhau. Sau khi sản xuất xong một loại sản phẩm, phải tạm ngừng sản xuất, điều chỉnh máy móc thiết bị để sản xuất loại sản phẩm khác. Dây chuyền này sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt lớn và vừa. - Căn cứ vào trình độ liên tục của quá trình sản xuất: Có thể chia ra thành: dây chuyền liên tục và gián đoạn. Dây chuyền liên tục: Đối tượng chế biến được vận chuyển từng cái một cách liên tục qua các nơi làm việc, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trên dây chuyền này, đối tượng lao động luôn luôn ở một trong hai trạng thái: được vận chuyển hoặc đang được chế biến. Dây chuyền gián đo ạn: Đối tượng lao động được vận chuyển theo từng loạt và có thời gian tạm ngừng tại nơi làm việc để chờ chế SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 15
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất biến. Trên dây chuyền này, công nhân và máy móc làm việc không thực sự đều đặn, liên tục, phải dừng việc theo định kỳ. - Căn cứ vào phạm vi áp dụng sản xuất dây chuyền: Có thể chia ra thành: dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng và dây chuyền toàn xưởng. Dây chuyền bộ phận: Là dây chuyền ở từng bộ phận sản xuất. Dây chuyền phân xưởng: Bao gồm quá trình sản xuất trong cả phân xưởng. Dây chuyền toàn xưởng: Bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Hình thức cao nhất, hoàn thiện nhất là dây chuyền tự động: Đó là - một thể thống nhất và hoàn chỉnh bao gồm tất cả máy móc thiết bị chính và phụ, phương tiện vận chuyển, trung tâm điều khiển quá trình sản xuất. 5) Điều kiện tổ ch ức sản xuất dây chuyền và quản lý dây chuyền: a, Điều kiện tổ chức sản xuất dây chuyền: - Kết cấu được chế tạo trong điều kiện sản xuất hàng loạt phải có tính công nghệ cao. Quy trình công nghệ phải được thực hiện bằng các phương pháp gia công tiên tiến, phải đ ược cơ khí hóa và tự động hóa. Điều kiện thiết yếu để sản xuất dây chuyển đạt hiệu quả là quy trình - ổn định và đảm bảo được các chế độ kỹ thuật, chế độ phục vụ và chế độ lao động. a. Chế độ kỹ thuật: Chế độ kỹ thuật đòi hỏi các phương pháp gia công phải ổn định và có khả năng lặp lại các nguyên công một cách hệ thống trong những điều kiện định trước. b. Chế độ phục vụ : Chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyền tất cả những yếu tố cần thiết để cho dây chuyền hoạt động b ình thường như phôi, dụng cụ, các thiết bị sửa chữa, … c. Chế độ lao động: Chế độ lao động đòi hỏi công nhân phải tuân theo các nguyên tắc làm việc trên dây chuyền để đảm bảo cho nhịp sản xuất được ổn định. Trên các dây chuyền liên tục thường tất cả các công nhân được giải lao 5 ÷ 10 phút khi dây chuyền ngừng hoạt động. b, Quản lý dây chuyền: SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 16
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất Muốn đạt được hiệu quả cao thì công tác quản lý cần tập trung vào việc giải quyết một số vấn đề sau: Cung cấp nguyên vật liệu và dụng cụ đúng quy cách, số lượng và tuân - theo nhịp đã quy định. Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa dự phòng tốt các thiết bị máy móc và - phương tiện vận chuyển... để tránh những hư hỏng bất thường. Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp. - Giữ gìn n ơi làm việc luôn sạch sẽ, có trật tự. - 6) Phạm vi ứng dụng: Mặc dù tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quá trình sản xuất tiên tiến và có hiệu quả kinh tế cao nh ưng đòi hỏi những điều kiện tương đối khắt khe: Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định. - Sản xuất những mặt hàng có sản lượng lớn. - Sản phẩm phải có kết cấu ổn định, bảo đảm tính công nghệ cao. - Các chi tiết sản phẩm phải đạt độ dung sai quy định để có thể lắp lẫn . - Sản xuất được những mặt hàng như: hàng công nghiệp, tiêu dùng, ... - Tiêu chuẩn hoá sản phẩm. - Sản xuất hàng loạt. - Trong những điều kiện trên, không phải những mặt hàng nào cũng theo được phương pháp sản xuất dây chuyền, có nhiều mặt hàng ta áp dụng phương pháp khác như: sản xuất theo nhóm, sản xuất đơn chiếc, sản xuất đúng thời hạn (Just in time), ... thì có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Vì thế, mỗi một doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một phương pháp sản xuất phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp mình và luôn luôn áp dụng những công nghệ mới để tạo ra những loại sản phẩm đáp ứng đ ược nhu cầu cho toàn xã hội nh ư hiện nay. Đặc biệt, luôn phải học hỏi và tìm tòi những công nghệ hiện đại ở các nước tư bản trên thế giới. -/-/- B/ LIÊN HỆ THỰC TIỄN: SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 17
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH MÌ CỦA CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN ---- I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN: Công ty Bánh Đồng Tiến được lớn lên và phát triển từ c ơ sở sản xuất Bánh Đồng Tiến, đ ược thành lập từ năm 1963 do ông Nguyễn Hữu Độ và ông Nguyễn Hữu Nhơn sáng lập. Trải qua 50 năm, bí quyết thành công của thương hiệu Bánh Đồng Tiến chính là sự cải tiến không ngừng về công nghệ sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng nh ư việc đào tạo, huấn luyện một đội ngũ công nhân - nhân viên chuyên nghiệp. Bánh Đồng Tiến luôn nhận đ ược sự mến mộ và tín nhiệm của khách hàng trong khu vực. Thời gian đầu , xưởng sản xuất ở 206 - 208 đường Quang Trung - Quận Hải Châu - Tp. Đà Nẵng với diện tích sử dụng chỉ hơn 400 m2, năng suất khoảng 10.000 sản phẩm/ngày. Lúc đó, xưởng chỉ đáp ứng được một phần thị trường tiềm năng Đà Nẵng – miền Trung Việt Nam. Khi yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe và lượng khách hàng của bánh Đồng Tiến tăng trưởng ngày càng nhanh, Ban Giám đốc Công ty đã quyết định thành lập Trung tâm Văn Phòng – Xưởng Sản Xuất & Cửa Hàng (Bakery) thứ 10. Ngày 15/12/2007, Trung tâm Văn Phòng - Xưởng Sản Xuất & Ba kery thứ 10 ra đời, đặt tại địa chỉ số 75 & 77 đ ường Phan Đăng Lưu - Quận Hải Châu - Tp. Đà Nẵng. Sự ra đời này là bước đệm cần thiết cho chiến lược phát triển không ngừng của Công ty. Xưởng có diện tích sử dụng h ơn 1500 m2, sử SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 18
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất dụng dây chuyền công nghệ h iện đại, công nhân trực tiếp sản xuất được đào tạo có trình độ kiến thức chuyên nghiệp. Chính vì thế, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn trước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mỗi ngày, xư ởng cho ra thị trường khoảng 30.000 sản phẩm các loại. Mỗi sản phẩm là một kiệt tác nghệ thuật, đại diện cho thương hiệu Bánh Đồng Tiến, khẳng định vị thế tại thị trường Miền Trung, cũng như khẳng định uy tín với đông đảo khách hàng. Ngành kinh doanh chính của Công ty là: Bánh tươi, bao gồm các sản phẩm chủ lực như: bánh mì, bánh baguette, bánh bông lan, bánh cao cấp, bánh bao, bánh trung thu và bánh kem sữa tươi dùng cho các buổi lễ, sinh nhật, tiệc c ưới, mừng tuổi, chúc thọ, đại tường, tiểu tường, đám giỗ , … Ngoài ra, Công ty còn chế tạo và cung cấp các dụng cụ dùng trong ngành bánh, đặc biệt là thiết bị Lò Điện Nướng Bánh Đa Năng với tính năng ưu việt, cho ra sản phẩm chất lượng tốt, an toàn, tiết kiệm điện, tiện lợi cao, dễ thao tác, ... Công ty Bánh Đồng Tiến cũng áp dụng máy móc, thiết bị tự động, hiện đại vào việc sản xuất bánh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rút ngắn th ời gian sản xuất, ... như máy trộn bột, chia bột, máy định hình, máy cắt bánh, ... Với sản phẩm là bánh mì sản xuất tại mỗi bakery, các bakery đều sản xuất tuân theo chuẩn mực: một công thức, một quy trình thống nhất, với yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng An toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện ở Đà Nẵng, trong ngành sản xuất bánh tươi, Công ty Bánh Đồng Tiến đang giữ vị trí dẫn đầu và ngày càng tạo được chỗ đứng vững mạnh trong lòng khách hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu cho đông đảo khách hàng, hiện tại Công ty có một hệ thống gồm 18 cửa hàng trực thuộc bao phủ khắp địa bàn thành ph ố Đà Nẵ ng. Tuy xưởng sản xuất chính đặt tại 75 - 77 Phan Đăng Lưu, nhưng mỗi cửa hàng đều có một lò sản SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 19
- GVHD: CH.Nguyễn Huy Tuân Môn: Quản trị hoạt động & sản xuất xuất bánh mỳ phục vụ tại chỗ. Với phương châm “Khách hàng là thượng đế” và “Chất lượng là hàng đầu”, Công ty đang nỗ lực không ngừng để khẳng định một cách mạnh mẽ h ơn nữa thương hiệu Bánh Đồng Tiến trên thị trường Đà Nẵng nói riêng và th ị trường trong nước nói chung. II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÁNH MÌ CỦA CÔNG TY BÁNH ĐỒNG TIẾN: 1) Vài nét về bánh mì: Bánh mì là một thức ăn hàng ngày của con người, đã có một quy trình sản xuất chính thống từ rất lâu. Làm bánh mì là một trong những nghề thủ công lâu đời nhất trên thế giới. Bánh mì là loại bánh mềm xốp, mùi vị thơm ngon, thời gian bảo quản ngắn, nhanh bị khô cứng. Bánh mì được làm nở thông qua quá trình lên men rượu trên cấu trúc gluten của bột mì. Bánh mì rất phong phú về chất lượng (300 loại ở Đức) và được tiêu thụ mạnh ở các nước châu Âu và châu Mĩ. Hiện nay, bánh mì được cung cấp ra thị trường chủ yếu được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Quy trình sản xuất bánh mì thay đổi tùy thuộc vào chủng loại, nguyên liệu, máy móc, dụng cụ, thiết bị và trình độ tay nghề. Trên thị trường, có hai loại bánh mì là: bánh mì trắng (làm từ lúa mạch vàng và bột mì thông thường) và bánh mì đen (làm từ bột thô của lúa mạch đen). Bánh mì đen thường ít xuất hiện trong thị trường Việt Nam do mùi vị và màu sắc lạ hơn so với bánh mì trắng. Bánh mì SVTH: Dư Anh Nguyệt Chủ đề: 5 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " lựa chọn hệ thống bài tập, hướng dẫn giải và giải bài tập vật lý (chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 - chương trình nâng cao) "
160 p | 1610 | 774
-
Báo cáo đề tài:" thực trạng kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty Sông Thu"
79 p | 487 | 280
-
Đề tài về ' lựa chọn hệ thống bài tập, hướng dẫn giải và giải bài tập vật lý (chương “dòng điện xoay chiều” lớp 12 - chương trình nâng cao) '
17 p | 530 | 126
-
Báo cáo đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai so với kế hoạch quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của xã Tạ An Khương Đông – huyện Đầm Dơi – tỉnh"
6 p | 434 | 96
-
Báo cáo đề tài: Tính toán, thiết kế máy ép bã mía
74 p | 493 | 94
-
Đề tài "Lựa chọn sản phẩm của một công ty kinh doanh cụ thể. Phân tích nội dung tuyến sản phẩm của công ty đó"
15 p | 284 | 60
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 p | 195 | 51
-
Báo cáo đề tài:" trắc nghiệm và phỏng vấn"
17 p | 229 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha Viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 228 | 27
-
Báo cáo tổng kết Khoa học và Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ thiết bị, chế tạo một số thiết bị nhiệt lạnh sử dụng nguồn năng lượng rẻ tiền tại địa phương để phục vụ sản xuất đời sống
156 p | 130 | 22
-
Báo cáo đề tài:" Báo cáo tóm lựợc và cho ví dụ cụ thể quảng cáo một sản phẩm cụ thể của tác giả Phi Vân qua tác phẩm " Quảng cáo ở việt nam - một góc nhìn của cuộc sống"
30 p | 99 | 21
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS)
50 p | 125 | 18
-
Báo cáo đề tài: Thực tập nhận thức
0 p | 83 | 15
-
Báo cáo khoa học: "LỰA CHỌN MÔ HÌNH CỐT THÉP TRONG VIỆC MÔ PHỎNG TRẠNG THÁI ỨNG XỬ CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU TẢI TRỌNG LẶP"
4 p | 113 | 13
-
Báo cáo khoa học: "lựa chọn công cụ tài chính khi quyết định huy động vốn trong doanh nghiệp"
4 p | 70 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Tuyển chọn các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, kháng sâu bệnh hại chính cho vùng tôm - lúa của tỉnh Bạc Liêu
130 p | 90 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán – Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt
120 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn