intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Tổ chức lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: WỈ ThẢo | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo Tổ chức lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng trình bày nội dung chính về: Khái quát về vùng, tiềm năng phát triển của vùng, hiện trạng phát triển của vùng, định hướng phát triển của vùng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Tổ chức lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN<br /> <br /> Khoa Địa lí – Địa chính<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bài báo cáo<br /> <br /> TỔ CHỨC LÃNH THỔ <br /> <br /> VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Sinh viên thực hiện    :  TRẦN THỊ MAI THẢO<br /> <br /> Giáo viên hướng dẫn :   ThS.Phan Thị Lệ Thủy<br /> Bình Định, ngày 17 tháng 01 năm 2018<br /> <br /> <br /> Mục lục<br /> 1.  Phần mở đầu <br /> Quy hoạch tổ chức lãnh không gian lãnh thổ là một vấn đề quan trọng, cần <br /> phải thận trọng và có tầm nhìn xa. Đặc biệt, vấn  đề  quy hoạch cần  được <br /> nghiên cứu kĩ, có nhiều phương án, định hướng được hướng phát triển trong <br /> thời gian dài nhằm phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng của lãnh thổ.<br /> Đồng bằng sông Hồng là một vùng có vị  trí địa lí  ưu đãi, trù phú về  tài <br /> nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực. Đồng thời, đồng bằng sông Hồng có lịch <br /> sử  khai thác lâu dài, có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy <br /> vấn đề đánh giá, quy hoạch và đưa ra định hướng phát triển cho vùng là vô cùng  <br /> quan trọng. Do đó em chọn đề  tài “Nhận xét và đưa ra định hướng tổ  chức <br /> không gian lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng”.<br /> 2.  Phần nội dung <br /> 2.1. Khái quát về vùng: <br /> <br /> Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ  vĩ độ  21°34´B (huyện Lập Thạch) tới <br /> vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ  105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến <br /> 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).[2]<br /> Lãnh thổ  tiếp giáp với các khu vực: Phía Bắc và Đông Bắc là Vùng Đông <br /> Bắc; Phía Tây và Tây Nam là vùng Tây Bắc; Phía Đông là vịnh Bắc Bộ và phía <br /> Nam vùng Bắc Trung Bộ. Vùng nằm ngay trên địa bàn của vùng kinh tế  trọng <br /> điểm phía Bắc với vai trò đặc biệt của thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị ­ văn <br /> hóa – khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước. [7] <br /> Trển đất liền vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với hai vùng kinh tế là  <br /> Vùng kinh tế Trung du miền núi phía Bắc và Vùng kinh tế Bắc Trung bộ. [7]<br /> Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ <br /> 10 ­ 15m xuống đến các bãi bồi 2 ­ 4m  ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày  <br /> còn ngập nước triều. [2]<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br />  (Nguồn: Internet)<br /> Vùng Đồng bằng sông Hồng có 10 đơn vị hành chính gồm thủ đô hà nội và  <br /> 9   tỉnh:    Vĩnh   Phúc,   thủ   đô Hà   Nội, Bắc   Ninh, Hà   Nam, Hưng   Yên, Hải <br /> Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. [3]<br /> (Nguồn: Internet)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Toàn vùng có diện tích: 14.946,1km2  (chiếm 4,5% diện tích cả  nước).  [4] <br /> Dân số  là 19.999.300 người (thời điểm 1/04/2011), chiếm 22,76% dân số  cả <br /> nước. Mật độ 949 người/km2. [10]<br /> Đa   số   dân   số   là   người   Kinh,   một   bộ   phận   nhỏ   thuộc Ba   Vì (Hà   Nội) <br /> và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường. Dân cư đông nên có lợi thế: <br /> Có   nguồn   lao   động   dồi   dào,   nguồn   lao  động   này   có   nhiều  kinh   nghiệm   và <br /> truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao, có trình độ  học vấn cao  <br /> hơn các vùng khác. Tạo ra thị trường có sức mua lớn. [2]<br /> 2.2. Tiềm năng phát triển của vùng:<br /> <br /> Đồng bằng sông Hồng là vùng đất rộng lớn thành phố được xem là cái nôi <br /> của nền văn minh sông Hồng với nhiều nét văn hoá đặc sắc, các lễ  hội, hệ <br /> thống đình, đền, chùa gắn liền với không gian làng Bắc bộ. Nơi đây có bề dày  <br /> lịch sử hàng nghìn năm với văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình rực rỡ đã bồi  <br /> đắp nên một vùng đất giàu tiềm năng du lịch. [9]  <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> Nếu biết khai thác, nơi đây có thể  phát triển và mở  rộng các loại hình du <br /> lịch như: du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa ­ lịch sử ­ tâm linh.  <br /> Bên cạnh các danh lam thắng cảnh tiêu biểu như: Cúc Phương, Tam Cốc, Bích  <br /> Động, Tràng An,…; các bãi biển nổi tiếng Đồ  Sơn, Cát Bà, Hải Thịnh, Quất <br /> Lâm, Đồng Châu…, đồng bằng sông Hồng còn là nơi chứa đựng các giá trị  lịch <br /> sử ­ văn hóa đặc sắc thể hiện ở các khu di tích chùa Bái Đính, Hoa Lư, Cổ Loa, <br /> Côn Sơn ­ Kiếp Bạc, đền Trần, Phủ Dày, phố Hiến,... hay các làng nghề truyền <br /> thống như  lụa Vạn Phúc, nón làng Chuông, gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, gốm <br /> Bát Tràng, Chu Đậu…;  các lễ hội dân gian như  hội Chọi trâu, hội Gióng, Hội <br /> Lim, Chử Đồng Tử ­ Tiên Dung, Côn Sơn ­ Kiếp Bạc, Cố đô Hoa Lư, Yên Tử, <br /> lễ hội Tịch Điền, chùa Keo... đặc biệt là các di sản thế giới đã được UNESCO <br /> công nhận như: vịnh Hạ  Long, Khu dự  trữ  sinh quyển thế giới quần đảo Cát  <br /> Bà, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, hội Gióng ở  đền Phù Đổng <br /> và đền Sóc, ca trù, quan họ Bắc Ninh, bia đá ghi các khoa thi tiến sĩ thời Hậu Lê <br /> và Mạc tại Văn Miếu ­ Quốc Tử Giám, mộc bản triều Nguyễn, mộc bản chùa <br /> Vĩnh Nghiêm...  Là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng  <br /> đồng bằng châu thổ sông Hồng được đánh giá có tiềm năng nổi bật đối với phát <br /> triển loại hình du lịch văn hóa, tâm linh,  sinh thái­biển  đảo.(tiềm năng, thế <br /> mạnh du lịch của Đồng bằng sông Hồng....). [9]  <br /> Hệ thống sông ngòi tương đối dày với hai hệ thống sông lớn là sông Hồng  <br /> và sông Thái Bình có giá trị rất lớn, đây là tiềm năng về nguồn nước tưới, sinh  <br /> hoạt, phát triển giao thông nội thủy. Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển <br /> lớn, với bờ  biển kéo dài từ  Thuỷ  Nguyên ­ Hải Phòng đến Kim Sơn ­ Ninh <br /> Bình. Bờ biển có bãi triều rộng có tiềm năng phát triển giao thông vận tải biển. <br /> Tuy nhiên lại tồn tại điểm nghẽn là những bất cập về hạ tầng. Bên cạnh đó là  <br /> tình trạng cảng bến phân tán và không đồng bộ. Các doanh nghiệp vận tải thủy <br /> hầu hết là tư nhân, phát triển tự phát, manh mún, năng lực tài chính và phương <br /> tiện cũ, không phát huy được lợi thế. Không những thế, quản lý Nhà nước chưa <br /> chú trọng, không có sự điều tiết của nhà nước để tạo điều kiện cho phát triển, <br /> chưa phát triển vận tải đa phương thức để  vận tải thủy phát triển. Với tình  <br /> trạng đó, các doanh nghiệp khó tiếp cận với các mặt hàng siêu trường, siêu  <br /> trọng. Vì thế, vận tải thủy tại khu vực Đồng bằng sông Hồng không phát triển <br /> mà luôn có xu hướng giảm. [6]  <br /> Tiềm năng dầu khí vô cùng lớn: <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Năm 1996, trong chương trình hợp tác với BP, PetroVietnam đã thực hiện <br /> đề  án đánh giá khí tổng thể (Vietnam Gas Master Plan)  ở bể Sông Hồng với 4  <br /> đối tượng chính là móng trước Đệ  Tam, cát kết vùng ven, cát kết turbidit và <br /> khối xây cacbonat. Kết quả đánh giá từ 4 đối tượng trên cho thấy tiềm năng có <br /> thể thu hồi vào khoảng 420 tỷ m3 (15 TCF) khí thiên nhiên, 250 triệu thùng (40 <br /> triệu m3) condensat, 150 triệu thùng (24 triệu m3) dầu và 5 tỷ  m3 khí đồng  <br /> hành. [11]  <br /> Năm 1997 PetroVietnam thực hiện đánh giá tổng thể  tài nguyên dầu khí <br /> thềm lục địa Việt Nam (VITRA ­ Vietnam Total Resource Assessment,  đề  án <br /> hợp tác giữa PetroVietNam và NaUy) trong đó có bể Sông Hồng. Theo đề án này  <br /> tổng tiềm năng thu hồi của bể  Sông Hồng được tính cho 8 đối tượng gồm:  <br /> móng trước Đệ Tam, cát kết châu thổ­sông ngòi Oligocen, cát kết châu thổ­sông <br /> ngòi­đầm   hồ   Oligocen,   cát   kết   châu   thổ­sông   ngòi­biển   nông   Oligocen   và  <br /> Miocen   dưới,   bẫy   thạch   học   Oligocen­Miocen,   vùng   nghịch   đảo   kiến   tạo <br /> Miocen, khối xây cacbonat và turbidit, vào khoảng 570 ­ 880 triệu m3 quy dầu  <br /> trong đó đã phát hiện khoảng 250 triệu m3 quy dầu.Trên cơ sở kết quả của đề <br /> án VITRA, trữ  lượng và tiềm năng dầu khí bể  Sông Hồng có thể  đạt khoảng <br /> 1.100 triệu m3 quy dầu, chủ yếu là khí. [11]  <br /> Đến nay tại bể Sông Hồng mới chỉ có 9 phát hiện khí và dầu với tổng trữ <br /> lượng và tiềm năng khoảng 225 triệu m3 quy dầu, trong đó đã khai thác 0,55 tỷ <br /> m3 khí. Các phát hiện có trữ  lượng lớn đều nằm tại khu vực vịnh Bắc Bộ  và  <br /> phía Nam bể  Sông Hồng, như  vậy tiềm năng khí  ở  ngoài biển hơn hẳn trong <br /> đất liền, tuy nhiên do hàm lượng CO2 cao nên hiện tại chưa thể  khai thác <br /> thương mại được. Tiềm năng chưa phát hiện dự  báo vào khoảng 845 triệu m3 <br /> quy dầu, chủ yếu là khí và tập trung ở ngoài biển. [11]  <br /> Kết quả  đánh giá tiềm năng của lô A và B cho thấy: bể  trầm tích Sông  <br /> Hồng nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng (lô A và B) có triển vọng dầu khí <br /> lớn, đặc biệt khí và condensate. Trong phạm vi vùng nghiên cứu có thể  chia  <br /> thành  2 đới triển vọng khác nhau: [1]  <br /> Phần Tây Nam của đứt gãy Sông Lô bao gồm phần lớn diện tích lô A  ở <br /> Tây Nam có triển vọng khí và condensate vì có liên quan tới loại vật liệu hữu  <br /> cơ thuộc kiểu kerogen loại III (có ưu thế sinh condensate và khí).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> Phần Đông Bắc tới đứt gãy Sông Lô bao gồm lô B và phần nhỏ Đông Bắc <br /> lô A có triển vọng dầu và khí vì có liên quan tới loại vật liệu hữu cơ thuộc kiểu  <br /> kerogen loại II ­ I và có ít xen kẽ loại III. <br /> Trữ  lượng  ở  hai lô trên là đáng kể, cụ  thể  tổng trữ  lượng địa chất tính <br /> được là 45,8 tỷ m3 khí, lượng thu hồi có thể khoảng 27,5 tỷ m 3 khí; còn dầu có <br /> trữ  lượng là 430,7 triệu thùng, có thể  thu hồi 68,5 triệu m3. Tuy nhiên, hệ  số <br /> thành công khá thấp chỉ đạt 0,18 ­ 0,31 cho khí và 0,08 ­ 0,23 cho dầu. Cần tiến  <br /> hành bổ sung công tác địa chấn với mạng lưới dày hơn, đặc biệt với công nghệ <br /> 3D đảm bảo rủi ro thấp, nâng cao hệ số thu hồi dầu. [1]  <br /> 2.3. Hiện trạng phát triển của vùng:<br /> <br /> 2.3.1.  Tình hình phát triển chung <br /> Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ,  <br /> nông – lâm – ngư nghiệp.  Với 21,5% dân số so với cả nước (2009), vùng này đã <br /> đóng góp 383 nghìn tỉ  đồng (tương đương 23,1% GDP), 14,3% giá trị  sản xuất  <br /> nông nghiệp và 25,4% giá trị  sản xuất công nghiệp của cả  nước. GDP/người <br /> vào năm 2009 đạt 22,8 triệu đồng, gấp gần 1,2 lần mức trung bình của cả nước  <br /> (19,3 triệu đồng). [4]  <br /> Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng khá cao và ổn định, đạt trên 10% giai <br /> đoạn 2000 – 2009. [4]  <br /> Cơ cấu kinh tế theo ngành có xu hướng chuyển dịch nhanh: giảm mạnh  <br /> tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp từ 37,8% năm 1990 xuống 23,4% năm 2000 và <br /> còn 13,1% năm 2009. Công nghiệp – xây dựng tăng từ  14,4% năm 1990 lên <br /> 32,7% năm 2000 và đạt 42,9% năm 2009. Dịch vụ tương ứng là 47,8%, 43,9% và <br /> 44,0%.[4]  <br /> Kinh tế phát triển mạnh tại các hành lang kinh tế: hành lang kinh tế  Hà  <br /> Nội – Hải Phòng, hành lang kinh tế  Hà Nội – Nội Bài – Hạ  Long, hành lang <br /> kinh tế  Hà Nội – Việt trì qua thành phố  Vĩnh Yên theo cao tốc mới, hành lang  <br /> kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình,  <br /> hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn theo Quốc lộ 1. Ngoài ra , đồng bằng sông  <br /> Hồng phát triển khu kinh tế ven biển Đình Vũ – Cát Hải. [4]  <br /> 2.3.2.  Nông  ­ lâm – ngư  nghiệp <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Đồng  bằng sông  Hồng là  một trong hai vựa  lúa  lớn của  Việt Nam có <br /> nhiệm vụ  hỗ  trợ  lương thực cho các tỉnh phía Bắc và góp phần phục vụ  xuất  <br /> khẩu. [4]  <br /> Hiện nay, vùng đang thực hiện đổi mới sản xuất nông nghiệp: phát triển <br /> sản xuất hàng hóa, gắn với nông thôn, chuyển đổi cơ  cấu mùa vụ, phát triển  <br /> chăn nuôi, thủy sản,... [4]  <br /> Tuy nhiên, cơ  cấu ngành nông nghiệp còn có tình trạng mất cân đối giữa <br /> trồng trọt (67,0%) và chăn nuôi (30,0%), cũng như giữa cây trồng lương thực và <br /> cây công nghiệp hàng năm. [4]  <br /> Về  hiện trạng sử  dụng đất, đất nông nghiệp chiếm 49,5% tổng số  diện  <br /> tích tự nhiên của vùng, khả năng mở rộng diện tích khai hoang là hạn chế. [4]  <br /> Về  cơ  cấu sản lượng lương thực, lúa chiếm 94,3%, hoa màu 5,7% chủ <br /> yếu là ngô, khoai trồng  ở  các bãi ven sông, vùng đất cao trên đồng bằng luân <br /> canh với cây hàng năm khác. [4]  <br /> Đồng bằng sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau đậu các <br /> loại, nhiều nhất là vụ  đông xuân, phân bố  chủ  yếu  ở  Hà Nội, Hải Dương,  <br /> Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định với trên 163,0 nghìn ha. [4]  <br /> Cây công nghiệp chủ  yếu là đỗ  tương 76,2 nghìn ha, chiếm 39,4% diện  <br /> tích cả nước và đay chiếm 27,3% diện tích cả nước. [4]  <br /> Về  chăn nuôi, đàn lợn gắn liền với vùng sản xuất lương thực. Đến năm <br /> 2009, có 7,0 triệu con (25,7% cả nước); đàn gia cầm trên 70,0 triệu con (25,7%  <br /> cả  nước); đàn trâu có chiều hướng giảm từ  287,5 nghìn con năm 1995 xuống  <br /> 213,7 nghìn con năm 2000 và còn 106,7 nghìn con năm 2009; đàn bò tăng từ 441,3  <br /> nghìn con năm 1995 lên 488,3 nghìn con năm 2000 và 669,0 nghìn con năm 2009. <br /> Đáng chú ý là việc phát triển bò sữa ở vành đai ngoại thành Hà Nội vơi quy mô  <br /> hộ gia đình. [4]  <br /> Bảng: Xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng.<br /> (Nguồn: http://toiyeudialy.blogspot.com/2015/09/tong­quan­ve­to­chuc­lanh­tho­<br /> nong.html  ).<br /> <br /> Sản phẩm Trung du Đồng bằngB ắc TrungDuyên h<br />   ảTây Nguyên<br /> i  Đồng bằng <br /> Đông Nam <br /> nông  miền núi sông Hồng Bộ Nam Trung  Bộ sông Cửu <br /> nghiệp  phía Bắc Bộ Long<br /> <br /> <br /> 8<br /> chính<br /> Lúa gạo + ++ + + ­ ­ +++<br /> Trâu, bò +++ + ++ ++ + + ­<br /> Lợn ++ +++ ++ + ­ + ++<br /> Gia cầm +++ +++<br /> Thủy sản <br /> + ++ ­ + +++<br /> nước ngọt<br /> Chè búp +++ + + ++<br /> Cà phê + +++ ++<br /> Cao su + ­ ++ +++<br /> Dừa ­ ++ + +++<br /> Đay +++ ++<br /> Cói +++ ++ ++<br /> Đậu tương +++ ++ ++ +++ +<br /> Mía ­ ­ + ++ ­ + +++<br /> Điều + +++<br /> Chú thích:    Mức độ tập trung sản theo vùng lãnh thổ<br /> Rất cao +++  Cao ++  Trung bình +  không đáng kể ­<br /> <br /> Bảng: Số lượng trang trại phân theo ngành sản xuất năm 2000 – 2008 (trang <br /> trại).<br /> (Nguồn:http://toiyeudialy.blogspot.com/2015/09/tong­quan­ve­to­chuc­lanh­tho­<br /> nong.html )<br /> <br /> 2000 2002 2004 2006 2008<br /> Cả nước 57069 61787 110832 113699 120699<br /> Đồng bằng sông Hồng 1646 1939 9350 15222 17318<br /> Trung du và miền núi phía Bắc 3075 3373 5384 5228 5863<br /> Đông Bắc 2793 3210 4984 4707 5294<br /> Tây Bắc 282 163 400 521 569<br /> Bắc Trung Bộ và duyên hải <br /> 8527 8120 15873 17378 18202<br /> miền Trung<br /> Bắc Trung Bộ 4084 3216 5882 6756 7649<br /> <br /> <br /> <br /> 9<br /> Duyên hải Nam Trung Bộ 4443 4904 9991 10622 10553<br /> Tây Nguyên 3589 6223 9450 8730 9481<br /> Đông Nam Bộ 8265 10165 15866 14077 13792<br /> Đồng bằng sông Cửu Long 31967 31967 56128 54442 57483<br /> <br /> Bảng: Các loại trang trại phân theo ngành và phân theo địa phương năm 2008 <br /> (Nguồn: http://toiyeudialy.blogspot.com/2015/09/tong­quan­ve­to­chuc­lanh­tho­<br /> nong.html  )<br /> <br /> Tổng số Trong đó Trang trại khác<br /> Cây Cây Chăn<br /> Thủy sản<br /> hàng năm lâu năm nuôi<br /> Cả nước 120699 34361 24215 17635 34989 9499<br /> Đồng bằng sông <br /> 17318 343 773 8103 4427 3672<br /> Hồng<br /> Trung du và miền núi <br /> 4423 175 1155 1119 393 1581<br /> Bắc Bộ<br /> Duyên hải miền <br /> 18202 5291 3593 2629 4029 2660<br /> Trung<br /> Tây Nguyên 9481 1141 7522 581 46 191<br /> Đông Nam Bộ 13792 1429 8452 2673 783 455<br /> Đồng bằng sông Cửu <br /> 57483 25982 2720 2530 25311 940<br /> Long<br /> <br /> 2.3.3.  Công nghiệp – xây dựng <br /> Đồng bằng sông Hồng là vùng có công nghiệp phát triển vào loại sớm <br /> nhất  ở  nước ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu  <br /> của cả  nước, nhất là về  cơ  khí chế  tạo, sản xuất cơ  khí tiêu dùng, chế  biến <br /> thực   phẩm.   Giá   trị   sản   xuất   công   nghiệp   của   vùng   chiếm   21,8%   cả   nước <br /> (2009). [4]  <br /> Các ngành công nghiệp khai thác lợi thế của vùng là: công nghiệp chế biến <br /> lương thực, thực phẩm; công nghiệp dệt may – da giày; sản xuất vật liệu xây  <br /> dựng; cơ khí chế tạo; điện tử ­ tin học; hóa chất; công nghiệp điện lực;... [4]  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> Công  nghiệp của   vùng đồng  bằng sông Hồng  là   là  hạt  nhân  của  công <br /> nghiệp Bắc Bộ, là bộ phân quan trọng trong nền kinh tế của vùng. [4]  <br /> Trong thời công nghiệp hóa đất nước, vùng đồng bằng sông Hồng đã xây  <br /> dựng và đi vào hoạt động khoảng 70 khu công nghiệp (đứng thứ  2/8 vùng, sau <br /> Đông Nam Bộ), tập trung nhiều nhất  ở  Hà Nội, hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc  <br /> Ninh, Hải Phòng,... [4]  <br /> Bảng: Một số khu công nghiệp đã có quyết định thành lập ở vùng đồng <br /> bằng sông Hồng. [4]  <br /> <br /> Năm  Diện tích (ha)<br /> Tên khu  c ấ p  Đất có <br /> Địa  Đất đã <br /> TT công  giấy  Đất tự  thể <br /> điểm cho  Tỉ lệ<br /> nghiệp giấy  nhiên cho <br /> thuê<br /> phép thuê<br /> Hà   Nội   – <br /> 1. Hà Nội 1995 40 32 6 18,8<br /> Đài Tư<br /> Sài   Đồng <br /> 2. Hà Nội 1996 72 51 49 96,1<br /> B<br /> 3. Nội Bài Hà Nội 1994 100 66 66 100,0<br /> Thăng <br /> 4. Hà Nội 1997 – 2006 274 206 148 71,8<br /> Long<br /> H ả i <br /> 5. Nomura 1994 153 123 103 83,5<br /> Phòng<br /> H ả i <br /> 6. Đình Vũ 1997 164 133 46,5 35,0<br /> Phòng<br /> H ả i <br /> 7. Đại An 2003 171 109 71 65,0<br /> Dương<br /> H ả i <br /> 8. Nam Sách 2003 64 53 46 86,8<br /> Dương<br /> H ả i <br /> 9. Phúc Điền 2003 87 59 55 93,6<br /> Dương<br /> Vĩnh <br /> 10. Kim Hoa 1998 50 33 30 90,9<br /> Phúc<br /> Khai  Vĩnh <br /> 11. 2006 262 171 109 63,7<br /> Quang Phúc<br /> Hưng <br /> 12. Phố Nối B 2003 95 67 25 37,3<br /> Yên<br /> <br /> <br /> 11<br /> Hưng <br /> 13. Phố Nối A 2004 390 274 164 60,0<br /> Yên<br /> Bắc <br /> 14. Tiên Sơn 1998 – 2004 349 239 193 80,7<br /> Ninh<br /> Bắc <br /> 15. Quế Võ 2002 – 2007 637 434 148 34,0<br /> Ninh<br /> Ngoài ra còn có nhiều khu công nghiệp khác như  khu công nghiệp Nam <br /> Thăng Long, khu công nghiệp Bắc Phù Cát (Hà Nội), khu công nghiệp Bình  <br /> Xuyên (Vĩnh Phúc), khu công ngiệp Đồ Sơn (Hải Phòng), khu công nghiệp Phúc  <br /> Khánh (Thái Bình), khu công nghiệp Ninh Phúc (Ninh Bình),... [4]  <br /> Các trung tâm công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: trung tâm công nghiệp <br /> cực lớn là Hà Nội, tiếp đó là Hải Phòng – trung tâm công nghiệp lớn, trung tâm <br /> công nghiệp dạng vừa là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, và trung tâm công nghiệp nhỏ có <br /> Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định. [4]  <br /> 2.3.4.  Dịch vụ <br /> Là trung tâm thương mại lớn của cả  nước, đồng bằng sông Hồng đã và  <br /> đang đảm nhận chức năng phân phối hàng trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và  <br /> một phần cho các tỉnh ven biển miền Trung. Tổng mức bán lẻ của vùng chiếm  <br /> 21,2% (2009) so với tổng mức bán lẻ của toàn quốc (262.229,3 tỉ đồng). [4]  <br /> Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ  lớn trong cả  nước. Tỉ <br /> trọng khu vực dịch vụ trong GDP của vùng năm 2009 đã đạt 44,0%.[4]  <br /> Các hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư <br /> vấn, chuyển giao công nghệ  của đồng bằng sông Hồng mở rộng trên phạm vi <br /> các tỉnh phía Bắc và cả nước. [4]  <br /> Hoạt động vận tải của đồng bằng sông Hồng chiếm 27,9% khối lượng  <br /> hàng hóa  vận chuyển,  30,2% hàng hóa  luân chuyển,  33,5% khối lượng vận <br /> chuyển hành khách, 16,7% luân chuyển hành khách của cả nước (2009). [4]  <br /> Đồng bằng sông Hồng hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh <br /> doanh tiền tệ (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Hai lĩnh vực này <br /> góp phần tăng GDP về dịch vụ của đồng bằng sông Hồng. Trong dịch vụ  bưu  <br /> điện, trên 70% là dịch vụ  cho ngoài vùng. Đồng bằng sông Hồng là trung tâm <br /> thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ hàng đầu, đồng thời còn là một trong <br /> hai trung tâm tài chính – ngân hàng lớn nhất của cả nước. [4]  <br /> <br /> <br /> 12<br /> Đồng bằng sông Hồng có trung tâm du lịch cấp quốc gia đó là Hà Nội, Hải  <br /> Phòng và Quảng Ninh là hai trung tâm du lịch cấp vùng. [4]  <br /> 2.4. Định hướng phát triển của vùng:<br /> <br /> Quyết định của Thủ tướng Chính phủ  về việc phê duyệt Quy hoạch tổng  <br /> thể  kinh tế  ­ xxa hội vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 2011 – 2020 đã xác  <br /> đinh: Đồng bằng sông Hồng có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc <br /> – Tây Bắc – Trung du Bắc Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng  <br /> không của các tỉnh miền Bắc; có Thủ  đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế <br /> thương mại, văn hóa, khoa học kĩ thuật của cả nước. [4]  <br /> Để thực hiện chức năng đó, mục tiêu và định hướng phát triển của vùng là <br /> xây dựng Đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát <br /> triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước. [4]  <br /> 2.4.1.  Định hướng phát triển theo ngành <br /> 2.4.1.1. Về phát triển nông nghiệp:<br /> <br /> Đảm bảo an toàn lương thưc quốc gia; hình thành các vùng sản xuất lúa,  <br /> ngô chất lượng cao, giữ vững sản lượng lương thực trên 7,0 triệu tấn/năm. [4]  <br /> Khai thác tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả  để  xây dựng và phát <br /> triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, chất lượng cao; phát triển và làm giàu <br /> môi trường sinh thái, tiết kiệm đất đai trong phát triển nông nghiệp. [4]  <br /> Xây dựng các vùng chuyên canh, phát triển sản xuất rau, cây công nghiệp <br /> ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và vật nuôi nhằm tăng nhanh tỉ trọng của các ngành  <br /> này trong giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven <br /> biển, đánh bắt thủy sản ven bờ. [4]  <br /> Phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghiệp chế biến, với xây dựng nông <br /> thôn mới; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp và nông  <br /> thôn. Tăng cường cơ  sở  vật chất – kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp và công <br /> nghiệp chế biến. [4]  <br /> 2.4.1.2. Về phát triển công nghiệp:<br /> <br /> Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành sản  <br /> xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp cơ khí; phát triển công nghiệp điện tử, đưa <br /> tin học vào hoạt động kinh tế, quản lí và xã hội; phát triển có chọn lọc các <br /> ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường. [4]  <br /> <br /> <br /> 13<br /> Ưu tiên phát triển công nghiệp kĩ thuật cao (điện tử ­ tin học, sản xuất vật  <br /> liệu mới,...), công nghiệp nhẹ  (dệt may – da giày, nhựa, đồ  dùng học tập, đồ <br /> chơi trẻ em, thủ công mĩ nghệ,...); công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp chế <br /> biến nông – lâm – thủy hải sản; công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản như <br /> kim loại màu, thép, vật liệu xây dựng và nguyên liệu khác. [4]  <br /> Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải  <br /> Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam,... theo tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc l ộ 18 và <br /> quốc lộ 2. [4]  <br /> Giai đoạn đến năm 2025, Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp <br /> vùng Đồng bằng sông Hồng phù hợp với chuyển dịch cơ  cấu kinh tế, hướng  <br /> vào những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như công nghiệp điện tử,  <br /> cơ khí xác định, ô tô, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mĩ <br /> phẩm; tiếp tục phát triển một số  ngành công nghiệp hóa chất, khai thác than, <br /> vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, công nghiệp chế  biến nông – lâm – thủy <br /> sản; liên kết nội vùng, ngoại vùng để  hình thành mạng lưới sản xuất công <br /> nghiệp và phân phối hàng hóa một cách đồng bộ  nhằm sử  dụng có hiệu quả, <br /> tiết kiệm nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công  <br /> nghiệp; khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp <br /> chủ  lực như  cơ  khí chế  trạo, dệt may, sản xuất ô tô xe máy, điện tử, tạo ra  <br /> mạng lưới vệ tinh cho các công ti lớn; phát triển công nghiệp bền vững, cơ sở <br /> hạ tầng đồng bộ, chú trọng đến xât dựng các công trình bảo vệ môi trường. [8]  <br /> Giai đoạn đến năm 2035, tập trung vào các ngành sản xuất có công nghệ <br /> và thiết bị  tiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có <br /> chất lượng và giá trị  cao, có khả  năng cạnh tranh, đáp ứng tiêu chuẩn cao của  <br /> các nước phát triển. [8]  <br /> Kèm theo quy hoạch này là một danh mục các chương trình, dự  án đầu tư <br /> chủ  yếu vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm các dự  án trong 7 ngành công <br /> nghiệp chủ  yếu gồm cơ  khí, luyện kim; sản xuất thiết bị  điện, điện tử; chế <br /> biến nông, lâm sản, thực phẩm; hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất vật <br /> liệu xây dựng; dệt may – da giày; khai thác và chế biến khoáng sản. [8]  <br /> 2.4.1.3. Về phát triển dịch vụ và du lịch:<br /> <br /> Khai thác lợi thế về vị trí địa lí để phát triển nhanh các ngành du lịch, dịch  <br /> vụ. Mở rộng mạng lưới thương mại, phát triển các trung tâm thương mại. Khai  <br /> thác một cách có hiệu quả siêu thị hiện có, phát triển các trung tâm thương mại­<br /> <br /> 14<br /> quảng cáo­hội chợ. Khai thác hiệu quả  các tuyến du lịch độc đáo để  thu hút  <br /> khách, mở thêm các tuyến du lịch quốc tế nối Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long với  <br /> các nước trên thế giới và trong khu vực. Trước hết, xây dựng các dự  án khu du  <br /> lịch trọng điểm: Tam Cốc­Bích Động, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, khu  <br /> du lịch Đồng Mô Ngải Sơn. [4]  <br /> Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả  của các hoạt động du lịch,  <br /> thông tin liên lạc, các dịch vụ  ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ <br /> khác. Phát triển theo hướng hiện đại đối với dịch vụ  bưu chính viễn thông,  <br /> ngân hàng, tư vấn. [4]  <br /> 2.4.1.4. Về phát triển kết cấu hạ tầng:<br /> <br /> Nâng cấp hệ  thống cảng, sân bay; hoàn thành hệ  thống giao thông công <br /> cộng ở các thành phố lớn; nâng cao chất lượng vận tải và các dịch vụ  vận tải,  <br /> phát triển giao thông nông thôn, điện khí hóa nông thôn; đa dạng hóa và hiện đại <br /> hóa các dịch vụ thông tin liên lạc. [4]  <br /> Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển, kết cấu hạ tầng phục  <br /> vụ  việc phòng chống và hạn chế  bão lụt; hoàn chỉnh hệ  thống tưới tiêu và cơ <br /> bản hoàn thành việc bê tông hóa hệ thống kênh mương. [4]  <br /> Bảo đảm nhu cầu nước cho sản xuất, kinh doanh và nước sạch cho sinh  <br /> hoạt; cơ  bản hoàn thành điện khí hóa trong vùng. Nâng cấp hệ  thống trường  <br /> học, bệnh xá, nhà văn hóa. [4]  <br /> Hình thành mạng lưới đô thị  gồm các thành phố  trực thuộc Trung  ương, <br /> thành phố tỉnh lị, thị xã, thị trấn, thị tứ phân bố đều trên toàn lãnh thổ với các đô  <br /> thị đặc trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. [4]  <br /> 2.4.2.  Định hướng phát triển theo không gian.  <br /> Quy hoạch bố trí không gian công nghiệp theo vị trí các khu công nghiệp và <br /> các hành lang công nghiệp. [8]  <br /> Về  phát triển các khu công nghiệp, tiếp tục đầu tư  hoàn thiện các khu <br /> công nghiệp hiện có trên địa bàn các tỉnh trong vùng; hình thành có chọn lọc một  <br /> số  khu dựa trên các cơ  sở  công nghiệp đã có sẵn nhằm giải quyết tốt vấn đề <br /> bảo đảm hạ tầng cho phát triển công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất công <br /> nghiệp; phát triển các khu công nghiệp dọc theo các tuyến hành lang Quốc lộ <br /> 18, 5, 1; các khu vực có điều kiện thuận lợi về  hạ  tầng, có dự  trữ  đất xung <br /> quang Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh và trên địa bàn các tỉnh khác  <br /> <br /> 15<br /> trong vùng; hình thành một số khu công nghiệp gắn với trục Quốc lộ 10, đường  <br /> ven biển đi qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình; khai thác  <br /> quỹ đất phèn chua không thích hợp cho trồng lúa. [8]  <br /> Về  phát triển các hành lang công nghiệp, Quy hoạch phát triển hành lang  <br /> kinh tế  Hà Nội – Hải  Phòng; hành lang kinh tế Hà Nội – Nội Bài – Hạ  Long; <br /> hành lang kinh tế Hà Nội – Việt Trì qua thành phố Vĩnh Yên (theo cao tốc mới);  <br /> hành lang kinh tế ven biển (Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định –  <br /> Ninh Bình) và hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn (theo tuyến Quốc lộ 1). [8]  <br /> Giải pháp thực hiện Quy hoạch bao gồm nâng cao hiệu lực, hiệu quả  và  <br /> cải cách thủ tục hành chính; thu hút vốn đầu tư; phát triển công nghệ; phát triển <br /> nguồn nhân lực; phát triển thị  trường và sản phẩm; phát triển công nghiệp hỗ <br /> trợ; hợp tác liên vùng. [8]  <br /> Về  không gian lãnh thổ: hình thành 3 cụm đô thị  gắn với phát triển công  <br /> nghiệp, dịch vụ: [5]  <br />  Cụm phía Tây Bắc ­ trung tâm chính là Hà Nội:<br /> Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Hà Nội là Trung tâm <br /> kinh tế ­ chính trị ­ văn hóa – khoa học kí thuật – giáo dục đào tạo – y tế lớn của <br /> cả nước. Diện tích tự nhiên của Hà Nội (2006) là 92.200 ha, dân số là  3,21 triệu <br /> người. Diện tích nội thành sẽ mở rộng từ 8.300 ha lên 15.000 ha, dân số sẽ tăng  <br /> từ  1,3 triệu lên 1,7 ­ 2,0 triệu người (2010). Thành phố  phát triển theo trục lộ <br /> chính, dạng hình sao, xen kẽ  cây xanh, hồ  nước kết hợp với sông đi sâu vào  <br /> trung tâm, tạo nên cảnh quan môi trường xanh ­ sạch. Hà Nội có nhiệm vụ cung  <br /> cấp đội ngũ lao động có trình độ  khoa học – kĩ thuật – công nghệ, thông tin;  <br /> kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, chuyển giao công nghệ  tiên tiến cho các tỉnh <br /> (đặc biệt là phía bắc). <br /> Các thành phố  vệ  tinh của Hà Nội sẽ  là: Nội Bài, đô thị  vệ  tinh  ở  P.Bắc  <br /> với sân bay cùng tên. Các khu công nghiệp tập trung sẽ hình thành là Sóc Sơn ­  <br /> Đông Anh, diện tích khoảng 3.000 ha, dân số 15,0 vạn ­ 25,0 vạn; Hòa Lạc là đô  <br /> thị vệ tinh P.Tây Bắc, ở đây sẽ hình thành "làng khoa học", các khu công nghiệp <br /> tập trung là Sơn Tây ­ Xuân Mai; khu du lịch Đồng Mô ­ Ngải Sơn, Suối hai, Ao  <br /> vua. Diện tích 3.500 ­ 4.000 ha, dân số 30,0 ­ 50,0 vạn người; Ngoài ra, một số <br /> đô thị  sẽ được nâng cấp, hoặc xây dựng mới cùng với các khu công nghiệp sẽ <br /> được hình thành theo nó như Thị xã Sơn Tây, Thị xã Xuân Mai, Thị xã Vĩnh Yên <br /> nằm trên trục quốc lộ  21A kéo dài; Thành phố  Bắc Ninh trên quốc lộ  1A, Thị <br /> <br /> 16<br /> trấn Đông Anh trên quốc lộ 3. Các thị  xã, thị  trấn này sẽ cung cấp nguồn nhân  <br /> lực cho các khu công nghiệp sẽ hình thành tại đây.<br />  Cụm phía Đông với trung tâm TP Hải Phòng:<br /> Hải Phòng sẽ giữ  vai trò đầu mối giao lưu liên vùng, cửa ngõ mở  ra biển <br /> với quốc tế của vùng và các tỉnh phía Bắc. Thành phố phát triển dựa vào lợi thế <br /> về giao thông vận tải biển, công nghiệp cảng, hàng hải và dịch vụ cảng. Thành <br /> phố sẽ mở rộng theo các hướng chính: Hướng nam ­ đông nam theo quốc lộ14  <br /> ra phía Đồ  Sơn. Phía bắc sẽ  hình thành khu phố  mới  ở  phía bắc Sơn Cấm  <br /> (thuộc Tân Dương, Vũ Yên của HuyệnThủy Nguyên), tiếp tục mở rộng về phía <br /> tây dọc quốc lộ 5 để tạo thành các đô thị vệ tinh Vật Cách, An Hải. Còn ở trung <br /> tâm thành phố  sẽ  được mở  rộng thêm về  phía Kiến An, Đình Vũ. Qui mô dân <br /> số (2010) sẽ là 75,0 vạn ­ 1,0 triệu người.<br /> Ngoài ra, Thành phố  Hải Dương và Thị  xã Hưng Yên cũng được mở <br /> rộng và phát triển trở thành thành phố vệ tinh, giữ vai trò nòng cốt của tiểu khu <br /> vực.<br />  Cụm đô thị phía Nam với trung tâm là Thành phố Nam Định:<br /> Thành phố  Nam Định sẽ  phát triển thành thành phố  công nghiệp nhẹ  và <br /> công nghiệp chế biến.<br /> Thị  xã Tam Điệp sẽ  được mở  rộng với diện tích 1.000 ha và dân số  20,0  <br /> vạn người. Các ngành công nghiệp sẽ  đầu tư  phát triển là xi măng và cật liệu  <br /> xây dựng dựa vào thế mạnh về nguồn đá vôi tại chỗ.<br /> Thị  xã Ninh Bình sẽ  phát triển thành đô thị  du lịch, và công nghiệp chế <br /> biến nông sản. Quy mô cũng mở rộng 1.000 ha với số dân 20,0 vạn người.<br /> Thị  xã Phủ  Lý sẽ  phát triển thành đô thị  vệ  tinh của Hà Nội  ở  phía Nam. <br /> Tại đây sẽ  nâng cấp quốc lộ  21A nối với quốc lộ  6  ở Xuân Mai đi Tây Bắc. <br /> Như vậy Phủ Lý sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Bắc và cả  Đông Bắc của Lào.  <br /> Theo qui hoạch, diện tích là 1.000 ha, dân số 20,0 vạn người.<br /> Thị xã Thái Bình và hệ thống các đô thị dọc QL10 sẽ đầu tư phát triển các <br /> điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế  biến nông ­ hải  <br /> sản.<br /> 3.  Phần kết luận <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 17<br /> Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh về  công nghiệp, dịch vụ,  <br /> nông – lâm – ngư  nghiệp. Tốc độ  tăng trưởng GDP của vùng khá cao và  ổn  <br /> định. Đồng thời, cơ cấu kinh tế theo ngành có xu hướng chuyển dịch nhanh.<br /> Đề ra được định hướng phát triển tương lai của vùng: Chuyển dịch cơ cấu  <br /> kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông <br /> nghiệp trong GDP. Cơ cấu kinh tế trong vùng được xác định là dịch vụ  ­ công  <br /> nghiệp – nông nghiệp. Đến năm 2020, dịch vụ chiếm khoảng 50%, công nghiệp  <br /> – xây dựng trên 40%, nông – lâm – ngư  nghiệp dưới 10%; Hình thành các cụm <br /> đô thị của vùng.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> 1. Bùi Thị  Luận, “Đánh giá tiềm năng dầu khí Lô A và B, Bể  Sông Hồng và  <br /> định hướng công tác tìm kiếm thăm dò”, Trường Đại học Khoa học Tự <br /> nhiên, Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.<br /> 2. Đồng bằng sông Hồng, Bách khoa toàn thư  mở  Wikipedia, 26/02/2018 ­ <br /> https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA<br /> %B1ng_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng <br /> 3. Hoàng Quý Châu, tài liệu bài giảng  “Địa lí kinh tế  ­ xã hội Việt Nam”, <br /> Trường đại học Quy Nhơn.<br /> 4. Lê   Thông   (chủ   biên),   Nguyễn   Văn   Phú,   Nguyễn   Minh   Tuệ,   Lê   Mỹ <br /> Dung,2011, “Địa lí kinh tế  ­ xã hội Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Sư <br /> phạm.<br /> 5. Nguyễn Thị Thanh Hải, chuyên đề “Vấn đề phát triển vùng Đồng bằng <br /> sông Hồng”, Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh.<br /> 6. Nguyễn Trà, Tiến Mạnh, 06/08/2014, “Thúc đẩy vận tải thủy khu vực ĐB <br /> sông Hồng”,  Báo Giao thông. ­  http://www.baogiaothong.vn/thuc­day­van­<br /> tai­thuy­khu­vuc­db­song­hong­d80485.html <br /> 7. PGS.TS Lương Thị  Vân (Chủ  biên), Trần Hải Vũ (Biên soạn), 2016, Tài <br /> liệu giảng dạy “Địa lí Việt Nam”, Trường Đại học Quy Nhơn.<br /> 8. T.Minh,  19/10/2016,“Phát triển 5 hành lang công nghiệp vùng đồng bằng <br /> sông Hồng”,Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt  <br /> Nam.   ­  http://baochinhphu.vn/Kinh­te/Phat­trien­5­hanh­lang­cong­nghiep­<br />  vung­Dong­bang­song­Hong/289312.vgp   <br /> <br /> <br /> 18<br /> 9. Trung tâm Khoa hoc xã hội và nhân văn, 2013,  “Tiềm năng, thế  mạnh du  <br /> lịch của đồng bằng sông hồng, Hải Phòng”<br /> 10. Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “ Đồng Bằng  <br /> sông Hồng” ­ http://luanvan.co/luan­van/de­tai­dong­bang­song­hong­46405/ <br /> 11. Xí   nghiệp   địa   vật   lí   giếng   khoan,   “Bể   trầm   tích   sông   hồng”.   ­ <br /> http://diavatly.com/index.php/khkt/kienthuc/302­be­tram­tich­song­<br /> hongtrung<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2