Báo cáo nghiên cứu khoa học:" HÀ LAN THÁM HIỂM LỤC ĐỊA PHƯƠNG NAM HUYỀN THOẠI"
lượt xem 6
download
Vào thế kỷ XVII, các nước châu Âu bị lôi cuốn vào việc thám hiểm vùng đất phương Nam rộng lớn – được gọi là Terra Australis Incognita. Từ trung tâm điều hành Batavia, công ty Đông Ấn Hà Lan đã nỗ lực khám phá lục địa phương Nam huyền thoại vì lợi ích thương mại. Người Hà Lan đã đặt chân khám phá lục địa này trong suốt thế kỷ XVII và đặt tên nó là New Holland. Trong số những chuyến đi của người Hà Lan về phương Nam, chuyến thám hiểm của Abel Tasman là quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học:" HÀ LAN THÁM HIỂM LỤC ĐỊA PHƯƠNG NAM HUYỀN THOẠI"
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 HÀ LAN THÁM HIỂM LỤC ĐỊA PHƯƠNG NAM HUYỀN THOẠI DUTCH DISCOVERIES OF THE MYSTERIOUS SOUTHERN CONTINENT Lê Thị Mai Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vào thế kỷ XVII, các nước châu Âu bị lôi cuốn vào việc thám hiểm vùng đất phương Nam rộng lớn – được gọi là Terra Australis Incognita. Từ trung tâm điều hành Batavia, công ty Đông Ấn Hà Lan đã nỗ lực khám phá lục địa phương Nam huyền thoại vì lợi ích thương mại. Người Hà Lan đã đặt chân khám phá lục địa này trong suốt thế kỷ XVII và đặt tên nó là New Holland. Trong số những chuyến đi của người Hà Lan về phương Nam, chuyến thám hiểm của Abel Tasman là quan trọng nhất. Sự quan tâm của Hà Lan trong việc khám phá vùng biển phía Nam được giải thích trong bản “Hướng dẫn cho Tasman trong chuyến hành trình đầu tiên của ông, vào tháng 8/1642”. Tuy nhiên, vùng bờ biển phía Tây cằn cỗi, thưa thớt không đem lại triển vọng gì cho Hà Lan. Chính vì thế, Hà Lan đã bỏ lỡ việc đặt dấu ấn của mình như là người đầu tiên khám phá đầy đủ lục địa phương Nam rộng lớn này. SUMMARY In the seventeenth century, European nations were interested in discovering the Great South Land - Terra Australis Incognita. From Batavia as an Administrative Centre, VOC (Verenigde Oost-Indische Compagnie) made attempts to discover and claim this mysterious southern continent for the sake of commerce. The Dutch made a number of landfalls during the seventeenth century and named the continent New Holland. Abel Tasman’s discovery was the most impotant of all. The interests of the Dutch in the exploration in the southern seas were explained in “The Instructions to Tasman for His First Journey, August 1642”. However, his impressions of the western coastline and its people were not favourable. Therefore, the Dutch missed their role as the first to explore fully this vast southern continent. 1. Những nhân tố thúc đẩy Hà Lan khám phá lục địa Australia ở thế kỷ XVII 1.1. Một nền hàng hải phát triển vượt bậc Vào cuối thế kỷ XVI, các hải cảng lớn như Amsterdam, Rotterdam, Deslan, Middelburg đã trở thành những trung tâm đóng tàu danh tiếng và uy tín của châu Âu. Trong suốt thế kỷ XVII, Hà Lan đã xây dựng được một hạm đội “gồm 15.000 thuyền và 15 vạn người phục vụ, là các thuyền chiến được trang bị và đóng vững chãi, lực lượng hải quân Hà Lan không ngừng lớn mạnh trong sự ghen tị của các nước khác” [6, 91]. Ưu thế vượt trội về phương tiện vận chuyển này là nhân tố quan trọng giúp Hà Lan giành phần thắng trong các cuộc thương chiến, khám phá và chinh phục đất đai cũng như cướp bóc thuộc địa. Thêm vào đó, Hà Lan vào thời điểm đó đã trở thành trung tâm phổ biến tri thức hàng hải, tập trung các nhà quan trắc địa lý, các nhà bản đồ học tiên tiến nhất của thời đại. Không chỉ các thương nhân mà những nhà thám hiểm, nhờ vậy, đã có trong tay 243
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 những bản đồ cập nhật, đáng tin cậy để dự trù những lộ trình ngắn nhất, ít rủi ro nhất cho hàng hóa và thỏa mãn óc phiêu lưu của họ. Về sau, các công ty thương mại tư nhân đã làm ra những bản đồ “bí truyền” của mình. VOC sử dụng những nhà trắc địa tài giỏi nhất ở Hà Lan, đã kết hợp độc quyền 180 bản đồ, họa đồ và phong cảnh của những con đường tốt nhất quanh châu Phi đi tới Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản [1]. 1.2. Nhận thức về lục địa phương Nam huyền thoại Người Hy Lạp vốn biết trái đất có hình cầu và biết có một khối đất liền như thế đối xứng ở phía nam. Rồi Pomponius Mela cho rằng Nam Lục địa rất rộng đến nỗi Ceylon chính là mỏm phía bắc của nó. Còn các bản đồ địa lý tự nhận đi theo Ptolemy vẫn cho thấy có một lục địa to lớn ở nam bán cầu được ghi chữ “Đất chưa khám phá theo Ptolemy”. Cả đến khi Magellan vượt qua eo biển sau này mang tên ông, đi vào Thái Bình Dương, các nhà vẽ bản đồ vẫn còn tin rằng Tierra del Fuego1 chính là bờ biển phía bắc của Nam Lục địa đó. Con đường biển phía Tây từ châu Âu sang châu Á mà Colombo tìm kiếm là con đường dẫn tới một mục tiêu đã biết. Sự phát hiện châu Mỹ là hoàn toàn bất ngờ. Còn sự tồn tại của Nam Lục địa cho đến thế kỷ XVI dù đã nhận thức được nhưng đó vẫn chỉ dựa vào những phán đoán mơ hồ, những hiểu biết rời rạc và thiếu chính xác. Vì thế, hoạt động thám hiểm của các quốc gia châu Âu nhằm tìm ra những ranh giới của Nam Lục địa hoặc chứng minh được nó không tồn tại để có thể vĩnh viễn xoá tan huyền thoại này, đã không được để lại ghi chép nào hoặc chỉ là những đoán định2. 1.3. Sự bảo trợ của giới cầm quyền Ngay từ khi thành lập, chính quyền non trẻ với đại diện của giới tư sản công thương giàu có, năng động, vốn tiếp thu nồng nhiệt tư tưởng của Calvin và chịu ảnh hưởng của học thuyết trọng thương “đã có những chính sách hết sức tiến bộ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế công thương, nâng cao vị thế của Hà Lan trên thương trường quốc tế” [5,74]. Đối với hoạt động khám phá, thám hiểm các vùng đất phương Nam, giới cầm quyền Hà Lan lúc bấy giờ, đã đoán định “ắt phải có những khu vực phì nhiêu và giàu có nằm ở phía Nam của xích đạo” và cho rằng “không có thuộc địa châu Âu nào hơn thành phố Batavia thích hợp cho việc khởi đầu những khám phá đầy hứa hẹn này” [2, 6]. Thời kỳ Antonio Van Diemen làm Toàn quyền của VOC (1636-1645), hoạt động thám hiểm đã được đẩy lên cao nhất với việc tài trợ, tổ chức cho chuyến đi của Abel Tasman. 1 Tây Ban Nha gọi là “Land of Fire” (đảo Đất Lửa), một quần đảo nằm ở ngoài khơi cực Nam Mỹ ở phía nam. 2 Ngày nay, một số sử gia cho rằng người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có công lao đầu tiên trong việc khám phá vùng đất này. 244
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 2. Người Hà Lan khám phá “vùng đất phương Nam xa xôi” 2.1. Mục đích và phương thức tiếp cận vùng đất mới Chuyến đi của Abel Tasman được nêu rõ ngay từ đầu trong “Những hướng dẫn cho Tasman trong chuyến hành trình đầu tiên của ông, tháng 8 năm 1642” là “dành cho việc khám phá vùng đất phương Nam đã được biết hoặc chưa được biết đến; vùng bờ biển Đông Nam New Guinea và những đảo xung quanh” [2, 5]. Theo đó, mục đích của người Hà Lan đầu tiên, đơn thuần chỉ là giải quyết những vấn đề địa lý nhằm cung cấp những kiến thức bổ ích cho ngành hàng hải. Nhưng bản hướng dẫn đã dần hé lộ mục đích thực sự của người Hà Lan qua những cách thức cụ thể mà họ tiếp cận với cư dân vùng đất mới. Theo kinh nghiệm của các cuộc thám hiểm trước đây, cách mà Hà Lan làm là “sẽ dàn xếp với những người man rợ một cách tử tế và thân thiện như bạn bè chỉ đến, gặp gỡ và thương lượng với họ; nhắm mắt bỏ qua những sự lăng nhục, hành vi trộm cắp nhỏ nhặt vì nếu không như thế họ ắt sẽ ngược đãi và chống trả người của chúng ta”. Tức là bằng mọi cách cho họ thấy thiện chí của kẻ mới đến rồi sau đó mới“trưng ra cho họ thấy những thứ hàng hoá khác lạ mà các anh có để đổi lấy những phẩm vật tìm thấy ở đất nước họ và tìm hiểu xem những thứ gì họ ao ước được trao đổi từ chúng ta trong lần tới đây” [2, 7]. Còn nếu vùng đất được tìm thấy là “bất kỳ một nước nào có cư dân đã được khai hoá sinh sống, các anh sẽ phải trao cho họ sự ân cần lớn hơn đối với dân man rợ hoang dã” và phải “nỗ lực đi đến sự giao thiệp và thương lượng theo những quy tắc và thần dân của họ, hãy để cho họ biết rằng các anh đã ghé vào bờ chỉ vì lợi ích thương mại ”. Và đây mới là mục đích thực sự mà họ hướng đến đã được che đậy khá khôn khéo, tinh vi: “cố gắng khám phá những mặt hàng nào mà đất nước họ sản xuất, tương tự như thế sau đó thăm dò về vàng và bạc – trong sự kính trọng cao độ khiến họ tin tưởng rằng các anh không có hăm hở một tí nào về các kim loại quý, để làm họ không biết về giá trị của những thứ như thế; nếu họ dùng vàng và bạc để trao đổi những mặt hàng của các anh, các anh sẽ cứ giả vờ giữ lấy những thứ như thế với sự quan tâm qua loa, cho họ xem đồng đỏ, thiếc, hoặc chì và tạo cho họ ấn tượng như thể các thứ kim loại ấy của chúng ta là có giá trị cao hơn (của họ) [2, 8]. Trong trường hợp xung đột, “phải ngăn chặn một cách quyết liệt tất cả thái độ xấc xáo và những hành động chuyên quyền của một bộ phận thuỷ thủ chống trả lại các vùng đất đã vừa khám phá (...) phải cẩn thận để không gây ra sự xúc phạm nào cho nhà ở, vườn tược, đồ đựng hoặc tài sản của họ, những người vợ của họ, v.v. Các anh cũng không được bắt giữ bất cứ một cư dân bản địa nào ra khỏi đất nước của họ. Tuy nhiên, bất cứ ai trong số họ có ý định muốn giúp đỡ các anh một cách tự nguyện thì các anh có đủ đặc quyền để mang họ về đây”. Bản hướng dẫn cũng nói đến cách khẳng định chủ quyền đối với tất cả các lục địa và các đảo mà chuyến đi khám phá được cũng như cách thiết lập mối quan hệ bang 245
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 giao nhằm mục đích thương mại. “Các anh sẽ là người đại diện chiếm giữ thay cho quyền lực tối cao của chính quyền các tỉnh liên hiệp. Những vùng đất không có người ở hoặc ở các nước không có chủ quyền, hãy dựng lên một tảng đá ghi nhớ hoặc cắm lá cờ hoàng gia của chúng ta làm dấu hiệu chiếm đóng thật sự. Nhưng ở những vùng có cư dân sinh sống hoặc ở vùng có các vị vua chúa cai trị, “các anh phải cố gắng tạo không khí thân thiện bằng việc tặng họ một số cây nhỏ được trồng ở một mảnh đất nhỏ, bằng việc dựng lên một vài công trình đá công cộng cho mọi người, hoặc bằng việc dựng lên lá cờ hoàng gia để kỷ niệm sự ưng thuận một cách chủ động của họ”. Chuyến đi ấy được hứa hẹn rất nhiều: “một sự quay về bình an trong việc gia tăng danh tiếng cho đất nước, lợi nhuận cho sự giúp đỡ của công ty và danh tiếng bất diệt của riêng các anh” [2, 11]. 2.2. Các chuyến thám hiểm của Abel Tasman Rời Batavia ngày 14/8/1642 trên hai con tàu Heemskerk và Zeehaen, đoàn thám hiểm của Tasman đã lập một căn cứ đầu tiên của công ty (trạm tiếp tế Mauritius) sau đó xuất phát về hướng nam. Bị cản trở không tiến xa về phía nam theo như chỉ dẫn vì thời tiết không thuận lợi, Tasman đã cập bờ tây Tasmania nay rồi đi dọc về phía nam, sau đó là phía đông trước khi thả neo trong vịnh. Đoàn thám hiểm thăm dò sơ bộ, đã nhận thấy rằng vùng đất này “khó có khả năng thương mại thuận lợi cho công ty và mặc dù có dấu hiệu của sự hiện diện, nhưng không một thổ dân nào được trông thấy” nhưng vì “là vùng đất đầu tiên chúng tôi đã gặp ở vùng biển phương Nam và chưa quốc gia châu Âu nào biết đến” [2, 13] nên đặt tên cho vùng đất là Van Diemen’s Land theo tên của ngài toàn quyền. Sau đó, theo chiều gió, ông ra khơi ngày 5/12, nhanh chóng tiến về phía đông và đã khám phá ra bờ tây New Zealand. Sau đó, ông đến Tonga và cuối cùng hướng về phía bắc New Guinea để trở lại Batavia vào giữa năm 1643 [4,121]. Các chuyến thám hiểm của Abel Tasman (1642-1643 và 1644) Nguồn: http://gutenberg.net.au/pages/tasman.html Đầu năm 1644, ông cùng đoàn thám hiểm tiếp tục xuất phát để giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Bản hướng dẫn lần này nói rõ mục đích thám hiểm là: “xác định chắc chắn liệu New Guinea có nối liền với vùng đất phương Nam rộng lớn hay tách biệt bởi các eo biển và hay các đảo nằm xen vào giữa; liệu vùng đất mới khám phá Van 246
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Diemen’s Land có nối liền hay không với hai nước lớn; tương tự như vậy, các đảo nào chưa được biết đến có thể nằm giữa New Guinea và vùng đất phương Nam chưa được biết đến; thu thập những thông tin phong phú liên quan đến bản xứ và tình trạng của tất cả các vùng đất đã biết và chưa biết được nói đến” [2,19]. Trên các con tàu Limmen, Zee-Meeuw và Bracq, họ đi dọc theo bờ nam New Guinea cho đến khi qua eo biển Torres và vào vịnh Carpentaria. Thành công của chuyến đi năm 1644 là chứng tỏ sự liên tục của dải bờ biển từ Cape York do tàu Duyfken khám phá năm 1606, đến bờ biển nổi tiếng New Holland về phía tây. Tasman đã không đi xa hơn xuống phía Nam như bản hướng dẫn yêu cầu. Chính “tính kém tò mò, tìm kiếm của Tasman trong hai chuyến đi biển trên dẫn đến kết quả là người Hà Lan đã không khám phá được vùng biển phía Đông New Holland” [3, 25]. Xem ra, Abel Tasman đã không theo đúng tinh thần của bản hướng dẫn cho chuyến đi của mình: “Chúng tôi trao cho các anh niềm tin tưởng hoàn toàn vào chuyến đi này, tin tưởng rằng các anh sẽ xoay sở một cách thận trọng và khôn ngoan với sự quyết đoán một cách đúng đắn, dũng cảm một cách cần thiết và kiên nhẫn đến cùng để sự quay về của các anh có thể mang đến cho chúng tôi một bản báo cáo đầy đủ và thoả mãn sự uỷ thác nơi các anh” [2, 7]. 3. Một số nhận xét, đánh giá 1. Trong tất cả các chuyến thám hiểm phương Nam của người Hà Lan, chuyến đi của Abel Tasman là có chủ đích rõ ràng và được tổ chức chặt chẽ nhất. Đó cũng là những nỗ lực cao nhất của giới cầm quyền VOC cho hoạt động khám phá vùng đất huyền thoại này. Dấu ấn mà ông để lại là vùng đất mà ông khám phá – Van Diemen’s Land (nay được mang tên ông – Tasmania). 2. Thông qua bản hướng dẫn của Toàn quyền VOC cho đoàn thám hiểm của Abel Tasman, chúng ta không chỉ thấy lộ rõ mục đích thật sự của người Hà Lan mà còn cả phương thức tiếp cận cụ thể khi khám phá vùng đất mới. Tính thực dụng nhưng không thiếu linh hoạt và đậm chất nhân văn trong việc đối phó với các tình huống ở vùng đất mới cho thấy trong quá trình tìm kiếm, thuộc địa hóa các vùng đất mới của người Hà Lan có những điểm riêng, khác các nước thực dân châu Âu. 3. Hoạt động thám hiểm của người Hà Lan chủ yếu nhằm giải quyết những vấn đề chính về địa lý để mở ra mối thương mại của VOC với vùng đất mới. Xuất phát từ mục đích là tìm kiếm các cơ hội trao đổi buôn bán ấy, Hà Lan chỉ quan tâm đánh giá cẩn thận tiềm năng của vùng đất và con người phục vụ cho lợi ích thương mại của họ. Đối với bờ Tây khô cằn, nghèo nàn của lục địa Australia, người Hà Lan đã không nhìn thấy được triển vọng gì cho mục đích của mình. Kết quả là, Hà Lan đã không tha thiết, kiên nhẫn để đi đến cùng trong việc khám phá bờ Đông lụa địa và theo đó, đã bỏ lỡ việc đặt dấu ấn của mình như là người đầu tiên khám phá đầy đủ lục địa phương Nam rộng lớn này./. 247
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Daniel J. Boorstin, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch, Những phát hiện về vạn vật và con người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001. (Nguồn: http://thuvien.maivoo.com). [2] Manning Clark, Sources of Australian history, Melbourne,Oxford university press, 1957. [3] Garry Disher (Lê Thu Hường dịch), Australia xưa và nay, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1990. [4] Vũ Tuyết Loan (chủ biên), Ôxtrâylia ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. [5] Lại Bích Ngọc, “Về hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở châu Á thế kỷ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2/ 2003, tr. 72 – 76. [6] F. Ia. Pôlianxki (Trương Hữu Quýnh dịch) Lịch sử kinh tế các nước, tập 2 – Thời kỳ chủ nghĩa tư bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. 248
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 378 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 347 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 372 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn