intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thường niên 2005 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

Chia sẻ: Hong Le | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

497
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ban Giám đốc đệ trình báo cáo của họ cùng với báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng ... Á Châu và các công ty con,...niên độ kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thường niên 2005 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

  1. 46 46 Báo cáo thường niên 2005 Báo cáo thường niên 2005
  2. www.acb.com.vn 47 Báo cáo tài chính Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc.................................... 48 Báo cáo của kiểm toán viên........................................... 50 Bảng cân đối kế toán hợp nhất...................................... 52 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất........... 53 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.............................. 54 Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất........................ 56 Phụ lục........................................................................... 88
  3. 48 Báo cáo thường niên 2005 Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc đệ trình báo cáo của họ cùng với báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) đã được kiểm toán cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005. Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc trong năm và đến ngày lập báo cáo này gồm có: Hội đồng Quản trị: Dưới đây là danh sách các thành viên của Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2003 - 2008 đã được Đại hội cổ đông bầu ra và nhất trí thông qua theo biên bản ngày 18 tháng 1 năm 2003 và các thành viên bổ sung đã được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua theo biên bản ngày 20 tháng 1 năm 2006: Ông Trần Mộng Hùng Chủ tịch Ông Phạm Trung Cang Phó Chủ tịch Ông Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ tịch Ông Trịnh Kim Quang Thành viên Ông Nguyễn Chí Thành Thành viên Ông Nguyễn Nhạc Thành viên Ông Philip David Smiley Thành viên (thôi giữ chức ngày 20 tháng 1 năm 2006) Bà Huỳnh Thanh Thủy Thành viên Ông Pisit Leeahtam Thành viên (bổ nhiệm ngày 20 tháng 1 năm 2006) Ông Timothy M. Krause Thành viên (bổ nhiệm ngày 20 tháng 1 năm 2006) Ông Julian Fong Loong Choon Thành viên (bổ nhiệm ngày 20 tháng 1 năm 2006) Ông Trần Hùng Huy Thành viên (bổ nhiệm ngày 20 tháng 1 năm 2006) Ban Tổng Giám đốc: Dưới đây là các thành viên của Ban Tổng Giám đốc trong giai đoạn và đến ngày lập báo cáo này gồm có: Ông Lý Xuân Hải Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 16 tháng 6 năm 2005) Ông Phạm Văn Thiệt Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 16 tháng 6 năm 2005) Ông Huỳnh Nghĩa Hiệp Phó Tổng Giám đốc Ông Lê Vũ Kỳ Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Thanh Toại Phó Tổng Giám đốc Ông Huỳnh Quang Tuấn Phó Tổng Giám đốc Ông Đàm Văn Tuấn Phó Tổng Giám đốc Ông Đỗ Minh Toàn Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 26 tháng 4 năm 2005) Ông Võ Trọng Thủy Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 4 tháng 5 năm 2005) Ông Lê Minh Tâm Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 2 tháng 11 năm 2005) Hoạt động chính Các hoạt động chính của Ngân hàng và các công ty con là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
  4. www.acb.com.vn 49 Kết quả hoạt động Kết quả hoạt động của Tập đoàn cho niên độ kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trang 7 (*) của báo cáo tài chính hợp nhất. Kiểm toán viên Các báo cáo tài chính hợp nhất đã được Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers (Việt Nam) kiểm toán. Trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc đối với các báo cáo tài chính hợp nhất Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của niên độ kết thúc ở ngày đó. Trong việc soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất này, Ban Tổng Giám đốc cần phải: • Chọn lựa các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng chúng một cách nhất quán; • Thực hiện các phán đoán và ước lượng một cách hợp lý và thận trọng; và • Soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên tục trừ khi việc nhận định không thích hợp để cho là Tập đoàn sẽ tiếp tục hoạt động. Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm bảo đảm rằng các sổ sách kế toán đúng đắn đã được thiết lập và duy trì để thể hiện tình hình tài chính của Tập đoàn với độ chính xác hợp lý tại mọi thời điểm và để làm cơ sở để soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất phù hợp với chế độ kế toán được nêu ở Thuyết minh số 2 cho các báo cáo tài chính hợp nhất. Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm bảo đảm việc tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Ban Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đối với việc bảo vệ các tài sản của Tập đoàn và thực hiện các biện pháp hợp lý để phòng ngừa và phát hiện các gian lận và các sai qui định khác. Phê chuẩn các báo cáo tài chính hợp nhất Theo đây, chúng tôi phê chuẩn các báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm từ trang 6 đến trang 40 (**). Các báo cáo tài chính hợp nhất này trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn cho niên độ kết thúc vào thời điểm đó, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành áp dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Thay mặt Ban Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải Tổng Giám đốc TP. Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam Ngày 10 tháng 03 năm 2006 (*): trang 53 của báo cáo thường niên này; (**): từ trang 52 đến trang 87 của báo cáo thường niên này;
  5. 50 Báo cáo thường niên 2005 Báo cáo kiểm toán gửi các cổ đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Được cấp giấy phép và thành lập tại nước CHXHCN Việt Nam) Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2005, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào ngày nêu trên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) được trình bày từ trang 6 đến trang 40 (*) kèm theo. Các báo cáo tài chính này được soạn lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Việc lập và trình bày các báo cáo tài chính này là trách nhiệm của Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính này căn cứ vào việc kiểm toán của chúng tôi. Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2004, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của Tập đoàn cho năm tài chính kết thúc vào ngày nêu trên được trình bày dưới dạng số liệu so sánh. Các số liệu này không được kiểm toán. Cơ sở đưa ý kiến Ngoại trừ những điều nêu trong đoạn dưới đây, chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại nước CHXHCN Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và tiến hành việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính này không có sai sót trọng yếu. Cuộc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên nguyên tắc chọn mẫu, các bằng chứng chứng minh cho các số liệu và các thuyết minh trên các báo cáo tài chính. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các nguyên tắc kế toán được áp dụng và các ước tính quan trọng mà Ban Tổng Giám đốc đã thực hiện, cũng như đánh giá cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Chúng tôi tin rằng cuộc kiểm toán đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi. Giới hạn phạm vi kiểm toán Các báo cáo tài chính hợp nhất cho giai đoạn trước ngày 1 tháng 1 năm 2005 bao gồm công ty con và công ty liên kết của Ngân hàng mà báo cáo tài chính của các công ty này không được kiểm toán. Chúng tôi không thể tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết để đạt đủ sự đảm bảo cho số dư đầu kỳ của công ty con và công ty liên kết này tại ngày 1 tháng 1 năm 2005. Vì vậy chúng tôi không thể đánh giá được sự đầy đủ và chính xác của số dư của các quỹ dự trữ và lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 1 tháng 1 năm 2005, cũng như không thể kết luận về các ảnh hưởng tiềm tàng đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 do các tiềm năng điều chỉnh đối với số dư đầu kỳ của tài sản và nợ phải trả.
  6. www.acb.com.vn 51 Ý kiến ngoại trừ do giới hạn phạm vi kiểm toán Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ các điều chỉnh có thể được cho là cần thiết nếu chúng tôi có thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán thỏa đáng đối với các số dư đầu kỳ tại ngày 1 tháng 1 năm 2005 của công ty con và công ty liên kết của Ngân hàng thì xét trên mọi phương diện trọng yếu, các báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn trong năm 2005 phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Ian S. Lydall Lê Văn Hòa Số Chứng chỉ KTV: N.0559/KTV Số Chứng chỉ KTV: 0248/KTV Chữ ký được ủy quyền CÔNG TY TNHH PRICEWATERHOUSECOOPERS (VIỆT NAM) TP. Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam Báo cáo kiểm toán số HCM 1103 Ngày 10 tháng 03 năm 2006 (*): từ trang 52 đến trang 87 của báo cáo thường niên này;
  7. 52 Báo cáo thường niên 2005 Bảng cân đối kế toán hợp nhất Tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 2005 2004 Ghi chú Triệu đồng Triệu đồng Tài sản Tiền, kim loại quý và đá quý 4 1.532.492 553.659 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 5 988.784 727.117 Tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài 6 427.153 161.821 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước 7 5.926.745 3.846.155 Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước 8 181.407 61.238 Chứng khoán kinh doanh 9 39.218 6.999 Cho vay và tạm ứng cho khách hàng 10 9.381.517 6.698.437 Trừ: dự phòng rủi ro tín dụng 10.7 (20.825) (26.027) Đầu tư chứng khoán nợ 11 - sẵn sàng để bán 11.1 456.515 157.287 - giữ đến ngày đáo hạn 11.2 4.367.252 2.734.463 Đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh 12 11.713 611 Đầu tư vào các đơn vị khác 13 125.003 50.662 Tài sản cố định hữu hình 14 257.880 104.532 Tài sản cố định vô hình 15 12.470 14.467 Xây dựng cơ bản dở dang và mua sắm tài sản cố định 16 224.128 152.847 Tài sản khác 17 361.412 175.266 Tổng cộng tài sản 24.272.864 15.419.534 Nguồn vốn Tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 18 967.312 68.670 Tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước 19 1.123.576 1.000.806 Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 21 265.428 243.950 Tiền gửi của khách hàng 20 19.984.920 13.040.340 Nợ khác 22 630.026 345.212 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 18.396 10.558 Tổng nợ 22.989.658 14.709.536 Vốn và các quỹ Vốn điều lệ 23 948.316 481.138 Các quỹ dự trữ 24 138.973 197.845 Lợi nhuận chưa phân phối 24 195.917 31.015 Tổng vốn và các quỹ 1.283.206 709.998 Tổng cộng nguồn vốn 24.272.864 15.419.534 Các cam kết và nợ tiềm tàng 38 816.930 533.196 Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Mộng Hùng Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 10 tháng 03 năm 2006
  8. www.acb.com.vn 53 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 2005 2004 Ghi chú Triệu đồng Triệu đồng Thu nhập lãi và các khoản tương tự thu nhập lãi 26 1.354.980 855.738 Chi phí lãi và các khoản tương tự chi phí lãi 27 (840.715) (505.443) Thu nhập lãi ròng 514.265 350.295 Thu nhập từ các khoản phí và dịch vụ 28 112.807 92.776 Chi trả phí và dịch vụ 29 (15.599) (15.914) Thu phí và dịch vụ thuần 97.208 76.862 Thu cổ tức 30.778 2.065 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 30 14.640 8.782 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 31 2.626 9.516 Thu nhập từ hoạt động khác 32 28.137 28.118 Thu nhập khác 76.181 48.481 Tiền lương và chi phí có liên quan 33 (108.538) (71.035) Chi phí khấu hao 14, 15 (25.520) (17.874) Chi phí hoạt động khác 34 (157.255) (93.064) Chi phí khác (291.313) (181.973) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 10.7 (12.201) (16.027) Thu nhập từ thu hồi các khoản nợ khó đòi 7.614 4.338 Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư (1.405) - (5.992) (11.689) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 390.349 281.976 Lợi nhuận được hưởng từ các công ty liên kết và liên doanh 1.201 172 Thu nhập trước thuế 391.550 282.148 Thuế thu nhập doanh nghiệp 36 (92.349) (68.057) Lợi nhuận ròng trong năm 299.201 214.091 Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Mộng Hùng Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 10 tháng 03 năm 2006
  9. 54 Báo cáo thường niên 2005 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 2005 2004 Triệu đồng Triệu đồng Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận trước thuế 391.550 282.148 Điều chỉnh từ lợi nhuận trước thuế sang tiền thu vào thuần từ các hoạt động kinh doanh: Khấu hao 25.521 17.874 Dự phòng rủi ro tín dụng 12.201 16.027 Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán 1.405 (4.816) (Lãi)/lỗ do thanh lý tài sản cố định (109) 9 Phân loại lại tài sản cố định vào chi phí hoạt động - 2.526 Lãi từ kinh doanh chứng khoán (2.626) (2.535) Lỗ do bán các khoản đầu tư vào các đơn vị khác 5.390 - Thu lãi đầu tư chứng khoán (287.705) (222.289) Lợi nhuận thuần từ các công ty liên kết (1.201) (172) Thu cổ tức (30.778) (2.065) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi của tài sản và công nợ kinh doanh 113.648 86.707 Tăng dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (245.418) (367.974) Tăng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước (1.872.806) (3.128.428) Tăng cho vay các tổ chức tín dụng trong nước (120.443) (17.600) Tăng cho vay và tạm ứng cho khách hàng (2.700.209) (1.357.947) Tăng lãi dự thu (159.688) (35.407) Tăng tài sản khác (26.034) (3.019) Tăng tiền vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 898.642 48.687 Tăng tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng trong nước 122.770 356.037 Tăng vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 21.478 101.923 Tăng tiền gửi của khách hàng 6.944.580 3.780.607 Tăng lãi dự chi 113.692 34.859 Tăng các khoản công nợ khác 171.122 109.762 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp 3.261.334 (391.793) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã trả (84.511) (67.879) Chi từ các quỹ dự trữ (3.456) (12.482) Thu được nợ khó đòi - 540 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 3.173.367 (471.614)
  10. www.acb.com.vn 55 2005 2004 Triệu đồng Triệu đồng Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Mua sắm tài sản cố định (248.836) (68.867) Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 368 138 Mua chứng khoán nợ (2.515.952) (2.112.951) Tiền thu từ bán chứng khoán nợ 583.935 1.009.103 Thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán 287.705 222.289 Tiền chi đầu tư vào các đơn vị khác (79.741) (23.211) Tiền thu từ bán các khoản đầu tư vào các đơn vị khác 10 - Tiền chi đầu tư vào các công ty liên kết (10.068) - Cổ tức nhận được từ các công ty liên kết 135 84 Mua chứng khoán kinh doanh (444.370) (63.506) Tiền thu từ bán chứng khoán kinh doanh 413.372 95.627 Thu cổ tức 30.778 2.065 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (1.982.664) (939.229) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Tiền thu do tăng vốn điều lệ 348.316 - Cổ tức đã trả cho các cổ đông (70.821) (54.357) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 277.495 (54.357) Tăng/(giảm) tiền và các khoản tương đương tiền 1.468.198 (1.465.200) Tiền và các khoản tương đương tiền tại ngày 1 tháng 1 1.632.209 3.097.409 Tiền và các khoản tương đương tiền tại ngày 31 tháng 12 3.100.407 1.632.209 Tiền và các khoản tương đương tiền gồm có: Tiền, kim loại quý và đá quý 1.532.492 553.659 Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 215.251 199.002 Tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài 331.921 105.161 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước 1.020.743 774.387 3.100.407 1.632.209 Chủ tịch Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Trần Mộng Hùng Lý Xuân Hải Nguyễn Văn Hòa Ngày 10 tháng 03 năm 2006
  11. 56 Báo cáo thường niên 2005 Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 I. Đặc điểm hoạt động 1.1. Cơ cấu sở hữu vốn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (dưới đây gọi tắt là “Ngân hàng”) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đăng ký tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24 tháng 4 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng Việt Nam cho thời hạn hoạt động 50 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 6 năm 1993. Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 948.316 triệu đồng. 1.2. Cơ cấu hoạt động Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng có 61 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Ngân hàng sở hữu hai công ty con là Công ty Chứng khoán ACB (“ACBS”) thành lập theo giấy phép số 06/GP/HĐKD ngày 29 tháng 06 năm 2000 và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (“ACBA”) thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4104000099 ngày 11 tháng 10 năm 2004. 1.3. Lĩnh vực kinh doanh Các hoạt động chính của Ngân hàng là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 2.Tóm tắt các chính sách kế toán chủ yếu Dưới đây là các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng để lập các báo cáo tài chính hợp nhất. 2.1. Cơ sở của việc soạn thảo các báo cáo tài chính hợp nhất Các báo cáo tài chính hợp nhất được soạn lập sử dụng đơn vị tiền tệ là triệu đồng Việt Nam, theo quy ước giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. Do đó các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo không nhằm vào việc trình bày tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ phù hợp với các thể chế khác ngoài nước CHXHCN Việt Nam. Các nguyên tắc và thực hành kế toán sử dụng tại nước CHXHCN Việt Nam có thể khác với thông lệ tại các nước và các thể chế khác.
  12. www.acb.com.vn 57 Trong năm 2005, Tập đoàn áp dụng các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sau: Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư Chuẩn mực 7: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết Chuẩn mực 8: Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh Chuẩn mực 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các Ngân hàng và các Tổ chức Tài chính tương tự Chuẩn mực 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Chuẩn mực 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con Chuẩn mực 26: Thông tin về các bên liên quan Chuẩn mực 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót 2.2. Báo cáo hợp nhất (I) Các công ty con Các công ty con là những công ty mà Tập đoàn có khả năng quyết định các chính sách tài chính và chính sách hoạt động. Báo cáo tài chính của các công ty con được hợp nhất từ ngày quyền kiểm soát của các công ty này được trao cho Tập đoàn. Các số dư nội bộ, giao dịch và lợi nhuận chưa thực hiện trên giao dịch nội bộ giữa các công ty con và Tập đoàn được loại trừ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ, ngoại trừ trường hợp giao dịch thể hiện cụ thể sự giảm giá của tài sản được chuyển giao. Các chính sách kế toán của các công ty con cũng được thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán với các chính sách kế toán được Ngân hàng áp dụng. (II) Các công ty liên kết và công ty liên doanh Các công ty liên kết là các công ty mà Tập đoàn có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể, nhưng không nắm quyền kiểm soát, thông thường Tập đoàn nắm giữ từ 20% đến 50% quyền biểu quyết. Công ty liên doanh là hợp đồng liên doanh trong đó Tập đoàn và các đối tác khác thực hiện các hoạt động kinh tế trên cơ sở thiết lập quyền kiểm soát chung. Tập đoàn áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để hạch toán các khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh trong báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn. Tập đoàn hưởng lợi nhuận hoặc chịu phần lỗ trong các công ty liên kết và liên doanh sau ngày hợp nhất và ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Nếu phần sở hữu của Tập đoàn trong khoản lỗ của các công ty liên kết và liên doanh lớn hơn hoặc bằng giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh, Tập đoàn không phải tiếp tục phản ánh các khoản lỗ phát sinh sau đó trên các báo cáo tài chính hợp nhất trừ khi Tập đoàn có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ thay cho các công ty liên kết và liên doanh. Lợi nhuận chưa thực hiện trên các giao dịch giữa Tập đoàn và các công ty liên kết và liên doanh được loại
  13. 58 Báo cáo thường niên 2005 Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 (tiếp theo) trừ theo tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn trong các công ty liên kết và liên doanh. Lỗ chưa thực hiện cũng được loại trừ, ngoại trừ trường hợp giao dịch thể hiện cụ thể sự giảm giá của tài sản được chuyển giao. Các chính sách kế toán của các công ty liên kết và liên doanh cũng được thay đổi khi cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán với các chính sách kế toán được Ngân hàng áp dụng. (III) Đầu tư vào các đơn vị khác Đầu tư vào các đơn vị khác gồm đầu tư cổ phần với tỷ lệ dưới 20% vào các công ty không niêm yết. Do không thể đo lường một cách tin cậy giá trị hợp lý của những khoản chứng khoán không niêm yết, những khoản đầu tư này được ghi nhận theo giá vốn. Cổ tức được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi Tập đoàn có quyền nhận các cổ tức này. 2.3. Đầu tư chứng khoán (I) Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán kinh doanh là chứng khoán ban đầu được mua và nắm giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn hoặc nếu Ban Tổng Giám đốc quyết định như vậy. Chứng khoán kinh doanh loại niêm yết ban đầu được ghi nhận theo giá vốn. Sau đó, các chứng khoán này được ghi nhận theo giá vốn trừ dự phòng giảm giá chứng khoán. Dự phòng được lập khi giá thị trường của chứng khoán thấp hơn giá trị sổ sách. Việc hạch toán khoản dự phòng được thực hiện theo Thông tư số 92/2000/ TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2000. Các chứng khoán không niêm yết được ghi nhận theo giá vốn vì không thể đo lường một cách tin cậy giá trị hợp lý của những khoản chứng khoán này. Lãi hoặc lỗ từ kinh doanh chứng khoán được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo số thuần. (II) Chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn Chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn là các chứng khoán có kỳ hạn cố định và các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được và Ban Tổng Giám đốc có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn. (III) Chứng khoán nợ sẵn sàng để bán Chứng khoán nợ sẵn sàng để bán là các chứng khoán nợ được giữ trong thời gian không ấn định trước, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ứng phó với trường hợp thay đổi lãi suất, tỷ giá, hoặc giá trị chứng khoán. Chứng khoán nợ sẵn sàng để bán còn bao gồm các chứng khoán mà Tập đoàn nắm giữ theo các hợp đồng mua lại ký với các tổ chức tài chính khác sẽ được bán lại tại thời điểm theo các điều khoản trong các hợp đồng này.
  14. www.acb.com.vn 59 Chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán nợ sẵn sàng để bán được ghi nhận theo giá vốn. Thu nhập lãi từ chứng khoán nợ sau ngày mua được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở dự thu. Lãi chứng khoán trả trước được ghi giảm trừ vào giá vốn tại thời điểm mua. 2.4. Niên độ kế toán Niên độ kế toán của tập đoàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12. 2.5. Ngoại tệ Báo cáo tài chính hợp nhất được lập theo đơn vị triệu đồng Việt Nam. Theo quyết định số 522/2000/QĐ-NHNN2 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực từ năm 2000, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tài sản và nợ ngắn hạn bằng tiền gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được kết chuyển vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. 2.6. Thu nhập lãi và chi phí lãi Ngân hàng ghi nhận lãi tiền vay và lãi tiền gửi theo phương pháp dự thu, dự chi theo Thông tư số 92/2000/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2000 và quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 17 tháng 5 năm 2001. 2.7. Thu nhập phí và hoa hồng Phí và hoa hồng bao gồm phí nhận được từ dịch vụ thanh toán, phí từ các khoản bảo lãnh, phí từ cung cấp dịch vụ đầu tư và các dịch vụ khác. 2.8. Các khoản cho vay và tạm ứng khách hàng Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản vay có kỳ hạn dưới 1 năm. Các khoản cho vay trung hạn có kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm. Các khoản cho vay dài hạn có kỳ hạn trên 5 năm. Ngân hàng thực hiện việc cho vay và tạm ứng cho khách hàng theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001, quyết định 127/2005/QĐ- NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 và quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2005. Các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng được phân loại theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005. Các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng được phân thành năm nhóm nợ như sau:
  15. 60 Báo cáo thường niên 2005 Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 (tiếp theo) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; - Các khoản nợ cơ cấu lại được trả đầy đủ cả gốc và lãi theo điều khoản cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn và ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được Ngân hàng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng theo thời hạn được cơ cấu lại. Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn được cơ cấu lại. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại. - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn được cơ cấu lại) mà ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Việc áp dụng quyết định 493/2005/QĐ-NHNN có hiệu lực từ tháng 5 năm 2005 và được áp dụng kể từ thời điểm có hiệu lực về sau, không có điều chỉnh cho niên độ trước cho mục đích phân loại nợ.
  16. www.acb.com.vn 61 Dự phòng rủi ro tín dụng Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 do ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành, dự phòng cụ thể và dự phòng chung được lập cho các hoạt động tín dụng. Theo quyết định này, việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau: Tỷ lệ dự phòng Nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5% Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100% Dự phòng cụ thể được tính trên giá trị các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo cho từng khách hàng vay. Giá trị của tài sản đảm bảo là giá thị trường được chiết khấu theo tỷ lệ quy định cho từng loại tài sản đảm bảo như quy định trong Quyết định này. Theo quyết định trên, khoản dự phòng chung cũng được lập nhằm duy trì mức dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng và các khoản bảo lãnh ngoại trừ các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt được trong vòng 5 năm kể từ ngày hiệu lực của Quyết định này. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN có hiệu lực từ tháng 5 năm 2005 và được áp dụng phi hồi tố và không điều chỉnh cho niên độ trước cho dự phòng rủi ro tín dụng. 2.9. Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm toàn bộ các chi phí mà Tập đoàn phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Khấu hao Tài sản cố định được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản qua suốt thời gian hữu dụng ước tính như sau: Tỷ lệ khấu hao hàng năm Trụ sở làm việc 4% Thiết bị văn phòng 33% Phương tiện vận chuyển 14% Tài sản cố định khác 20% Phần mềm vi tính 12,5%
  17. 62 Báo cáo thường niên 2005 Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 (tiếp theo) Lãi và lỗ do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được xác định bằng số chênh lệch giữa số tiền thu thuần do thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Ngân hàng không thể tách biệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị xây dựng trong tổng giá trị trụ sở làm việc do các trụ sở làm việc được mua theo giá toàn bộ. Do đó, giá trị quyền sử dụng đất được bao gồm trong giá trị trụ sở làm việc, và khấu hao theo thời gian hữu dụng ước tính của các trụ sở làm việc này. 2.10. Vàng Vàng được đánh giá lại vào cuối năm. Chênh lệch do đánh giá được kết chuyển vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. 2.11. Tiền và các khoản tương đương tiền Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền, kim loại quý và đá quý, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại các ngân hàng khác có thời hạn đáo hạn ban đầu không quá ba tháng. 2.12. Các công cụ tài chính phái sinh Theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc áp dụng Hệ thống tài khoản mới đối với các Tổ chức tài chính, các công cụ tài chính phái sinh được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo giá trị hợp đồng vào ngày giao dịch, và sau đó được đánh giá lại theo giá trị hợp lý. Lợi nhuận hoặc lỗ khi các công cụ tài chính phái sinh được thực hiện được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận hoặc lỗ chưa thực hiện không được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà được ghi nhận vào khoản mục chênh lệch đánh giá lại các công cụ tài chính phái sinh trên bảng cân đối kế toán. 2.13. Thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh căn cứ vào thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. Thuế thu nhập hoãn lại được tính đầy đủ, sử dụng phương thức công nợ, cho sự khác biệt tạm thời giữa giá trị tính thuế của tài sản và nợ phải trả với giá trị sổ sách ghi trên báo cáo tài chính. Thuế thu nhập hoãn lại được tính theo thuế suất dự tính được áp dụng trong niên độ mà tài sản được bán đi hoặc khoản nợ phải trả được thanh toán; thuế suất được dự tính trên cơ sở thuế suất đã ban hành hoặc xem như có hiệu lực tại ngày của bảng cân đối kế toán hợp nhất.
  18. www.acb.com.vn 63 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ sự ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch, mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập tại thời điểm giao dịch. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập tại thời điểm giao dịch. 2.14. Các bên liên quan Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng, trực tiếp hay gián tiếp, kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng trọng yếu đến bên kia trong việc đưa ra các quyết định về tài chính hay hoạt động kinh doanh. 2.15. Dự phòng trợ cấp thôi việc Theo Luật Lao động Việt Nam, nhân viên của Tập đoàn được hưởng khoản trợ cấp thôi việc căn cứ vào số năm làm việc. Khoản trợ cấp này được trả một lần khi người lao động thôi làm việc cho Tập đoàn. Dự phòng trợ cấp thôi việc được lập trên cơ sở ước tính số tiền phải trả khi chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ vào khoảng thời gian làm việc cho Tập đoàn tính đến ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản dự phòng được tính bằng nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc của nhân viên tại Tập đoàn, dựa trên mức lương tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán hợp nhất. 2.16. Chi trả cổ tức Cổ tức chi trả cho các cổ đông của Tập đoàn được ghi nhận là một khoản phải trả trong báo cáo tài chính hợp nhất trong niên độ kế toán mà việc chia cổ tức của Tập đoàn được cổ đông của Tập đoàn chấp thuận. 2.17. Các hoạt động nhận ủy thác Tập đoàn có thực hiện các hoạt động nhận ủy thác đầu tư và do đó Tập đoàn nắm giữ hoặc đầu tư tài sản thay mặt cho các cá nhân và các doanh nghiệp. Các tài sản này và thu nhập từ tài sản này không được bao gồm trong báo cáo tài chính hợp nhất, vì chúng không phải là tài sản của Tập đoàn. 2.18. Số liệu so sánh Các thuyết minh cho bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2004 và cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào ngày nêu trên không được kiểm toán.
  19. 64 Báo cáo thường niên 2005 Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2005 (tiếp theo) 3. Tính tập trung của tài sản và nợ phân theo loại tiền tệ và kỳ hạn 3.1. Rủi ro tiền tệ Ngân hàng chịu rủi ro do ảnh hưởng các biến động về tỷ giá hối đoái đối với tình hình tài chính và luồng tiền của Ngân hàng. Ban Tổng Giám đốc thiết lập hạn mức giao dịch cho từng loại tiền và tổng các loại tiền cho các trạng thái qua đêm và trong ngày và các trạng thái này được kiểm soát hàng ngày. Bảng dưới đây tóm tắt rủi ro hối đoái của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 12 năm 2005. Bảng trình bày các tài sản và nợ của Tập đoàn theo giá trị ghi sổ và theo loại tiền tệ. 31 tháng 12 năm 2005 VND USD Vàng Tài sản Tiền và kim loại quý 158.621 141.088 1.210.036 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 724.847 263.937 - Tiền gửi tại các Ngân hàng nước ngoài - 185.931 137.100 Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng trong nước 4.457.283 1.413.385 48.900 Cho vay các tổ chức tín dụng trong nước 104.842 76.565 - Chứng khoán kinh doanh 39.218 - - Cho vay và tạm ứng cho khách hàng 6.008.618 2.282.826 1.089.222 Trừ: Dự phòng rủi ro tín dụng (20.825) - - Đầu tư vào chứng khoán nợ: - Sẵn sàng để bán 456.515 - - - Giữ đến ngày đáo hạn 3.956.383 410.869 - Đầu tư vào các công ty liên kết và liên doanh 11.713 - - Đầu tư vào các đơn vị khác 125.003 - - Tài sản cố định hữu hình, xây dựng cơ bản dở dang và mua sắm tài sản cố định 482.008 - - Tài sản cố định vô hình 12.470 - - Tài sản khác 324.984 30.756 5.636 Tổng tài sản 16.841.680 4.805.357 2.490.894 Nguồn vốn Tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 967.312 - - Tiển gửi và tiền vay của các Tổ chức tín dụng khác 876.010 247.564 - Vốn nhận từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 265.428 - - Tiền gửi của khách hàng 12.639.046 4.786.875 2.455.916 Nợ khác 398.403 203.914 23.650 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả 18.396 - - Tổng công nợ 15.164.595 5.238.353 2.479.566 Tài sản/(nợ) thuần 1.677.085 (432.996) 11.328
  20. www.acb.com.vn 65 Đơn vị : Triệu đồng EUR JPY AUD CAD Khác Tổng cộng 18.442 1.497 1.728 1.007 73 1.532.492 - - - - - 988.784 94.501 2.498 2.678 490 3.955 427.153 5.625 98 176 209 1.069 5.926.745 - - - - - 181.407 - - - - - 39.218 851 - - - - 9.381.517 - - - - - (20.825) - - - - - 456.515 - - - - - 4.367.252 - - - - - 11.713 - - - - - 125.003 - - - - - 482.008 - - - - - 12.470 1 - 2 - 33 361.412 119.420 4.093 4.584 1.706 5.130 24.272.864 - - - - - 967.312 2 - - - - 1.123.576 - - - - - 265.428 95.899 1.983 4.050 29 1.122 19.984.920 2.045 339 296 281 1.098 630.026 - - - - - 18.396 97.946 2.322 4.346 310 2.220 22.989.658 21.474 1.771 238 1.396 2.910 1.283.206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2