YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo thuyết minh: Dự án trồng rừng trồng cây hông tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
21
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của dự án Trồng rừng, trồng cây Hông có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, làm tốt đất và làm sạch không khí, cải thiện môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thuyết minh: Dự án trồng rừng trồng cây hông tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------*****----------- BÁO CÁO THUYẾT MINH DỰ ÁN: “TRỒNG RỪNG “TRỒNG CÂY HÔNG” TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU” NHÀ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ KTD ĐẠI VIỆT Địa chỉ: Số nhà 26, Tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu Lai Châu, năm 2023
- PHỤ LỤC CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 CHƯƠNG II:SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ ............................................ 4 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ: ............................................................................. 4 II. GIỚI THIỆU DỰ ÁN ............................................................................................... 4 1. Tên dự án: ................................................................................................................ 4 2. Nhà đầu tư: ............................................................................................................... 4 3. Địa điểm thực hiện dự án: ......................................................................................... 4 4. Quy mô đầu tư: .......................................................................................................... 5 5. Các văn bản pháp lý: .................................................................................................6 6. Tài liệu sử dụng: ........................................................................................................8 III. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ .............................................................................................. 8 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................ 8 2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập .................................................................... 15 3. Mục tiêu của dự án: ................................................................................................. 15 4. Tiến độ thực hiện dự án: .......................................................................................... 16 5. Nhu cầu sử dụng đất: ............................................................................................... 16 CHƯƠNG III QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÔNG ............................... 18 I. Điều kiện gây trồng .................................................................................................. 18 II. Thu hái chế biến bảo quản giống ............................................................................. 18 III. Gieo tạo cây con .................................................................................................... 19 IV Trồng rừng Hông:................................................................................................... 21 V. Chăm sóc bảo vệ rừng trồng: .................................................................................. 23 VI. Thời gian thu hoạch và năng suất cây trồng ........................................................... 28 CHƯƠNG IV :QUY MÔ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................................................ 29 I. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ...................................................................... 29 II. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG NĂM ............................................... 31 1. Doanh thu ................................................................................................................ 32 2. Kế hoạch sử dụng vốn vay và trả lãi vay và kế hoạch trả nợ .................................... 32 3. Chi phí trong thời gian vận hành và khai thác .......................................................... 33 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................... 33 6. Hiệu quả dự án ( NPV) ............................................................................................ 34 7. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội ................................. 34 CHƯƠNG V:TÍNH BỀN VỮNG DỰ ÁN..................................................................... 36 i
- CHƯƠNG VI:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 38 I. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ................................................................. 38 II. KIẾN NGHỊ: .......................................................................................................... 38 III. KẾT LUẬN: .......................................................................................................... 39 ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: Danh mục các ngành nghề hoạt động của dự án ........................................... 5 Bảng 2. 2: Bảng danh mục các hạng mục công trình ...................................................... 5 Bảng 2. 3: Tỷ lệ đất dự kiến bố trí để xây dựng các hạng mục công trình ..................... 16 Bảng 3. 1. Lượng phân bón, cây giống, CDCD được tính cho 1 chu kỳ ........................ 22 Bảng 3. 2. Chi phí chăm sóc rừng trồng trong 3 năm liên tục ....................................... 27 Bảng 3. 3. Chi phí thu hoạch, khai thác, thị trường....................................................... 28 Bảng 3. 4. Bộ máy quản lý điều hành dự án .................................................................. 28 Bảng 4. 1. Bảng khái toán tổng mức đầu tư................................................................... 29 Bảng 4. 2. Bảng tổng hợp chi phí nhân công, phân bón, cây giống............................... 31 Bảng 4. 3. Bảng doanh thu của dự án ............................................................................ 32 Bảng 4. 4. Bảng chi phí hoạt động của dự án trong thời gian vận hành và khai thác... 33 Bảng 4. 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của dự án ........................................ 33 Bảng 4. 6. Báo cáo dòng ngân lưu theo quan điểm tổng mức đầu tư ............................ 34 iii
- CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Hông, triển vọng làm giàu bền vững Cây Hông (Paulownia) là loài cây gỗ lớn, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp với cây Hông đã chọn cây Hông làm cây chủ lực trong ngành lâm nghiệp và chú ý phát triển. Ở Việt Nam cây Hông phân bổ trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung Quốc. Đồng bào các tỉnh này đã từng dùng gỗ cây này làm chõ đồ xôi nên có tên là cây Hông. Tuy nhiên, trước đây cây Hông ít được ngành lâm nghiệp và bà con chú ý đến. Những năm gần đây khi có những công trình nghiên cứu cây Hông của các nhà khoa học thì loài cây này mới bắt đầu được quan tâm và trồng thử nghiệm ở một số địa phương. Theo TS Thái Xuân Du (Viện Sinh thái nhiệt đới), người có nhiều năm nghiên cứu cây Hông cho rằng, cây Hông là “vua” của loài cây lâm nghiệp. Theo ông, cây Hông có nhiều ưu điểm: dễ trồng, thích nghi ở nhiều loại đất, lớn rất nhanh (sau 6-7 năm trồng, cây cao hơn 10m, đường kính 35-40cm), gỗ nhẹ, không bị mối mọt, ít bị biến dạng khi thời tiết thay đổi, khó cháy… Còn theo tài liệu của Trung Quốc, cây Hông được mệnh danh là “nhà vô địch về mọc nhanh”, kết quả được công bố: Cây 5 tuổi có đường kính bình quân 19,9 cm, cao 7- 8m, thể tích cây đứng 0,117 m3/cây; cây 8 tuổi D1,3=29,5 cm, H=10,35m, 11 tuổi D1,3=38,38 cm, H=12,46 m, Đường kính có thể đạt 90-100cm trong vòng 30 năm và 200 cm trong vòng 80 năm. Cây Hông sống lâu năm, cho sinh khối lớn: Cây 31 năm tuổi D1,3=100,5 cm, H=21,7 m, 75 tuổi D1,3=134,4 cm, H=44 m, cây 80 năm tuổi ở Quý Châu- Trung Quốc, đường kính 202 cm, chiều cao 49,5m, thể tích 34m3/cây. Gỗ Hông: Có tỷ trọng nhẹ (0,26-0,27g/cm3), độ cứng tương đương gỗ nhóm 5. Không bị mối mọt và ít bị mục (tại Hồ Bắc- Trung Quốc khai quật quan tài gỗ Hông sau 200 năm gỗ vẫn tốt. Trung Quốc có những ngôi nhà làm bằng gỗ Hông đã tồn tại hàng trăm năm). Gỗ có tỷ lệ co rút nhỏ dưới 0,45%, ít bị biến dạng và không bị cong vênh nứt nẻ, cách điện và cách nhiệt tốt. Hàm lượng xenlulô trong gỗ trung bình 48-51%. Chính vì những ưu điểm đó, gỗ Hông được dùng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống như làm đồ gia dụng, ván dán, ván sợi ép, trần nhà, trang trí nội thất, thùng đựng 1
- hàng, bao bì và các vật dụng khác. Gỗ Hông còn được dùng làm nhạc cụ, đóng tàu lượn, lót vỏ máy bay, toa xe, du thuyền, ván lướt và sản xuất bột giấy cao cấp (giấy in tiền). Một nguyên liệu, nhiều ứng dụng Ngoài gỗ, lá cây có hàm lượng đạm cao và các nguyên tố vi lượng khác, được dùng làm thức ăn cho gia súc, cành rơi, lá rụng có tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì đất. Cây Hông mọc nhanh nên chóng phát huy tác dụng phòng hộ, lá to có nhiều lông hữu ích trong việc làm sạch bụi và khói giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hoa để nuôi ong và làm thuốc chữa bệnh, vỏ cây chế thuốc nhuộm. Than đốt từ gỗ Hông dùng làm than hoạt tính, sử dụng bột pháo hoa, bột chì màu. Gỗ Hông còn có khả năng chống cháy, nhiệt độ cháy thông thường của gỗ từ 2230C đến 2570C, điểm cháy của gỗ Hông ở nhiệt độ 4250C. Đặc điểm này đáng chú ý, có thể trồng cây Hông để làm đường băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng. Giá thương phẩm của gỗ Hông tùy theo quy cách, phẩm chất và tuổi của cây gỗ. Gỗ khai thác ở tuổi thứ 6 có giá khoảng 120-150 USD/m3 gỗ tròn, giá gỗ Hông trên thị trường rất cao khoảng 700-1.000 USD/m3 gỗ. Tiềm năng ở Việt Nam Một số mô hình đã trồng công cây Hông được sự quan tâm chú ý như mô hình trồng xen canh cây hông với cà phê ở Tây Nguyên phát triển rất tốt Hay như mô hình trồng trồng thử nghiệm tại một số điểm thuộc huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy cây Hông có tỷ lệ sống trên 90%, khả năng sinh trưởng rất nhanh. Rừng trồng 18 tháng tuổi trên đất hơi nghèo đến trung bình ở xã Địch Quả đạt đường kính trung bình trên 5cm, cao 4-5m. Trong đó, một số cây có đường kính trên 10cm, cao 7m. Cây trồng phân tán ở Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Sơn (đất tốt) đường kính đạt 16-20cm, cao 7-8m. Có thể nói cây hông là cây lâm nghiệp có triển vọng (vừa có giá trị kinh tế cao vừa có chức năng phòng hộ nhanh). Có thể trồng phân tán, trồng thành rừng tập trung hoặc trồng xen theo phương thức nông lâm kết hợp. Một trong những thành viên đối tác của Công ty chúng tôi là Công ty Cổ phần đầu tư Dầu khí Đại Việt đã và đang đầu tư Dự án trồng rừng sản xuất, Mà cây Hông là cây công nghiệp chủ đạo. Với các dự án tại tỉnh Quảng Bình là 400ha và tỉnh Lạng Sơn là 300ha. Qua nghiên cứu điều kiện khí hậu, địa chất tỉnh Lai Châu cũng như khảo sát hiện trạng rừng, đặc biệt các khu đất trống đồi núi trọc tại vùng sâu vùng xa thuộc địa bàn tỉnh. Chúng tôi nhận thấy việc đầu tư dự án trồng Cây Hông sẽ tạo được công ăn việc làm cho 2
- bà con dân tộc thiểu số, tạo thu nhập ổn định, nâng cao trình độ của người dân, góp phần giảm tệ nạn xã hội, tác động tích cực nâng cao đời sống an sinh xã hội, ổn định xã hội ở địa phương giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. 3
- CHƯƠNG II SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ: Rừng vốn được mệnh danh là lá phổi xanh của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm, trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng. Lai Châu là một tỉnh miền núi có diện tích rừng lớn, diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ rừng là 466.458,89 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,44% (QĐ số 75/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của UBND tỉnh Lai Châu về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Lai Châu năm 2021). Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV năm 2022 tỉnh Lai Châu, diện tích rừng trồng sơ bộ đạt 2.992 ha tăng 62,43% so với cùng kỳ năm trước, khai thác gỗ ước đạt 6.656m3 gỗ các loại, tăng 1,77% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Lai Châu vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước, với 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 85%, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời số ng người dân nơi đây còn nhiề u khó khăn. Như vậy, việc phát triển đẩy mạnh trồng rừng góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. II. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1. Tên dự án: “Trồng rừng “trồng cây Hông” tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” Tổng diện tích đề xuất thực hiện dự án: 504,05 ha Thời gian thực hiện Dự án: 50 năm 2. Nhà đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế KTD Đại Việt Địa chỉ: Số nhà 26, Tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 0978153706 Ngày đăng ký kinh doanh: 30 tháng 8 năm 2022 Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng 3. Địa điểm thực hiện dự án: Các xã Căn Co, xã Nậm Cha và xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 1.3. Mục tiêu đầu tư: Về môi trường: Dự án Trồng rừng, trồng cây Hông có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, làm tốt đất và làm sạch không khí, cải thiện môi trường. 4
- Về kinh tế: 1 chu kỳ (6 năm) đạt 800 m3 gỗ/ha, củi từ trồng. Với sản lượng trên dự án sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu cung cấp cho nguyên liệu gỗ thị trường chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu. Về xã hội: Tạo việc làm cho hơn trăm lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân trong vùng, đóng góp thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, ngân sách Nhà nước. Bảng 2. 1: Danh mục các ngành nghề hoạt động của dự án Mã ngành CPC (*) Mục tiêu hoạt động Mã ngành theo VSIC STT (đối với ngành nghề có (Mã ngành cấp 4) mã CPC, nếu có) Trồng rừng và chăm sóc rừng (Chi tiết: Ươm giống 1 0210 cây lâm nghiệp Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ) 4. Quy mô đầu tư: 4.1. Diện tích đất sử dụng: 504,05 ha. 4.2. Công suất thiết kế:Dự án thuộc loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp IV, có tổng diện tích 504,05 ha gồm các hạng mục chính như sau: - Trồng rừng sản xuất (trồng cây Hông) với diện tích: 487 ha, mật độ trồng 1000 cây/ha. - Hạ tầng công trình phục vụ quản lý dự án: 17,05 ha, bao gồm: Nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân, nhà kho, nhà bảo vệ, chòi nghỉ công nhân, đường vận xuất, vận chuyển, đường băng cản lửa và các hạng mục phụ trợ khác... Bảng 2. 2: Bảng danh mục các hạng mục công trình Tổng Kích thước Diện Số diện TT Hạng mục công trình ĐVT tích lượng Rộng tích Dài (m) (m2) (m) (m2) 1 Nhà điều hành 1 m2 15 20 300 300 2 Khu nhà nghỉ công nhân 3 m 2 5 20 100 300 3 Nhà bảo vệ 3 m 2 4 5 20 60 2 4 Nhà kho 10 m 5 10 50 500 5 Chòi nghỉ công nhân 100 m 2 2,5 4 10 1.000 6 Đường vận xuất, vận chuyển m 2 6,5 11.000 71.500 71.500 Đường băng cản lửa, giải phân 7 m2 8 12.105 96.840 96.840 cách chống cháy 4.3. Sản phẩm dịch vụ cung cấp Đóng góp một phần phúc lợi an sinh cho xã hội cho huyện Sìn Hồ nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung. Dự án là một trong những bước đi của quá trình hình thành phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, năng suất trồng cây Hông cho sản lượng gỗ gấp 3-5 lần cây gỗ thông thường ( bạch đàn, keo, xoan...) giá thành tốt, tăng việc làm và thu nhập 5
- cho người lao động. Cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế các sản phẩm gỗ bóc, gỗ nguyên liệu thô, gỗ tấm thành phẩm, gỗ tạp... Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tỉnh Lai Châu cũng như cả nước. Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương vừa là nguồn lực quan trọng trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp. 5. Các văn bản pháp lý: - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật tại Luật số 35/2018/QH14; Luật số 39/2019/QH14 và Luật số 61/2020/QH14; - Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Đầu tư 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật nguy cấp, quý, hiếm; - Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về Quy định thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính Phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 15/03/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; 6
- - Nghị định số 75/2015/CĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/1/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2020; - Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; - Quyết định 744/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 04 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020; - Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 17 tháng 11 năm 2014 về ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo vùng sinh thái lâm nghiệp; - Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 07 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về công bố hiện trạng rừng năm 2015; - Quyết định số 79/QĐ-BXĐ ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; - Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNVPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2019 của Chính Phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; - Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ TNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 15/03/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư; 7
- - Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 19/9/2009 của UBND tỉnh Lai Châu về việc: Ban hành quy định về cơ chế quản lý đầu tư, bảo vệ rừng, khoanh nuôi và trồng rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; - Các tài liệu về khảo sát hiện trạng vùng. 6. Tài liệu sử dụng: - Kết quả điều tra hiện trạng đất đai tài nguyên rừng tỉnh Lai Châu. - Kết quả điều tra dân sinh - kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu. - Tài liệu điều tra lập địa. - Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Tài liệu khí tượng thủy văn của đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ. III. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km về phía Tây theo hướng Quốc lộ 4D. Toạ độ địa lý trong khoảng từ 22001' đến 22032' vĩ độ Bắc và 103004' đến 103035' kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Phong Thổ; - Phía Đông Bắc giáp Thành phố Lai Châu; - Phía Đông Nam giáp huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên; - Phía Nam giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) và huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên); - Phía Tây Nam giáp huyện Nậm Nhùn và thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên). Huyện Sìn Hồ có diện tích tự nhiên là 152.245,18 ha, bao gồm 22 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 21 xã, trong đó có 01 xã vùng biên giới). Huyện có 12,973 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, do đó có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia, vị trí ảnh hưởng đến tuyến phòng thủ phía Bắc của đất nước. b. Địa hình và địa mạo Địa hình huyện Sìn Hồ phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh với 03 vùng rõ rệt: - Vùng cao: Gồm 09 xã, thị trấn (Làng Mô, Tủa Sín Chải, Tả Ngảo, Sà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ và thị trấn Sìn Hồ) với độ cao từ 800 - 1.800 m so với mực nước biển, riêng thị trấn Sìn Hồ ở độ cao 1.500 m, có thời tiết ban ngày mát 8
- mẻ, ban đêm lạnh khá giống với thị xã Sa Pa, thích hợp trồng các loại cây trồng như hoa, dược liệu, cây ăn quả ôn đới. - Vùng thấp: Gồm 11 xã (Ma Quai, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Pa Khóa, Nậm Cha, Căn Co, Nậm Mạ, Noong Hẻo, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Pu Sam Cáp) với độ cao trung bình 500 - 800 m, có địa hình bị chia cắt mạnh, phổ biến là núi cao, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng tương đối rộng, là vùng có diện tích ngập lòng hồ thủy điện Sơn La rộng lớn. - Vùng biên giới và các xã dọc sông Nậm Na: Gồm 02 xã (Chăn Nưa, Pa Tần) với độ cao trung bình 400 - 600 m, có địa hình chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao và thung lũng sâu, có độ dốc lớn nên đất màu thường bị rửa trôi và có hiện tượng xói mòn mạnh, trong các tháng mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ quét và lũ ống. c. Khí hậu Chế độ khí hậu huyện Sìn Hồ điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão, mùa đông lạnh và mưa ít, mùa hạ nóng mưa nhiều và ẩm ướt. - Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.604 mm/năm. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 - 86%, cao nhất là tháng 7 (85 - 90%), tháng thấp nhất vào tháng 3 (70 - 80%). Tổng số giờ nắng trung bình trong năm từ 1.850 - 1.900 giờ. - Khu vực 11 xã vùng thấp và 02 xã dọc sông Nậm Na có khí hậu ôn đới, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân năm là 250C, lượng mưa trung bình khoảng 2.480 - 2.750 mm/năm, phân bố không đều trong năm, độ ẩm không khí trung bình khoảng 82%. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, có nhiệt độ và độ ẩm cao, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp (trong thời gian này thường có sương muối, có nguy cơ gây ra những trận rét đậm, rét hại kéo dài), tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa. - Khu vực 09 xã vùng cao, thị trấn có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng và mưa nhiều. Lượng mưa bình quân năm ở mức tương đối cao khoảng 2.600 - 2.700 mm/năm và phân bố không đồng đều. Lượng mưa cao nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa trung bình của cả năm, các tháng còn lại chỉ chiếm khoảng 30%. d. Thủy văn Huyện Sìn Hồ có mạng lưới sông, suối khá dày đặc, đa dạng, trong huyện có 02 sông chính chảy qua là sông Đà và sông Nậm Na; ngoài ra còn các dòng suối với trữ lượng nước lớn như: Suối Nậm Mạ, suối Nậm Múng, suối Nậm Tăm, suối Phiêng Ớt,… Đặc biệt, huyện có 08 xã nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La. Hệ thống sông và suối lớn trên địa bàn như sau: 9
- - Sông Đà là ranh giới tự nhiên giữa huyện Sìn Hồ và huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) nay là lòng hồ thủy điện Sơn La. - Sông Nậm Na bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam qua các xã như Pa Tần, Chăn Nưa và đổ vào sông Đà, có nước quanh năm, lưu lượng mùa mưa khoảng 3.300 m3/s, mùa khô khoảng 39 m3/s. - Suối Nậm Mạ bắt nguồn từ Phìn Hồ chảy theo hướng Đông - Nam qua các xã Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha và đổ ra sông Đà, lưu lượng mùa mưa khoảng 687 m3/s, mùa khô khoảng 2,02 m3/s. e. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Sìn Hồ, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 152.245,18 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 94.448,61 ha, chiếm 60,99% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 8.287,63 ha, chiếm 5,09% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 49.508,95 ha, chiếm 33,92% tổng diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên xã Căn Co là 8.187,67 ha (chiếm 5,38% tổng diện tích toàn huyện), xã Nậm Hăn là 9.018,53 ha (chiếm 5,92% tổng diện tích toàn huyện), xã Nậm Cha là 6.114,85 (chiếm 4,02% tổng diện tích toàn huyện). Theo kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Lai Châu, huyện Sìn Hồ gồm các nhóm và các loại đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Diện tích 78,59 ha. Nhóm đất này có 01 loại đất là đất phù sa ngòi suối, phân bố trên địa bàn xã Pa Tần. - Nhóm đất đen: Diện tích 326,58 ha. Nhóm đất này có 01 loại đất là đất đen cacbonat. Phân bố trên địa bàn các xã Tả Phìn, xã Hồng Thu. - Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 85.732,43 ha. Trong đó: + Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: Diện tích 19.235,39 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Căn Co, xã Nậm Mạ, xã Nậm Cha, xã Tả Ngảo... + Đất đỏ nâu trên đá vôi: Diện tích 2.721,35 ha; phân bố trên địa bàn các xã Hồng Thu, xã Pa Tần, xã Chăn Nưa, xã Phìn Hồ, xã Tả Phìn. + Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: Diện tích 31.474,44 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Chăn Nưa, xã Pa Tần, xã Nậm Cuổi,... + Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích 32.301,25 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ma Quai, xã Phìn Hồ, xã Nậm Tăm, xã Lùng Thàng... - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 43.503 ha. Trong đó: 10
- + Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi: Diện tích 3.766,42 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Hồng Thu, xã Làng Mô, xã Tủa Sín Chải,... + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Diện tích 17.973,51 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Làng Mô, xã Phìn Hồ, xã Sà Dề Phìn, thị trấn Sìn Hồ,... + Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: Diện tích 842,25 ha; phân bố trên địa bàn các xã Pa Tần, xã Noong Hẻo, xã Pa Khóa. + Đất mùn vàng nhạt trên đá cát: Diện tích 20.920,82 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Pu Sam Cap, xã Nậm Tăm, xã Tả Phìn, xã Tả Ngảo,... - Nhóm đất mùn trên núi cao: Diện tích 3.044,93 ha. Nhóm đất này có 01 loại đất là đất mùn vàng nhạt trên núi cao. Phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Noong Hẻo, xã Pu Sam Cáp, xã Pa Khóa,... - Nhóm đất thung lũng: Diện tích 283,01 ha. Nhóm đất này có 01 loại đất là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Phân bố trên địa bàn các xã Noong Hẻo, xã Tả Ngảo, xã Nậm Tăm, xã Làng Mô,... - Nhóm núi đá có rừng cây: Diện tích 12.567,55 ha; phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã như xã Tủa Sín Chải, xã Hồng Thu, xã Làng Mô... Tài nguyên nước - Nước mặt: Sìn Hồ có hệ thống sông, suối, ao, hồ khá phong phú và có 2 sông lớn bao quanh 2/3 địa bàn huyện là sông Đà và sông Nậm Na. Qua địa phận các xã như Pa Tần, Tả Phìn, Chăn Nưa, Tủa Sín Chải, Nậm Mạ, Nậm Hăn. Các xã vùng thấp có vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và vùng ngập lòng hồ thủy điện Nậm Na 1, 2, 3 rộng lớn, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và du lịch. Đây là những nguồn nước chính để xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi và nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. - Nước ngầm: Chưa có số liệu khảo sát nguồn nước ngầm ở huyện Sìn Hồ. Tuy nhiên, theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn huyện có nước ngầm ở mức độ không sâu, trữ lượng nước không lớn; nước ngầm có thể khai thác (giếng khoan, giếng đào) phục vụ cho sinh hoạt. - Vùng ngập thủy điện: Vùng ngập thuỷ điện Sơn La đã ngập trên dòng sông Đà cũ và vùng ngập của thuỷ điện Nậm Na 1,2,3 trên dòng sông Nậm Na cũ. Hiện nay các vùng ngập lòng hồ này đã được giao cho địa phương quản lý. Tài nguyên rừng Diện tích đất rừng của huyện Sìn Hồ tương đối lớn. Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất đai năm 2022. Diện tích đất lâm nghiệp là 63.289,26 ha, chiếm 41,57% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó bao gồm: Đất rừng phòng hộ: Diện tích 34.524,43 ha, chiếm 22,68% tổng diện tích tự nhiên; Đất rừng sản xuất: Diện tích 28.764,83 ha, chiếm 18,89% tổng diện tích tự nhiên. 11
- Hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện đa dạng. Hệ thảm thực vật khá phong phú với các loại cây quý, hiếm như gỗ pơ mu, sa mu... Trên vùng núi đá có một vài loại gỗ quý như: chò chỉ, pơ mu, lát, nghiến… tuy nhiên trữ lượng gỗ không nhiều. Ngoài ra, thảm thực vật còn có nhiều loại cây dược liệu quý như đẳng sâm, thục đoan, ngũ gia bì, hoàng tinh, tam thất, xuyên khung, thảo quả, đương quy, đỗ trọng, các loài hoa (địa lan, phong lan...), cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê....). Tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện Sìn Hồ có các loại khoáng sản đã và đang được khai thác như: đồng, vàng, sắt, đá phiến, đá xây dựng… Cụ thể: Vàng sa khoáng dọc sông Nậm Na và sông Đà; đá phiến phân bố trên các dãy núi dọc sông Nậm Na, sông Đà; đá xây dựng phân bố hầu hết ở khu vực vùng cao. 1.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai tốt nhiệm vụ kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 với phương châm thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả; kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống của Nhân dân. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 huyện Sìn Hồ đạt được những kết quả như sau: - Thu nhập bình quân đầu người/năm: 34,5 triệu đồng; - Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 32,8 tỷ đồng; - Tổng sản lượng lương thực có hạt: 46.449 tấn; - Bình quân lương thực/đầu người/năm: 529 kg; - Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc: 5,0%; - Tỷ lệ che phủ của rừng: 42,12%; - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%; - Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 100%; - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 38,1%. a. Xã Căn Co: Kinh tế của xã có nhiểu chuyển biến, tiếp tục phát triển. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28,4 triệu đồng/ người/năm. Về sản xuất nông nghiệp: - Về Trồng trọt: Trong năm 2022 diện tích cây lương thực có hạt đạt 500 ha, giảm 160 ha tương đương 24,2% so với cùng kỳ do nhân dân mở rộng diện tích trồng cây sắn. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 1.860 tấn giảm 311 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. - Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2022 là 6 ha. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng ước đạt 14 tấn. - Về chăn nuôi, thú y: Tổng đàn gia súc 3771 con ( Trong đó: Trâu 683 con, Bò 283 con, lợn 1874 con, dê 931 con), tổng đàn gia cầm 13.450 con tính đến ngày 31/12/2022. 12
- Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc ước đạt 5%. - Về công tác Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện có ( tính cả diện tích cây cao su) của xã là 1.860.75 ha, trong đó rừng phòng hộ 604,14 ha, tỷ lệ che phủ rừng 22,72%. Thực hiện giao khoán cho các bản trên địa bàn xã quản lý và bảo vệ tập trung theo quy mô từng bản. Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả DVMTR của xã thường xuyên chỉ đạo, tuyên truyền đến mọi người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt trong mùa khô năm 2022 – 2023. Về các chỉ tiêu xã hội - 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, đạt 100% Nghị quyết HĐND xã giao. - 7/7 bản có đường xe máy đi lại thuận tiện, đạt 100% Nghị quyết HĐND xã giao. - Công tác giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt: Các công trình thuỷ lợi được bà con nhân dân sửa chữa, dọn sạch các kênh mương, đảm bảo cung cấp nước phục vụ tốt cho sản xuất vụ mùa năm 2022, phát quang, tu sửa các tuyến đường lên bản với 540 ngày công lao động. - Về xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt được 14/19 tiêu chí: Quy hoạch chung; Thủy lợi; Điện; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại; Thông tin và truyền thông; Nhà ở dân cư; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; Hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục và đào tạo; Văn hóa; Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng, và an ninh; Y tế; Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu đúng về chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới. Vận động Nhân dân đào hố chứa rác thải theo nhóm hộ gia đình, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh, phát quang, dọn dẹp đường ngõ bản, ngõ xóm những bản đã được đầu tư xây dựng đường bê tông nội bản. b. Xã Nậm Hăn: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm 2022 tiếp tục phát triển ổn định, tăng trưởng khá, tình hình quốc phòng, an ninh được ổn định.Tổng thu nhập bình quân đầu người 31 triệu/người; tăng 3% so với cùng kỳ. Lương thực bình quân đầu người 236kg/người/năm.. Về sản xuất nông nghiệp: - Về Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2022: giao 571 ha, thực hiện 1.330 ha đạt 232% KH giao. Trong đó diện tích cây lương thực có hạt đạt 590 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt 2.350,5 tấn. - Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2022 là 8 ha. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng ước đạt 14 tấn, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng ước đạt 15 tấn. - Chăn nuôi, thú y: Tổng đàn gia cầm: 13.232/16.500 con, đạt 80% KH giao, đạt 13
- 100% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng đàn trâu đạt 2.164 con, tổng đàn bò 1.372 con, tổng đàn lợn đạt 1.491 con. - Về công tác Lâm nghiệp: Tiếp nhận và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2022 cho 14 bản với tổng số tiền là 541.522.074 đồng. Trong năm 2022 trên địa bàn xã không có vụ cháy nào xảy ra. Về các chỉ tiêu xã hội - 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. - 100% đường giao thông liên bản được bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại. - Công tác thủy lợi, nước sinh hoạt: Các công trình thuỷ lợi được bà con nhân dân kiểm tra, rà soát và sửa chữa các công trình bị hư hại nhẹ, thường xuyên nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới tiêu mùa vụ, nước sinh hoạt. Thực hiện sửa chữa đường nước sinh hoạt bản Huổi Pha I và bản Pá Pha, Pá Hăn. Duy tu bảo dưỡng tuyến kênh mương thủy lợi bản Huổi Lá với tổng kinh phí 100.000.000 đồng, do xã làm chủ đầu tư. - Về xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt được 09/19 tiêu chí ((TC3) Thủy lợi; (TC 4) Điện; (TC 7) Chợ nông thôn; (TC 8) Bưu điện; (TC 12) Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; (TC 13) Hình thức tổ chức sản xuất, (TC 14) Giáo dục; (TC 18) Hệ thống tổ chức chính trị; (TC 19) An ninh trật tự). Vận động Nhân dân 12/15 bản thực hiện làm đèn thắp sáng đường nông thôn nội bản. c. Xã Nậm Cha: Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 27 triệu/người/năm đạt 90% so với KH (tăng 2 triệu so với cùng kỳ 2021). Bình quân lương thực /đầu người 471kg/người/năm. Về sản xuất nông nghiệp: - Về Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đầ u năm 2022 là: 853/686 ha(Giảm 44 ha so với diện tích gieo trồng cùng kỳ năm 2021, đạt 123,4 % chỉ tiêu kế hoạch giao). - Về thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2022 đạt 10,5 ha, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 40,5 tấn. - Về chăn nuôi, thú y: Tổng đàn gia súc hiện có: 3.570 con, tổng đàn gia cầm: 13.900 con, Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc đạt 5%/năm. - Về công tác Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng trên địa bàn xã hiện có 1.997 ha, Tỷ lệ che phủ rừng của cả xã là 39,8%. UBND xã xây dựng phương án chi trả DVMTR năm 2022 với diện tích cung ứng 1.039,6 ha, diện tích chi trả theo hệ số K là 875,74 ha, với tổng số tiền chi trả là 522.841.526 đồng. Về các chỉ tiêu xã hội - 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. - Đường giao thông liên bản, liên xã đi lại thuận tiện. 14
- - Công tác giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt: Các công trình thuỷ lợi được bà con nhân dân thường xuyên nạo vét kênh, mương bảo đảm lượng nước tưới tiêu cho đồng ruộng trong vụ sản xuất, sửa chữa kênh mương bị hư hỏng, sạt lở. Thường xuyên phát dọn các tuyến đường liên bản, liên xã bảo đảm giao thông thông suốt. - Về xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt được 11/19 tiêu chí. 2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số Dân số trung bình của huyện năm 2022 là 87.789 người. Trong đó: Dân số thành thị 4.542 người, chiếm 5,17% tổng dân số; dân số nông thôn 83.247 người, chiếm 94,83% tổng dân số. Mật độ dân số bình quân là 58 người/km2 (Trong đó: thị trấn Sìn Hồ là 399 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số năm 2022 là 1,2%. Dân số năm 2022 tại xã Căn Co năm là 4.862 người, xã Nậm Hăn là 5.140 người, xã Nậm Cha 3.871 người. b. Lao động - Về lao động, cơ cấu lao động: Năm 2022, huyện có 54.336 người trong độ tuổi lao động, chiếm 61,5% tổng dân số. Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 71,6% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân; ngành công nghiê ̣p và xây dựng chiế m 10,3% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân; ngành thương mại, dich vu ̣ chiế m 18,1% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. ̣ - Số người trong độ tuổi lao động tại xã Căn Co là 2938 người (chiếm 60,43% tổng dân số); xã Nậm Hăn có 3596 người (chiếm 69,96% tổng dân số); xã Nậm Cha có 2336 người (chiếm 60,35% tổng dân số). c. Việc làm và thu nhập - Thu nhập bình quân đầu người của huyện Sìn Hồ dần tăng từ 32,5 triệu đồng/người/năm (năm 2021) lên 34,5 triệu đồng/người/năm (năm 2022), góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện. - Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 tại xã Căn Co ước đạt 28,4 triệu/người/năm, xã Nậm Hăn ước đạt 31 triệu/người/năm, xã Nậm Cha ước đạt 27 triệu/người/năm. 3. Mục tiêu của dự án: Phủ xanh đất trống, đồi trọc, nâng cao độ che phủ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của rừng đầu nguồn, hạn chế về lũ lụt, phòng chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai. Dự án phát triển trồng rừng, trồng cây lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa ở địa phương. 15
- Bảo vệ an ninh quốc phòng ở xã miền núi khó khăn. Thực hiện được các nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước. Khai thác triệt để tiềm năng đất đai trên vùng gò đồi còn để hoang chưa khai thác. Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, thúc đẩy phát triển Kinh tế của tỉnh. Tạo môi trường sinh thái cho rừng đầu nguồn. Xây dựng được một phần cơ sở hạ tầng, đường giao thông tại vùng thực hiện dự án. Góp phần thực hiện chủ trương, mục tiêu của tỉnh về việc phát triển cây lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh. 4. Tiến độ thực hiện dự án: a. Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn - Vốn tự có của nhà đầu tư: 26.945.600.000 đồng, đã góp vốn đủ. - Vốn vay từ ngân hàng: 101.925.700.000 đồng được ngân hàng Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Lai Châu đồng ý thu xếp tín dụng theo thư Thu xếp tín dụng số TXTD/00023872 ngày 19/12/2022. b. Tiến thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư Khởi công xây dựng từ Quý I/2024 và hoàn thiện vào Quý IV/2025, cụ thể như sau: - Quý III/2023 đến quý IV/2023: Hoàn thiện hồ sơ pháp lý dự án, thủ tục giao đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng, cắm mốc chỉ giới chiếm đất, chuẩn bị mặt bằng. - Quý I/2024 đến quý III/2025: Triển khai thi công xây dựng các hạng mục quản lý dự án; Làm đất trồng cây Hông. - Quý IV/2025: Hoàn thiện dự án đưa vào chăm sóc bảo vệ và khai thác theo chu kỳ phát triển của cây trồng. 5. Nhu cầu sử dụng đất: Tổng diện tích đất dự kiến thực hiện dự án là 504,05 ha. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên (hiện trạng đất đai, nguồn nước), điều kiện kinh tế xã hội và khả năng phát triển sản xuất của các nghành, diện tích đất được cơ cấu như sau: Bảng 2. 3: Tỷ lệ đất dự kiến bố trí để xây dựng các hạng mục công trình STT Kí hiệu Hạng mục Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) 1 XDCT Đất xây dựng công trình 1.160 0,02% Nhà điều hành 300 Khu nhà nghỉ công nhân 300 Nhà bảo vệ 60 Nhà kho 500 2 HTKT Đất hạ tầng kỹ thuật 169.340 3,36% Đường vận xuất, vận chuyển 71.500 Đường băng cản lửa, giải phân 96.840 cách chống cháy 16
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn