intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

946
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt: Ngày nay các công ty từ những công ty vận tải đường bộ đến các nhà giao nhận, các hàng vận tải hàng không và bưu điện đều dùng từ “logistics” để mô tả những gì họ đang cung cấp. Các công ty ngày nay đang ngày một quan tâm đến việc lên kế hoạch cho hệ thống logistics của mình. Dưới những áp lực không ngừng về giảm chi phí và tăng doanh số trên toàn cầu, các công ty đang có xu hướng thuê ngoài các hoạt động logistics đến các đối tác bên ngoài những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM"

  1. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ Bộ môn Quản trị kinh doanh Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Ngày nay các công ty từ những công ty vận tải đường bộ đến các nhà giao nhận, các hàng vận tải hàng không và bưu điện đều dùng từ “logistics” để mô tả những gì họ đang cung cấp. Các công ty ngày nay đang ngày một quan tâm đến việc lên kế hoạch cho hệ thống logistics của mình. Dưới những áp lực không ngừng về giảm chi phí và tăng doanh số trên toàn cầu, các công ty đang có xu hướng thuê ngoài các hoạt động logistics đến các đối tác bên ngoài những người có thể giúp điểu khiển các hoạt động này tốt hơn và rẻ hơn, và chuyển các hoạt động sản xuất và dịch vụ đến các quốc gia có chi phí thấp. Toàn cầu hoá đòi hỏi ngày càng gia tăng sự phối hợp các hoạt động vận tải bằng đường bộ, đường sắt, biển và hàng không và ngày nay bằng một đường mới là internet. Điều này làm cho hệ thống logistics thực sự phức tạp. Bài viết tập trung nghiên cứu xu hướng logistics toàn cầu, điểm qua những nét chính về thực trạng hoạt động logistics của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại các công ty giao nhận vận tải Việt Nam. Summary: Today, all companies from road transport companies to forwarding VTKT companies, airline transport & post service providers have been using the term “logistics” in order to describe what they are supplying. All companies have concerned much more to make plan for their logistics system. Under the continous pressure of cutting cost and increasing revenue in global economy, all companies have had trends to outsource logistics to 3PL/4PL/5PL providers who are able to conduct logistics cheaper and more effectively. The collaboration between road, railway, seaway and airline transport have been increasing dramatically in globalization economy, especially by new way of Internet. These things have made logistics very complicated. The paper focused on global logistics trends, actual situation of Vietnam forwaring companies in logistics and recommendations of solution to develop their logistics services Từ khoá: Logistics, toàn cầu, giao nhận vận tải (GNVT) I. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TOÀN CẦU Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con người lại vô cùng. Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Thời kỳ trước đây, do bị ngăn trở bởi khoảng cách địa lý và điều kiện truyền thông chưa cho phép, nên người ta chỉ có thể áp dụng Logistics trong phạm vi hẹp: công ty, ngành, địa phương, quốc gia. Còn giờ đây, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, không
  2. bao lâu nữa, mạng điện tử sẽ cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian và không gian, tạo điều kiện cho Logistics toàn cầu ra đời và phát triển [2]. Vài thập kỷ gần đây, Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt ở nhiều nước trên thế giới, như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ,… Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ Logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt phát triển ở Singapore. Trong lịch sử nhân loại ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon đã từng định nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội. Sau này thuật ngữ Logistics dần được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên Logistics toàn cầu. Logistics phát triển rất nhanh chóng, cho đến nay Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ [2]. Có rất nhiều định nghĩa về Logistics. Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (xem Logistics and Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999) [1]. Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có VTKT hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Vị trí của Logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất thực chất là sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức và quản lý quá trình lưu chuyển hàng hóa qua nhiều công đoạn, chặng đường, phương tiện và địa điểm khác nhau. Các hoạt động này phải tuân thủ đặc tính của dây chuyền: vận tải – lưu kho – phân phối và hơn thế nữa chúng phải đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời (JIT). Trong lĩnh vực giao nhận vận tải Logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá, như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (Inventory level). Chính vì vậy khi nói tới Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ qua hệ thống Logistics nêu trên (theo Logistics Management, ESCAP, xuất bản năm 2000, tr. 2 - 4). Như vậy, “Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay người tiêu dùng cuối
  3. cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics là quá trình tối ưu hoá mọi công việc, mọi thao tác từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Logistics được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, như: quân sự, kinh tế, xã hội,... Trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng. Có thể nghiên cứu Logistics trên hai giác độ: vi mô và vĩ mô. Ở tầm vi mô, Logistics là việc tối ưu hóa mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở tầm vĩ mô, Logistics là một ngành dịch vụ giúp tối ưu hoá quá trình phân phối, vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp các quốc gia phát triển bền vững và hiệu quả. Trong chuỗi vô số những hoạt động kinh tế của quá trình Logistics có các dịch vụ Logistics, bao gồm các hoạt động vận chuyển, tồn trữ, cung ứng nguyên vật liệu, bao bì, đóng gói, ghi ký mã hiệu, mã vạch, làm thủ tục thông quan, gom hàng, tách hàng quản trị hàng tồn kho, quản trị nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, quản lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng,… Theo ước tính của Viện Logistics châu Á - Thái Bình Dương (TLIAP), trị giá của dịch vụ Logistics chiếm 10-15% tổng trị giá hàng hóa toàn cầu, tương đương 2.000 tỷ USD/năm. Như vậy, nói đến Logistics là phải nói đến tối ưu hoá, nói đến hiệu quả. Hiệu quả ở đây là hiệu quả của toàn chuỗi chứ không phải chỉ là hiệu quả cục bộ. Logistics có vai trò rất to lớn giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành cũng như quốc gia. Dịch vụ Logistics chỉ phát triển thành công một khi mang lại hiệu quả cao hơn cho người sử dụng và cho toàn xã hội. VTKT II. XU HƯỚNG LOGISTICS TOÀN CẦU Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của Logistics - Logistics toàn cầu (Global Logistics). Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21 Logistics sẽ phát triển theo một số xu hướng chính sau: - Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics, như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến,... vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả [2]. - Xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp, sử dụng dịch vụ logistics thứ ba (Third party Logistics -3PL) và nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 3 (3PLP- Third Party Logistics Provider) phát triển mạnh mẽ và nở rộ. Dịch vụ logistics thứ ba là những hoạt động được thực hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động logistics [3, 5]. Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ. Sự hợp tác giữa chủ hàng và công
  4. ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định. Thị trường cho các 3PL người ta gọi là thị trường 3PL hoặc thị trường contract logistics (chỉ các quan hệ hợp đồng dài hạn giữa 3PL và khách hàng), để phân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao nhận, thị trường vận tải biển, vận tải đường bộ. 3PL là một quá trình tiến hóa từ các nhà vận tải, nhà giao nhận, nhà cung cấp kho bãi, đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ nữa. Phần lớn các hãng tàu lớn đều mở thêm mảng dịch vụ logistics (3PL) như Maersk Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, DHL, FED EX,... Hình 1. Thị trường 3PL trên thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, phân bổ doanh thu từ 3PL trên thị trường Châu Á - Thái Bình Dương Nguồn: Frost Sullivan, năm 2006 - Phát triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụ logistics toàn cầu. Ngày nay xu hướng liên kết để phối hợp các hoạt động logistics trên toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hợp tác này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu chia sẻ các nguồn VTKT lực logistics chung ở các địa điểm khác nhau như các dịch vụ kho hàng, dịch vụ vận tải, v.v… Sự liên kết này tạo ra những chuỗi cung ứng hoàn hảo đồng thời mang đến lợi ích cho các bên về mặt thời gian và tiết giảm chi phí. Khách hàng Nhà máy Liên kết Nhà cung cấp 1 Nhà cung cấp 2 Hình 2. Mô hình liên kết trong các dịch vụ logistics toàn cầu Nguồn: Menlo Logistics, năm 2001 - Sự xuất hiện của các Logistics bên thứ tư và bên thứ năm (4 PL và 5 PL). 4PL là người tích hợp (Integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,… 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng
  5. đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5 PL). 5 PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các 3 PL và 4 PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI VIỆT NAM Cùng với đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành giao nhận vận tải cũng đang trên bước đường hội nhập với ngành giao nhận thế giới. Một trong những bước phát triển lớn trong hoạt động giao nhận vận tải hiện đại là hoạt động Logistics. Trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước, điển hình như các nước Tây Âu, Mỹ, tiếp sau đó là Singapore, Đài Loan,… Với một nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao. Nếu chỉ tính theo tỷ lệ trên đây thì phí dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam có một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15 - 20% GDP. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ [1]. Tại Việt Nam, có trên 20 công ty giao nhận hàng đầu thế giới đã có mặt dưới những hình thức đầu tư khác nhau và cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu. Trong khi đó các công ty giao nhận VN dù là những tổng công ty lớn mạnh nhất cũng chưa có một công ty nào hoạt động trong lĩnh vực Logistics theo đúng nghĩa của nó. Theo từng bước của tiến trình hội nhập, các hàng rào bảo hộ dần dần được dỡ bỏ, thị trường giao nhận vận tải vốn đã cạnh tranh gay gắt sẽ ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Các công ty Logistics nước ngoài với công nghệ vượt trội chắc chắn sẽ chiếm ưu thế hơn so với hoạt động giao nhận truyền thống của các công ty trong VTKT nước. Nếu không có sự thay đổi trong hoạt động giao nhận, các công ty giao nhận VN sẽ thất thế ngay trên thị trường của chính mình [2]. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại VN hiện đã có khoảng từ 800 DN hoạt động trong lĩnh vực cung cấp logistics. Có một hiện tượng đang nổi lên là “nhà nhà làm logistics và người người làm logistics”… cách làm đại trà như vậy là đúng nhưng thực chất các đơn vị này chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thứ hai, nghĩa là chỉ làm thuê cho các DN nước ngoài và cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản như khai quan, vận tải,… Một số ít DN lớn cũng mới chỉ đạt đến mức độ đơn vị cung cấp dịch vụ logistics thứ 3, tức cung cấp dịch vụ làm cầu nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Nói cách khác, chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói “Door to Door” (dịch vụ logistics thứ 4 – thứ bậc cao nhất) cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Nguồn lợi lớn từ dịch vụ logistic hiện không nằm trong tay các DN Việt Nam mà đang chảy về túi các công ty dịch vụ logistics nước ngoài. Một nguồn lợi lớn trên sân nhà chưa được các DN Việt Nam tận dụng mà họ đang là những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài. Các DN Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được trên 23% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển [1].
  6. Thực trạng trên bắt nguồn từ việc dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam mới đang ở giai đoạn phôi thai, phần lớn hệ thống logistics chưa được thực hiện một cách thống nhất. Thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có 800 DN nhưng đa phần đều nhỏ bé, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến cơ sở hạ tầng về vận tải, kho hàng còn yếu kém, hành lang pháp lý không rõ ràng đã cản trở sự phát triển logistics ở Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Đối với nghiệp vụ Logistics, để thực hiện quản lý dây chuyền cung ứng đòi hỏi nhân viên giao nhận phải có trình độ kinh doanh quốc tế, kiến thức công nghệ thông tin nhất định. Logistics là hoạt động toàn cầu, liên quan đến luật lệ của nhiều nước. Thực sự đây là rào cản lớn cho các công ty giao nhận VN với trình độ kinh doanh quốc tế có hạn. Các công ty dịch vụ logistics Việt Nam chưa tập trung mở rộng mạng lưới đại lý và chi nhánh trên thế giới để chuẩn bị điều kiện cho phát triển Logistics. Để hoạt động Logistics toàn cầu, các công ty giao nhận VN phải có hệ thống đại lý và chi nhánh trên thế giới. Tuy vậy việc thiết lập đại lý của các công ty VN còn nhiều bất cập và hầu như chưa có công ty nào có văn phòng chi nhánh của mình trên thế giới. Đặc biệt là, các công ty giao nhận vận tải Việt Nam có hoạt động kho bãi còn yếu, chưa đầu tư phát triển hệ thống kho bãi. Kho bãi chiếm một vai trò rất quan trọng trong hoạt động Logistics. Trong Logistics, kho bãi không chỉ là nơi chứa hàng hóa mà còn thực hiện chức năng của một trung tâm phân phối (Distribution center), là nơi cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy vậy hoạt động kho bãi của các công ty giao nhận VN còn khá yếu. Không nhiều công ty có hoạt động gom hàng lẻ là có các hoạt động giá trị gia tăng tại kho như M&P International; Vinatrans; ANC; Everich; … bao gồm các dịch vụ đóng gói, đóng kiện (Packing), đóng pallet (Palletizing)… Các công ty giao nhận vận tải Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận VTKT chứng từ. Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của hoạt động Logistics, quản lý chuỗi Logistics là quản lý cả dòng vật chất lẫn dòng thông tin. Nếu thiếu một trong hai thì hoạt động đó chưa phải là hoạt động Logistics thật sự. Hầu như chưa có công ty VN nào có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình. Cuối cùng, các công ty giao nhận vận tải Việt Nam chưa có các hoạt động marketing và chiến lược khách hàng cho mảng hoạt động Logistics của mình. Trong hoạt động Logistics việc phân khúc thị trường rất quan trọng. Mỗi chủng loại mặt hàng khác nhau cần phải thiết kế chuỗi Logistics khác nhau. Ngoài ra việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cũng là một trong những hoạt động marketing cần tiến hành, chẳng hạn việc thiết kế hệ thống ngược. Nhất là những mặt hàng triển lãm, hội chợ, tạm nhập tái xuất…, đây là những mặt hàng nếu có hệ thống Logistics thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Một vấn đề nữa trong hoạt động logistics, đó là chưa có sự liên minh, liên kết giữa các DN trong ngành. Nguồn nhân lực cung cấp cho các DN trong ngành đang trở nên thiếu hụt trầm trọng. Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ngành dịch vụ logistics. Thứ nhất, chính sách hội nhập, VN đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa VN thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Thứ hai, lợi thế về khu vực, VN có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài khoảng 3.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics. Thứ ba, vốn đầu tư nước
  7. ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng. Thứ tư, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các DN trong và ngoài nước. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội trên, cần có một chuỗi các giải pháp để xuất để giúp cho các công ty giao nhận vận tải Việt Nam có thể phát triển được. Thứ năm, Việt Nam có một doanh số khổng lồ và hứa hẹn tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong kinh doanh dịch vụ logistics. IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VIỆT NAM Với bối cảnh một thị trường logistics manh mún, phân tán, yếu kém về năng lực cạnh tranh của các công ty logistics Việt Nam và nguy cơ bị thống trị bởi các công ty logistics toàn cầu, đề xuất các giải pháp tận dụng các cơ hội hiện có và nâng cao năng lực logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là điều hết sức cần thiết. Trước tiên, cần chú trọng đến nâng cao nội lực bản thân của mỗi công ty thông qua thực tiễn các nguồn lực hiện tại và hỗ trợ của nhà nước. Tùy vào tình hình cụ thể của từng tổng công ty/công ty, có thể phát triển Logistics trong một công ty con/bộ phận đang hoạt động trong ngành giao nhận hoặc thành lập một công ty con/bộ phận mới hoạt động Logistics. Với tiềm lực kinh tế sẵn có, các công ty cần đầu tư thỏa đáng để tổ chức hoạt động Logistics thật sự như tại Vinatrans, Gemartrans, Sotrans, Vietfracht, Vosco, Vinaline, Vietnam Airline, ... [1]. Tiếp đó, thực hiện hoạt động liên doanh liên kết trong hoạt động Logistics. Đối với các công ty giao nhận Việt Nam vừa và nhỏ có kinh nghiệm trong hoạt động giao nhận nhưng chưa VTKT có đủ thế và lực hoạt động Logistics cần liên doanh liên kết với nhau, chuyên môn hoá theo mặt mạnh của mỗi công ty. Ví dụ một công ty giao nhận liên kết với một công ty kho bãi, một công ty vận tải cùng nhau thành lập một liên mình. Bên cạnh đó, Nhà nước còn cho phép đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong ngành giao nhận. Chính vì vậy có thể hình thành một công ty Logistics theo dạng cổ phần hoặc công ty liên doanh mà theo đó các cổ đông/ đối tác có thể là các công ty mạnh về từng mảng trong chuỗi Logistics. Mỗi công ty sẽ đầu tư phát triển, củng cố lại thế mạnh của mình để cung cấp một chuỗi Logistics hoàn hảo. Việc liên kết lại sẽ giúp các công ty giao nhận vừa và nhỏ của Việt Nam tăng cường sức mạnh, chia sẻ nguồn lực, tận hưởng lợi thế nhờ quy mô. Thứ ba, liên doanh, liên kết với các công ty Logistics nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn. Sau một thời gian liên kết và học hỏi có thể tách ra để phát triển độc lập. Thứ tư, thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO) và thuê các chuyên gia không chỉ trong nước mà cả chuyên gia quốc tế để cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics. Tất cả các nguồn tài nguyên phải được sắp xếp một cách hợp lý trong một bản đồ quy hoạch liên hoàn, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Cần đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuyến khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển trong khu vực. Thứ năm, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics thông qua hai giai đoạn.
  8. Trong giai đoạn đầu tiên áp dụng công nghệ thông tin cần hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ (Intranet), hệ thống thông tin trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kỹ thuật, kế toán, marketing,…), hệ thống thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải,…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên. Áp dụng tin học hoá trong các hoạt động của công ty, lắp đặt các phầm mềm phục vụ cho hoạt động của công ty, chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu… tạo cơ sở nền tảng trong hệ thống thông tin Logistics. Ở giai đoạn thứ tiếp theo phải kết nối hệ thống thông tin nội bộ với bên ngoài theo hai phương thức: sử dụng Internet và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho những khách hàng lớn của công ty và trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu [1]. Cần có giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho hoạt động Logistics. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao là nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn và thành công trong hoạt động Logistics – một hoạt động mang tính chất toàn cầu. Việc mở rộng và củng cố hệ thống đại lý, xây dựng các đại lý độc quyền, tiến tới đặt văn phòng đại diện và chi nhánh ở các nước là rất cần thiết. Đặc biệt cần chú trọng vào xây dựng các trung tâm phân phối hiện đại để da dạng các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động kho CFS và kho ngoại quan; xây dựng các trung tâm phân phối (DC – Distribution Center) của riêng các công ty giao nhận, hoặc những trung tâm phân phối, kho đa năng (Cross – docking) hiện đại để kinh doanh cho thuê. Hướng tới việc xây dựng các trung tâm phân phối và kho đa năng của VN tại thị trường nước ngoài. VTKT V. KẾT LUẬN Việc áp dụng Logistics trong hoạt động giao nhận vận tải đòi hỏi phải đầu tư mọi mặt, và đặc biệt phải có quyết tâm lớn từ phía doanh nghiệp và Nhà nước. Qua phân tích cho thấy rằng các công ty giao nhận Việt Nam nhận thức được Logistics sẽ chiếm ưu thế trong tương lai. Thế nhưng phần lớn vẫn chưa có đủ vốn, năng lực, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt để chuẩn bị nền tảng cho hoạt động này, trong khi đó Logistics đang phát triển với tốc độ rất nhanh trên thế giới. Dự báo trong tương lai, thị trường giao nhận vận tải tại Việt Nam sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty giao nhận Việt Nam cần phải có những bước chuẩn bị để chủ động hội nhập trước khi trở nên quá muộn. Tài liệu tham khảo [1]. Th.S Hoàng Lâm Cường, Phát triển logistics nhằm tăng sức cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải trong thời kỳ hội nhập, 2006 [2]. Phát triển dịch vụ Logistics, trích nguồn: TLIAP.org, 2001 [3]. Curtis Spencer, Global Logistics Trends, Real Estate Logistics Forum, Journal of Commerce, June 11, 2007 [4]. Sangam VK, Global Logistics outsourcing trends - Challenges in managing 3PL relationship, 2006 [5]. The Role of Third Party Logistics Service Providers and their Impact on Transport, Final Public Report, Buck Consultants International and Cranfield University (UK)♦
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2