intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học:" TIÊU CỰC TRONG THI CỬ THỜI LÊ - TRỊNH (1592 - 1786)"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để đánh giá sản phẩm của một nền giáo dục và là con đường chính để tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào. Vào thời Lê sơ, học tập, thi cử Nho học phát triển rực rỡ và càng được chú trọng hơn khi nhà nước phong kiến thiết lập bộ máy quan liêu hành chính và việc tuyển chọn quan lại dựa trên chế độ tuyển lựa thi cử. Nhưng điều đó dần dần đưa đến một hệ quả tiêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học:" TIÊU CỰC TRONG THI CỬ THỜI LÊ - TRỊNH (1592 - 1786)"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 TIÊU CỰC TRONG THI CỬ THỜI LÊ - TRỊNH (1592 - 1786) NEGATIVE INFLUENCES OF EXAMINATIONS UNDER THE LE - TRINH DYNASTY (1592 - 1768) Lê Thị Thu Hiền Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để đánh giá sản phẩm của một nền giáo dục và là con đường chính để tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào. Vào thời Lê sơ, học tập, thi cử Nho học phát triển rực rỡ và càng được chú trọng hơn khi nhà nước phong kiến thiết lập bộ máy quan liêu hành chính và việc tuyển chọn quan lại dựa trên chế độ tuyển lựa thi cử. Nhưng điều đó dần dần đưa đến một hệ quả tiêu cực khác, đó là tạo nên tâm lý say sưa học hành khoa cử để tìm danh, tìm vị, tìm lợi. Đến thời Lê - Trịnh, thi cử Nho học đã bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến các hiện tượng tiêu cực ngày càng nhiều. ABSTRACT Examinations are essential factors in education. They are the main ways to evaluate the products of education and select talented and righteous people in any epoch. The study and examinations of confucianism under the Le-So period developed brilliantly and much attention was paid when the feudal State established the administrative officialdom system and chose government officials based on periodical examinations. However, this gradually generated another negative corollary : the creation of an amorous psychology in learning and taking examinations for honours, positions and benefits in society. Under the Le -Trinh reign, the examinations of confucianism proved to have many limitations that led to increasing negative phenomena in examinations. 1. Sơ lược về học tập và thi cử thời Lê - Trịnh 1.1. Về học tập Tiếp tục sự nghiệp giáo dục thời Lê sơ và cả nhà Mạc, chính quyền Lê - Trịnh vẫn duy trì hoạt động của Quốc Tử Giám và các trường học khác trong triều như Chiêu văn quán, Tú lâm cục... Ở các địa phương, trường phủ cũng được tiếp tục mở. Các trường được tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là Quốc Tử Giám. Năm 1723, Lê Dụ Tông và Trịnh Cương đã quy định việc cấp ruộng cho các trường Quốc học và hương học ở các phủ. Mặc dù kế thừa sự phát triển giáo dục của thời Lê sơ nhưng đến thế kỷ XVII - XVIII, những hạn chế, yếu kém của nền giáo dục Nho học truyền thống bộc phát từ cuối thời Lê sơ đã ngày càng rõ rệt và vô phương cứu chữa. Tình trạng sa sút và yếu kém của sĩ tử trong học tập và thi cử là một trong những nội dung chủ yếu được phản ánh trong các tờ khải của quan lại thời Lê - Trịnh. Khải 10 231
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 điều của Bùi Sĩ Tiêm, Kiến nghị về giáo dục, Vấn đề cốt yếu của giáo dục của Ngô Thì Nhậm, Khải xin sửa đổi văn thể của Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn... đều cho chúng ta thấy hiện trạng của một nền giáo dục đang xuống cấp, sự sút kém đạo đức của học trò, sĩ phu và quan lại. Sự sút kém không chỉ ở mặt học lực, tri thức mà còn cả ở phẩm cách. Nguyên nhân do các trường chăm dạy về văn học nhưng không chú trọng dạy về đức hạnh. Chính vì không được dạy dỗ về đạo đức cho nên sản phẩm của nền giáo dục đương thời là những người “lấy việc ngạo với bề trên cho là giỏi, nhờn với người lớn cho là hay, không thích sửa mình mà thích bàn việc nước, không cầu thực học chỉ cầu hư danh” [7]. Trước thực trạng trên, chúa Trịnh đã đưa ra một số chỉ dụ, chủ trương để chấn chỉnh lại. Nhưng rốt cục những chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng không thể chấn hưng lại nền giáo dục đương thời. 1.2. Về thi cử Nối tiếp truyền thống thi cử Nho học của các triều đại trước, triều Lê Trịnh tiếp tục tổ chức các khoa thi tiến sĩ để tuyển chọn người tài vào bộ máy triều đình - phủ chúa. Thống kê cho thấy tổng cộng chính quyền Lê - Trịnh đã tổ chức 65 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 727 người [2]. Ngoài ra, còn có một số khoa thi khác bổ sung cho khoa thi tiến sĩ như Sĩ vọng (khoa thi chọn lấy những người có danh vọng trong sĩ phu), Hoành từ (lời lẽ lớn lao), Đông các (khoa thi chọn người vào cơ quan Đông các)... Đến thời Lê - Trịnh, các sĩ tử tham gia khoa thi tiến sĩ phải trải qua 3 kỳ thi chính: Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Ngoài ra, trước khi thi Hương, sĩ tử còn phải tham dự một kỳ khảo hạch: là kì thi sát hạch trình độ học vấn của thí sinh, bên cạnh điều kiện lý lịch và đạo đức để xét cho thi Hương. Ở thời Lê - Trịnh, tùy từng thời điểm mà Nhà nước áp dụng một trong hai phép thi khảo hạch là phép tứ trường hay phép sảo thông. Đối với những người thi đỗ, có tên trong bảng vàng, chính quyền Lê - Trịnh giành rất nhiều ưu đãi, không những giữ nguyên các ân điển thời Lê sơ mà còn đặt thêm một số đãi ngộ khác. Tuy nhiên cũng giống như việc học, việc thi cử Nho học ở thời Lê - Trịnh đã sa sút rất nhiều so với giai đoạn trước. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa là quá trình lên ngôi của đồng tiền kéo theo sự suy thoái đạo đức đã ảnh hưởng tiêu cực đến thi cử. Người ta sử dụng tiền để lũng đoạn trường thi: Làm văn bài để bán, nhờ người làm bài thay, hối lộ quan trường, nộp tiền khỏi thi khảo hạch... Mục đích học tập của kẻ sĩ cũng thay đổi: Học rồi thi không phải để ra làm quan đem tài học giúp dân, giúp nước mà ra làm quan để kiếm tiền, làm giàu. Tình trạng sa sút và yếu kém của sĩ tử trong thi cử cũng là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong các tờ khải của quan lại thời Lê - Trịnh. Học hành và thi cử lèm nhèm, hình thức đưa đến một hậu quả không thể tránh khỏi là “những người học kém trà trộn được đỗ, người có học thường bị hỏng”, “khoa cử bị lạm dụng mà lối thực học của học trò bị bãi bỏ”, “văn thể càng thấp hèn, người tài ngày càng sút kém” [7]. 232
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 2. Các hiện tượng tiêu cực trong thi cử thời Lê - Trịnh 2.1. Ở kỳ khảo hạch Nhà Lê - Trịnh theo nhà Lê sơ, tiếp tục phép thi tứ trường trong kỳ khảo hạch. Nếu như ở thời Lê sơ, khảo hạch có tác dụng đáng kể trong việc loại bớt những kẻ học lực yếu kém, giúp cho kì thi Hương đỡ nặng nề và khó khăn thì ở thời Lê - Trịnh, việc khảo hạch dường như đã không còn phát huy vai trò của mình bởi sự nhũng nhiễu của đội ngũ quan trường và sự gian trá của những người đi thi. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký tục biên, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều tạp kỷ, thi khảo hạch thời kỳ này xuất hiện các trường hợp tiêu cực sau: - Gian lận trong khảo hạch như ở kỳ khảo hạch năm Dương Đức thứ 2 (1673), tham chính Sơn Tây Lê Chí Đạo làm thất thực trong việc thi khảo các sĩ tử. Cụ thể là trong trường thi, đem quyển nào không trúng cách cũng cứ nêu tên vào bảng thi đỗ; lại cho nhiều người sĩ tử gà văn bốn kỳ cho người đi thi. - Quan trường ức hiếp sĩ tử để lấy tiền bạc, như trường hợp của Tham chính Nghệ An Lương Khoái vào năm Dương Đức thứ 2 (1674). - Khảo hạch không chính xác, như vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696), trước khi thi Hương các quan viên chấm thi kiểm tra lại các thí sinh tứ trường do hai ty khảo hạch, kết quả là thí sinh ở các trường thi Thanh, Nghệ, Sơn Tây, Phụng Thiên bị đánh hỏng rất nhiều. - Năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750), theo lời Thự phủ Đỗ Thế Giai, chúa Trịnh hạ lệnh cho nộp tiền thông kinh sẽ được miễn khảo hạch mà vào thi Hương. Chính sách này đã tạo điều kiện cho các tiêu cực ngày càng nhiều hơn, công khai hơn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: “Từ lúc có thể lệ nộp tiền để đi thi, học trò quen thói đua nhau chạy chọt, quan trường lại coi thường kỷ luật, làm sự gửi gắp công khai, người thi đỗ phần nhiều không phải thực học” [6] - Quan trường nhận tiền, tự ý cho đỗ hay rớt như năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765), hai ty khảo duyệt học trò, phần nhiều theo ý riêng mà lấy đỗ hay bỏ. Số tiền ngoài tiền thông kinh bị thu lại, nộp vào quỹ công. - Quan trường khảo hạch không công bằng, như khảo hạch ở xứ Nghệ An năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). - Quan trường chấm không đúng trong việc chấm lại những người kêu tị (xin xét lại) vì không đỗ khảo hạch, như năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) triều đình biết có cái tệ là Thừa hiến và Phủ doãn khi khảo lại những học trò kêu tị, văn lý hơi thông thì đều cho đỗ cả, hơi kém thì đều đánh hỏng cả, do đó học trò chẳng kêu tị mà phép khảo cũng không thi hành nữa nên lệnh phải hạch lại. Kết quả là thấy văn lý của học trò kẻ hay người dở thật khác xa nhau, mà lấy đỗ đánh hỏng lộn xộn không đúng. Nhìn chung, tiêu cực trong thi khảo hạch chủ yếu là từ phía quan trường do chấm bài thi không đúng, tự tiện lấy đỗ theo ý mình và hạch sách thí sinh để lấy thêm tiền. 233
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 * Ở cấp thi Hương Thi Hương là cấp thi chính thức đầu tiên trong khoa thi tiến sĩ. Người thi Hương đỗ tứ trường gọi là Hương cống, đỗ tam trường gọi là sinh đồ. Những ưu đãi của nhà nước Lê - Trịnh giành cho những người đỗ thi Hương, một mặt là sự khích lệ các sĩ tử ra sức đua tài, mặt khác cũng dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong thi Hương ở thời kỳ này. Qua các nguồn sử liệu, chúng tôi lập ra được bảng 1. Bảng 1. Các hiện tượng tiêu cực trong thi Hương Stt Thời gian Hiện tượng 1 Năm Cảnh Trị thứ 2 Học trò đi thi mang sách vào trường thi (1664) 2 Năm Dương Đức thứ 2 Tham chính Thanh Hoa Vũ Cầu Hối nhận hối lộ, gửi gắm (1673) học trò làm kỳ đệ tứ 3 Nt Phủ doãn phủ Phụng Thiên Ngô Sách Dụ làm việc trong trường thi mang giấu sách vào trường, ngầm sai gia nhân làm thay quyển thi đưa lẫn vào chấm lấy đỗ xoay lấy tiền của 4 Năm Chính Hòa thứ 8 Nha môn hai ty Thừa, Hiến hạch sách tiền của của người (1687) đã đỗ tam trường, tứ trường 5 Năm Chính Hòa thứ 17 Ngô Sách Tuân đưa quyển thi của con Lê Hy cho khảo (1696) quan chấm lấy đỗ. Đề điệu Ngô Hải biết nhưng không nói. 6 Năm Vĩnh Thịnh thứ 7 Sĩ tử lén đem sách và văn cũ vào trường thi hoặc nhờ (1711) người khác gà văn, bán “sách mẫu” cho nhau; người chấm thì tùy ý phê duyệt lấy đỗ 7 Năm Vĩnh Thịnh thứ Giám thị trường Phụng Thiên bí mật làm sẵn bài gà cho sĩ 13 (1717) tử 8 Năm Vĩnh Thịnh thứ Tệ nạn riêng tư, gửi gắm ở hai kỳ đệ tam, đệ tứ 16 (1720) 9 Năm Bảo Thái thứ 7 Nhiều sĩ tử nhờ người khác gà văn cho mà đỗ; con em nhà (1726) quyền thế phần nhiều thi gian dối 1743 Sĩ tử đốt phá trường thi Nghệ An 10 Năm Cảnh Hưng thứ Các viên đề điệu, giám khảo, khảo thí ở các trường đều coi 12 (1751) thường pháp luật, công nhiên nhờ cậy nhau lấy đỗ 11 Năm Cảnh Hưng thứ Giám sát ngự sử Nguyễn Đình Ngọc làm giám khảo 20 (1759) trường thi Phụng Thiên, vì làm gian, bị quan trường tố cáo 234
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 12 Năm Cảnh Hưng thứ Đề điệu trường thi Nghệ An ăn hối lộ, ẩn giấu hơn 1000 24 (1763) quan tiền 13 Năm Cảnh Hưng thứ Có người tố cáo trường Nghệ An có Nguyễn Công Cơ thi 29 (1768) gian 14 Năm Cảnh Hưng thứ Có gian lận trong thi cử 38 (1777) (Nguồn: Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều tạp kỷ, Lịch triều hiến chương loại chí) Từ bảng 1, xét một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy các tượng tiêu cực phổ biến trong thi Hương bao gồm: Sĩ tử giấu sách mang vào trường thi; sĩ tử gà văn cho nhau; quan trường gà văn cho sĩ tử; quan trường nhận hối lộ để giúp đỡ người đi thi; quan trường chấm bài tùy tiện, không đúng sự thực; hiện tượng gửi gắm trong thi cử, quan trường nhờ cậy nhau lấy đỗ. 2.3. Ở cấp thi Hội Có thể nói thi Hội là kỳ thi quan trọng nhất trong khoa thi tiến sĩ vì thí sinh sau khi đỗ thi Hội chỉ cần tham dự thi Đình sẽ được công nhận danh hiệu tiến sĩ (dù văn bài chỉ làm tạm được) bởi đã có lệ “Đình thí bất truất” (thi Đình không bị trượt). Nói cách khác, đỗ thi Hội đồng nghĩa với việc đỗ thi Đình. Do thi Hội quan trọng như thế nên người ta lại càng cố gắng tìm mọi cách để đỗ và vì vậy, tiêu cực trong thi Hội vẫn tiếp diễn. Chúng ta có thể thấy những tồn tại này thông qua các nguồn sử liệu như sau: Bảng 2. Các hiện tượng tiêu cực trong thi Hội Stt Thời gian Hiện tượng 1 Năm Đức Long thứ 3 Nguyễn Văn Quang thiếu điểm mà vẫn trúng tuyển (1631) 2 Năm Cảnh Hưng thứ 9 Vũ Miên may mắn mà thi đỗ chứ không phải do thực học (1748) 3 Năm Cảnh Hưng thứ Người hầu đề là Nguyễn Công Khuê cho đầu đề cũ trong 16 (1755) khi đã có quy định phải thay đổi văn thể 4 Năm Cảnh Hưng thứ Khảo quan vì ghen ghét nên cố ý đánh hỏng quyển văn 27 (1766) của Ngô Thì Sĩ 5 Năm Cảnh Hưng thứ Ngô Duy Viên, Nguyễn Trọng Đang vì biết trước đề thi, 30 (1769) làm sẵn đề thi nên đỗ đại khoa 6 Năm Cảnh Hưng thứ Nguyễn Quýnh may mắn mà thi đỗ chứ không phải do 33 (1772) thực học 235
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 7 Năm Cảnh Hưng thứ Đinh Thì Trung đổi quyển làm văn cho con của Lê Quý 36 (1775) Đôn là Lê Quý Kiệt 8 Năm Cảnh Hưng thứ Mẫn Hiên được Thạch Động Phạm công (người đi vào 39 (1778) trong phủ chúa Trịnh để ra đầu đề) cho biết trước đề 9 Năm Cảnh Hưng thứ Khảo quan vì ghen ghét nên cố ý đánh hỏng quyển văn 40 (1779) của Phạm Nguyễn Du 10 Nt Ngô Tiêm được quan trường giúp đỡ mà đỗ 11 ? Bà Thịnh Mỹ chính phi, vợ chúa Trịnh nhờ cậy nhờ cậy quan trường cho quyển thi của người em trai mình đỗ (Nguồn: Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Vũ trung tùy bút) Vì ghi chép về thi cử nói chung và tiêu cực trong thi cử thời Lê - Trịnh nói riêng trong những sách chính sử rất ít ỏi (3 sự kiện vào các năm 1631, 1755, 1775) nên chúng tôi căn cứ thêm vào những ghi chép trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, dù không mang tính chính thống, để làm phong phú thêm về bức tranh thi cử thời Lê - Trịnh. Nếu chỉ dựa vào ghi chép của chính sử, chúng ta sẽ thấy so với thi Hương, các tiêu cực trong thi Hội đã giảm đi rất nhiều lần. Có hai lý do có thể lý giải điều này, đó là: Kỳ thi Hội là kỳ thi cấp quốc gia, thi cử tập trung nên hạn chế bớt những tiêu cực; hai là những người viết sử không biết (hay không muốn viết) tường tận về mối tệ này. 2.4. Ở cấp thi Đình So với thi Hương và thi Hội thì tiêu cực trong thi Đình không đáng kể. Trong 65 khoa thi tiến sĩ thời Lê - Trịnh, sử cũ chỉ ghi lại 3 trường hợp: - Khoa thi năm Vĩnh Tộ thứ 5 (1623): Nguyễn Trật ngầm mượn người làm hộ bài, việc bị phát giác, vua không bằng lòng nên không trao cho bảng vàng. - Khoa thi năm Cảnh Hưng thứ 18 (1757): Nguyễn Khiêm Hanh can tội mang sách vào trường thi nên bị đánh hỏng - Khoa thi năm Vĩnh Hựu 2 (1736): Trịnh Tuệ vì được một người quen là Hoàng Công Phụ nói giúp với chúa nên mới đỗ trạng nguyên. Chúng ta thấy càng lên cấp cao hơn thì các hiện tượng gian dối, các tệ nạn trong trường thi càng giảm, nhất là ở cấp thi Đình. Vì thi Đình đã là cấp cao nhất, thi cử tập trung trong một không gian hẹp, số lượng người dự thi ít, lại canh gác nghiêm mật, chặt chẽ nên các hành vi gian lận, dối trá khó được thực hiện. 3. Kết luận Như vậy, từ những ghi chép của sử sách thời phong kiến, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về tiêu cực trong thi cử dưới thời Lê - Trịnh: - Thứ nhất, đến thế kỷ XVII - XVIII, tiêu cực trong thi cử không còn là những 236
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 hiện tượng đơn lẻ, rời rạc mà đã phát triển nhanh chóng thành một hệ thống, mang tính quy mô như xuất hiện việc các quan sơ khảo, phúc khảo kết thành bè đảng, hợp nhau lại làm gian trong chấm thi. Có những hiện tượng tiêu cực lặp đi lặp lại ở các cấp thi trong khoa thi tiến sĩ: sĩ tử mang sách vào trường thi, nhờ vả quan coi thi, mượn người làm hộ bài... - Thứ hai, tiêu cực thời Lê - Trịnh xuất hiện xuyên suốt trong cả 3 cấp của khoa thi tiến sĩ - khoa thi quan trọng nhất trong hệ thống các khoa thi thời phong kiến, khoa thi chủ yếu lựa chọn người bổ sung vào bộ máy nhà nước. Càng lên cấp cao hơn tiêu cực càng giảm, nhất là ở cấp thi Đình, đó là do càng lên cao càng, số người thi ít, phạm vi thi hẹp, địa điểm thi dời gần về trung tâm chính quyền, đích thân vua và các quan đại thần coi thi và chấm thi nên việc tổ chức, giám sát chặt chẽ, kỳ thi diễn ra nghiêm túc và có hiệu quả hơn. - Thứ ba, tiêu cực trong thi cử thời Lê - Trịnh được thực hiện từ cả hai phía: quan trường (nhận hối lộ, nhận gửi gắm, chấm thi không đúng, gà văn cho sĩ tử...) và sĩ tử (đút lót tiền bạc, nhờ vả quen biết, mang sách vào trường thi, nhờ người làm bài hộ...). Có thể nói, những tiêu cực trong thi cử dưới thời Lê - Trịnh phản ánh một điều rằng thi cử đã không còn là phương cách hữu hiệu để thẩm định năng lực của kẻ sĩ, tuyển lựa hiền tài cho triều đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Phạm Đình Hổ (2003), Vũ trung tùy bút, Nxb KHXH, Hà Nội. [3] Ngô Cao Lãng (1995), Lịch triều tạp kỷ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [4] Quốc sử quán triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] Quốc sử quán triều Lê (1991), Đại Việt sử ký tục biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.484. [6] Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.612. [7] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.550. 237
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2