Báo cáo khoa học: "Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật"
lượt xem 59
download
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards và ctv, 2004), khi các doanh nhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: "Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật"
- Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 1 Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và các trở ngại về mặt kỹ thuật Thạc sỹ Lê Anh Tuấn Khoa Nuôi Trồng Thủy sản Trường Đại học Thủy Sản Tóm tắt Ở Việt Nam, nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm trong ao đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Nuôi cá mú, chỉ chính thức phát triển vào năm 1988 ở Nha Trang và sau đó, phát triển mạnh vào đầu những năm 1990 vớI sự xuất hiện thị trường cá mú sống. Các loài cá mú Epinephelus malabaricus, E. coioides, E. fuscoguttatus, E. akaara, E. bleekeri, E. sexfasciatus, E. merra, Cephalopholis miniata và Plectropomus leopardus là những đối tượng nuôi chính. Cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển, trong đó khoảng 80% là những lồng nuôi cá mú và khoảng 500 ha vùng ven bờ được sử dụng để nuôi cá mú đìa. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sản phẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ) trong năm 2003. Bài báo này đánh giá hiện trạng của nghề nuôi cá mú ở Việt Nam, và xác định các trở ngại chính về mặt kỹ thuật đốI với sự phát triển xa hơn của nghề này. 1 Mở đầu Ở Việt Nam, nghề nuôi cá mặn lợ như cá đối, cá măng biển, cá chẽm đã phát triển từ những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Cá mú (miền Bắc còn gọi là cá song) thỉnh thoảng cũng được nuôi khi người dân có được con giống. Nghề nuôi cá mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Edwards và ctv, 2004), khi các doanh nhân Trung Quốc đến Nha Trang đặt vấn đề mua bán cá mú sống. Nghề này đã phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh - Hải Phòng, và Phú Yên - Khánh Hòa và gần đây là Vũng Tàu. Nghề nuôi cá mú đã trải qua nhiều bước thăng trầm, khi có dịch bệnh trên tôm sú, tôm hùm, người nuôi chuyển sang nuôi cá mú, khi gặp đại dịch SARD, nghề này lại lao đao. Hiện nay, cả nước có khoảng 6800 lồng nuôi cá biển (Bộ Thủy Sản, 2003), trong đó đến 80% là lồng nuôi cá mú (Quảng, B.H; Thọ, T.V; Điệp, N.V; trao đổi riêng) và khoảng 500 ha ao đìa nuôi cá mú với sản lượng ước tính khoảng 3000 tấn, trong đó nuôi lồng chiếm 2/3 sản lượng. Các đối tượng nuôi bao gồm cá Mú Chấm Đen Epinephelus malabaricus, cá Mú Sông E. coioides, cá Mú Chấm Đỏ E. akaara, cá Mú Sỏi E. bleekeri, cá Mú Sáu Vạch sexfasciatus, cá Mú Chấm Tổ Ong E. merra, cá Mú Mỡ E. tauvina, ngoài ra còn có cá Mú Đỏ Cephalopholis miniata và cá Mú Chấm Xanh Plectropomus leopardus thường được lưu tạm để xuất khẩu. Gần đây cá Mú Hoa Nâu, còn gọi là cá Mú Cọp E. fuscoguttatus đã được nuôi tại các tỉnh phía Nam. Các lồng và đìa nuôi cá mú tạo ra khoảng 3000 tấn sản phẩm, có giá bán tại trang trại khoảng trên 300 tỷ đồng (trên 20 triệu Đô-la Mỹ) trong năm 2003. Nghề nuôi cá mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nước ta. Trong tương lai khi Việt Nam chủ động trong việc cung cấp con giống cá mú nhân tạo thì nghề nuôi cá mú càng có cơ hội để phát triển hơn nữa. 2 Các hệ thống nuôi cá mú 2.1 Vùng nuôi và đối tượng nuôi Vùng nuôi và đối tượng nuôi cụ thể cho từng vùng được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây. Vũng Tàu, Phú Yên và Khánh Hòa ở phía Nam và Quảng Ninh, Hải Phòng ở phía Bắc là những vùng nuôi cá mú chính của nước ta. Theo Nguyễn Tác An và cộng sự (1994), có khoảng 30 loài cá mú được báo cáo là phân bố tại các vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy có 11 giống và 48 loài thuộc họ cá mú Serranidae ở Việt Nam (Tuan, 1998). Các loài cá mú được nuôi hiện nay bao gồm cá Mú Chấm Đen Epinephelus malabaricus, cá Mú Sông E. coioides, cá Mú Chấm Đỏ E. akaara, cá Mú Sỏi E. bleekeri, cá Mú Sáu Vạch sexfasciatus, cá Mú Chấm Tổ Ong E. merra, cá Mú Mỡ E. tauvina, ngoài ra còn có cá Mú Đỏ Cephalopholis miniata và cá Mú Chấm Xanh Plectropomus leopardus thường được lưu tạm để xuất khẩu. Gần đây cá Mú Hoa Nâu, còn gọi là cá Mú Cọp E. fuscoguttatus đã được nuôi tại các tỉnh phía Nam. (Tuan, 1998; Tuan, 2000; Phượng, NT, trao đổi riêng). 1
- Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 2 Bảng 1. Các loài cá mú thường được nuôi ở Việt Nam Tên khoa Tên tiếng Phân bố Vùng sinh thái Khai thác Sản xuất Vùng nuôi học Anh giống tự giống thương nhiên nhân tạo phẩm Hong Kong Vịnh Bắc Bộ, biển Biển, sống đáy, phổ biến Quảng Ninh, Hải Hoằng Ký Quảng Ninh, Hải Epinephelus grouper, Red Nam Trung Bộ vùng có đá Phòng, Phú Phòng, Phú akaara spotted Yên, Khánh Hòa Yên, Khánh Hòa grouper, Red grouper Malabar Vịnh Bắc Bộ, biển Biển và nước lợ. Rạn, san Quảng Ninh, Hải Hoằng Ký Quảng Ninh, Hải E. grouper, Nam Trung Bộ hô, đá; đáy bùn, cát; Bãi Phòng, Phú Phòng, Phú malabaricus Estuarine triều, cửa sông, rừng đước; Yên, Khánh Hòa Yên, Khánh Hòa grouper cá giống có ở vùng cạn và cửa sông Honeycomb Vịnh Bắc Bộ, biển Các rạn san hồ vùng nước Quảng Ninh, Quảng Ninh, E. merra grouper Nam Trung Bộ cạn, trong đầm, vịnh Phú Yên, Khánh Phú Yên, Khánh Hòa Hòa Orange- Vịnh Bắc Bộ, biển Biển và nước lợ Quảng Ninh, Hải RIA 1 - Hải Quảng Ninh, Hải E. coioides spotted Nam Trung Bộ Phòng, Phú Phòng Phòng, Phú grouper Yên, Khánh Hòa Yên, Khánh Hòa Sixbar grouper Vịnh Bắc Bộ, biển Đáy cát bùn hoặc bùn Quảng Ninh, Quảng Ninh, E. Nam Trung Bộ Phú Yên, Khánh Phú Yên, Khánh sexfasciatus Hòa Hòa Duskytail Vịnh Bắc Bộ, biển Các hốc đá Quảng Ninh, Quảng Ninh, E.bleekeri grouper, Nam Trung Bộ Phú Yên, Khánh Phú Yên, Khánh Yellow spotted Hòa Hòa grouper Brown marble Vịnh Bắc Bộ Biển, rạn san hô cạn, và đáy Quảng Ninh Nhập khẩu Quảng Ninh, E. grouper, đá, nước trong. Cá giống có từ Đài Loan Phú Yên, Khánh fuscoguttatus Flowery cod trong bãi cỏ biển Hòa Greasy Vịnh Bắc Bộ Biển, nước trong, có rạn san Quảng Ninh Quảng Ninh E. tauvina grouper, hô, đáy cứng; cá giống trong Green grouper vùng rạn và bãi triều Coral hind biển Nam Trung rạn san hô phát triển, lộ ra, Khánh Hòa Khánh Hòa Cephalopholis Bộ nước trong miniata Leopard biển Nam Trung rạn san hô, độ sâu 3-100 m Khánh Hòa Khánh Hòa Plectropomus coralgrouper Bộ leopardus (Nguồn: Trai, 1997; Tuan, 1998; Tuan, 2000; Phượng, trao đổi riêng) 2.2 Các hệ thống sản xuất 2.2.1 Lồng Lồng được thiết kế theo nhiều kiểu, nhiều kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của vùng nước và khả năng tài chính của người nuôi (Bảng 2). Lồng nổi: Túi của lồng nổi thường được hỗ trợ bởi một khung có phao. Dạng lồng này thường được bố trí ở những eo, vịnh có độ sâu khoảng 10 m trở lên. Kích cỡ lồng phổ biến là 3x3x3 m và 4x4x4 m. Các dạng lồng theo kiểu truyền thống (do dân tự làm) này vẫn đang phổ biến mặc dù gần đây, ở một số nơi như Nghệ An, các dạng lồng hiện đại theo mẫu thiết kế của Na-Uy đã được đưa vào sử dụng. Lồng tre cố định: Đây là dạng lồng được sử dụng phổ biến ở vùng đầm phá Tam Giang, tỉnh Thưa Thiên - Huế. Các thanh tre dày 1 cm, rộng 3-4 cm và dài 1.5-2.0 m được buộc bằng dây nylon có đường kính 0.18 cm. Khoảng cách giữa hai dây buộc là 20 cm, và giữa hai thanh tre là 1.2 cm. Các thanh tre được đan lại với nhau tạo thành đáy lồng. Bề mặt phía trên của lồng có một ô trống cỡ 60x60 cm để kiểm tra. Bảng 2. Các dạng lồng truyền thống thường được sử dụng ở Việt Nam Kiểu Hình dạng và Khung lồng Túi lồng Vùng nuôi lồng kích thước N ổi Đáy: hình chữ nhật; kích Gỗ chịu mặn, thanh Lớp lướI Các vị trí có độ sâu 10- dọc: φ=15-20 cm; thước đa dạng: 3x2x2, ngoài: 2a=10- 20 m trong vịnh ở 3x3x2, 4x4x(1.5-4), 15mm; Quảng Ninh, HảI Phòng, thanh ngang: 3.5x3.5x(1.5-4), 3x4x(1.5- φ=12-15 cm. Tăng lưới trong: Khánh Hòa, Phú Yên, 4) m… 2a=2-4mm Vũng Tàu cường phao Cố Hình trụ; đường kính đáy Tre Tre Đầm phá có độ sâu < 10 định 2.5-2.8m, chiều cao 1.5m m, ở Thừa Thiên - Huế (Nguồn: Tuan, 2000) 2.2.2 Ao 2
- Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 3 Phần lớn các hộ nuôi cá mú đều có ao nhỏ, nằm cạnh nhà. Nhiều ao đã từng là những ao nuôi tôm nhưng thất bại vì dịch bệnh. Ao thường có dạng hình chữ nhật, cỡ thường là 0.1-0.7 ha. Ao thường được thiết kế tốt với hệ thống đê, mương, cống cấp và xả vì phần lớn là từ các ao nuôi tôm kém hiệu quả. Khẩu độ cống 0.7-1 m. Độ sâu của ao 1.4-1.6 m. Tỷ lệ trao đổi nước thường 10-20% mỗi ngày. Mật độ thả 0.25-2 con/m2, nhưng nhìn chung ở phía Bắc cá được thả với mật độ dày hơn. Vào những tháng nắng nóng, cá nuôi trong các ao đìa ở phía Nam, nhất là tại Khánh Hòa thường dễ mắc bệnh chết. Tỷ lệ sống nằm trong khoảng 30-95% tùy theo nguồn giống, kích cỡ giống thả, kinh nghiệm ngườI nuôi, vùng nuôi…Năng suất nuôi ao thường đạt 1-2 tấn/ha ở phía Nam và khoảng 5-6 tấn/ha ở phía Bắc, đặc biệt là tại Quảng Ninh. Các vật liệu để làm lồng, làm ao như gỗ, lưới, phao, tre… đều sẵn có ở Việt Nam. Các lồng và ao nuôi cá mú thường có kích cỡ nhỏ, thích hợp cho quản lý cấp nông hộ. Đó là lý do tại sao số lượng lồng, ao nuôi cá mú đá tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong khi từng sự phát triển riêng lẻ có thể không gây tác động lớn lên môi trường và xã hội, thì trên phương diện tổng thể chúng tác động đáng kể lên môi trường, kinh tế - xã hội và lên nhau. 2.3 Thức ăn Nghiên cứu trước đây (Trai, 1997) đã cho thấy chỉ có cá tạp tươi được sử dụng làm thức ăn cho cá mú và hệ số chuyển hóa thức ăn trong nuôi lồng trung bình là 5,9 (khối lượng tươi) là cao đáng kể so với hệ số chuyển hóa thức ăn đối với nuôi ao là 4,3. Cá tạp được sử dụng để nuôi cá mú bao gồm cá mối (Saurida spp), cá cơm (Stolephorus sp), cá liệt (Leiognathus spp), cá nục (Decapterus sp), cá bơn (Solea sp), cá trích (Clupea leiogaster), cá sơn (Priacanthus macracanthus) là những loài cá chính. Ngoài ra còn có các loài cá khác với số lượng nhỏ hơn cũng như cua nhỏ và tôm nhỏ. Cá tạp được chuộng để nuôi cá mú dưới 200 g là cá cơm và nuôi cá mú cỡ lớn (>200 g) là cá mối. Thức ăn chiếm khoảng 18% giá thành nuôi cá mú. Hiện nay, đã có những nỗ lực nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá mú tại Đại Học Thủy Sản, Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I và II. Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu, các cơ quan này đã có những thử nghiệm nuôi cá mú bằng thức ăn chế biến (thức ăn viên ẩm) và thức ăn tổng hợp tại Nha Trang, Hải Phòng, Cửa Lò (Phước, T.V, 2001; Hạnh, N.T; 2002; Hà, N.T.V, 2003; Xân, L, trao đổi riêng). 2.4 Con giống Con giống chủ yếu từ đánh bắt ngoài tự nhiên. Trong các năm 1994-1995 Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (RIMP, nay thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 - RIA1) đã sản xuất thành công con giống cá mú. Sau ba tháng ương, con giống đã đạt được kích cỡ khoảng 13 cm với khốI lượng 50 g (Trích từ Tuan, 2000). Cũng đã có những nỗ lực nghiên cứu sản xuất giống cá mú tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (RIA2). Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên vẫn đang dừng lại ở giai đọan thử nghiệm. Gần đây, Công ty Hoằng Ký, một công ty nuôi cá biển có 100% vốn nước ngoài đã sản xuất thành công giống cá mú và đáp ứng phần nào nhu cầu con giống tại một số tỉnh phía Nam. Nhu cầu con giống cá mú hiện nay ước tính khoảng 3.000.000 -5.000.000 con/năm dựa trên sản lượng cá mú thương phẩm ước tính được. Thông tin về sản lượng giống cá mú khai thác tự nhiên vẫn chưa đầy đủ nên khó có thể xác định sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY), và chưa thể phục vụ cho các mục đích quản lý một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, giá cá mú giống cũng giúp chúng ta biết được phần nào mối quan hệ giữa cung và cầu, và chỉ số giá này tăng lên đáng kể trong những năm gần đây đối với mọi kích cỡ giống cá mú. Điều này cho thấy có một sự thiếu hụt về nguồn cung cấp và cũng có thể có sự khai thác quá mức (Hình 1). 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 VND/pc. 3,000 10-15 cm 2,000 1,000 5-8 cm 0 1-3 cm 1 993 1994 1995 1996 1997 Hình 1. Xu hướng giá cá mú giống tại Khánh Hòa (Nguồn: Trai, N.V, 1997) 3
- Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 4 2.5 Bệnh Cách đây mười năm, bệnh trên cá mú ít khi xảy ra. Gần đây, đã có một số bệnh trên cá mú nuôi. (Bảng 3). Bảng 3. Một số bệnh phổ biến ở cá mú nuôi Bệnh Triệu chứng Tử vong Xử lý của người nuôi Đen mang Mang bị đen 1-2% Formalin 100 ppm/3-5 ph Đỏ mang Mang sưng lên và đỏ 10-100% Malachite green 5 ppm trong10- 15 ph, 2 lần/ngày Đốm trắng Đốm trắng trên da, mang 10-100% Malachite green 5 ppm trong10- 15 ph, 2 lần/ngày Lở lóet cơ thể Lở lóet trên bề mặt cơ thể 10-20% Tetracycline + thức ăn trong 6-7 ngày. Trướng bụng Bụng trướng lên, mất thăng bằng 1-2% Cho thức ăn tươi hơn Thiếu vitamin Sinh trưởng kém, mắt lồi 1-2% Thức ăn trộn vitamin (Nguồn: Long, D.B 1998; Tạo, N.V., 2001; Quảng, B.H., 2002; Diệp, H.T., 2003; Dũng, Đ.M., 2003) Một số nghiên cứu sơ bộ (Long; 1998; Hòa, Đ.T; Vân, P.T., trao đổi riêng) cho thấy các tác nhân xuất hiện ở cá mú nhiễm bệnh (chủ yếu E. malabaricus) là Pseudorhabdosynochus sp, Rhiphidocotyle sp, Contracaecum sp, và Trichodna sp… Các nghiên cứu về bệnh trên cá mú đang được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và tại Đại học Thủy Sản, tuy nhiên các số liệu vẫn chưa được công bố chính thức. Đây cũng là một trở ngại lớn đối với thực tiễn nghề nuôi cá mú, vì người nuôi chỉ phòng và trị bệnh theo kiểu tự phát. 3 Trở ngại Một số trở ngại đối với nghề nuôi cá mú tại Việt Nam như sau (Tuan, 2000; Tuan, in press): - Nuôi cá mú đã phát triển một cách tự phát, đặc biệt là việc nuôi lồng bè trên biển. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về thiết kế lồng bè thích hợp cho từng vùng nước cụ thể. - Chưa có đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ về các hệ thống nuôi cá mú. - Đã xuất hiện một số bệnh gây tử vong lớn trên cá mú nuôi nhưng còn nhiều điều chưa biết về bệnh cá mú. - Nuôi cá mú dựa chủ yếu vào con giống tự nhiên. Nguồn giống có thể không đủ để cung ứng cho các mức sản xuất hiện nay trên cơ sở bền vững, và khó có thể hỗ trợ cho một sự gia tăng đáng kể về sản lượng cá mú nuôi nói riêng, và cá biển nuôi nói chung trong tương lai như được vạch ra trong Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thờI kỳ 1999-2010 (Bộ Thủy sản, 1999). Trong bất kỳ hòan cảnh nào, con giống tự nhiên đều không thỏa mãn ở khía cạnh tính mùa vụ và chất lượng. Vì thế, sản xuất giống cá mú nhân tạo là điều cần thiết. - Cá mú nuôi được cho ăn chủ yếu là cá tạp. - Thị trường tiêu thụ cá mú dễ biến động, phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh tế của các thị trường có người gốc Hoa như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… 4 Kết luận và khuyến nghị Nghề nuôi cá mú bắt đầu phát triển chính thức ở Việt Nam vào năm 1988. Nghề nuôi cá mú là một nghề tạo ra lợi nhuận tương đối lớn và có qui mô trang trại nhỏ nên phát triển rất nhanh. Tổng số lượng lồng nuôi là khoảng 6800 cái, diện tích ao nuôi khoảng 500 ha trong năm 2003. Có hai dạng lồng nuôi: lồng nổi có nhiều kiểu và kích cỡ khác nhau, thường được bố trí ở các vực nước có độ sâu trên 10 m; lồng tre cố định có dạng hình trụ, cỡ nhỏ, thường được bố trí ở vùng đầm phá Tam Giang, nơi có độ sâu thấp dướI 10 m. Ao cá mú thường có cỡ nhỏ 0.1-0.7 ha, sâu 1.4-1.6 m; nhiều ao là những ao nuôi tôm không hiệu quả trước đây. Cá mú giống chủ yếu từ nguồn tự nhiên. Đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu từ các viện nghiên cứu trong nước (RIA1, RIA2), nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn. Gần đây, công ty Hoằng Ký của Đài Loan đã sản xuất thành công cá mú giống và bước đầu đáp ứng phần nào nhu cầu của người nuôi ở khu vực phía Nam. Một số công ty cũng đã nhập trứng cá mú thụ tinh vào ấp và bán giống tại Việt Nam. Để chủ động hơn về nguồn cá mú giống, các nỗ lực nghiên cứu trong lĩnh vực này của các viện, trường trong nước cần được đẩy mạnh hơn nữa. Thức ăn được sử dụng trong nuôi cá mú là cá tạp và tôm cua nhỏ. Tính bền vững của nguồn cung cấp thức ăn này đối với sự phát triển dài hạn của nghề nuôi cá mú cũng là một vấn đề. Thức ăn tổng hợp sử dụng một tỷ lệ cao hơn các nguồn đạm không phải từ cá (ví dụ, đạm thực vật) cần được phát triển. 4
- Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số đặc biệt/2004, Trường ĐH Thủy sản, Trang 174-179 5 Bệnh trên cá mú nuôi đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là vào mùa nắng nóng, nhưng còn quá ít hiểu biết về những bệnh này. Không có qui hoạch phát triển nghề nuôi cá mú, đặc biệt là nuôi cá mú lồng. Vì thế dễ có những rủi ro do ô nhiễm, chất lượng nước kém và dịch bệnh khi nghề này phát triển lên. 5 Tham khảo 1. An, N.T., Ky, T.S, Tòan, N.Đ., 1994. Kỹ thuật nuôi lồng cá biển. Viện HảI Dương học Nha Trang. 2. Bộ Thủy Sản, 1999. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ 1999-2010, Hà Nội. 3. Bộ Thủy Sản, 2003. Báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2003 và phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu và giảI pháp thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2004. Hà Nội. 4. Diệp, H.T., 2003. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá mú thương phẩm trong eo ngách tạI đầm Chậu, Vân Đồn, Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Thủy Sản. 5. Edwards, P., Le Anh Tuan and Allan, G.L. 2004. A survey of marine trash fish and fish meal as aquaculture feed ingredients in Vietnam. ACIAR Working Paper No. 57. 6. Hà, N.T.V., 2003. Thử nghiệm nuôi cá song Epinephelus coioides bằng các loạI thức ăn khác nhau tại Cửa Lò, Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Thủy Sản. 7. Long, Đ.B., 1998. Nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh trên một số loài cá mú (Serranidae) đang được nuôi và khai thác tự nhiên tạI vùng biển Khánh Hòa. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Thủy Sản. 8. Quảng, B.H., 2003. Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá mú thương phẩm bằng lồng bè tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Thủy Sản. 9. Tạo, N.V., 2001. Tình hình nuôi cá mú đìa tại Cam Ranh. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Thủy Sản. 10. Trai, N.V., 1997. Potential of grouper culture in Vietnam: case study of Khanh Hoa province. Master thesis, AIT, Bangkok, Thailand. 11. Tuan, L.A., 1998. The sustainability of grouper seed supply to the aquaculture industry in Khanh Hoa, Vietnam. Master thesis, AIT, Bangkok, Thailand. 12. Tuan, L.A. and Hambrey, J.B., 2000. Status of cage mariculture in Vietnam. In: I.Chiu Liao and C. Kwei Lin (Eds.), Cage Aquaculture in Asia, 111-123. Asian Fisheries Society, Manila and World Aquaculture Society, Bangkok. 13. Tuan, L.A. in press. Grouper pond culture in Khanh Hoa, Vietnam. AQUACULTURE COMPENDIUM – CAB INTERNATIONAL, UK. Abstract In Vietnam, pond culture of marine finfishes including mullet, milkfish and seabass has been developed since the 1960s. Grouper aquaculture, however, officially developed in 1988 in Nha Trang and then, significant expansion took place in the early 1990s with the appearance of live fish market. Epinephelus malabaricus, E. coioides, E. fuscoguttatus, E. akaara, E. bleekeri, E. sexfasciatus, E. merra, Cephalopholis miniata and Plectropomus leopardus are currently among the major cultured species. There are approximately 6800 marine finfish cages, of which 80% are grouper cages and about 500 ha of the coastal area used for pond culture of grouper in the whole country. These grouper cages and ponds are responsible for approximately 3,000 metric tonnes of products, and valued at farm gate at more than VND300 billion (more than US$20 million) in 2003. This paper reviews the current status of grouper aquaculture, and identifies major technical constraints to further development in Vietnam. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 1045 | 185
-
Báo cáo khoa học: "TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở TỈNH CÀ MAU VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ"
9 p | 326 | 78
-
Báo cáo thực tập tổng quan: “Báo cáo thực tập tình hình sản xuất-kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn”
38 p | 305 | 61
-
Bài báo cáo Khoa học môi trường: Tài nguyên năng lượng
88 p | 519 | 61
-
Báo cáo khoa học: Tình trạng nhiễm cầu trùng của gà ở một số địa điểm thuộc các tỉnh phía bắc và phác đồ phòng trị
5 p | 192 | 44
-
Báo cáo khoa học công nghệ: Nghiên cứu công nghệ làm phân vi sinh từ bã mía, thiết kế chế tạo thiết bị nghiền bã mía năng suất 500kg/h trong dây chuyền làm phân vi sinh
51 p | 238 | 42
-
Báo cáo khoa học nông nghiệp: Phân tích QTL tính trạng chống chịu khô hạn trên cây lúa Oryza sativa L.
11 p | 271 | 34
-
Báo cáo khoa học: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
110 p | 208 | 33
-
Báo cáo khoa học: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÂY THUỐC CHỮA BỆNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CAO LAN XÃ DÂN TIẾN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
6 p | 221 | 28
-
Báo cáo khoa học: TìNH HìNH THựC HIệN QUI TRìNH SảN XUấT RAU AN TOàN ở Xã VÂN NộI, HUYệN ĐÔNG ANH, NGOạI THàNH Hà Nộ
8 p | 156 | 26
-
Báo cáo khoa học: " TÌNH HÌNH NUÔI VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) NUÔI AO VÀ BÈ Ở AN GIANG"
6 p | 119 | 22
-
Báo cáo khoa học: "Một số đặc điểm hình thái và hoá sinh của các giống bưởi trồng tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh."
8 p | 112 | 19
-
Báo cáo khoa học: Tình hình chăn nuôi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi dưỡng trâu bò tại huyện vĩnh tường - vĩnh phúc
6 p | 94 | 15
-
Báo cáo khoa học: Chế tạo thiết bị đo tự động của nước thải công nghiệp, ghi và cảnh bảo - Viện kỹ thuật thiết bị
80 p | 136 | 15
-
Báo cáo khoa học: " MÔ HÌNH THUỶ VĂN DÒNG CHẢY RRMOD VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM HIỆU CHỈNH BỘ THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH"
9 p | 115 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "tình hình sâu răng học sinh trung học trong Huongtra huyện, tỉnh Thừa Thiên Huế"
9 p | 132 | 11
-
Báo cáo khoa học: Tình hình trẻ em thế giới 2011 Tóm tắt: Tuổi vị thành niên - tuổi của những cơ hội
16 p | 103 | 4
-
Báo cáo khoa học: Các yếu tố ảnh hưởng đến tương phản hình ảnh trên cắt lớp vi tính tiêm thuốc
22 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn