YOMEDIA
ADSENSE
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP_1
1.762
lượt xem 422
download
lượt xem 422
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận, cọ sát đến ngành học của mình qua thực tiễn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP_1
- TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÍ NHÀ HÀNG NĂM HỌC : 2007 – 2011
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận, cọ sát đến ngành học của mình qua thực tiễn. Giúp tôi có cơ hội áp dụng những lý thuyết đã học trên ghế nhà trường lên thực tế qua chuyến thực tập ở nhà hàng Làng nướng 40. Mặc dù, thời gian tôi thực tập chỉ khoảng 2 tháng, một khoảng thời gian không quá dài nhưng nó cũng đủ để tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiêm quý báu cho bản thân mình. Thực tập là phương pháp tốt nhất để tôi tiếp cận với thực tế, để tôi có cơ hội kiểm chứng lại những kiến thức của bản thân. Ngoài ra, đây cũng là một cách tốt để tôi tiếp cận, hiểu rõ ngành nghề mà mình sẽ làm sau này và có một cách nhìn đúng đắn hơn. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn ban giám đốc nhà hàng Làng Nướng 40 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàng thành tốt khóa thực tập của mình. Tại đây tôi đã có được cơ hội tiếp xúc với thực tế, học hỏi được cách làm việc, các kỹ năng giao tiếp, cũng như là cách giao tiếp trong xã hội. Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh(chị) nhân viên đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy cũng như tạo mọi điều kiện cho tôi thử sức với công việc và còn cung cấp nhiều tại liệu về nhà hàng cho tôi hoàng thành bài báo cáo.
- Tôi cũng xin cám ơn thầy Lê Ngọc Vinh đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàng thành tốt bài báo cáo thực tập cuối khóa này. Trong quá trình tực tập, có đôi lúc tôi còn mắc phải những sai lầm thiếu sót trong công việc, nhưng cũng từ những sai lầm đó mà tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báo cho bản thân mình. Tôi tin những điều mình học hỏi được hôm nay sẽ là hành trang theo tôi suốt những chặng đường còn lại. Cuối cùng, tôi cũng xin gửi đến ban giám hiệu Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn, cùng ban lãnh đạo nhà hàng Làng Nướng 40 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong công việc. PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia các dân tộc trên thế giới. Du lịch hiện được xem là một trong những ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, với tốc độ phát triển nhanh chóng, thu hút nhiều quốc gia tham gia và có được những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Với xu thế nền kinh tế thế giới đang phát triển một cách nhanh chóng, du lịch được nhiều nước chọn là ngành kinh tế mũi nhọn, nhận thấy được tầm quan trọng của du lịch, đồng thời để theo kịp xu hướng phát triển của thế giới. Việt Nam cũng đã xác định du lịch là nền kinh tế
- mũi nhọn. Trên thực tế, du lịch đã đem lại cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ lớn khoảng 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội(năm 2007). Vì thế mà nó được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói. Trong 40 năm hình thành và phát triển và đặc biệt từ 1990 du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành ngành kinh tế quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện, là tâm điểm du lịch và đang được nhiều khách quốc tế chu ý đến. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với rất nhiều quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới, cũng như trong khu vực đã mở ra hướng đi mới cho du lịch Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến với Việt Nam ngày một đông hơn, vì thế để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu không thể thiếu của thực khách, nhiều nhà hàng khách sạn đã được xây dựng. Ngoài dịch vụ lưu trú thì nhu cầu ẩm thực là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đời sống của con người ngày một nâng cao, đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ và đa dạng hơn về nhu cầu ăn uống của thực khách. Hàng loạt hệ thống nhà hàng
- đã ra đời với nhiều quy mô khác nhau, hoạt động dưới hình thức độc lập hoặc trực thuộc khách sạn. Điển hình như nhà hàng Làng Nướng 40 là một trong những nhà hàng có kinh nghiệm phục vụ khách hàng đã được khách hàng lui tới thường xuyên tạo được nhiều uy tín, phong cách phục vụ chu đáo. Đây là nơi chuyên phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách với thực đơn rất đa dạng từ các món đặc thù của quán như: chả giò 40, chả đùm cánh sen …đến các món nướng như: đậu hũ nướng giấy bạc, cá sapa nướng giấy bạc, tôm xiêng nướng muối ớt…để khách có nhiều sự lựa chọn khi đến với nhà hàng. Qua thời gian thực tập tại nhà hàng, đươc tiếp xúc với công việc trong nhà hàng. Em đã chọn đề tài: “Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Làng Nướng 40. Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Lý do chọn đề tài: Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh nhà hàng hiện nay, với chất lượng phục vụ trong nhà hàng cần được tiến bộ hơn nữa, đặc biệt là phục vụ trong lĩnh vực này nó cần được phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những mặt khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch. Mục đích nghiên cứu:
- Về kiến thức: Giúp cho sinh viên cũng cố, nâng cao kiến thức thông qua việc nhận thức các hoạt động thực tiễn của nhà hàng nơi tôi đang thưc tập. Về tư tưởng: giúp tôi định hướng nghề nghiệp, yên tâm làm việc theo ngành nghề mình đã chọn, xóa bỏ đi những nhận định sai lệch ban đầu. Nhiệm vụ nghiên cứu: Kinh doanh ăn uống là một bộ phận không thể thiếu trong ngành kinh doanh dịch vụ hiện nay. Nó ngày càng quan trọng trong hoạt động Du lịch nói chung, Chính vì vậy ta càng phải quan tâm và thúc đẩy mạnh hơn nữa về quy mô chất lượng không chỉ ở trong Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội Cao đẳng Du lịch Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Gần khoảng 2 tháng đi thực tập thực tế tại nhà hàng em được tiếp xúc với nhiều công việc khác nhau, được anh(chị) làm trong nhà hàng chỉ dẫn và qua quan sát thực tế, em mong rằng phần nào nói lên được hiện trạng tình hình kinh doanh nhà hàng Làng Nướng 40 nói riêng cũng như tình hình hoạt động Du lịch nước nhà hiện nay.
- PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I NHÌN CHUNG TÌNH HÌNH DU LỊCH HIỆN NAY I. Khái quát tình hình du lịch thế giới: Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vừa cho biết, hoạt động du lịch toàn cầu đã giảm mạnh trong những tháng đầu năm nay và sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm. Trong báo cáo mới nhất vừa công bố về tình hình du lịch toàn cầu, UNWTO thông báo, hoạt động du lịch toàn cầu trong 4 tháng đầu năm 2008 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cộng thêm những bất ổn chính trị, thiên tai, dịch cúm bùng phát trong thời gian qua đã khiến cho nền công nghiệp du lịch thế giới vốn được mệnh danh là “con gà đẻ trứng gà” bị tổn hại hơn bao giờ hết. Theo hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC), ngành du lịch thế giới đang phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng trung bình 3.6 %/ năm. Nền công nghiệp không khói này có doanh thu đạt 5.500 tỷ USD/ năm, chiếm 9,4 % GDP toàn thế giới, thu hút 220 triệu việc làm, tương đương 7,6 % dân số thế giới. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cộng thêm những bất ổn chính trị, thiên tai, dịch cúm bùng
- phát trong thời gian qua đã khiến cho nền công nghiệp được mệnh danh là “con gà đẻ trứng gà” này bị tổn hại hơn bao giờ hết. 1. Về doanh thu: 1.1. . Bảng số liệu sự tăng trưởng du lịch thế giới: Doanh thu từ du Năm Du khách quốc tế lịch (triệu lượt khách) (tỷ USD) 1950 25.3 2.1 1960 69.3 6.9 1970 159.7 18.0 1980 289.9 102.4 1990 458.3 268.0 1995 567 403 1996 600 438 1997 620 438 1998 637 439 1999 657 455
- 2000 698 476 2010* 1.000 - 2020* 1.560 900 1.2. Lượng doanh thu giảm: Trong 4 tháng qua, số khách du lịch nước ngoài tới các điểm du lịch trên thế giới là 247 triệu lượt người, so với 269 triệu lượt người cùng kỳ năm ngoái. UNWTO thế giới dự báo hoạt động du lịch tiếp tục giảm 4 đến 6% từ tháng 5 đến tháng 8, sau đó giảm nhẹ hơn trong những tháng cuối năm 2008, từ 3 đến 5%. Tuy nhiên số khách du lịch tới châu Phi lại tăng 3%, chủ yếu là tới vùng ở Bắc Phi và vùng Địa Trung Hải. Sự phục hồi của ngành du lịch Kenya cũng góp phần thu hút khách du lịch tới thăm vùng sa mạc Nam Sahara. Bốn tháng đầu năm, số khách du lịch tới châu Âu giảm 10%, tới châu Á - Thái Bình Dương giảm 6% và tới châu Mỹ giảm 5%. Hiệp hội Du lịch Châu Á -Thái Bình Dương (PATA) cũng vừa cho biết, dự tính lượng khách du lịch đến châu lục này trong năm nay sẽ giảm khoảng 4%. Các báo cáo gần đây cho thấy lượng khách du lịch đến Hàn Quốc đã giảm 40%, hai nước Nhật Bản và Singapore cùng có mức giảm 30%.
- Tương tự, Thái Lan - nước có thế mạnh về du lịch và ngành này chiếm tới 6% GDP, cũng có thể chỉ đón được khoảng 12 triệu lượt khách trong năm 2009, so với 14 triệu lượt dự kiến ban đầu. 1.3. Nguyên nhân: Chủ tịch PATA Greg Duffell cho rằng nguyên nhân sụt giảm của ngành du lịch toàn cầu là thất nghiệp gia tăng trong khi phần lớn các nước vẫn dự báo kinh tế giảm sút, cùng với dịch cúm A/H1N1 tiếp tục lây lan gây lo ngại cho khách du lịch. Tại hội nghị du lịch toàn cầu ở Brazil mới đây, các chuyên gia dự báo, ngành "công nghiệp không khói" thế giới có thể phải gánh chịu thiệt hại hơn 2 tỷ USD do dịch cúm A/H1N1 mà trong thời gian từ nay đến hết năm 2010. Để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, ngành du lịch của nhiều quốc gia cần sự trợ giúp của chính phủ, kể cả các khoản cho vay ưu đãi. 2. Ngành du lịch khó phục hồi trước năm 2010: Tổ chức du lịch thế giới nhận định, thị trường du lịch thế giới khó có thể phục hồi trước năm 2010. Trong năm 2008 tổng doanh thu của ngành du lịch thế giới đạt 944 tỷ USD, tăng 1,8% so với 857 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, bức tranh ảm đạm của ngành du lịch quốc tế tiếp diễn từ nửa cuối năm 2008 và sẽ tồi tệ hơn trong năm 2009. Theo nhận định của PATA, triển vọng của ngành du lịch châu Á
- thời điểm này vẫn ảm đạm, nhưng có hy vọng phục hồi vào năm tới. Các chuyên gia phân tích du lịch hy vọng lòng tin kinh doanh gia tăng và các thị trường du lịch trong nước phát triển tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp phục hồi ngành công nghiệp không khói này. PATA dự kiến ngành du lịch châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 4% vào năm 2010. Các chuyên gia của UNWTO nhận định rằng, một loạt yếu tố đang cản bước phục hồi của ngành du lịch là: triển vọng phục hồi kinh tế ở phần lớn các quốc gia đều được dự báo sẽ chậm hơn; sự giảm sút của hoạt động kinh doanh và thu nhập dôi dư của người lao động; tình trạng thất nghiệp gia tăng nhất là ở những thị trường du lịch chủ chốt. Ngoài ra, sự biến động của tỷ giá hối đoái, hoạt động kinh doanh không ổn định và niềm tin của người tiêu dùng chưa phục hồi cũng là những nhân tố tác động xấu tới triển vọng du lịch trong năm nay. Theo số liệu mới cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới, đến ngày 15/7 đã có với 549 ca tử vong trong tổng số 113.507 trường hợp nhiễm dịch cúm A/H1N1. UNWTO cho rằng, vấn đề dịch cúm A/H1N1 có thể sẽ được giải quyết trong một thời gian hợp lý, nhưng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành công nghiệp du lịch, nơi tập trung tới 80% số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phó tổng thư ký UNWTO, Goeffrey Lipman cho rằng, du lịch tạo thêm công ăn việc làm hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, vì vậy các gói kinh
- tế mà các chính phủ đang thực hiện để chống khủng hoảng nên dành một phần thích đáng cho lĩnh vực du lịch. II. Khái quát tình hình du lịch Việt Nam: 1. Tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế việt nam hiện nay: Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay . Đối với khách du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa ,thiên nhiên và những bãi biển của miền nhiệt đới. Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á .Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km, tại các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch thăm quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997. Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp, giao thông vận tải. Nhà sản xuất, xây dựng (28 %); nông nghiệp, thuỷ
- sản (20 %); khai thác mỏ (10 %). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn. 2. Về doanh thu: Trong năm vừa qua do khủng hoảng kinh tế, thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động... điều đó đã ảnh hưởng lớn tới ngành du dịch Việt Nam. Ngay tại thị trường nội địa, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những diễn biến bất lợi của tình hình dịch bệnh, bão lụt dữ dội trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của du lịch Việt Nam trong năm 2009. Ảnh hưởng rõ rệt nhất khi ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm qua chỉ đạt 3,78 triệu lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Cũng theo dự báo, năm 2010 sẽ vẫn là một năm khó khăn đối với ngành du lịch. Tuy nhiên trong bối cảnh khách du lịch quốc tế giảm sút, khách nội địa lại bất ngờ tăng nhanh. Nhờ những biện pháp kích cầu du lịch, đặc biệt là chương trình "Ấn tượng Việt Nam" mà trong năm qua lượng
- khách nội địa đạt 25 triệu lượt, tăng 17%. Doanh thu từ du lịch Việt Nam ước khoảng 68 đến 70 nghìn tỉ đồng, tăng 9% so năm 2008". 3. Những thiếu sót ngành du lịch trong thời gian qua và chiến lược phát triển trong thời gian tới: 3.1. Những thiếu sót ngành du lịch trong thời gian qua: Nhiều năm qua hầu hết các chính sách của du lịch Việt Nam chỉ tập trung vào thị trường khách quốc tế mà đáng lẽ ra với thị trường nội địa - 86 triệu dân - cần chú trọng nhiều vào sự đầu tư thì lại bị... bỏ quên. Với lượng khách quan trọng này, ngành du lịch sẽ có những biện pháp tập trung và xúc tiến mạnh mẽ vào thị trường khách nội địa trong năm 2010". Từ nhiều năm qua, vấn đề xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành du lịch đã được đặt ra nhưng kết quả, cũng giống như slogan của ngành, thì đang “tiềm ẩn”. “Việt Nam rất đẹp, giàu tiềm năng du lịch nhưng vẫn đang ngủ yên và cần được đánh thức để bên ngoài biết đến. Điểm yếu lâu nay của du lịch Việt Nam vẫn là chưa xây dựng được một thông điệp rõ ràng để tự giới thiệu ra bên ngoài, ngành cần xây dựng sản phẩm nhằm xác định rõ đâu là lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trước khi thực hiện các kế hoạch quảng bá. 3.2. Chiến lược phát triển trong thời gian tới:
- Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào -
- Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để có bước đột phá trong việc định hướng phát triển trong thời gian tới của ngành du lịch. Cần nhanh chóng kiện toàn ổn định bộ máy quản lý, tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu; khai thác tối đa nguồn lực và lợi thế quốc gia; chú trọng bảo vệ môi trường; cần chuyên nghiệp hoá hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới; hỗ trợ phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch có tiềm năng...". Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. III. Khái quát tình hình du lịch thành phố Hồ Chí Minh:
- Trong năm 2008 ngành du lịch TPHCM thừa nhận, do cung không đủ cầu nên giá phòng tại TPHCM cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia (tăng 20% - 40%) dẫn đến tình trạng giá tour từ một số nước đến TPHCM cao hơn giá tour từ TPHCM đi các nước trên. Điều này đã làm mất đi lợi thế so sánh của điểm đến VN - TPHCM so với một số quốc gia trong khu vực. . Nếu không nhanh chóng xây dựng các sản phẩm du lịch khác để giữ chân, tăng chi tiêu cho du khách thì TPHCM sẽ chỉ là nơi trung chuyển đúng nghĩa của khách quốc tế đến VN. Ông Võ Anh Tài, Chủ tịch Hội Lữ hành TPHCM cho biết, hiện nay nhiều đoàn khách Nga, Hàn Quốc đến TPHCM nhanh chóng lên xe ra Nha Trang, Phan Thiết. 1. Về doanh thu: Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2008 là 14.600 tỷ đồng, tăng 40 % so cùng kỳ năm 2007, đạt 50,3 % kế hoạch năm 2008. Trong đó khối khách sạn nhà hàng ước đạt 10.910 tỷ đồng tăng 21 % so cùng kỳ , khối lữ hành ước đạt 3.690 tỷ đồng tăng 1,7 lần so cùng kỳ.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn