intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo "Phân tích hoạt động nhập khẩu Công ty TNHH TM & DV Minh Duyên Quang"

Chia sẻ: Tran Thi My Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:52

1.333
lượt xem
317
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngồi nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước và là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia. Nhập khẩu là một trong những hoạt động cốt lõi của thương mại quốc tế. Hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo "Phân tích hoạt động nhập khẩu Công ty TNHH TM & DV Minh Duyên Quang"

  1. Báo cáo "Phân tích hoạt động nhập khẩu Công ty TNHH TM & DV Minh Duyên Quang" 1
  2. MỤC LỤC Lời cám ơn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của cơ quan thực tập Mục lục Danh sách bảng biểu Danh sách bảng đồ Lời mở đầu CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................... 7 1.1 Khái niệm và vai trò hoạt động nhập khẩu ................................................. 7 1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................7 1.1.2 Vai trò.................................................................................................7 1.2 Các quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu .............................................. 9 1.2.1 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu .......................................................9 1.2.2 Xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác .............................................................9 1.3 Nội dung phân tích hoạt động nhập khẩu ................................................. 10 1.3.1 Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu .............10 1.3.2 Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh ............11 1.3.3 Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh tốn ...............12 1.3.4 Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms 2000 ...........................................................................................................13 1.4 Giới thiệu chung về tổ chức kinh tế thế giới WTO ................................... 14 1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của WTO.....................................14 1.4.2 Các hiệp định của WTO ....................................................................15 1.4.3 Các nguyên tắc cơ bản của WTO ......................................................15 1.4.4 Tiến trình Việt Nam gia nhập vào Tổ chức WTO ..............................16 2
  3. 1.4.5 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO ..........................................................................................................17 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV MINH NGUYÊN QUANG ............................................. 20 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM & DV Minh Nguyên Quang ............................................................................................... 20 2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phạm vi hoạt động của công ty ............ 21 2.2.1 Chức năng .........................................................................................21 2.2.2 Nhiệm vụ ...........................................................................................21 2.2.3 Quy mô của công ty ...........................................................................22 2.2.4 Mục tiêu chính của công ty ...............................................................22 2.3 Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ............................. 23 2.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty ....................................23 2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý ................................24 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty ............................................... 26 2.4.1 Những thuận lợi ................................................................................26 2.4.2 Những khó khăn ...............................................................................26 2.5 Phân tích tình hình nhập khẩu của công ty trước và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO ............................................................... 27 2.5.1 Tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty .......................................27 2.5.1.1 Tình hình về thị trường ..................................................................29 2.5.1.2 Tình hình về mặt hàng ...................................................................32 2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007 – 2008 ................35 2.6 Kết luận chung......................................................................................... 39 2.6.1 Những kết quả đạt được ....................................................................39 2.6.2 Những vấn đề còn tồn tại ..................................................................40 2.7 Định hướng phát triển ............................................................................... 42 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ............................................................... 45 3
  4. 3.1 Giải pháp .............................................................................................. 45 3.1.1 Giải pháp về vốn ...............................................................................45 3.1.2 Giải pháp về thị trường trong nước ...................................................45 3.1.3 Giải pháp về thị trường nước ngồi ....................................................46 3.1.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi .....................................46 3.1.5 Hồn thiện hơn nữa nghiệp vụ nhập khẩu ...........................................47 3.2 Kiến nghị ................................................................................................. 48 3.2.1 Đối với Chính phủ ............................................................................48 3.2.2 Đối với công ty .................................................................................49 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 4
  5. DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1 : Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 2006 – 2007 – 2008 ..................................... 30 Bảng 2 : Tình hình thị trường nhập khẩu của công ty năm 2006, 2007, 2008 ............ 33 Bảng 3 : Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính............................................... 36 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2007 – 2008 ..................................... 39 Bảng 4.1: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ................................................. 40 Bảng 4.2: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí ................................................................ 41 Bảng 4.3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ........................................ 41 5
  6. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 : Sơ đồ tổ chức của công ty ....................................................................... 25 Biểu đồ 2 : Kim ngạch nhập khẩu của công ty .......................................................... 31 Biểu đồ 3 : Tình hình thị trường nhập khẩu năm 2006 – 2007 – 2008 ....................... 34 Biểu đồ 4 : Doanh thu của công ty năm 2006 – 2007 – 2008..................................... 43 6
  7. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm và vai trò hoạt động nhập khẩu 1.1.1 Khái niệm Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngồi nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong nước và là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia. Nhập khẩu là một trong những hoạt động cốt lõi của thương mại quốc tế. Hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. Tạm nhập tái xuất: là việc thương nhân đưa hàng hóa từ nước ngồi hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật nước Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Tạm xuất tái nhập: là việc các thương nhân nước ngồi đưa hàng hóa ra nước ngồi hoặc đưa vào các khu vực lãnh thổ đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa : là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngồi lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 1.1.2 Vai trò Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế. Không phải là những hành vi buôn bán lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong nước và bên ngồi nước nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển 7
  8. đổi cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Như vậy, hoạt động nhập khẩu tác động trực tiếp lẫn gián tiếp tới sản xuất và đời sống trong nước, nó có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước do tính chất phức tạp của nó khi có yếu tố quốc tê tham gia vào. Nhập khẩu với tư cách là một trong hai hoạt động chủ yếu của thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia cũng như sự phát triển của thương mại quốc tế. Trước hết, nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt về cầu do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Không những thế, nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cho thị trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo nên sự cân đối tích cực giữa cung và cầu trên thị trường trong nước. Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển. Thứ hai, nhập khẩu giúp quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của minh, khai thác được tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại quốc te. Không chỉ tạo thêm hàng tiêu dùng trong nước, nhập khẩu còn tạo nên nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, tạo ra chuyển giao công nghệ. Nhờ đó nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội, góp phần xóa bỏ tình trạng độc quyền trong nước. Thứ ba, với những sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao, nhập khẩu làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra năng lực mới trong sản xuất. Các doanh nghiệp nội địa phải chịu một sức cạnh tranh lớn, để tồn tại họ buộc phải năng động hơn, vươn lên chiến thắng trong cạnh tranh. Qua đó, hiệu quả sản xuất trong nước được nâng cao, hàng hóa nội địa trở nên có tính cạnh tranh hơn, người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn góp phần nâng cao đời sống kinh tế – xã hội. Thứ tư, kết hợp với xuất khẩu nhập khẩu tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước và nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao 8
  9. động quốc tế phát triển. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ ngày nay. Nó mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nền kinh tế,… 1.2 Các quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu 1.2.1 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải thực hiện đầy đủ quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh các hàng hóa đó trước khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. Việc nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các Bên hợp doanh thực hiện theo quy định của Giấy phép đầu tư được cấp, Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, các chủ thể kinh doanh quy định như trên phải đăng ký mã số kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan xây dựng hệ thống mã số nói trên và hướng dẫn việc đăng ký mã số kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2.2 Xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác Thương nhân đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 9
  10. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các Bên hợp doanh và chi nhánh thương nhân nước ngồi tại Việt Nam được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo phạm vi quy định tại Nghị định này. Việc ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và việc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện do Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tham gia ký kết thỏa thuận. 1.3 Nội dung phân tích hoạt động nhập khẩu 1.3.1 Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ký kết hợp đồng nhập khẩu  Công tác tiếp thị còn yếu nên khả năng tiếp cận với thị trường và khách hàng hạn chế.  Năng lực đàm phán yếu.  Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu kém dẫn tới uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút.  Quy mô kinh doanh nhỏ, cơ sở vật chất và vốn thiếu là trở ngại cho doanh nghiệp mạnh dạn ký kết các hợp đồng. Các nhân tố ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký - Nguyên nhân chủ quan: + Bị phạt do tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể thanh tốn theo đúng hợp đồng đã ký. 10
  11. + Chất lượng hàng nhập khẩu không đúng với qui định của hợp đồng ngoại thương đã đăng ký. - Nguyên nhân khách quan: + Công ty gặp các sự cố bất khả kháng: Nhà nước tạm ngừng cấp giấy phép thực hiện hợp đồng nhập khẩu (đối với hàng hóa nhập khẩu quản lý bằng giấy phép), hỏa hoạn, cấm vận quốc tế… + Bên phía nước ngồi đơn phương hủy hợp đồng và chịu sự đền bù thiệt hại. 1.3.2 Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh Để thu lợi nhuận thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp thương mại Việt Nam sử dụng nhiều phương thức kinh doanh được luật pháp cho phép. Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành luật quy định ở Việt Nam có các hình thức kinh doanh sau đây: - Hình thức tự doanh: là hình thức công ty ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu và bằng vốn của mình để tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký. Đây là hình thức phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô xuất nhập khẩu lớn. - Hình thức gia công: là hình thức bên phía nước ngồi giao nguyên vật liệu, phụ kiện thậm chí còn đưa cả máy móc thuê bên phía Việt Nam làm hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng thông qua một hợp đồng gia công và bên phía Việt Nam được hưởng tiền gia công hàng xuất khẩu. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da… - Nhập khẩu ủy thác: là hình thức các công ty có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu nhận làm dịch vụ nhập khẩu sản phẩm của các đơn vị không có chức năng nhập khẩu trực tiếp (hoặc có chức năng nhập khẩu trực tiếp nhưng không đúng ngành hàng mà họ được phép kinh doanh) để hưởng hoa hồng dịch vụ ủy thác nhập khẩu. - Hình thức kinh doanh chuyển khẩu. - Hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất . 11
  12. Cả hai hình thức chuyển khẩu và tạm nhập tái xuất là hình thức buôn bán trung gian: mua rẻ ở nơi này để bán đắt ở nơi khác kiếm lời thông qua chênh lệch giá. 1.3.3 Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh tốn Có nhiều phương thức thanh tốn quốc tế áp dụng trong ngoại thương, trong đó 4 phương thức thanh tốn phổ biến nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hay áp dụng: - Phương thức thanh tốn nhờ thu (Clean collection, D/P; D/A). - Phương thức thanh tốn chuyển tiền (M/T, T/T). - Phương thức thanh tốn đổi chứng từ trả tiền (CAD). - Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ L/C. Trong mỗi phương thức thanh tốn đều có những ưu và nhược điểm, với chi phí thanh tốn và độ an tồn trong thanh tốn khác nhau ảnh hưởng đến tính hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Các phương thức thanh tốn có lợi nhiều cho nhà nhập khẩu là: phương thức nhờ thu; TT trả chậm, L/C có thể hủy ngang, Stand-by L/C,… Các phương thức thanh tốn có lợi nhiều cho nhà xuất khẩu là: chuyển tiền trả trước; L/C có điều kiện đỏ phương thức CAD; L/C không hủy ngang,… Các yếu tố kinh tế tác động đến lựa chọn phương thức thanh tóan: - Thế và lực trong kinh doanh của doanh nghiệp. - Năng lực đàm phán. - Trị giá của thương vụ (nhỏ, vừa, lớn). - Phụ thuộc vào uy tín của đối tác kinh doanh. - Phụ thuộc vào sự hiểu biết của cán bộ xuất nhập khẩu về các phương thức thanh tốn: tính an tồn, nghiệp vụ tổ chức thanh tốn, chi phí trả dịch vụ thanh tốn. - Phụ thuộc vào khả năng khống chế đối tác trong việc trả tiền hoặc giao hàng: khả năng khống chế tốt thì sử dụng phương thức thanh tốn đơn giản, phí thanh tốn thấp; khả năng khống chế đối tác bị hạn chế thì sử dụng phương thức thanh tốn có độ an tồn cao. 12
  13. - Phụ thuộc vào chính sách thanh tốn của nước mà đối tác có quan hệ thương mại với doanh nghiệp. Những giải pháp kinh tế để nâng cao tính an tồn và hiệu quả trong việc sử dụng các phương thức thanh tốn hàng nhập khẩu ở các doanh nghiệp: - Nâng cao trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ thanh tốn. - Nâng cao nghiệp vụ đàm phán, tích lũy kinh nghiệm đàm phán. - Lựa chọn đối tác có uy tín, có thể khống chế đối tác trong thanh tốn. - Lựa chọn phương thức thanh tốn tối ưu. - Lựa chọn ngân hàng tốt. 1.3.4 Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms 2000 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc vận dụng các điều kiện thương mại (Incoterms) ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: - Nhân tố khách quan: + Thói quen sử dụng điều kiện thương mại. + Phương thức kinh doanh mà đối tác nước ngồi lựa chọn trực tiếp hay chuyển khẩu (buôn bán trung gian). + Khối lượng hàng hóa giao dịch: nhỏ hay lớn. + Hàng hóa chuyên chở bằng container hay không. - Nhân tố chủ quan: + Phụ thuộc vào trình độ am hiểu Incoterms. + Phụ thuộc vào thế và lực trong kinh doanh: khả năng tài chính, chất lượng hàng hóa, mức độ độc quyền của sản phẩm cung cấp… + Phụ thuộc vào năng lực đàm phán. + Phụ thuộc vào năng lực tổ chức phân phối sản phẩm xuất khẩu. 13
  14. + Phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương: khả năng ký hợp đồng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa, khả năng làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu… Những giải pháp nâng cao hiệu quả lựa chọn điều kiện thương mại quốc tế - Nâng cao hiểu biết về Incoterms và các tập quán thương mại quốc tế khác. - Nâng cao năng lực kinh doanh : năng lực đàm phán, nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, làm thủ tục hải quan. - Xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược tiếp cận với thị trường để mở ra khả năng phân phối; bán hàng tại nơi đến (selling in) để sử dụng các điều kiện thương mại của nhóm D. - Lựa chọn điều kiện thương mại sao cho bên phía Việt Nam giành được quyền thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa. 1.4 Giới thiệu chung về tổ chức kinh tế thế giới WTO 1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của WTO WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại tồn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp định Uruguay (1986 – 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chi về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các Hiệp định, hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT với tư cách là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, 15/4/1994 tại Marrakesh (Maroc), kết thúc Hiệp định Uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức 14
  15. Thương mại Thế giới WTO nhằm kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp chung về Thương mại và Thuế quan. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995 1.4.2 Các hiệp định của WTO WTO có trên 50 Hiệp định đa phương đã được ký kết. Các thành viên WTO phải cam kết thực thi hầu hết các hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Trong số này có 4 Hiệp định quan trọng nhất:  Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)  Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS)  Hiệp định liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)  Hiệp định các biện pháp thương mại có liên quan đến đầu tư (TRIMS) Ngồi ra, còn có các hiệp định quan trọng khác:  Hiệp định về nông nghiệp  Hiệp định về định giá hải quan  Hiệp định về hàng dệt may (ATC)  Hiệp định về trợ cấp và chống trợ cấp  Hiệp định về chống bán phá giá  Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch  Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT),…… 1.4.3 Các nguyên tắc cơ bản của WTO Mặc dù khá dài và phức tạp, các hiệp định trong WTO xoay quanh một số nguyên tắc chủ đạo, trong đó có những nguyên tắc có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp.  Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): theo nguyên tắc này, mỗi nước thành viên phải dành sự đối xử không phân biệt cho hàng hóa và dịch vụ đến từ các nước thành viên WTO khác nhau. 15
  16. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường sẽ được cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp đến từ các nước khác.  Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước thành viên phải đối xử với hàng hóa và dịch vụ đến từ các nước thành viên khác (sau khi đã hồn tất các nghĩa vụ thuế quan) không kém thuận lợi hơn hàng hóa, dịch vụ nội địa của mình Với nguyên tắc này doanh nghiệp xuất khẩu vào một thị trường nhập khẩu về cơ bản sẽ được cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nội địa nước nhập khẩu đó.  Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử dụng các biện pháp phi thuế quan: theo nguyên tắc này, các thành viên WTO phải cam kết cắt giảm dần thuế quan và chỉ sử dụng hệ thống thuế quan này để bảo vệ sản xuất trong nước – phải bãi bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan (hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu,…) trừ một số trường hợp hãn hữu được phép. Với nguyên tắc này, việc nhập khẩu hàng hóa sẽ trở nên rõ ràng và dễ dự đốn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu.  Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên WTO phải công khai, rõ ràng, dễ dự đốn trong các thủ tục, quy trình hay quy định liên quan đến thương mại. Với nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình mà không phải mất quá nhiều chi phí. Ngồi ra, minh bạch hóa cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhận biết và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. 1.4.4 Tiến trình Việt Nam gia nhập vào Tổ chức WTO Quá trình tham gia vào Tổ chức WTO của Việt Nam có thể tóm lược qua những cột mốc chính sau đây: Tháng 6/1964 Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT. Ngày 04/01/1955 WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam Ngày 30/01/1995 thành lập ban công tác về gia nhập WTO của Việt Nam. 16
  17. Đến nay, Việt Nam đã tổ chức được 7 phiên họp nhằm giới thiệu, giải thích hệ thống chính sách kinh tế, thương mại của nước ta cho các thành viên WTO, qua đó đã trả lời khoảng 1700 câu hỏi của các nước thành viên. Các phiên họp bao gồm: Phiên họp thứ 1: ngày 27-28/7/1998 Phiên họp thứ 2: ngày 3/12/1998 Phiên họp thứ 3: ngày 22/7/1999 Phiên họp thứ 4: tháng 11/2000 Phiên họp thứ 5: tháng 4/2002 đàm phán về mở cửa thị trường hơn 10 đối tác. Phiên họp thứ 6: tháng 5/2003 đàm phán với 14 đối tác. Phiên họp thứ 7: tháng 12/2003 Việt Nam đưa ra cam kết giảm mức thuế trung bình 4,5% (đạt mức 22%); đồng thời, Việt Nam cũng khẳng định sẽ mở rộng mức độ tiếp cận thị trường trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là trong 10 ngành và 92 tiểu ngành. Kết quả lớn nhất mà phiên họp đã đạt được chính là bản “ những yếu tố ban đầu của dự thảo báo cáo Việt Nam gia nhập WTO” do nhóm công tác đưa ra. Ban dự thảo báo cáo này là tài liệu biên soạn đầu tiên bao gồm các thông tin do Việt Nam cung cấp và những phản hồi đối với các yêu cầu của đối tác đàm phán. Đây là nỗ lực chính thức đầu tiên nhằm xác định một số điều khoản liên quan đến sự gia nhập của Việt Nam. Vào ngày 07/11/2006 WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên của Tổ chức kinh tế thế giới WTO. 1.4.5 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng luôn luôn đan xen nhau. Cơ hội mở ra nhưng nếu không biết tận dụng, thì có thể sẽ chuyển thành thách thức. Ngược lại, tuy đang là thách thức, nhưng biết cách vượt qua cũng có thể chuyển hóa thành cơ hội. Trên thực tế sẽ diễn ra tình trạng là cơ hội của ngành này, doanh nghiệp này, nhưng cũng lại là thách thức đối với ngành khác, doanh nghiệp khác. Cơ hội: 17
  18. + Sân chơi WTO : đây là cơ hội và điều kiện để thực hiện chiến lược của nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, mở rộng thị trường thế giới cho doanh nghiệp Việt Nam. + Doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để phát triển: khi gia nhập WTO doanh nghiệp có hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và mang chuẩn quốc tế, có môi trường hành chính đơn giản, công khai. Thêm vào đó doanh nghiệp không bị phân biệt đối xử, tất cả các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thông tin về thị trường nhập khẩu. + Việt Nam thêm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi: môi trường pháp lý mang chuẩn mực quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngồi có quyền đầu tư nhiều hơn vào thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khốn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. + Môi trường kinh tế vĩ mô trong nước được cải thiện để thích nghi sân chơi tồn cầu: hệ thống pháp luật sẽ tiếp tục được hồn thiện phù hợp với khuôn khổ của WTO, mà Chính phủ ta đã cam kết, sẽ tác động cải thiện rất mạnh môi trường đầu tư và kinh doanh cho doanh nghiệp. Cải cách hành chính sẽ tiến hành mạnh mẽ, nội dung và phương thức quản lý hành chính Nhà nước cũng được đổi mới phù hợp với khuôn khổ quy định của WTO. Hơn nữa, việc gia nhập vào WTO còn tác động làm thay đổi tư duy kinh kế, từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân làm động lực cơ bản cho phát triển kinh tế, từ kinh tế nhà nước sang kinh tế thị trường. + Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp có điều kiện giảm: thuế nhập khẩu giảm, mua nguyên vật liệu máy móc sẽ dễ hơn nhiều, các chi phí thủ tục hành chính ít hơn, tham nhũng được kiểm sốt chặt chẽ hơn. + Doanh nghiệp có điều kiện bảo vệ quyền lợi: doanh nghiệp có điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trên thị trường trong nước và nước ngồi, quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng và bảo vệ. + Đời sống nhân dân được cải thiện: nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập tăng. Nhiều hàng hóa dịch vụ tốt hơn với giá cạnh tranh giúp người lao động thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của mình. Người dân có điều kiện học tập, chữa bệnh, du lịch, tiếp cận với các thông tin giải trí nhiều hơn, có điều kiện phát huy nội lực của mỗi cá nhân. Thách thức : 18
  19. + Sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào tiến trình tồn cầu hóa gia tăng: Việt Nam phải xây dựng hệ thống luật lệ kinh doanh, thương mại theo khung chuẩn mực của WTO. Hơn nữa, sự biến động về chính trị – kinh tế – xã hội của khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước. + Sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn: vào WTO buộc Việt Nam phải giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo hộ và trợ cấp xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ nước ngồi vào Việt Nam nhiều hơn, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp dễ dàng hơn, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. + Rào cản xuất khẩu sẽ tinh vi, phức tạp hơn: rào cản kỹ thuật về quy cách mẫu mã, các quy định vệ sinh an tồn thực phẩm về môi trường. Rào cản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp chống bán phá giá, chống tài trợ ở nước nhập khẩu. + Hạ tầng kỹ thuật và xã hội không thuận lợi để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khuôn khổ WTO: hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn nhiều bất cập với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, cải thiện dân sinh và hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực chưa thực sự sẵn sàng cho sự cạnh tranh tồn cầu. Cơ chế quản lý kinh tế, nổi bật là nền hành chính chưa thích nghi với điều kiện vận hành ngày càng sâu của cơ chế thị trường và thể chế hoạt động WTO. + Doanh nghiệp Việt Nam sẽ bộc lộ những yếu kém và có nguy cơ bị chi phối bởi các Tập đồn nước ngồi : năng lực cạnh tranh, khả năng quản lý và nguồn nhân lực là những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt, và hầu hết các doanh nghiệp còn ít hiểu biết về các quy định, pháp luật liên quan đến hội nhập, về kinh tế tồn cầu về đối thủ cạnh tranh trong và ngồi nước. 19
  20. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV MINH NGUYÊN QUANG Giới thiệu chung + Tên doanh nghiệp : CTY TNHH TM & DV MINH NGUYÊN QUANG + Giám đốc công ty : Nguyễn Đình Quang + Trụ sở chính công ty : 19 Năm Châu, Phường 11, Q.Tân Bình, Tp.HCM + Ngành nghề kinh doanh : Mua bán các mặt hàng thiết bị điện tử, hố chất, phụ gia, máy móc, phụ tùng công nghiệp trong và ngồi nước. + Mã số thuế : 0302924897 + Điện thoại : (84.8) 2732367 + Fax : 2974047 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM & DV Minh Nguyên Quang Chủ trương phát triển kinh tế đất nước được Đảng và Nhà Nước thông qua, đất nước đang từng bước đi lên và phát triển về mọi mặt các thành phần kinh tế, được sự hỗ trợ bởi các chính sách đúng đắn của chính phủ đã góp phần tích cực trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy mọi tiềm năng của đất nước. Trên cơ sở đó, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại & Dịch Vụ MINH NGUYÊN QUANG được thành lập theo quyết định số 502/GP-TLDN ngày 14/03/1998 của Uûy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, giấy chứng nhận đăng ký số 4102015648. Trụ sở công ty đặt tại : 19 đường Năm Châu, Phường11, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại & Dịch Vụ MINH NGUYÊN QUANG được thành lập tháng 05 năm 2003. Công ty hoạt động trong lĩnh vực mua, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2