BÁO CÁO KHOA HỌC: "TẠO DÒNG VÀ THIẾT KẾ VECTƠ BIỂU HIỆN GEN KHÁNG NGUYÊN LÕI CỦA VIRUT VIÊM GAN B (HBcAg) PHÂN LẬP TỪ KHỐI U CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN"
lượt xem 14
download
Viêm gan do virus viêm gan B (HBV) hiện đang được xem là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Trên cơ sở điều tra rộng rãi về kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) và kháng thể kháng kháng nguyên này (anti-HBsAg) người ta đã có thể nhận định HBV đã và đang lưu hành trên toàn thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO KHOA HỌC: "TẠO DÒNG VÀ THIẾT KẾ VECTƠ BIỂU HIỆN GEN KHÁNG NGUYÊN LÕI CỦA VIRUT VIÊM GAN B (HBcAg) PHÂN LẬP TỪ KHỐI U CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN"
- TẠO DÒNG VÀ THIẾT KẾ VECTƠ BIỂU HIỆN GEN KHÁNG NGUYÊN LÕI CỦA VIRUT VIÊM GAN B (HBcAg) PHÂN LẬP TỪ KHỐI U CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ GAN Đặng Trường Minh, Lê Thị Tâm, Bạch Như Quỳnh, Đồng Văn Quyền, Đinh Duy Kháng Viện Công nghệ sinh học I. MỞ ĐẦU Viêm gan do virus viêm gan B (HBV) hiện đang được xem là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Trên cơ sở điều tra rộng rãi về kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg) và kháng thể kháng kháng nguyên này (anti-HBsAg) người ta đã có thể nhận định HBV đã và đang lưu hành trên toàn thế giới. Bệnh này thường để lại hậu quả nghiêm trọng là xơ gan và ung thư gan với tỷ lệ tử vong cao. Do vậy viêm gan B hiện là một vấn đề đang được chú trọng trong chương trình bảo vệ sức
- khoẻ cộng đồng toàn cầu [1]. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 400 triệu người bị nhiễm HBV trên toàn cầu, như vậy HBV có thể được xem như một trong những mầm bệnh phổ biến nhất đối với con người. Số người chết liên quan trực tiếp đến nhiễm HBV hàng năm lên tới khoảng 2 triệu người. Ở Việt Nam, theo báo cáo của bộ Y tế từ năm 1978 đến năm 1990, số mắc viêm gan B khoảng 20.000 người/năm và tỷ lệ tử vong là 0,7% - 0,8%. Hiện tại, Việt nam vẫn đang được xếp vào một trong những quốc gia có tỷ lệ người nhiễm HBV cao nhất trên thế giới [3]. Điều quan trọng là cho đến nay chưa có một hoá trị liệu nào đặc hiệu để điều trị viêm gan B. Phương pháp duy nhất để tránh viêm gan B là dự phòng bằng vắc xin. Vì vậy có thể coi dự phòng viêm gan B cũng là một biện pháp hữu hiệu để dự phòng ung thư gan nguyên phát. Trước tình hình lây nhiễm của HBV như hiện nay, thì việc đẩy mạnh sản xuất vắc xin trong nước bằng việc nhập khẩu một dây chuyền công nghệ hiện đại kết hợp với việc nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen từ đối tượng gây bệnh phân lập trong nước là cần thiết. Chúng tôi đã nghiên cứu tách dòng và thiết kế vector biểu
- hiện gen mã hoá kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B với mục đích sản xuất được loại kháng nguyên này để tạo ra bộ sinh phẩm chẩn đoán viêm gan B cũng như phát triển vắc xin tái tổ hợp [4, 5, 7]. Tuy nhiên, để có thể đánh giá một cách chính xác về mặt dịch tễ học của virus viêm gan B thì việc phối hợp giữa phát hiện HBsAg, kháng thể kháng HBsAg và kháng thể kháng HBcAg là cần thiết. Kháng thể kháng HBcAg hình thành sớm và tồn tại gần như suốt cả cuộc đời người đã bị nhiễm HBV, vì vậy khó có thể bỏ sót các trường hợp hợp nhiễm HBV nếu phát hiện kháng thể loại này. Xuất phát từ mục tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành tách dòng và thiết kế vectơ để biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên lõi của virus viêm gan B (gen hbc) từ khối u của bệnh nhân ung thư gan nhằm thu nhận kháng nguyên lõi tái tổ hợp để phục vụ công tác chẩn đoán. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế mồi dùng cho phản ứng PCR: Cặp mồi dùng cho
- phản ứng PCR được thiết kế nhờ chương trình phần mềm PC/Gene dựa trên trình tự của đoạn ADN thuộc genôm của virus viêm gan B chứa gen hbc đã được công bố trong Ngân hàng dữ liệu gen quốc tế [2]. Vị trí bám của mồi vào vùng chứa gen hbc được nêu ở hình 1. Hình 1: Vị trí của cặp mồi HBCP1, HBCM1 trong một vùng ADN genôm của virus viêm gan B, chứa toàn bộ gen kháng nguyên lõi của virus viêm gan B với chiều dài 552 cặp bazơ (phần in đậm). Theo lý thuyết, cặp mồi HBCP1, HBCM1 tạo ra sản phẩm PCR với chiều dài là 619 cặp bazơ.
- Kỹ thuật PCR: Kỹ thuật PCR được tiến hành với 100 ng ADN tách từ khối u làm sợi khuôn và cặp mồi đặc hiệu HBCP1 và HBCM1, có trình tự như sau: HBCP: 5'-TGTTCAAGCCTCCAAGCTGTGC-3' HBCM1:5'-TCCCACCTTATGAGTCCAAGGG-3' Sử dụng 1 đơn vị Taq Polymeraza của công ty Perkin Elmer cho mỗi ống phản ứng. PCR được tiến hành nhờ máy chu kỳ nhiệt MJ PTC-100 (Mỹ) với chương trình như sau: Biến tính ADN trong 3 phút rồi chạy 30 chu kỳ (95 0C 50 giây, 550C 50 giây, 72 0C 1 phút 25 giây). Sau khi kết thúc chu kỳ, giữ ở nhiệt độ 720C 8 phút sau đó giữ ở 40C. Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên gel agaroza 1%. Tách dòng gen được tiến hành bằng cách gắn trực tiếp sản phẩm PCR vào vectơ tách dòng pCRTM với bộ Kit của hãng Invitrogen. Gen hbc tái tổ hợp với vectơ tách dòng
- trước hết được kiểm tra bằng cắt với enzym giới hạn EcoR I, sau đó được giải trình tự với máy xác định trình tự ADN tự động (ALFExpress) với bộ Kit của hãng Amersham- Pharmacia Biotech. Sau khi giải trình tự, gen được dịch mã sang protein và so sánh với trình tự axit amin kháng nguyên HBcAg của các tác giả khác bằng chương trình phần mềm PC/gene. Vectơ pMAL-c2 được sử dụng để thiết kế vectơ biểu hiện gen hbc ở E. coli. Cặp mồi treo hai vị trí giới hạn EcoR I và Hind III có trình tự: HBcR1: GGAATTCATGGACATTGACCC EcoR I HBcH3: AAGCTTCTAACATTGAGATTCC Hind III Tiến hành PCR với cặp mồi HBCR1 và HBCH3, sau đó gắn sản phẩm PCR vào vector tách dòng pCR 2.1 để tạo dòng phụ. Gen hbc được cắt ra khỏi vector tách dòng pCR 2.1 bằng EcoR I và Hind III, sau đó gắn vào vectơ pMAL-
- c2 để thu nhận vectơ tái tổ hợp. Vectơ mang gen hbc được biến nạp vào E. coli chủng BL21 và cho biểu hiện để thu protein tái tổ hợp. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Để nhân bản gen mã hoá cho kháng nguyên lõi của virut viêm gan B, chúng tôi đã thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi HBCP1, HBCM1 và khuôn là 100 ng ADN tách từ khối u của bệnh nhân ung thư gan. Với cặp mồi này, sản phẩm PCR thu được có chiều dài tính theo lý thuyết là 619 cặp bazơ. Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1% kết quả được chỉ ra ở hình 2. Hình 2: Điện di trên gel agaroza 1% kiểm tra sản phẩm PCR được tiến hành với khuôn là ADN tách chiết từ khối u
- của bệnh nhân ung thư gan với cặp mồi HBCP1, HBCM1. Kênh M: Chỉ thị phân tử (ADN cắt bằng Hind III và EcoR I). Kênh 1, 2, 3, 4, 5: Sản phẩm PCR. Sản phẩm PCR được gắn vào vectơ PCRTM và biến nạp vào vi khuẩn E. coli chủng DH-5. ADN plasmid được tách từ các khuẩn lạc riêng rẽ màu trắng bằng phương pháp miniprep sau đó được tuyển chọn để thu nhận các plasmid có khả năng mang gen hbc bằng cách điện di trên gel agarose 1%. Chọn các plasmid có kích thước lớn hơn plasmid gốc để kiểm tra trước hết bằng cắt với enzyme giới hạn EcoRI (hình 4). Kết quả ở hình 4 cho thấy chỉ có plasmid tách từ clôn số 15 mang gen hbc. Theo tính toán thì đoạn ADN được nhân bản chứa gen hbc có chiều dài 619 cặp bazơ. Sau khi xử lý với EcoR I, chỉ có plasmid tách từ clôn số 15 có đoạn ADN được tách ra khỏi vector tái tổ hợp có chiều dài nằm trong vùng dự tính. Để có thể khẳng định chắc chắn, chúng tôi đã
- tiến hành xác định trình tự gen hbc với máy xác định trình tự ADN tự động. Trình tự gen hbc phân lập ở Việt Nam đã được đăng ký trong Ngân hàng dữ liệu gen Quốc tế với số đăng ký AJ298864. Gen hbc cũng đã được dịch mã sang protein và so sánh trình tự axit amin với trình tự axit amin của kháng nguyên lõi của virus viêm gan B đã được các tác giả Nhật Bản công bố. Kết quả cho thấy độ tương đồng đạt tới 93,4 % (hình 5). Hình 4: Điện di trên gel agaroza 1% để tuyển chọn các plasmid tái tổ hợp mang gen hbc sau khi cắt bằng EcoRI. Kênh M: Chỉ thị phân tử (ADN cắt bằng Hind III và EcoR I). Kênh 1: Plasmid tách từ clôn 15; kênh 2: Plasmid tách từ clôn 12.
- Hình 5: So sánh trình tự axit amin giữa HBcAg Viet Nam (HBCVN) và HBcAg của Nhật Bản (HBCNB) và nhận được sự tương đồng cao (93,4%). Biểu hiện gen hbc trong E. coli được thực hiện với vectơ pMAL-c2. Sản phẩm PCR sau khi khuyếch đại có độ dài 566 cặp bazơ. Sau khi xử lý với EcoR I và Hind III được gắn vào vectơ pMAL-c2 rồi biến nạp vào E. coli chủng DH5. Plasmit tái tổ hợp được kiểm tra bằng cắt với EcoR I và Hind III. Kết quả kiểm tra được nêu ở hình 6. Sau khi đã kiểm tra một cách chắc chắn, plasmit tái tổ hợp được biến nạp vào
- E. coli chủng BL21 (DE3) và cho biểu hiện để thu nhận protein tái tổ hợp. Biểu hiện gen hbc tái tổ hợp được cảm ứng bằng IPTG với nồng độ cuối cùng là 1mM. Protein tái tổ hợp là loại protein liên kết với protein có ái lực với maltoza (MBP). Kết quả kiểm tra protein tái tổ hợp bằng điện di gel polyacrylamit 12,5 % được nêu ở hình 7. Hình 6: Điện di trên gel agaroza 1% để tuyển chọn vectơ pMAL-c2 tái tổ hợp mang gen hbc sau khi cắt bằng EcoRI và Hind III. Kênh M: Chỉ thị phân tử (ADN cắt bằng Hind III và EcoR I). Kênh 1, 2, 3, 4, 5: Plasmid tách từ các clôn khác nhau. Sau khi cắt bằng EcoRI và Hind III, gen hbc sẽ được tách khỏi vectơ.
- Hình 7: Điện di trên gel polyacrylamide 12,5% để kiểm tra protein HBcAg tái tổ hợp. Kênh M: Chỉ thị phân tử (từ cao xuống thấp: 93, 67, 43, 30, 20,1 và 14,4 kDa). Kênh 1: mẫu trước cảm ứng. Kênh 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: Mẫu sau cảm ứng 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0; 3,5 và 4,0 giờ. IV. KẾT LUẬN Gen mã hóa cho kháng nguyên lõi của virus viêm gan B đã được nhân bản từ ADN tách từ khối u của bệnh nhân ung thư gan, sau đó được tạo dòng, xác định trình tự và dịch mã sang protein. Gen này có chiều dài 552 cặp bazơ và mã hóa cho một protein dài 183 axit amin. So sánh trình tự axit amin của HBcAg của Việt Nam và HBcAg được các tác giả
- Nhật Bản công bố trong ngân hàng dữ liệu gen Quốc tế thấy có sự tương đồng cao (93,4%) [2]. Vectơ pMAL-c2 được sử dụng để biểu hiện gen hbc ở E. coli. Sau khi xử lý sản phẩm PCR và vectơ đồng thời với 2 enzyme giới hạn là EcoR I và Hind III, gen hbc được gắn vào vectơ nhờ ligaza và biến nạp vào E. coli chủng BL21 (DE3). Cảm ứng được tiến hành với 1mM IPTG trong khoảng thời gian 0,5; 1,0; 2,0; 2,5; 3,0; 3,5 và 4,0 giờ. Protein tái tổ hợp đươc kiểm tra bằng điện di trên gel polyacrylamide 12,5 %. Kết quả cho thấy, sau khi cảm ứng bằng IPTG, protein tái tổ hợp tăng dần theo thời gian từ 30 phút đến 4 giờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí: 1. Blumberg, B. S., 1997. Hepatitis B virus, the vaccine, and the control of primary cancer of the liver. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 94, 7121- 7125.
- 2. Horikita M., Itoh S., Yamamoto K., Shibayama T., Tsuda F., Okamoto H., 1994. Differences in the entire nucleotide sequence between hepatitis B virus genomes from carriers positive for antibody to hepatitis B e antigen with and without active disease. J. Med. Virol. 44:96-10. 3. Trịnh Quân Huấn. 2000: Virus viêm gan B. NXB Y học, 2000. 4. Đinh Duy Kháng, Chu Hoàng Hà, Phạm Thúy Hồng, Nguyễn Thanh Thủy, Nông Văn Hải, Đái Duy Ban, 1996. Phân lập, tách dòng và xác định trình tự gen kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B từ khối u của bệnh nhân ung thư gan. Kỷ yếu Viện Công nghệ Sinh học, 1996: 20-25. 5. Đinh Duy Kháng, Chu Hoàng Hà, Phạm Thúy Hồng, Nguyễn Thanh Thủy, Nông Văn Hải, Đái Duy Ban, 1998. Trình tự gen kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B phân lập từ khối u của bệnh nhân ung thư gan. EMBL gene bank số HBV012481. 6. Đinh Duy kháng, Nguyễn Văn Vũ, Đái Thị Hằng Nga, Nguyễn Thị Nga, Đái Duy Ban, 1999. Ứng dụng kỹ thuật PCR lồng (Nested PCR) để phát hiện
- ADN của virut viêm gan B trong khối U của bệnh nhân ung thư gan. Báo cáo khoa học Hội nghị CNSH toàn quốc, 1151-1156. 7. Đồng Văn Quyền, Bạch Như Quỳnh, Đái Duy Ban, Đinh Duy Kháng. 1999. Nghiên cứu biểu hiện gen kháng nguyên bề mặt của virut viêm gan B (HBsAg) ở trực khuẩn Escherichia coli. Kỷ yếu Viện Công nghệ Sinh học. 239-244. 8. Dong Van Q., Bach Nhu Q., Le Thi T., Dinh Duy K. 2000. Cloning of gene encoding hepatitis B virus core antigen (HBcAg). AC # AJ298864. SUMMARY Cloning and expression of the gene encoding hepatitis B core antigen from human liver tumor biopsies Dang Truong Minh, Le Thi Tam, Bach Nhu Quynh, Dong Van Quyen, Dinh Duy Khang
- Institute of Biotechnology The gene encoding hepatitis B core antigen has been cloned from human liver tumor biopsies. This gene is 549 bp long and codes for the 183 amino acid long protein. The amino acid sequence of the hepatitis B core antigen that isolated by us had high identity (93,4%) when the alignment with the HBcAg sequence of Japanese authors was carried out [2]. The pMAL-c2 vector was used for hbc gene expression in E. coli. After purification, the PCR product was treated with EcoR I and Hind III then ligated into pMALC2 expression vector with the same restriction sites using T4 ligase. The ligate was transformed competent cells E. coli DH5, then we selected the recombinant plasmids that ware able to carry hbc gene. Plasmids were extracted from randomly picked up colonies and checked with agarose gel electrophoresis using original pMALC2 vector as standard. We colected only the plasmids with larger size for checking with restriction enzyme EcoR I and Hind III. Result of digestion with restriction enzyme confirmed that, the hbc
- gene was already inserted into pMALC2 vector to be available for E. coli transformation. Recombinant vectors were used to transforme E. coli strain BL21 (DE3) for expression. The expected fusion protein with molecular mass about 61 kDa would be expressed after 3 hours induction with 1 mM IPTG. The fusion protein included maltose binding protein (MBP) with molecular mass 41 kDa and recombonant HBcAg with predicted molecular mass 20 kDa were checked with polyacrylamide gel electrophoresis. Người thẩm định nội dung khoa học: TS. Đinh Duy Kháng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1045 | 185
-
Báo cáo khoa học công nghệ: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía, thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 238 | 42
-
Báo cáo khoa học: " THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY KHOAN BO MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH"
6 p | 206 | 38
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: "TẠO DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ ĐOẠN ADN ĐẶC HIỆU THUỘC GEN CRY1AB TỪ MỘT SỐ CHỦNG BACILLUS THURINGIENSIS KURSTAKI PHÂN LẬP Ở VIỆT NAM"
24 p | 175 | 33
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá biến đổi đáy ven bờ biển Rạch Giá
11 p | 137 | 24
-
Báo cáo khoa học: Ảnh hưởng của thực tập sư phạm 1 đến lòng yêu nghề của các giáo sinh sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
6 p | 151 | 21
-
Nghiên cứu các hoạt động kiến tạo, Macma, địa nhiệt và ảnh hưởng của chúng tới quá trình thành tạo, dịch chuyển, tích tụ dầu khí trong các bồn trầm tích Kainozoi thềm lục địa Việt Nam(bồn Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn)
310 p | 135 | 19
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu phân lập và chuyển gen lúa liên quan đến tính chịu hạn vào giống lúa Việt Nam
63 p | 120 | 17
-
Báo cáo khoa học: MIỄN DỊCH NHÂN TẠO VÀ ỨNG DỤNG
7 p | 170 | 16
-
Báo cáo khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 85 | 16
-
Báo cáo khoa học: Chế tạo thiết bị đo tự động của nước thải công nghiệp, ghi và cảnh bảo - Viện kỹ thuật thiết bị
80 p | 136 | 15
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: "TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA PROTEIN VỎ VP19 CỦA VI RÚT WSSV GÂY HỘI CHỨNG ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
18 p | 109 | 13
-
Báo cáo khoa học: " BÁO CHÍ: TẠI SAO KHÔNG LÀ NGUỒN TÀI LIỆU HỖ TRỢ"
4 p | 92 | 12
-
Báo cáo khoa học: Tác động của taxol trên sự phân chia tế bào trụ hạ diệp cây mầm đậu xanh (phaseolus aureus roxb.)
5 p | 130 | 10
-
Báo cáo khoa học: Ứng dụng kỹ thuật tạo lưới trong bài toán mô phỏng dòng phun rối xoáy hai pha không đẳng nhiệt
6 p | 89 | 10
-
Báo cáo khoa học : Xác định khả năng kết hợp tính trạng năng suất của một số dòng ngô thuần bằng một số dòng ngô thuần
5 p | 131 | 9
-
Báo cáo khoa học: Tạo dòng vi khuẩn Escherichia coli biểu hiện Protein dung hợp Ecotin miniproinsulin dạng tan trong chu chất
7 p | 114 | 9
-
BÁO CÁO KHOA HỌC: "TÁC ĐỘNG TIA gama (NGUỒN Co60) LÊN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Ở RỄ LÚA"
12 p | 90 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn